25/05/2018, 00:06

Thử Use Case

Một trong các mục đích chính của Use Case là thử nghiệm (testing). Có hai loại thử nghiệm khác nhau được thực hiện ở đây: kiểm tra (verification) và phê duyệt xác nhận (validation). Kiểm tra đảm bảo là hệ thống đã được phát triển đúng đắn và phù hợp với ...

Một trong các mục đích chính của Use Case là thử nghiệm (testing). Có hai loại thử nghiệm khác nhau được thực hiện ở đây: kiểm tra (verification) và phê duyệt xác nhận (validation). Kiểm tra đảm bảo là hệ thống đã được phát triển đúng đắn và phù hợp với các đặc tả đã được tạo ra. Phê duyệt xác nhận đảm bảo rằng hệ thống sẽ được phát triển chính là thứ mà khách hàng hoặc người sử dụng cuối thật sự cần đến.

Công việc phê duyệt xác nhận được thực hiện kề trước giai đoạn phát triển. Ngay khi một mô hình Use Case được hoàn tất (hay thậm chí có thể đang trong giai đoạn phát triển), mô hình này phải được trình bày và thảo luận với khách hàng cũng như người sử dụng. Họ cần phải xác nhận rằng mô hình này là đúng đắn, hoàn tất và thỏa mãn sự mong đợi của họ đối với hệ thống; đặc biệt là phương cách mà hệ thống cung cấp chức năng cho họ. Để làm điều đó, nhà phát triển phải đảm bảo rằng khách hàng thật sự hiểu được mô hình và ý nghĩa của chúng, để tránh trường hợp tạo ra những thứ không thể chấp nhận nổi. Trong giai đoạn này, rõ ràng là các câu hỏi và các ý tưởng sẽ xuất hiện và chúng cần phải được bổ sung thêm vào mô hình Use Case trước khi đến giai đoạn phê duyệt chung cuộc. Giai đoạn xác nhận cũng có thể được thực hiện trong thời kỳ thử nghiệm hệ thống, nhưng điểm yếu của phương thức làm này là nếu hệ thống không thỏa mãn những yêu cầu cụ thể của người sử dụng thì toàn bộ dự án rất có thể sẽ phải làm lại từ đầu.

Kiểm tra hệ thống là để đảm bảo nó hoạt động đúng như đặc tả. Điều này không thể được thực hiện trước khi đã có những thành phần của hệ thống được tạo ra. Chỉ sau đó người ta mới có thể thử xem hệ thống có hoạt động đúng như đặc tả mà người sử dụng đã đưa ra, rằng các Use Case thực hiện đúng theo như những lời đã miêu tả trong mô hình, rằng chúng hoạt động theo đúng phương thức đã được miêu tả trong văn bản miêu tả Use Case.

Đi bộ dọc Use Case.

Một trong những kỹ thuật hữu dụng được dùng trong cả giai đoạn định nghĩa lẫn thử nghiệm Use Case gọi là "Đi Bộ Dọc Use Case”. Theo kỹ thuật này, nhiều người khác nhau trong nhóm làm mô hình sẽ đóng vai các tác nhân cũng như hệ thống trong một Use Case cụ thể. Người đảm nhận vai tác nhân sẽ bắt đầu bằng việc nói ra tác nhân làm gì với hệ thống. Kết quả của công việc này là hệ thống sẽ khởi chạy một Use Case cụ thể được bắt đầu từ hành động trên. Người đóng vai hệ thống sau đó sẽ nói anh ta làm gì khi Use Case được thực hiện. Nhà phát triển đứng ngoài trò chơi diễn kịch sẽ ghi chép và tìm cách phát hiện ra các điểm yếu trong các Use Case được miêu tả bằng các diễn viên. Trong trường hợp đặc thù, bạn sẽ tìm thấy rằng có một vài chuỗi hành động bổ sung không được miêu tả cũng như một vài hành động không được miêu tả với đầy đủ chi tiết.

Các "diễn viên" càng hiểu thấu đáo khía cạnh sử dụng của hệ thống bao nhiêu thì công việc thử Use Case sẽ càng hiệu quả bấy nhiêu. Việc thay đổi các diễn viên để đóng những vai trò khác nhau sẽ dẫn tới những thay đổi trong miêu tả và hướng nhìn, cung cấp dữ liệu đầu vào cho các nhà tạo mô hình để họ biết được làm cách nào có thể đưa ra những lời miêu tả Use Case rõ ràng hơn, minh bạch hơn, và chỉ ra những điểm còn thiếu. Một khi vai trò của tất cả các tác nhân đã được diễn và thực thi, và tất cả các Use Case đã được thực thi theo kiểu này, đó là thời điểm mà người ta nói một quá trình thử nghiệm của mô hình Use Case đã hoàn tất.

0