Hình ảnh ra đời bố cục bài Hịch tướng sĩ
Đề bài: Em hãy nêu rõ hình ảnh ra đời bố cục bài Hịch tướng sĩ Trong lịch sử dân tộc,đã diễn ra rất nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ cho sự bình an của dân tộc, mỗi thời kì những cuộc chiến tranh ấy đều diễn ra dưới sự hưởng ứng của nhiều con người sẵn sàng đầy màu lửa quyết tâm, để có được sự đồng ...
Đề bài: Em hãy nêu rõ hình ảnh ra đời bố cục bài Hịch tướng sĩ Trong lịch sử dân tộc,đã diễn ra rất nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ cho sự bình an của dân tộc, mỗi thời kì những cuộc chiến tranh ấy đều diễn ra dưới sự hưởng ứng của nhiều con người sẵn sàng đầy màu lửa quyết tâm, để có được sự đồng lòng, thành công cho các cuộc chiến tranh như vậy, quan trong chính là người điều hành, “tướng quân” thống lĩnh phải hết sức lỗi lạc, có ý chí mãnh liệt, ...
Đề bài: Em hãy nêu rõ hình ảnh ra đời bố cục bài Hịch tướng sĩ
Trong lịch sử dân tộc,đã diễn ra rất nhiều cuộc chiến tranh để bảo vệ cho sự bình an của dân tộc, mỗi thời kì những cuộc chiến tranh ấy đều diễn ra dưới sự hưởng ứng của nhiều con người sẵn sàng đầy màu lửa quyết tâm, để có được sự đồng lòng, thành công cho các cuộc chiến tranh như vậy, quan trong chính là người điều hành, “tướng quân” thống lĩnh phải hết sức lỗi lạc, có ý chí mãnh liệt, biết thu phục lòng người. Chắc hẳn ta cũng chẳng thể nào quên được người thống lĩnh Trần Hưng Đạo cùng bài hịch tâm huyết của ông.
Bài hịch của Trần Hưng Đạo viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2. Với lần thứ nhất,công cuộc đánh giặc giặc Mông cổ sang xâm lược nước ta lần thứ nhất, đã thành công trong mong đợi, bọn chúng bị thất bại thảm hại. Sau đó, ỷ lại với thế lực đông , niên đại lâu đời, chúng vẫn hòng phá hoại nước ta, hoành hành ngang dọc, bắt yêu cầu mọi vật phẩm cống nộp, trước sự phẫn uất của người dân lao động thiếu thốn khó khăn. Chúng ngày một hung ác, bạo liệt khắp khu vực, mang đến những điều phi lí , ngọn lửa của sự đấu tranh trong nhân dân đã được bùng cháy dữ dội.
Trước tình hình đó, quân và dân nhà Trần đã ra sức bày binh bố trận, lập phòng thủ ngoài biên cương kiên cố, ra sức luyện tập chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, với tâm thế sẵn sàng bước vào cuộc chiến cho mở hội nghị Diẽn Hổng và hội nghị quân sự Binh Than vào cuối năm 1283, đầu năm 1284, khoảng thời gian này ông đã có đóng góp nhiều, là một người anh hùng với ý chí bền gan không ai bằng, có tài thao lược quân sư, giỏi giang nhà vua thấy được tài năng đó giao trọng trách xứng đáng là con người Tư lệnh tối cao chỉ huy quân đội toàn quốc chức vụ Quốc công tiết chế gây được sự vững mạnh nức tiếng trong quân đội nhà Trần. Nhưng ở đợt thứ hia này quân Nguyên rất bài bản, đã tàn phá ác liệt quân đội nhà Trần, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, vờ hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khảng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàg”. Sau đó, tinh thần ông vững mạnh, dũng mạnh với quyết tâm cao độ, mở trường dạy võ, dạy con em hoàng tộc và những người tài giỏi trong nước.
Ông thường đi khắp các lộ, kiểm soát các giảng võ đường địa phương, thu dụng nhiều người tài giỏi trong nước, hiệu triệu được 20 vạn quân và thảo bài Hịch này để khuyên răn các tướng sĩ, khuyên binh sĩ học tập, rèn luyện võ nghệ cật lực, khuyên các tướng lĩnh học tập trận pháp tại cuốn “binh thư yếu lược” ông viết để chuẩn bị tâm thế cho cuộc đánh đuổi quân Nguyên Mông lần thứ 2 tiếp tục.
Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù, có giá trị to lớn trong thời kỳ triều đại phong kiến của Việt Nam, đến những cuộc chiến tranh hiện đại với nhiều phiên bản đa dạng, phong phú thêm cho văn học việt nam.
Khi đọc bài Hịch tướng sĩ đây là bài tiêu biểu nhất của thể loại này, có thể chia ra làm các phần rõ rệt với sự hợp lý rất chặt chẽ sáng tạo hơn hẳn các bài hịch cổ điển chỉ gồm 3 phần nêu được nguyên lí, lập trường chính trị, cơ sở lí luận, phần tiếp là thực trạng, cuối cùng chính là giải pháp, kêu gọi chiến đấu. Mà ở bài hịch này gồm 4 phần dễ dàng:
Đoạn 1(“Ta thường nghe… đến nay còn lưu tiếng tốt”.). Nêu gương các anh hùng đã từng hi sinh vì đất nước đã được lưu truyền trong sử sách
Đoạn 2: (từ "Huống chi ta" đến "ta cũng vui lòng."): nói về nỗi niềm trước cảnh quân thù tàn ác, căm phẫn nỗi đau chung dân tộc chịu đựng
Đoạn 3: (Các ngươi ở cùng ta … dẫn các ngươi không muốn vui vẻ phong cố được không ?) thể hiện được sự củng cố tinh thần cho các binh sĩ, kích thích thái dộ chiến đấu đúng đắn, vạch ra viễn cảnh về sự thắng lợi dù đổ máu mất mát thiệt thòi, cũng không đau đớn, đáng thương như khi mất nước, thua trận.
Đoạn 4:( “Nay ta chọn binh pháp các nhà …. để các người biết bụng ta”) kế hoạch tương lai đã nói rõ, cũng sự thân tình giữa người đứng đầu với toàn quân, dân, tìm điểm chung đồng lòng, khẳng định một lần nữa ý chí chiến đấu của nhà quân sự này.
Vì vậy để nâng cao năng lực bản thân để hành động thành công phải ra sức rèn luyện ý thức được việc thu nạp kiến thức, coi trọng bộ “binh thư yếu lược “làm đầu, nghiêm khắc trách phạt những người lơ là cảnh giác, không chịu tu dưỡng học tập nâng cao cả tinh thần,thể chất.
Hịch tướng sĩ chính là áng văn để đời trong lịch sử đáng tự hào của dân tộc, nó ra đời là lẽ tất yếu trước hoàn cảnh khó khăn, để hun đúc cho tinh thần trung với nước hơn bao giờ hết, nhắc nhở mỗi cá nhân tu luyện phẩm chất, ra sực học tập theo tâm huyết của ông “binh thư yếu lược” chỉ muốn hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù. Và với bố cục rõ ràng,kết cấu chặt chẽ dễ dàng theo dõi, thấm thía.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
ANH/CHỊ HÃY PHÂN TÍCH BÀI "HỊCH TƯỚNG SĨ"
Ý NGHĨA CỦA BÀI "HỊCH TƯỚNG SĨ"
EM HÃY NÊU HINH ANH RA DOI BAI HICH TUONG SI