28/05/2017, 20:36

Phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh Chắc hẳn bạn đọc vẫn chẳng thể quên được những bài thơ hay như chiều tối, ngắm trăng, nằm gọn trong tập thơ suất sắc Nhật ký trong tù của Bác được đánh giá cao từ phía giới phê bình, của công chúng. Nhưng với bài thơ Đi ...

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh Chắc hẳn bạn đọc vẫn chẳng thể quên được những bài thơ hay như chiều tối, ngắm trăng, nằm gọn trong tập thơ suất sắc Nhật ký trong tù của Bác được đánh giá cao từ phía giới phê bình, của công chúng. Nhưng với bài thơ Đi đường đã nâng các trang thơ xúc tích hơn, triết lý hơn, đầy ý nghĩa tả thực, tượng trưng qua 4 câu thơ ngắn qua ngòi bút tôi luyện con người với đề tài chính là ...

 Đề bài: Anh/chị hãy phân tích bài thơ "Đi đường"  của Hồ Chí Minh

ĐI ĐƯỜNG

 

Chắc hẳn bạn đọc vẫn chẳng thể quên được những bài thơ hay như chiều tối, ngắm trăng,  nằm gọn trong tập thơ suất sắc Nhật ký trong tù của Bác được đánh giá cao từ phía giới phê bình, của công chúng. Nhưng với bài thơ Đi đường đã nâng các trang thơ xúc tích hơn, triết lý hơn, đầy ý nghĩa tả thực, tượng trưng qua 4 câu thơ ngắn qua ngòi bút tôi luyện con người với đề tài chính là người chiến sĩ vượt lên trên khó khăn, luôn lạc quan, giữ vững niềm tin.

Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Bài thơ được viết theo lỗi thơ quen thuộc, thể thơ tứ tuyệt bao hàm, xúc tích, ngắn gọn nhưng vẫn toát lên được ý chủ đạo. Ở đây, hai câu đầu tả cảnh, hai câu cuối sẽ là tả tình.

Cảm xúc phóng khoáng dạt dào của người gửi gắm trong bài thơ rất rõ, khi đọc bài thơ ta cảm nhận sự chắc nịch bao trùm toàn bài mạnh mẽ như chính sự heo hút, trập trùng núi rừng nơi đây. 
Đi đường mới biết gian lao,

Đến với câu thơ đầu tiên, sự nặng nhọc ưu tư xuất hiện lên sau mỗi con chữ, đoạn đường ấy có khi rất thanh thản với con người mới muốn khai phá thiên nhiên không nề hà quản ngại, nhưng không phải sống trong tù hàng năm trời dưới sự đọa đày ác liệt sức chịu đựng con người ta bị hẹp lại, không còn chỗ cho sự phóng khoáng. Bên cạnh đó gian lao còn là sự khó khăn nằm trên đường đi, là sự không thuận lợi của thời tiết, không chiều lòng người, người tù luôn cảm thấy mệt mỏi khi phải lê bước trong mông lung chưa biết điểm dừng.  Câu thơ thứ hai thể hiện sự gian lao của phong cảnh thiên nhiên thuộc vùng rừng núi hoang sơ, heo hút, kì vĩ.
                                           

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Câu thơ hàm súc, đầy nhấn mạnh ,truyền cảm  trong khung cảnh như vậy, ấn tượng của người tù trước phong cảnh ấy là sự nhỏ bé trong tâm tưởng, cảnh ở đây chỉ núi, núi và núi, núi có mặt ở đây không phải để tạo nên một bức bích họa phong thủy hữu tình, nó chỉ là sự khô cằn hoang dại, người ta đầy u ám,đáng sợ, vượt khó khăn này rồi lại đến khó khăn khác làm con người ta phải nhụt chí vì  cũng chưa hề biết cái điểm dừng trong tâm tưởng, sự trùng lặp trong câu thơ nặng trĩu đẩy con người ta vào thế bị vây hãm chỉ dần kiệt sức, dần như muốn buông xuôi. 

Núi cao lên đến tận cùng,
  Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non

Thực sự câu thơ chưa dừng lại ở đó, câu 3 còn gay gắt hơn, phản ánh sự điệp từ liên tiếp được tạo ra tiết tấu của bài thơ không còn chậm rãi , phảng phất đâu đó sự kết thúc của con đường đi này, người đọc sẽ có thắc mắc vậy còn chuyện gì sau nó nữa chứ. 
Đúng, tác phẩm chưa dừng lại trong sự chấp chới về cảnh vật bày ra trước mắt như vậy, tiếng thở phào nhẹ nhõm của bạn đọc dường như đã xuất hiện, sự thay dổi về tâm lí đột ngột diễn ra nhanh chóng, khi đã tới đỉnh, đứng trên đó mà trông ra không những tầm nhìn mở rộng mà cả trí óc, tấm lòng, cuộc đời cũng mở rộng. Sau tất cả những gian khổ của cuộc hành trình, mở ra viễn cảnh về một tương lai tươi đẹo nên không có việc gì Bác chúng ta phải nặng trĩu tâm hồn  nữa.. Tinh đã lẫn vào trong cảnh và qua cả bài thơ tả cảnh ta nhận ra hoàn chỉnh một gương mặt con người khơi gợi lại con người vốn nặng tình với thiên nhiên, nên không thể bỏ qua cảnh này một cách dễ dàng, đâu đâu cũng có thể nhìn ra cái sự chủ động, cái tình trong cảnh vật mới chính là hồn thơ tỏa sáng- hồn thơ Hồ Chi Minh. Niềm hạnh phúc dạt dào có được sau tất cả bài thơ .

Triết lý nhân sinh có thể  được thể hiện qua sự đơn giản.  Trong  bài thơ này toát lên được vẻ đẹp của cảnh vật hoang sơ, của núi rừng bạt ngàn, thổi hồn vào đó là hình ảnh con người làm chủ thiên nhiên, con người của thời đại, chính những nét đẹp từ tâm hồn người ấy tạo nên sức truyền cảm cho bài thơ,  khen ngợi khí chất  của Người dường như người đọc có thể hiểu được sự kiên trì trước khó khăn sẽ đạt được thành quả xứng đáng, rất nhiều chân lí đã được tỏa sáng qua bài thơ nhỏ, thể thơ cổ điển, tứ thơ dồi dào suy tưởng. chặng đường ấy  nó cũng tương tự như chặng đường cách mạng,sóng gió, gian lao nhưng  với trí tuệ sáng suốt, ý chí và nghị lực tuyệt vời, Bác chúng ta đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian lao, thử thách để lên đến đỉnh cao vinh quang của thời đại. 


TỪ KHÓA TÌM KIẾM

ANH/CHI HAY PHAN TICH BAI THO "DI DUONG" CUA HO CHI MINH

CAM NHAN CUA ANH/CHI SAU KHI HỌC XONG BAI THO "DI DUONG"

PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT BÀI THƠ "ĐI ĐƯỜNG" 

0