28/05/2017, 20:36

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. Câu 1: Kể: thường tập trung nêu sự vật, hành động, nhân vật. Tả: thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ sự việc, nhân vật, hành động. Biểu cảm: thường biểu hiện các ...

Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. Câu 1: Kể: thường tập trung nêu sự vật, hành động, nhân vật. Tả: thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ sự việc, nhân vật, hành động. Biểu cảm: thường biểu hiện các chi tiết để bày tỏ cảm xúc, thái độ của người trước sự việc, nhân vật, hành động. Câu 2: Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn. Đây là đoạn trích kể về ...


I.    Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
Câu 1:
Kể: thường tập trung nêu sự vật, hành động, nhân vật.
Tả: thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ sự việc, nhân vật, hành động.
Biểu cảm: thường biểu hiện các chi tiết để bày tỏ cảm xúc, thái độ của người trước sự việc, nhân vật, hành động.


Câu 2: Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn.
Đây là đoạn trích kể về nhân vật tôi, cuộc gặp gỡ giữa nhân vật tôi và người mẹ thân yêu của mình. Sự việc được diễn ra theo một trình tự và được diễn tả bằng các chi tiết sau:
–    Mẹ tôi vẫy tôi
–    Mẹ tôi kéo tôi lên xe
–    Tôi òa lên khóc
–    Mẹ tôi cũng sụt sùi theo
–    Tôi nghèo bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua các chi tiết sau:
–    Tôi thở ồng ộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại
–    Mẹ tôi không còm cõi
–    Mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má

soan bai mieu ta va bieu cam trong van ban tu su


Các yếu tố biểu cảm được thể hiện qua các chi tiết sau:
–    Diễn tả suy nghĩ
–    Bộc lộ sự cảm nhận
–    Phát biểu cảm nhận
–    Phát biểu cảm tượng
Các yếu tố trên không tách riêng mà đan xen vào nhau, vừa kể, vừa tả và biểu cảm. Có thể thấy trong đoạn văn sự đan xen đó
– Về sự việc : tôi ngồi trên đệm xe.
– Tả : đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.
– Biểu cảm : Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.


 Câu 3:
 Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ chép lại câu văn kể người và sự việc thành một đoạn.
“Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu và cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.


Nhận xét :
– Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã làm cho ý nghĩa truyện thêm sâu sắc.
– Nếu không có yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thì đoạn văn mất đi sự sinh động về màu sắc, hương vị, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật, hành động. Ở đây ta thấy yếu tố biểu cảm đã giúp người viết thể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng.


II. Luyện tập
Câu 1: Một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm
**Văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.
–    Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.
–    Tôi quên thế nào được những cảm giác tron


**Văn bản Lão Hạc của Nam Cao.
–    Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài thở khói…
–    Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc cỏn con ấy.
Các đoạn văn trên có yếu tố miêu tả làm hiện ra trước mắt người đọc cảnh vật, sự việc và có tác động đến những câu văn biểu cảm, làm cho đoạn văn bật ra được ý nghĩa sâu sắc đầy hình tượng trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

 

0