Health and heart

1. Health centre / 'helθ sentə/: trung tâm chăm sóc sức khỏe. (Ở Vương quốc Anh) là một tòa nhà thuộc sở hữu của cơ quan y tế quận hay do cơ quan này thuê, có các nhân viên hay dịch vụ thuộc một hay nhiều phân khoa thuộc sở y tế toàn quốc (chẳng hạn như các bác sĩ đa ...

1. Health centre / 'helθ sentə/: trung tâm chăm sóc sức khỏe.

(Ở Vương quốc Anh) là một tòa nhà thuộc sở hữu của cơ quan y tế quận hay do cơ quan này thuê, có các nhân viên hay dịch vụ thuộc một hay nhiều phân khoa thuộc sở y tế toàn quốc (chẳng hạn như các bác sĩ đa khoa, điều dưỡng cộng đồng, nha sĩ, bệnh viện chăm sóc trẻ em, và các phương tiện về X-quang, thử nghiệm và đo điện tâm đồ).

Các dịch vụ do chính quyền địa phương cung cấp như các dịch vụ xã hội, phép chữa bệnh chân và tâm lý trẻ em cũng có thể hoạt động trong một trung tâm như vậy.

2. Health education /'helθ edju:'kei∫n/: giáo dục chăm sóc sức khỏe.

Là các phương pháp có tính chất thuyết phục dùng để khuyến khích dân chúng (từng cá nhân hay từng nhóm) áp dụng các cách sống mà người giảng dạy tin là sẽ cải thiện được sức khỏe và từ bỏ các thói quen được coi như là có hại cho sức khỏe, có khả năng làm cho người ta chết sớm hơn. Từ này được dùng theo nghĩa rộng để chỉ các cách giảng dạy về chức năng cơ thể… để công chúng có được những thông tin tốt hơn về sức khỏe.

3. Health service commissioner (ombudsman) /'helθ sə:vis kə'mi∫ənə/: ủy viên dịch vụ y tế (kiểm tra viên).

Là một viên chức có trách nhiệm với quốc hội, và được bổ nhiệm để bảo vệ quyền lợi của các bệnh nhân liên quan đến sự quản lý của sở y tế toàn quốc. Nhân viên này sẽ điều tra về những than phiền và những điều về sự quản lý yếu kém, nhưng không can thiệp về những sai sót chuyên môn.

4. Health visitor /'helθ vizitə/: thăm viếng chăm sóc sức khỏe.

Là một điều dưỡng được huấn luyện và có kinh nghiệm về sản khoa, và có huấn luyện đặc biệt về y học dự phòng (gồm cả giáo dục sức khỏe). Việc huấn luyện thường được thực hiện ở các trường kỹ thuật qua ba học kỳ chính khóa; khóa học được công nhận bởi Ủy ban trung ương. Tất cả các trẻ em sinh ra đều được ghi vào danh sách của nhân viên thăm viếng thích hợp, hầu hết công việc của những người này liên quan đến việc thăm viếng thường kỳ các trẻ em trước tuổi đi học đã được chọn lọc (người già và những người mang bệnh mãn tính cũng được thăm viếng thường xuyên). Nhân viên thăm viếng không thực hiện chăm sóc thực hành nhưng tìm cách giáo dục cha mẹ hay thân nhân về cách tốt nhất để thực hiện công việc chăm sóc, đặc biệt lưu ý đến những nhu cầu chưa thực hiện được về chăm sóc sức khỏe hay các dịch vụ xã hội có khả năng cải thiện sức khỏe. Một số nhân viên viếng thăm có vai trò như một chuyên gia (như trẻ kém khả năng, người già hay người bị lao). Nhiều người thuộc tổ chức chuyên nghiệp gọi là Hiệp hội các nhân viên thăm viếng chăm sóc sức khỏe, nhưng việc nhập hội không có tính chất bắt buộc.

health and heart

5. Heart / hɑ:t/ (n): tim.

Là một cơ quan có hình nón rỗng nằm giữa hai đầu phổi và có đầu nhọn (đỉnh tim) hướng về dưới, ra phía ngoài và bên trái. Tim có kích thước cỡ một bàn tay nắm lại. Tim gồm phần lớn là các cơ tim, có màng lót bên trong và bao bên ngoài. Tim có một vách chia làm hai nửa phải trái riêng biệt, mỗi nửa lại chia thành tâm nhĩ ở trên và tâm thất ở dưới. Máu nhả oxy từ các tĩnh mạch chủ đi qua tâm nhĩ phải đến tâm thất phải. Tâm thất phải co lại và bơm máu đến phổi qua động mạch phổi. Máu mới nhận oxy trở lại tâm nhĩ trái qua tĩnh mạch phổi tới tâm thất trái. Tâm thất trái bóp lại sẽ bơm máu đi khắp cơ thể qua động mạch chủ. Tim có các van để kiểm soát các hướng máu chảy.

6. Heart attack / hɑ:t ə'tæk/: cơn đau tim = Myorcardial infarction: nhồi máu cơ tim.

Là tình trạng bị chết một đoạn cơ tim do bị gián đoạn cung cấp máu. Nhồi máu cơ tim thường bị giới hạn bởi tâm thất trái. Bệnh nhân bị ‘cơn đau tim’ thình lình và đau ngực dữ dội, có thể lan tới các cánh tay và họng.

Mối nguy hiểm nhất là rung tâm thất, đó là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp tử vong. Cũng thường thấy nhiều dạng loạn nhịp khác: đập lạc vị trong tâm thất đặc biệt quan trọng vì sẽ dẫn đến rung tâm thất. Các biến chứng khác gồm suy tim, rách tim, huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi, viêm màng ngoài tim, sốc và lủng vách ngăn giữa các tâm thất.

Kết quả tốt nhất khi xử lý các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sau khi chăm sóc mạch vành di động và trên cơ sở bệnh viện với các phương tiện để phát hiện sớm, phòng ngừa và chữa trị loạn nhịp và ngưng tim. Hầu hết những người sống sót qua cơn nhồi máu cơ tim đều có thể trở lại đời sống đầy đủ và hoạt động bình thường, gồm cả những người đã được hồi sức thành công sau khi ngưng tim.

*Myocarditis (viêm cơ tim): là viêm cơ tim cấp hay mãn tính, có thể thấy đứng một mình hay như là một phần của viêm toàn tim.

*Myocardium (cơ tim): là lớp giữa trong ba lớp tạo nên thành tim. Cơ tim tạo nên phần lớn của thành tim và các tâm thất đầy hơn các tâm nhĩ.

7. Heart block / hɑ:t blɔk/: phong bế tim.

Là tình trạng dẫn truyền các xung lực điện từ các cơ quan điều chỉnh tốc độ tự nhiên của tim (nút xoang nhĩ) bị tổn hại, vì vậy hoạt động bơm của tim bị chậm lại. Trong phong bế tim, có một phần hay không hoàn toàn, làm dẫn truyền giữa tâm nhĩ và tâm thất chậm lại (phong bế tim độ một); trường hợp không truyền được tất cả các dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất là phong bế tim độ hai. Trong phong bế tim độ ba, hay phong bế tim toàn bộ, không còn dẫn truyền nào được truyền đi vào tâm thất với tốc độ nội tại chậm. Phong bế tim có thể là bẩm sinh hay do bệnh tim, bao gồm nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim, và các bệnh về van. Phong bế tim thường thấy nhất ở tuổi già do hóa sẹo thoái hóa mãn tính quanh các mô dẫn truyền, cũng có thể không có triệu chứng, nhưng khi nhịp tim và nhịp đập chậm lại, bệnh nhân có thể bị suy tim hay hội chứng Stokes-Adams. Có thể chữa trị các triệu chứng bằng cách dùng thuốc điều hòa vận động.

8. Heartburn (pyrosis) /ˈhɑːtbəːn/ (/pʌɪˈrəʊsɪs/): Chứng ợ nóng.

Là tình trạng khó chịu hay đau, thường có cảm giác nóng. Thấy phía sau xương ngực và thường có vẻ đi từ bụng lên tới họng hay vào trong họng. Chứng này có thể kèm theo sự xuất hiện của acid hay dịch chua trong miệng và thường gây ra do các chất trong dạ dày ợ lên thực quản hay do viêm thực quản.

9. Heart failure: Suy tim.

Là tình trạng hoạt động bơm của tâm nhĩ không được thực hiện đầy đủ. Điều này gây ra áp suất ngược của máu, và phổi, gan bị tụ huyết. Các tĩnh mạch cổ phồng lên và dịch tích tụ trong các mô. Dòng chảy động mạch từ tim ra bị giảm đi, trường hợp nặng có thể gây suy tuần hoàn ngoại vi (sốc tâm sin). Suy tim có thể do mọi tình trạng về quá tải, tổn hại, hay giảm hiệu quả về cơ tim. Nguyên nhân thường do huyết khối mạch vành, cao huyết áp, bệnh van mãn tính và loạn nhịp. Bệnh nhân bị khó thở ngay cả khi nằm thẳng, và bị phù nể chân. Chữa trị bằng cách nghỉ ngơi, chế độ ăn uống ít muối, thuốc lợi niệu (như frusemide) và các dẫn xuất của digitalis (như digoxin). Các dị dạng về cấu trúc như khuyết tật van có thể sửa chữa bằng phẫu thuật.

10. Heart-lung machine: Máy tim-phổi.

Là một thiết bị để đảm nhận tạm thời các chức năng của tim và phổi trong khi phẫu thuật phổi và tim. Máy gồm một bơm để giữ tuần hoàn và các trang bị để cấp oxy cho máu. Máu lấy ra khỏi cơ thể bằng cách luồn ống vào trong các tĩnh mạch chủ trên và dưới, sau khi được cấp oxy, máu sẽ được bơm lại vào cơ thể qua một động mạch lớn như động mạch đùi. Như vậy các bác sĩ  phẫu thuật có thể thực hiện việc sửa chữa hay thay thế các van tim, hay các thao tác phẫu thuật khác liên quan đến tim và các mạch máu lớn.

Để hiểu rõ hơn về  vui lòng liên hệ 

Nguồn: http://saigonvina.edu.vn
0