Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài tập làm văn số 5 lớp 7
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài tập làm văn số 5 lớp 7 4.81 (96.3%) 54 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 1 2 Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta ...
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài tập làm văn số 5 lớp 7 4.81 (96.3%) 54 đánh giá Xem nhanh nội dung1 Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 1 2 Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 2 3 Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 3 Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 1 Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, cần Giờ, u Minh… là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: “Rừng vàng, biển bạc”. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt, rừng gắn bó thân thiết với người: “Núi giăng thành luỹ thép dày, Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (TốHữu). Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt… Thời bình, rừng cung cấp cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn không sao kể hết. Vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn là những rào chắn hữu hiệu ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người. Rừng là bộ máy thiên nhiên khổng lồ điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn ôxy, duy trì sự sống trên mặt đất. Rừng còn là kho tàng phong phú, đa dạng về thế giới muôn loài. Cảnh quan đẹp đẽ của rừng đem lại cho con người những phút giây thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng. Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta càng ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cung cách làm ăn thôsơ, lạc hậu như đốt rừng làm rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường. Hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn loại động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… biết mấy năm nữa mới khôi phục lại được những khu rừng như thế? Cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính con người. Mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn và phát triển rừng để quê hương, đất nước mãi mãi xanh một màu xanh đầy sức sống. Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 2 Từ xa xưa, trên Trái Đất xanh tươi và yên bình, đã phủ đầy những cánh rừng xanh bát ngát. Cùng với thời gian, rừng đã trở thành người bạn thân thiết với con người, luôn che chở, yêu thương và dành cho con người những gì tốt đẹp nhất. Đáp lại tình cảm đó, con người đã gìn giữ để những màu xanh nối tiếp nhau, ngày càng xanh tươi, rộng lớn. Vậy mà giờ đây, khi đời sống của con người đã được cải thiện, đã hiện đại, thì con người lại quên đi rừng, và lại càng ít ai hiểu được: Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đúng như vậy, rừng xanh từ lâu đã gắn bó và có một tầm quan trọng cực kì lớn đối với con người. Đã bao giờ bạn thử đi dưới những tán lá xanh của khu rừng rộng lớn, để cảm nhận cái mát lành, sự trong trẻo của không khí nơi đó chưa? Và tôi đã hiểu ra rằng khi ở trong rừng, hoà mình vào thiên nhiên mới đúng là lúc tôi thoải mái và thảnh thơi nhất, hơn hẳn khi đứng trước những máy tính, ti vi hiện đại, đắt tiền. Nếu bạn đã vào rừng thì hẳn đã nghe âm thanh của rừng rồi chứ? Tiếng chim hót; véo von, tiếng suối róc rách vui tai, cả tiếng của những loài động vật hoang dã. Tất cả tạo nên một cảm giác đặc biệt và gắn bó khi ở trong rừng. Không khí là thứ chúng ta không thể thiếu. Vậy chúng từ đâu ra? Từ cây xanh và từ rừng đấy bạn ạ! Rừng giúp cân bằng lượng ôxi và khí các-bô-níc, giúp ta hít thở dễ dàng. Và rừng còn ngăn chặn dòng nước mưa làm trôi đi chất màu của đất, tạo thành nguồn nước ngầm dưới sâu. Với lòng yêu con người vô hạn, rừng đã bao lần đứng ra chặn những trận lũ lụt ác liệt. Rừng còn có chức năng như một cỗ máy điều hoà khí hậu, và hơn hết, rừng còn luôn thân thiện, là mái nhà xanh của bao loài muông thú và cây cối, có lẽ rừng luôn dành tình yêu thương cho tất cả mọi người. Có thể bạn không để ý đấy thôi, chứ rừng luôn hiện diện ở một nơi nào đó trong nhà bạn. Chiếc bàn kia, chiếc ghế, hay tủ quần áo, thậm chí là cả sàn gỗ nữa. Hay tờ giấy, sách vở bạn đang viết cũng có nguồn gốc từ rừng xanh đấy bạn ạ! Nếu là người dân Việt Nam thi chắc bạn không thể không biết những bài thuốc nam cổ truyền đúng không? Nói cho bạn rihé, có rất nhiều cây thuốc, dược liệu quý sinh sống trong rừng đấy! Rừng – anh bạn xanh của chúng ta, còn là điểm tham quan du lịch đầy cuốn hút, tạo ra một nguồn lợi kinh tế lớn cho nước nhà. Công lao không nhỏ trong việc nghiên cứu khoa học, sinh học, văn hoá cũng bắt nguồn từ anh bạn đáng mến này đấy! Rừng xanh thật có ích quá phải không? Dân tộc ta từ xưa đến nay có truyền thông chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Gần đây nhất là trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, rừng cũng đã góp công sức để đem lại chiến thắng cho nhân dân ta: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Rừng cũng như một đại diện của nhân dân Việt Nam có lòng yêu Tổ quốc và ý chí quyết tâm giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ai nói rằng rừng vô tri vô giác? Rừng cũng luôn yêu thương, giúp đỡ và bảo vệ con người Việt Nam hết mình. Bạn có hình dung được chỉ mấy mươi năm trước, Việt Nam có những cánh rừng bạt ngàn và đẹp thế nào không? Vậy mà giờ đây, độ chẹ phủ của rừng đã giảm sút trầm trọng. Nguyên nhân là do nạn phá rừng nổi lên ở khắp nơi, tình hình lâm tặc đã trở nên nhức nhối. Trước đó, rừng còn phủ xanh tươi tốt, vậy mà giờ đây chỉ còn trơ lại gốc rễ héo mòn. Những tên lâm tặc, chỉ vì ham món lợi trước mắt mà tàn phá đi tất cả. Rừng mất, lũ tràn về ồ ạt, không còn rừng ở đó mà che chở cho con người nữa. Nước lũ như nước mắt của thiên nhiên xót thương cho những cánh rừng đã mất và giận dữ với những con người vô tâm. Đất đai những nơi mất rừng dần dần xói mòn, cằn cỗi, trơ lại nhũng đồi trọc, đất hoang. Phải chăng đó là sự trừng phạt của thiên nhiên dành cho hành động xấu xa và dại dột của con người? Và muông thú nữa, chúng biết đi đâu khi ngôi nhà yêu dấu không còn và bản thân chúng cũng đang bị săn đuổi? Chính con người đã góp phần tạo nên bi kịch cho rừng và cho cả chúng ta nữa. Bạn thấy đấy, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Ta sẽ sống ra sao nếu một ngày màu xanh của rừng hoàn toàn biến mất? Phải chăng đến lúc đó ta mới bừng tỉnh và nuôi tiếc thì đã là quá muộn? Bạn ơi – bạn và tôi – những công dân của đất nước Việt Nam – chúng ta có trách nhiệm bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, để màu xanh mãi tồn tại trong những cánh rừng Việt Nam tươi đẹp! Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 3 Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người: “ Núi giăng thành lũy thép dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt. Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng. Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống. Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước… Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế. Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ… Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca. Từ khóa tìm kiếm:bài tập làm văn số 5 lớp 7viet bai tap lam van so 5 lop7viết tap làm văn số 5 lớp 7 Bài viết liên quanDân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy việt bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em – Bài tập làm văn số 5 lớp 7Hãy chứng minh đời sống của chúng ta đã bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống – Bài tập làm văn số 5 lớp 7Hãy trình bày lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ – Bài tập làm văn số 5 lớp 7Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! – Bài tập làm văn số 5 lớp 7Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầuBài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 11 Từ trườngBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 1: Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 12 Bài 32: Hợp chất của sắt
Xem nhanh nội dung
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 1
Trên đất nước ta, rừng chiếm một diện tích khá lớn. Có thể nói suốt chiều dài Tổ quốc, từ Mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau, đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn, miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, cần Giờ, u Minh… là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá tồn tại tự bao đời. Tục ngữ có câu: “Rừng vàng, biển bạc”. Quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt, rừng gắn bó thân thiết với người: “Núi giăng thành luỹ thép dày, Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (TốHữu). Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đau thương và oanh liệt…
Thời bình, rừng cung cấp cho chúng ta bao tài nguyên vô giá cùng với những lợi ích to lớn không sao kể hết. Vành đai rừng phòng hộ đầu nguồn là những rào chắn hữu hiệu ngăn chặn nạn xói mòn, lở đất để bảo vệ tài sản và tính mạng của con người. Rừng là bộ máy thiên nhiên khổng lồ điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn ôxy, duy trì sự sống trên mặt đất. Rừng còn là kho tàng phong phú, đa dạng về thế giới muôn loài. Cảnh quan đẹp đẽ của rừng đem lại cho con người những phút giây thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập mệt nhọc và căng thẳng.
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta càng ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cung cách làm ăn thôsơ, lạc hậu như đốt rừng làm rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường. Hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn loại động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… biết mấy năm nữa mới khôi phục lại được những khu rừng như thế?
Cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chính con người. Mỗi chúng ta phải có ý thức tự giác trong việc giữ gìn và phát triển rừng để quê hương, đất nước mãi mãi xanh một màu xanh đầy sức sống.
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 2
Từ xa xưa, trên Trái Đất xanh tươi và yên bình, đã phủ đầy những cánh rừng xanh bát ngát. Cùng với thời gian, rừng đã trở thành người bạn thân thiết với con người, luôn che chở, yêu thương và dành cho con người những gì tốt đẹp nhất. Đáp lại tình cảm đó, con người đã gìn giữ để những màu xanh nối tiếp nhau, ngày càng xanh tươi, rộng lớn. Vậy mà giờ đây, khi đời sống của con người đã được cải thiện, đã hiện đại, thì con người lại quên đi rừng, và lại càng ít ai hiểu được: Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Đúng như vậy, rừng xanh từ lâu đã gắn bó và có một tầm quan trọng cực kì lớn đối với con người. Đã bao giờ bạn thử đi dưới những tán lá xanh của khu rừng rộng lớn, để cảm nhận cái mát lành, sự trong trẻo của không khí nơi đó chưa? Và tôi đã hiểu ra rằng khi ở trong rừng, hoà mình vào thiên nhiên mới đúng là lúc tôi thoải mái và thảnh thơi nhất, hơn hẳn khi đứng trước những máy tính, ti vi hiện đại, đắt tiền. Nếu bạn đã vào rừng thì hẳn đã nghe âm thanh của rừng rồi chứ? Tiếng chim hót; véo von, tiếng suối róc rách vui tai, cả tiếng của những loài động vật hoang dã. Tất cả tạo nên một cảm giác đặc biệt và gắn bó khi ở trong rừng.
Không khí là thứ chúng ta không thể thiếu. Vậy chúng từ đâu ra? Từ cây xanh và từ rừng đấy bạn ạ! Rừng giúp cân bằng lượng ôxi và khí các-bô-níc, giúp ta hít thở dễ dàng. Và rừng còn ngăn chặn dòng nước mưa làm trôi đi chất màu của đất, tạo thành nguồn nước ngầm dưới sâu. Với lòng yêu con người vô hạn, rừng đã bao lần đứng ra chặn những trận lũ lụt ác liệt. Rừng còn có chức năng như một cỗ máy điều hoà khí hậu, và hơn hết, rừng còn luôn thân thiện, là mái nhà xanh của bao loài muông thú và cây cối, có lẽ rừng luôn dành tình yêu thương cho tất cả mọi người.
Có thể bạn không để ý đấy thôi, chứ rừng luôn hiện diện ở một nơi nào đó trong nhà bạn. Chiếc bàn kia, chiếc ghế, hay tủ quần áo, thậm chí là cả sàn gỗ nữa. Hay tờ giấy, sách vở bạn đang viết cũng có nguồn gốc từ rừng xanh đấy bạn ạ! Nếu là người dân Việt Nam thi chắc bạn không thể không biết những bài thuốc nam cổ truyền đúng không? Nói cho bạn rihé, có rất nhiều cây thuốc, dược liệu quý sinh sống trong rừng đấy! Rừng – anh bạn xanh của chúng ta, còn là điểm tham quan du lịch đầy cuốn hút, tạo ra một nguồn lợi kinh tế lớn cho nước nhà. Công lao không nhỏ trong việc nghiên cứu khoa học, sinh học, văn hoá cũng bắt nguồn từ anh bạn đáng mến này đấy! Rừng xanh thật có ích quá phải không?
Dân tộc ta từ xưa đến nay có truyền thông chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Gần đây nhất là trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, rừng cũng đã góp công sức để đem lại chiến thắng cho nhân dân ta: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Rừng cũng như một đại diện của nhân dân Việt Nam có lòng yêu Tổ quốc và ý chí quyết tâm giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ai nói rằng rừng vô tri vô giác? Rừng cũng luôn yêu thương, giúp đỡ và bảo vệ con người Việt Nam hết mình.
Bạn có hình dung được chỉ mấy mươi năm trước, Việt Nam có những cánh rừng bạt ngàn và đẹp thế nào không? Vậy mà giờ đây, độ chẹ phủ của rừng đã giảm sút trầm trọng. Nguyên nhân là do nạn phá rừng nổi lên ở khắp nơi, tình hình lâm tặc đã trở nên nhức nhối. Trước đó, rừng còn phủ xanh tươi tốt, vậy mà giờ đây chỉ còn trơ lại gốc rễ héo mòn. Những tên lâm tặc, chỉ vì ham món lợi trước mắt mà tàn phá đi tất cả. Rừng mất, lũ tràn về ồ ạt, không còn rừng ở đó mà che chở cho con người nữa. Nước lũ như nước mắt của thiên nhiên xót thương cho những cánh rừng đã mất và giận dữ với những con người vô tâm. Đất đai những nơi mất rừng dần dần xói mòn, cằn cỗi, trơ lại nhũng đồi trọc, đất hoang. Phải chăng đó là sự trừng phạt của thiên nhiên dành cho hành động xấu xa và dại dột của con người? Và muông thú nữa, chúng biết đi đâu khi ngôi nhà yêu dấu không còn và bản thân chúng cũng đang bị săn đuổi? Chính con người đã góp phần tạo nên bi kịch cho rừng và cho cả chúng ta nữa.
Bạn thấy đấy, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Ta sẽ sống ra sao nếu một ngày màu xanh của rừng hoàn toàn biến mất? Phải chăng đến lúc đó ta mới bừng tỉnh và nuôi tiếc thì đã là quá muộn? Bạn ơi – bạn và tôi – những công dân của đất nước Việt Nam – chúng ta có trách nhiệm bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, để màu xanh mãi tồn tại trong những cánh rừng Việt Nam tươi đẹp!
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta – Bài làm 3
Suốt chiều dài Tổ quốc, từ mục Nam Quan cho tới mũi Cà Mau đâu đâu cũng có rừng. Những cánh rừng đại ngàn Tây Bắc, Việt Bắc, Trường Sơn,miền Đông Nam Bộ… Những khu rừng nguyên sinh Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã, Cần giờ,… là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá đã tồn tại từ bao đời nay. Tục ngữ có câu “ Rừng vàng, biển bạc”, quả là rừng đã đem lại cho con người những lợi ích lớn lao. Con người không thể sống thiếu rừng, cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người:
“ Núi giăng thành lũy thép dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”
Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt.
Trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm gỗ, xây dựng nhà cửa và vật dụng trong gia đình. Thậm chí, phút cuối của đời cũng nằm trong mấy tấm gỗ của rừng…Cảnh quang đẹp đẽ của rừng cùng với không khí trong lành là cơ sở cho những tua du lịch xanh cho thỏa trí tò mò mà biết bao người muốn khám phá, đem lại cho ta những phút thư giãn tuyệt vời sau những ngày làm việc, học tập căng thẳng.
Rừng còn là kho dược liệu vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Các loại cây quý hiếm có thể trị được các bệnh nan y thường có trong rừng sâu. Ngoài ra, từ những cảnh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng của các loài vật quý phục vụ cho con người như hổ, báo, hươu, nai… và cả những động thực vật nằm trong sách đỏ cũng chọn rừng làm nơi sinh sống.
Nhưng quan trọng hơn hết, rừng chính là môi trường cho loài người, các quá trình quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra, cây hút khí cacbonic và thải ra khí Oxi, một thứ rất cần thiết cho cuộc sống. Đơn giản hơn, rừng chính là “ nhà máy lọc bụi tối tân nhất”. Rừng điều tiết khí hậu. Rừng là lá chắn vững chắc nhất, là rào cản đầu tiên trước mọi biến động thiên tai. Rừng cản lũ lụt, rừng chống sa mạc hóa, rừng ngăn cát, rừng giữ đất giữ nước…
Rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày. Diện tích rừng của nước ta ngày càng bị thu hẹp một cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất trồng trọt. Cũng cách làm thô sơ, lạc hậu như đốt rừng, làm nương rẫy, đốt ong lấy mật… chỉ sơ ý một chút là gây ra tổn hại khôn lường, hàng ngàn hécta rừng nguyên sinh bị cháy rụi, hàng ngàn động vật bị tiêu diệt, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ… thế mấy trăm năm nữa mới khôi phục lại được những cánh rừng như thế.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản rừng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ…
Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân loại cho nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca.