Hành trình ngài Huyền Trang thỉnh kinh dọc theo Con Đường Tơ Lụa
Lê Quỳnh Ba biên tập. Năm 627 sau Công nguyên, ngài Huyền Trang đã mất nhiều năm gian nan, đi về phía Tây để thỉnh kinh. Tháng 1/645 sau CN, Huyền Trang trở về Trường An, đã đem về tổng cộng 657 bộ kinh luận. Sau 19 năm nỗ lực, Huyền Trang dịch ra 75 bộ kinh – 1330 quyển. Tất cả sự ...
Lê Quỳnh Ba biên tập.
Năm 627 sau Công nguyên, ngài Huyền Trang đã mất nhiều năm gian nan, đi về phía Tây để thỉnh kinh. Tháng 1/645 sau CN, Huyền Trang trở về Trường An, đã đem về tổng cộng 657 bộ kinh luận. Sau 19 năm nỗ lực, Huyền Trang dịch ra 75 bộ kinh – 1330 quyển. Tất cả sự trải nghiệm và gian nan của Huyền Trang là một sự trải nghiệm kiên trì và có một ý nghĩa phi thường. Hình bóng một người không thể trải khắp mặt đất, nhưng danh tiếng có thể truyền đi rất xa, truyền đi bất tận đời đời không nguôi.
Phần 4: VONG MỆNH LĂNG SƠN, THIÊN SƠN
Yên Kỳ (Cổ Nhĩ Lạc, Tân Cương).
Công nguyên 628, Huyền Trangvượt qua Cao Xương đến vương quốc thứ 3 đó là Yên Kỳ. Từ sau khi rời khỏi Trường An, thấm thoát đã hơn nữa năm. Yên Kỳ ngày nay tọa lạc trong thị trấn Cổ Nhĩ Lạc, Tân Cương. Là 1 thành phố có vị trí quan trọng trong thời cổ đại. Tại nơi đây Huyền Trang đã bị bạc đãi. Yên Kỳ và Cao Xương là 2 nước láng giềng. Hai nước thường xuyên tranh chấp nhau về quyền thu thuế. Do mối thâm thù giữa 2 nước, nên Huyền Trang tại nơi này không được hoan nghênh, ông chỉ lưu lại nơi này có 1 đêm. Đoàn người đi về phía Tây không ngừng nghỉ, nhanh chóng thoát khỏi mảnh đất đầy dã tâm.
Quy Tư (Khố Xa (Kucha), Tân Cương), nổi tiếng về vũ đạo.
Phía Tây đến nước Quy Tư, ngày nay thuộc huyện Khố Xa (Kucha), Tân Cương. Thời cổ đại Quy Tư vốn là 1 quốc gia tiếng tăm lừng lẫy. Thời Hán, Quy Tư là nước lớn nhất trong Tây Vực Thập Lục quốc. Từ khi khai thông con đường tơ lụa, Hán đế thiết lập đô hộ tại Tây Vực, thống trị Nam Bắc. Sau khi Hán đế diệt vong, triều đình Trung Nguyên luôn trong tình trạng ly loạn. Chủ nhân Quy Tư liên tục đổi người. Khi Huyền Trang đi về phía Tây, người cai trị Quy Tư lúc này họ Bạch, nhưng lực lượng thống trị là Tây Đột Quyết. Theo sử sách ghi chép, khoảng thời gian bắt đầu Công Nguyên, Phật giáo bắt đầu truyền vào tại nơi đây, trãi qua hàng trăm năm Quy Tư luôn là trung tâm văn hóa của Phật giáo. Phật giáo phát triển nở rộ. Khi Huyền Trang đặt chân đến nơi này, là 1 người đi về phía Tây, ông được dân Quy Tư nhiệt liệt chào đón. Quy Tư cách Cao Xương không xa, trong thị trấn các chùa đều có sư trụ trì. Huyền Trang nghỉ lại trong chùa qua đêm. Ngày hôm sau, vua Quy Tư thết đãi yến tiệc, thân phận Huyền Trang lúc này không còn là 1 người bình thường. Ông không những là 1 cao tăng đến từ Đại Đường, mà còn là anh em kết nghĩa của vua Cao Xương. Do vua Quy Tư bị thiếu quân lực nên đã bị người khác khống chế. Theo ghi chép của Đại Đường Tây Vực ký, Huyền Trang đã ghi lại những phong tục rất lạ tại nơi này. Quy Tư có 1 phong tục rất lạ. Một đứa trẻ sau khi ra đời có 1 miếng gỗ nẹp đầu.
Vào lúc bấy giờ, âm nhạc và vũ đạo đóng vai trò quan trọng tại Quy Tư. Những giai điệu thời ấy nay đã bị lu mờ, nhưng chúng ta vẫn còn có thể thấy 1 ít dấu vết. Thiên Động Phật thuộc Khố Xa, Tân Cương ngày nay là 1 trong những quần thể hang động lớn nhất nơi này. Những bức bích họa bên trong miêu tả 1 cách sống động. Nơi đây được xem như là Thiên Quốc. Thiên Quốc mà người dân Quy Tư ao ước. Trang phục lộng lẫy, thân hình đầy đặn, tư thế uyển chuyển. Thiên quốc làm say đắm lòng người bởi vũ đạo và âm nhạc rất hài hòa nhưng lại vô cùng quyến rủ. Tại 1 đất nước tín ngưỡng Phật giáo nhưng lại có những hoạt động đầy nghệ thuật phong phú, thật làm cho người ta khó hiểu. Phật giáo cho rằng Dục vọng là căn nguyên của khổ đau. Nếu như muốn thực hiện lý tưởng của Thiên quốc, nên phải ngăn ngừa tất cả dục vọng. Nhưng trong các ngôi chùa tại Quy Tư, điều Huyền Trang cảm nhận được không phải như vậy.
Trong ghi chép Đại Đường Tây Vực Ký, đã ghi chép lại 1 ngôi chùa to lớn, đó chính là cổ thành Topa ngày nay. Di tích Phật tự lớn nhất của Tân Cương. Tại thành trì hoang phế phía Bắc có 2 ngôi chùa cách bởi 1 dòng sông. Những bức tượng Phật trong ngôi chùa này được trang trí tinh xảo, công phu. Năm 1903, nơi đây đã đào được 1 hộp gỗ, điều làm cho người ta kinh ngạc, đó chính là trên hộp gỗ có đoàn người nhảy múa sinh động. Theo các nhà nghiên cứu, đây là hộp xá lợi bên trong chứa hài cốt của 1 vị cao tăng. Hộp xá lợi của Phật giáo lại khắc những hình ảnh nhảy múa hoan lạc trần tục. Âm nhạc Quy Tư và âm nhạc Phật giáo đã hòa làm một. Phật giáo khuyên theo đuổi nơi cực lạc thiên quốc, nhưng cũng không từ bỏ niềm vui của thế gian. (Ghi chú của LQB: Cúng thời Phật thường có chư tiên chơi nhạc). Tình cảm tôn giáo và cuộc sống trần tục đạt được sự cân bằng kỳ diệu. Ngày hôm nay chúng ta khó lòng mà hiểu được thế giới tinh thần của người Quy Tư. Những am tự nối tiếp theo nhau, Phật pháp cao vời vợi, tượng Phật uy nghiêm, tín đồ nườm nượp lui tới. Tăng lữ và tín đồ tụ họp tại đây rất đông. Âm thanh truyền giảng Phật pháp không ngừng vọng lại. Người ta từ nơi xa xôi tới đây như chìm trong thế giới Phật. Hàng năm vào dịp Thu, các ngôi chùa đều phải thay áo cho tượng Phật. Các loại áo được kim sa điểm xuyến rồi chất lên xe ngựa. Các xe tập trung ở cửa Tây thành đô, với hàng ngàn chiếc như vậy, tạo nên cảnh tượng rất hoành tráng.
Trong thời gian ở Quy Tư, Huyền Trang tham gia lễ hội lớn nhất của Phật giáo. Cùng với vua Quy Tư, Huyền Trang đã tận mắt chứng kiến cuộc sống vui tươi của người Quy Tư, âm nhạc nơi này để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Huyền Trang. Âm nhạc và điệu múa nơi đây được xem là bậc nhất trong các nước Tây Vực. Theo ghi chép trong Tam Tạng Pháp sư truyện, Huyền Trang dừng 2 tháng tại đây. Dù sống trong hoan lạc quốc như thiên đường, nhưng Huyền Trang không 1 phút nào quên sứ mạng đi về phía Tây của mình.
TK thứ 4, tại Quy Tư đã có vị đại sư Khưu Ma La Thập, sinh ra tại Quy Tư, nhưng thời niên thiếu học Phật pháp tại Ấn Độ. Thế nên thời gian Huyền Trang lưu lại nơi này, hình ảnh của Khưu Ma La Thập luôn dẫn dắt Huyền Trang. Tuyết chưa tan đường chưa thông, Huyền Trang chỉ có thể đợi tại Quy Tư. Huyền Trang vừa thuyết giảng Phật Pháp, vừa chờ đợi mùa Xuân đến.
Vượt Thông Lĩnh lạnh cóng.
Từ Quy Tư đi về phía Tây là Thông Lĩnh thời cổ đại. Côn Lôn Sơn và Thiên Sơn giao tại nơi này tạo nên 1 bức tường tự nhiên. Phía Tây bức thành này là thảo nguyên rộng lớn của Trung Á. Đó là lãnh địa vương quốc Đột Quyết. Dọc theo thảo nguyên về phía Nam sẽ đến Ấn Độ xưa. Huyền Trang chuẩn bị xuất phát tại Lăng Sơn vượt qua Thông Lĩnh. Dựa theo ghi chép Đại Đường Tây Vực ký, Lăng Sơn ở phía Bắc Thông Lĩnh, đường núi gồ ghề, dốc đứng hiểm trở, tuyết quanh năm cô đọng thành băng. Khi Huyền Trang đến Quy Tư vừa ngay mùa Đông tuyết rơi dày đặc, đường đi vùi lấp, tại Lăng Sơn không thể nào đi lại.
Rốt cuộc mùa Xuân cũng đến, trời đất đổi mới, tuyết bắt đầu tan. Huyền Trang rời khỏi Thành Đô tiến về Lăng Sơn. Những ngày tháng yên bình nhanh chóng trôi qua, đội ngũ Huyền Trang lên đường vào ngày thứ 2 thì đụng phải đạo tặc người Đột Quyết. Vào những ngày mùa Đông, trên thảo nguyên thường xảy ra nạn đói và rét, nên người Đột Quyết chỉ có thể đi về phía Nam, cướp của thương buôn đi trên Con Đường Tơ Lụa. Đối mặt với bọn cướp hung tợn, đội ngũ Huyền Trang hầu như không thể kháng cự. Thế nhưng xảy ra 1 chuyện bất ngờ, theo Tam Tạng Pháp Sư Truyện, do bọn cướp ăn chia không đều nên cuối cùng đã rời khỏi. Tuy rằng may mắn thoát nạn, nhưng Huyền Trang biết rằng nguy hiểm vẫn còn cận kề.
Người Đột Quyết sống trên sa mạc rộng lớn, họ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Khoảng 1 tuần sau họ đến Lăng Sơn. Huyền Trang và 4 đồ đệ, quốc vương Cao Xương cho hơn 20 người, đội ngũ hơn 30 người thẳng tiến về dãy núi trước mặt. Không 1 ai có kinh nghiệm vượt núi tuyết. Cũng không 1 ai thực sự hiểu được nhưng nguy hiểm mà họ sắp đối mặt. Trong Tam Tạng Pháp Sư Truyện có đoạn miêu tả như thế này: “tuyết và trời giao nhau, ngẩng đầu không thấy ranh giới, tảng băng 2 bên đường có nơi dày đặc hàng trăm thước, có nơi rộng hàng vạn trượng. Đường núi hiểm trở gian nan vô cùng. Tuyết không ngừng rơi, dù mặc áo rất dày vẫn không tránh khỏi bị rét. Chẳng có nơi nào khô ráo để dừng chân. Chỉ có thể nghỉ đêm bên tảng băng. Có thể hiểu được vượt qua núi tuyết gian khổ biết dường nào. Những người không cẩn thận bị rơi xuống hang đá. Những người còn lại thì đối mặt với cái lạnh khủng khiếp”.
Ngày nay người ta không biết chính xác địa điểm nơi Huyền Trang vượt qua Thiên Sơn. Căn cứ theo Đại Đường Tây Vực Ký, các học giả suy đoán rằng, Lăng Sơn có thể nằm tại huyện Ôn Túc, phía tây Tân Cương, trên ngọn Thiên Sơn hùng vĩ dày đặc những ngọn băng tuyết độ cao trên 5 – 6.000 m so với mực nước biển, trên đó lượng oxy trong không khí rất ít, trên đó chẳng có đường đi. Hơn 1300 năm trước, Huyền Trang và đội ngũ của ông đã vượt qua 1 trong những ngọn núi đó. Gió rét buốt từng cơn, như những con rồng hung tợn, xát vào mặt, mất mạng như chơi. Rồng hung tợn mà Huyền Trang nhắc đến, chính là hiện tượng tuyết lở. Trên núi tuyết độ cao 5000 – 6000 m, hiện tượng tuyết lở luôn rình rập. Vì muốn vượt qua Lăng Sơn, đội ngũ của Huyền Trang phải trả giá đắt. Bảy ngày vượt núi tuyết, đã chết đến hơn 13 – 14 người. Trong đội ngũ hơn 30 người, gần non nữa số đó chôn thân ở Lăng Sơn, trong đó bao gồm 2 đồ đệ của Huyền Trang. Vì muốn giúp đỡ vị cao tăng Đại Đường đi về phía Tây họ đã chôn thân, họ đã chôn thân tại nơi này mãi mãi. Không ai biết họ tên gì, chỉ biết họ là tùy tùng của Huyền Trang.
Mùa Xuân 628, Huyền Trang đã vượt núi tuyết, ra khỏi Tây Vực từ đây bước vào Trung Á. Theo sử sách ghi chép, từ Tây Vực băng qua cao nguyên Bạc Mễ Nhĩ, trên Con Đường Tơ Lụa xưa, có nhiều đường đèo qua núi. Những ngọn núi này là khu vực hiểm trở nhất, rất nhiều người đã chết tại nơi này, vùi chôn mơ ước họ tại nơi đây nhưng vẫn không ít người vượt qua đây được bằng ý chí kiên cường theo đuổi giấc mơ ấp ủ từ lâu.
Nơi đây là 1 di tích thuộc Cộng Hòa Kirgyzstan, trên phiến đá có khắc 6 chữ châm ngôn Phật giáo. Trãi qua hơn 1300 năm, Con Đường Tơ Lụa trở thành lịch sử, con đường trọng yếu năm xưa nay trở thành hoang phế. Ngày nay không ai biết được chính xác, Huyền Trang rốt cuộc đã xuống Tuyết Sơn bằng con đường nào. Mặt trời dần xuống núi, nhuộm đỏ cả bầu trời phương xa. Bên kia núi là Tân Cương và Trung Quốc. Căn cứ theo sử liệu, các học giả cho rằng, có thể Huyền Trang vượt qua núi tuyết tại nơi đây. Là 1 nhà sư Huyền Trang luôn biết cách kìm chế bản thân. Trong cuộc vượt tuyết đầy gian nan này, ông không ghi chép chi tiết, cũng không hề bày tỏ chút cảm xúc nào. Nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng tâm trạng của Huyền Trang khi xuống núi là phức tạp biết dường nào. Nếu như không có sự giúp đỡ của các tùy tùng đã ngã xuống, có thể người mãi mãi không ra khỏi núi tuyết.
Hồ Issyk Kul (Hồ Nhiệt Hải, Kirgyzstan)
Cách núi tuyết không xa, Huyền Trang gặp 1 hồ nước, hồ rộng khoảng 1500 dặm, 4 bên là núi, nước màu xanh thẩm, vị chát mặn. Hồ này tên Issyk Kul thuộc Kirgyzstan ngày nay. Thời cổ đại Trung Quốc gọi đây là Nhiệt Hải. Biển tích xa xưa còn lưu lại, rất nhiều điều thần bí về hồ này. Vào TK 7, nơi đây gần như không 1 bóng người. Có thể xem đây là 1 thế giới khác. Mọi người sau khi vượt núi tuyết cần nghỉ ngơi. Huyền Trang cũng cần dưỡng sức. Hơn 90 con sông, tập trung đổ về hồ Issyk Kul tạo nên hồ nước trên cao nguyên sâu nhất thế giới, do hàm lượng muối cao, nên nước trong hồ quanh năm không đóng băng. Ngày nay hồ là thiên đường du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng vùng Trung Á. Huyền Trang ghi chép khá nhiều chi tiết về hồ này. Trên mặt hồ lớn có thể bất ngờ nổi gió lớn, sóng cao dữ dội, cá rồng xuất hiện. Tuy nhiên không 1 ai dám đánh bắt cho đến ngày nay. Người xưa sống tại nơi này cũng rất ít khi ăn cá.
Công nguyên 628 vào giao mùa Xuân Hạ, Huyền Trang đặt chân lên vùng Trung Á, đây là thuộc địa của người Đột Quyết. Vương quốc người Đột Quyết phía Tây cách hồ Issyk Kul không xa. Phía Bắc đại lục Âu Á, từ xưa là địa bàn dân du mục, trước sau Công nguyên người Hung Nô thành lập đế vương đầu tiên trên thảo nguyên. Công nguyên TK 6, người Đột Quyết 1 lần nữa tàn phá thảo nguyên. Đầu TK 7, khi Huyền Trang đi về phía Tây, vương quốc Đột Quyết đã chia làm 2: Đông Đột Quyết chiếm lĩnh thảo nguyên Mông cổ và Tây Đột Quyết thống trị thảo nguyên Trung Á. Những bức tượng đá này là những tác phẩm của người Đột Quyết, có rất nhiều tượng như vậy dọc theo hồ Issyk Kul. Theo sử sách ghi chép, sau khi thủ lĩnh hoặc chiến sĩ qua đời, dựng lên 1 cột đá ghi danh. Các bức tượng hoặc là khí phách hiên ngang hoặc là trang nghiêm trịnh trọng, có bức cúi mặt trầm ngâm, có bức ngắm nhìn sao trời, có bức tượng với nét mặt mờ nhạt nhưng vẫn toát lên vẻ huy hoàng của người Đột Quyết năm xưa. Vào TK 7, họ là chủ nhân của thảo nguyên Trung Á.
Thành Tố Diệp (Tokmak, Kirgyzstan), Kha Hãn giúp hộ tống.
Trước khi vượt núi tuyết, Huyền Trang đã gặp bọn thổ phỉ Đột Quyết, hình ảnh hôm đó tái hiện như trước mặt. Bây giờ họ đã đặt chân đến lãnh địa của người Đột Quyết, họ phải viếng thăm Kha hãn Tây Đột Quyết nếu không có sự giúp đỡ của Kha hãn, họ khó lòng đến được Ấn Độ. Vào thời Huyền Trang, tín ngưỡng của người Đột Quyết là Bái hỏa giáo. Bái hỏa giáo tôn thờ lửa, là quốc giáo của người Ba Tư. Tại Viện Bảo tàng quốc gia Kirgyzstan có thể thấy cách chôn cất độc đáo của tín đồ theo đạo này, hài cốt để trong hộp đất, sau đó để trên ngôi mộ. Trên Con Đường Tơ Lụa TK 7, Bái Hỏa giáo và Phật giáo không dung lẫn nhau. Huyền Trang trong lòng đầy lo lắng, Kha hãn Đột Quyết sẽ đối xử với họ như thế nào. Khi sắp đến triều đình Kha Hãn, Huyền Trang bất ngờ gặp nhóm kỵ binh Đột Quyết. Kha hãn Đột Quyết đang đi săn, mang theo tùy tùng bảo vệ. Họ bận nhung phục, phi ngựa trên thảo nguyên bao la. “Kha hãn bảo với chúng tôi, vài ba hôm sau, gặp nhau tại triều đình”. Theo ghi chép của Huyền Trang, vương triều Kha hãn Tây Đột Quyết nằm tại thị trấn Tố Diệp (Tokmak). Từ hồ Issyk Kul đi về phía Tây khoảng 500 dặm đến Tố Diệp. Thành trì trãi dài 6 – 7 dặm là nơi dừng chân của các thương buôn. Cây cối thưa thớt, khí hậu rét buốt, ngừơi dân bận áo da gai để chống đỡ cái lạnh.
Tố Diệp là thành thị nổi tiếng trên Con Đường Tơ Lụa, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Trung quốc. Nhưng trong 1 thời gian dài, người ta không định vị được, cụ thể là nó nằm ở đâu. Trãi qua sự nổ lực của nhà khảo cổ học, cuối cùng vào TK 20 đã tìm được vị trí chính xác của thành này. Năm 1982, nơi đây đã đào được tấm bia đá chữ Hán thể hiện nơi đây chính là thành Tố Diệp năm xưa. Di tích Tố Diệp thành cách thủ đô Kirgyzstan khoảng 60 km. Trong lịch sử Trung Á, Tố Diệp thành đóng 1 vai trò quan trọng giữa TK 7. Quân Tây Đột Quyết đã trỗi dậy tại nơi đây. Căn cứ theo các di tích, trung tâm chính trị được lập tại Tố Diệp. Mặt Trời sắp xuống núi, nhóm người của Huyền Trang gần đến Tố Diệp, họ dừng lại nghỉ ngơi tại 1 ngôi chùa phía ngoài thành, chờ Kha hãn triệu gọi.
Cánh đồng cỏ này, năm xưa là ngoại ô thành Tố Diệp , các nhà khảo cổ căn cứ vào cổ vật chứng minh là di tích 1 ngôi chùa. Cũng như các thành dọc theo Con Đường Tơ Lụa, Tố Diệp cũng là khu dân cư đa chủng tộc có nhiều tôn giáo cùng tồn tại. Nơi đây không chỉ có tín đồ Bái Hỏa giáo, cũng có tín đồ của Phật Giáo. Rất có thể Huyền Trang và đội ngũ của ông đã dừng chân tại nơi đây. Một buổi tối năm 628, trong trai phòng nhà chùa Huyền Trang vẫn chưa nghỉ ngơi, vì ngày mai phải bái kiến Kha Hãn, người đang trầm tư chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ ngày mai. Người Đột Quyết nắm giữ các cửa nẻo quan trọng thông ra Ấn Độ, lỡ như Kha Hãn tức giận, thì không chỉ con đường đi về trời Tây tan thành bọt nước, mà tánh mạng cũng khó giữ được. Con đường dài ngun ngút phía trước bất cứ sai sót nào cũng mang đến hậu quả khó lường.
Phần 5: VƯỢT QUA ĐẠI THẢO NGUYÊN TRUNG Á
Mùa hè 628, chuyến đi của Huyền Trang vượt qua núi tuyết, đến thành phố đầu tiên của Trung Á đó là Tố Diệp. Từ sau khi rời khỏi Trường An, thời gian trôi qua gần 1 năm, bá chủ nơi đây là người Đột Quyết, dựng triều đình tại nơi này. Kha Hãn triệu kiến Huyền Trang vào dinh. Dân du mục thường xem đấu vật. Nhưng điều khiến Huyền Trang hoàn toàn bất ngờ đó là nhà vòm của Kha Hãn vô cùng tráng lệ. Kha hãn sống trong 1 nhà vòm rộng lớn. Nhà vòm được trang trí sắc sảo, say đắm lòng người. Vị Kha hãn này trong lịch sử xưng danh là Khấu Diệp Hộ Kha Hãn. Khi nhà Đường nổi lên ở phía Đông thì Khấu Diệp Hộ mở rộng ở phía Tây dựng nên đế quốc Tây Đột Quyết. Vì muốn thêm đồng minh chống lại Đông Đột Quyết nên mối giao hảo giữa Tây Đột Quyết và nhà Đường xưa nay rất tốt.
Trong tiệc chiêu đãi, Huyền Trang gặp sứ tiết nhà Đường. Huyền Trang không chỉ là tăng nhân mà còn là anh em kết nghĩa vua Cao Xương. Trong thư vua Cao Xương vô cùng thành khẩn, đồng thời còn dâng lên rất nhiều lễ vật. Với thân phận cao quý, lễ dâng cũng không kém phần quan trọng, nên Kha Hãn có cách nhìn khác với Huyền Trang, thái độ rất nhiệt tình. Trong con mắt của Kha Hãn, Ấn Độ là nơi nóng nực khó ở, người dân nơi đó da đen sậm, lại thường ở trần, thật không đáng qua lại. Kha Hãn có cái nhìn vô cùng phiến diện đối với Ấn Độ, ông ấy khuyên Huyền Trang không nên đi. Dầu vậy, Huyền Trang vẫn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình. Kha hãn lệnh cho 1 tướng quân, đã từng đến thành Trường An, thông thạo đường, hộ tống họ ra khỏi vương quốc Tây Đột Quyết.
Hè về, cái nắng chói chang ở Trung Á rộng lớn. Đội quân Huyền Trang rời khỏi thành Tố Diệp. Đối với người Trung Quốc, Tố Diệp là thành phố cổ đi sâu vào lòng người. Trên con đường về trời Tây, với bao nguy hiểm đang rình rập, nhưng tại nơi đây, Huyền Trang được Kha hãn che chở. Nữa thế kỷ sau khi Huyền Trang đi ngang nơi này, Đại Đường bắt đầu cho xây dựng thành trì tại nơi đây. Tăng lữ Trung Nguyên cách đó không xa cũng tiến về Tố Diệp truyền Phật Pháp. Ngôi chùa ngoại thành Tố Diệp được kiến tạo thời Võ Tắc Thiên. Vào năm 701, 73 năm sau khi Huyền Trang đi ngang nơi đây, nhà thơ Lý Bạch đã ra đời tại Tố Diệp. Cũng có thể chính vì ra đời ở 1 thị trấn độc đáo như vậy đã bồi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng cho nhà thơ.
Cách Tố Diệp không xa là hồ Kara, khoảng 200 dặm, nguồn suối dồi dào, nên có nhiều ao hồ. Hàng năm, Kha hãn đến nơi này nghỉ mát. Huyền Trang dọc theo Con Đường Tơ Lụa thực hiện hành trình xuyên qua thảo nguyên Trung Á gần thành Gia Bố Lâm của Kazakhstan ngày nay. Người đã phát hiện 1 tiểu vương quốc của người Trung Quốc. Từ Thương Tuyền đi về phía Tây là Tiểu Cô thành nơi đây có khoảng 300 hộ dân đều là người Trung Quốc năm xưa bị quân Đột Quyết đánh đuổi đến nơi này, tập hợp sống với nhau trong 1 quần thể. Cách ăn mặc giống người Đột Quyết, nhưng ngôn ngữ và cách cư xử còn giống truyền thống người Hán. Diện tích các nước chư hầu khoảng 1000 dặm, với khoảng vài chục ngàn thành trì đều có vua và tộc trưởng, tất cả đều phục tùng Đột Quyết.
Triệt Ma Nhi Hãn (Samarkand, Uzbekistan), thuyết phục Quốc vương cải đạo.
Gần thủ đô Tháp Thập Ca nước Quy Tư, trong sử sách China còn gọi là Thạch quốc, tổ tiên họ Thạch rất nhiều, nhiều người Hán sinh ra từ nơi này. Bước chân vào sa mạc bao la, cát bụi mù mịt, đường đi nhìn không rõ, chỉ thấy những ngọn đồi, tìm kiếm những bộ xương để nhận phương hướng. Cứ đi như vậy trong khoảng 500 dặm đến được Triệt Ma Nhi Hãn (Samarkand) là 1 vương quốc đầy màu sắc. Rốt cuộc Huyền Trang cũng đến được vương quốc đầy màu sắc. Vương quốc Triệt Ma Nhi Hãn là 1 trong những thành phố cổ xưa nhất, TK 7 BC, nơi đây đã từng có 1 thành thị. Vào TK 20, các nhà khảo cổ học Liên Xô đã khai quật lên những cổ vật tại nơi này. TK 4 BC, Đại Đế Alexander chinh phục Triệt Ma Nhi Hãn, văn hóa Hy Lạp bắt đầu xâm nhập nơi này. Sau khi khai thông Con Đường Tơ Lụa, nơi đây trở thành nơi giao lưu văn hóa Đông Tây. Phía cửa Đông của thành gọi là Trung Hoa Môn. Tơ lụa Trung Hoa thông qua đến Triệt Ma Nhi Hãn cuối cùng là đến La Mã. Đặc sản quý giá các nước thường tập trung tại nơi này, gồm cả những kỹ thuật công nghệ.
Huyền Trang phát hiện ra rằng, thợ thủ công Triệt Ma Nhi Hãn là bậc thầy trong các nước về lãnh vực này. Người dân sống ở đây là người Sogdiana nổi tiếng. Họ không những chế tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo mà còn là những thương nhân giao dịch quan trọng trên Con Đường Tơ Lụa. Người Sogdiana có khả năng buôn bán thiên phú, họ khát khao theo đuổi sự giàu có lại có tinh thần mạo hiểm. Từ Trường An phía Đông đến La Mã phía Tây, họ đi lại ngày đêm không ngừng nghỉ. Cách đây khoảng 1.000 năm, trên đất Quy Tư (Uzbekistan ngày nay), người ta có thể cảm nhận được linh hồn của lịch sử truyền lại. Các vương quốc đều xem Triệt Ma Nhi Hãn là trung tâm và noi theo cung cách nề nếp nơi đây. Quốc vương anh minh sáng suốt, các quốc vương lân cận đều tuân theo lệnh ông ấy. Binh lính dũng mãnh oai phong, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Thế nhưng vương quốc Triệt Ma Nhi Hãn lại không hoan nghênh Huyền Trang. Hai đồ đệ của ngừơi đã bị người dân nơi này tấn công. Đầu TK 7, tại vương quốc lớn nhất Trung Á này, tín ngưỡng của người dân nơi đây không phải là Phật giáo, mà là Bái Hỏa Giáo. Quốc vương và thường dân không tin Phật Giáo, họ đều là tín đồ của Bái Hỏa Giáo. Nơi đây có 2 ngôi chùa, nhưng đều không có tăng lữ. Tại Viện Bảo tàng địa phương vẫn còn lưu giữ và trưng bày các vật dụng của Bái Hỏa Giáo. Trong con mắt của tín đồ Bái Hỏa Giáo, Phật Giáo là dị đoan cần phải loại trừ. Khi 2 đồ đệ Huyền Trang làm vệ sinh cho các tượng trong chùa thì bắt đầu bị vây bắt. Huyền Trang tại Cao Xương đã xuống tóc cho 4 đồ đệ, 2 vị đồ đệ đã bị chết cóng trên núi tuyết, 2 đồ đệ còn lại theo sư phụ đến Triệt Ma Nhi Hãn. “Hai đồ đệ của tôi đã bị tín đồ Bái Hỏa Giáo vây bắt, suýt mất mạng”.
Theo ghi chép trong Tam Tạng Pháp Sư Truyền, thì Huyền Trang thuyết giảng cho quốc vương Triệt Ma Nhi Hãn, đối với 1 vị cao tăng hoằng dương Phật Pháp là sứ mạng của người. Cuối cùng thì quốc vương cũng bị lay động. Ông bắt đầu từ bỏ Bái Hỏa Giáo và chấp nhận trai giới, sinh hoạt theo nề nếp Phật Giáo. “Quốc Vươngsau khi nghe thuyết giảng Phật Pháp rất hoan nghênh, cũng không ngược đãi chúng tôi”. Chỉ trong 1 đêm Huyền Trang thuyết phục vương quốc này thay đổi tín ngưỡng. Quốc vương hạ lịnh bắt bọn đã bắt đồ đệ của Huyền Trang, đuổi chúng ra khỏi thành. Từ đó trở đi vương quốc này không còn công kích tăng nữa. Trong chùa nhang đèn đã được thắp lên, bắt đầu nhóm họp tăng lữ, cái nhìn phiến diện giữa các tôn giáo cũng dần xóa bỏ. Phật Giáo bắt đầu hưng thịnh trở lại. Trong lịch sử của Triệt Ma Nhi Hãn, đây là 1 sự kiện lịch sử quan trọng. Một thành phố đứng đầu trong khu vực Trung Á kỳ thực nguồn cội rất gần gũi với người Trung Quốc. Thời cổ đại, Triệt Ma Nhi Hãn được gọi là Khang Quốc, ngày nay rất nhiều người mang họ Khang do tổ tiên xuất thân tại nơi này. Các nhà khảo cổ tìm thấy bảo tàng ở đây có 1 số bức bích họa đồ sộ sứ tiết Đại Đường oai vệ, đầu đội mũ quan, thân mang trường đao, tay cầm tơ lụa. Những người phụ nữ giàu có ca hát trên những chiếc thuyền. Các nhà khảo cổ học chứng minh rằng các bức bích họa này được vẽ vào TK thứ 7, chính vào khoảng thời gian Huyền Trang xuất hiện. Không ai ngờ rằng tại 1 cung điện xa xôi thuộc Triệt Ma Nhi Hãn lại mang trong mình hơi thở nồng nàn của Đại Đường. Huyền Trang có thể trong 1 đêm thuyết phục quốc vương theo nền văn hóa tân tiến, văn hóa Hoa Hạ. Từ trong cung điện Triệt Ma Nhi Hãn, Huyền Trang thuyết giảng không ngừng, chẳng khác nào 1 sứ giả văn hóa, với 1 kiến thức uyên thâm về văn hóa, nhân cách phi phàm, cộng với khả năng ngôn ngữ lưu loát, Huyền Trang để lại đất khách quê người những hình ảnh đẹp nhất của người China.
Triệt Ma Nhi Hãn nằm tại ngã tư khu vực Trung Á, có 1 vị trí hết sức quan trọng. Cũng chính vì vậy, nơi đây thường gặp nguy hiểm. Người Hy Lạp, Ba Tư, Mông Cổ và thậm chí là Đại Đế Thiết Mộc Nhĩ cũng đã để lại dấu vết ở đây. TK 8, đạo Islam bắt đầu du nhập vào Trung Á. TK 13, đội quân của Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục Triệt Ma Nhi Hãn, thành phố này bị tàn phá nặng nề. Vào TK 14, vua Thiết Mộc Nhĩ lấy Triệt Ma Nhi Hãn làm trung tâm lại xây dựng nên 1 vương quốc du mục. Lăng mộ Thiết Mộc Nhĩ là bất khả xâm phạm. Ngày nay, nơi này khắp nơi có dấu vết của Thiết Mộc Nhĩ. Triệt Ma Nhi Hãn, TK 7, cũng chính là vương quốc Huyền Trang đã đến đã đi vào mây khói. Trong lịch sử cổ đại Trung Á, 1 vương triều mới nổi cũng như con rồng nổi gió ào ào tới, rồi tan đi. Ngày nay chúng ta chỉ có thể tưởng tựơng con đường Huyền Trang đã đi qua, thông qua các cổ vật tại Viện Bảo Tàng.
Fergana, nay thuộc Uzberkistan
Sau khi rời Triệt Ma Nhi Hãn, Huyền Trang đến tiểu quốc Fergana, nay thuộc Uzberkistan. Nơi đây là quê hương của vua Thiết Mộc Nhĩ. Vua Thiết Mộc Nhĩ hiển hách 1 thời đã được sinh ra tại nơi này. Nhà khảo cổ học nói rằng nơi đây có 1 thành phố Trung Hoa, đã khai quật dược nhiều cổ vật đến từ China. Thành trì này đã trở nên hoang phế, chỉ còn trơ lại 1 mảnh đất khô cằn. Thật ra trong lịch sử China, Fergana được gọi là Sử Quốc, dân tộc Hán. Rất nhiều người mang họ Sử có nguồn gốc tại nơi này. Hình ảnh của người Trung Quốc thấp thoáng ẩn hiện trong những hiện vật còn lại. Thật khó tưởng tựơng rằng năm xưa người China lại đi qua 1 đoạn đường dài như thế. Trong hành trình của Huyền Trang, nhất định người đã dừng chân tại nơi này bổ sung nước và lương khô. Tiếp tục cuộc hành trình đi về trời Tây thêm 200 dặm. Đường núi hiểm trở chỉ là con đường đầy cát bụi không cỏ cây.
Thiết Môn Quan, Uzberkistan
Sau khi rời Fergana, Huyền Trang đặt chân đến cửa khẩu nổi tiếng của Trung Á. Sau khi vượt đường núi 300 dặm thì gặp Thiết Môn Quan, đường núi dốc hiểm trở nhưng nơi đây lại có nhiều khoáng sản. Cửa quan lưng tựa vào núi, cổng hướng mỏ sắt. Thiết Môn Quan là cửa ngỏ quan trong từ Trung Á thông ra Nam Á. Từ xưa đến nay là vùng đất thường xảy ra tranh chấp. Khi Đại Đế Alexander chinh phục phía Đông đã băng qua Thiết Môn Quan từ Nam đến Bắc tiến vào Trung Á. Tại Uzberkistan có ít nhất là 2 ngọn núi có tên Thiết Môn Quan. Vết tích Thiết Môn Quan năm xưa nay đã không còn. Không ai biết Thiết Môn Quan mà Huyền Trang mô tả nằm ở đâu. Công nguyên 628, vị trí chiến lược này đang nằm trong người Đột Quyết, vốn là bạn của Kha Hãn lại có quân người ĐQ hộ tống, Huyền Trang có thể băng qua Thiết Môn Quan 1 cách dễ dàng. Tiếng chuông vang vọng cả rừng núi, Huyền Trang tiếp bước đi về phía Tây.
Vương quốc Termiz (nay thuộc Uzberkistan), cực Nam Uzberkistan.
Sau khi rời khỏi Thiết Môn Quan, Huyền Trang tới vương quốc Termiz. Nơi đây phía Bắc giáp Thiết Môn Quan, phía Nam giáp Tuyết Sơn, Đông giáp Sùng Lĩnh, Tây nối Ba Tư, giữa là 1 dòng sông. Phía Nam Thiết Môn Quan là nơi giao nhau giữa Uzberkistan và Afganistan. Dòng sông Amu trôi lững lờ, cũng chính là dòng sông lớn nhất trong lục địa Nam Á. Bên bờ dòng sông Amu tọa lạc thành phố cực Nam của Uzberkistan, là Termiz, thành phố này chính là Vương quốc Termiz trong lịch sử Huyền Trang ghi lại. Vương quốc Termiz đi từ Nam đến Bắc khoảng 400 dặm, từ Đông sang Tây 600 dặm. Diện tích thành khoảng 200 dặm từ Đông trãi dài sang Tây hoặc từ Nam lên Bắc khoảng hơn 20 ngôi chùa, tăng lữ hơn 1.000 người. Trong 1 Vương quốc quy mô nhỏ như vậy, nhưng có 1 lượng lớn đình chùa và tăng lữ, tại Termiz năm xưa Phật giáo rất phát triển. Nơi đây chính là di tích của Fergia, gần dòng sông Amu. Toàn bộ chùa xây dựng vuông góc khoảng 300 bộ phận: phòng tăng lữ, Phật đường và nhà bếp. Nhà bếp này vẫn giữ nguyên vết tích của bếp lò năm xưa, ngoài đáp ứng cho nhu cầu ăn uống của tăng lữ, nhà bếp còn phục vụ cơm chay cho khách vãng lai. Năm 1930 các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 1 bức tượng nổi tiếng tại Fergia. Gương mặt hiền hòa phúc hậu ẩn hiện dưới ánh trăng, khuôn mặt nhân từ. Chúng ta có thể đoán được tại nơi này, năm xưa Huyền Trang đã thực hiện cúng tế.
Vương quốc Quý Sương (Kushan) và tộc Nguyệt Thị: Khoảng cách đến Ấn Độ ngày càng gần, tiếng gọi của Phật Đà đang vang vọng. Cách Fergia không xa là 1 ngôi chùa với quy mô lớn hơn, đây gọi là Karaberri, ngôi chùa này xây dựng gần núi về phía dòng sông Amu. Do nằm giữa biên giới Uzberkistan và Afganistan ngày nay vẫn thuộc cấm địa quân sự. Tại khu vực Trung Á nơi đây được xem là di tích lịch sử được bảo tồn hoàn chỉnh nhất. Đi trong lối mòn của thành phố hoang phế này, dấu vết lịch sử năm xưa lại ùa về. Vùng này xưa kia từng là vương quốc Bactria. Trong điển tích cổ đại China, Bactria được gọi là Đại Hạ. Năm 128 BC, trước thời Huyền Trang khoảng 800 năm, Trương Kiên là người China đầu tiên đến nơi này. Dân tộc Nguyệt Thị vốn sống tại hành lang Hà Tây China, bị Hung Nô bắt nạt nên phải di cư đến vùng Đại Hạ xa xôi. Thời Hán Vũ Đế vì muốn liên lạc với dân Nguyệt Thị cùng nhau chống Hung Nô, Trương Khiên đã bắt đầu cuộc hành trình lịch sử. Sau khi bị dân Hung Nô bắt giam hơn 10 năm, Trương Khiên đã thoát được, sau đó tại dòng Amu, cuối cùng ông đã tìm được tộc người Nguyệt Thị. Lần theo dấu vết Trương Kiên là con đường mòn đi từ Đông sang Tây dần dần được hình thành và cũng chính thức hình thành Con Đường Tơ Lụa sau này. Khi Huyền Trang đi dạo tại ngôi chùa bên dòng sông Amu, điều mà người nhìn thấy không chỉ là ánh hào quang của Phật Đà, mà chắc chắn còn có cả hình bóng kiên cường bất khuất của Trương Khiên.
Tộc Nguyệt Thị không muốn đi về hướng Đông, mà cũng không muốn cùng Hán Vũ Đế lật đổ quân Hung Nô. Họ đã tìm thấy vương quốc mới của mình. Khi Hán Vũ đế và quân Hung Nô xảy ra chiến sự ở phía Đông, thì tại nơi đây, tộc Nguyệt Thị đã thành lập 1 vương triều Quý Sương. Vương triều Quý Sương sau đó kéo dài hơn 3 thế kỷ (30 – 375 AD). Vương quốc Quý Sương quý trọng Phật Pháp, tại nơi đây đã xảy ra sự thúc đẩy Phật Pháp. Tại phòng tăng lữ Karaberri, có thể thấy rõ nơi đặt nến năm xưa. Dưới ánh nến đó đã có lớp tăng nhân miệt mài đọc sách. Điện giảng dạy kinh Phật rộng lớn, hương khói nghi ngút, cao tăng thuyết pháp, thiện nam tín nữ tập trung đông đảo. Phật Tháp và tượng Phật nơi đây rất linh nghiệm thường có ánh hào quang.
Dọc theo Con Đường Tơ Lụa có thể nói chùa chiền chính là nơi trọ, nơi đây không những mang đến niềm tin, mà còn là nơi dừng chân cho lữ khách. Tại Termiz, rất có thể Huyền Trang và đội ngũ của ông đã dừng chân tại nơi này. Do được Kha Hãn Tây Đột Quyết bảo vệ, Huyền Trang vượt qua Đại Thảo Nguyên Trung Á 1 cách nhanh chóng. Suy đoán theo dòng lịch sử, có thể Huyền Trang đến nơi đây vào mùa hè. Vượt qua Triệt Ma Nhi Hãn, theo ghi chép của Huyền Trang, đoạn đường này khá xuôn xẻ nhưng những cực khổ gian truân trên đường, ai chưa từng nếm trãi thì khó mà tưởng tượng được. Mùa hè tại Termiz nhiệt độ có thể hơn 40 độ C, những người đi đường rất dễ bị trúng thực. Huyền Trang không dừng lại quá lâu ở vương quốc Termiz, sau khi bổ sung lương thực và nước uống thì lên đường ngay. Bên ngoài nông trại thành phố cổ Termiz, có 1 Phật tháp hoang tàn gọi là Tổ Nhĩ Mã Lạp, tương truyền được dựng nên bằng 1,2 triệu miếng đất sét, nay tháp đã hoang tàn nhưng vẫn có thể thấy được những miếng đất sét bên trong. Hơn 1.000 năm trước, nhất định nó phải là 1 ngôi tháp cao vời vợi. Mùa Hè Công nguyên 628, khi Huyền Trang rời khỏi Termiz, nhất định Huyền Trang ngoảnh nhìn tháp này. Một ngôi chùa chứng kiến vị tăng lữ trẻ đến từ Đại Đường hướng đến Ấn Độ theo đuổi lý tưởng của mình.
Phần 6: ĐẶT CHÂN LÊN THÁNH ĐỊA
Hoạt Quốc
Sau khi rời khỏi Termiz, Huyền Trang đặt chân đến Hoạt Quốc. Cũng như Termiz, Hoạt Quốc chịu sự quản lý của Tây Đột Quyết thế nhưng Huyền Trang không ngờ tại nơi này ông thấy 1 vụ mưu sát.
Mùa Hè Công nguyên 628, Huyền Trang vượt qua Đại Thảo Nguyên Trung Á, đi dọc theo bờ sông Amu cuối cùng đã đến Hoạt Quốc. Hoạt Quốc ngày nay nằm ở Afganistan. Khi ấy đồ đệ đi theo Đường Tăng ngoài ra còn có lính Đột Quyết. 2 người đồ đệ do Huyền Trang xuống tóc tại Cao Xương từ sau khi rời quê hương đã rong ruổi theo bước chân của Huyền Trang. Còn toán binh lính phụng mệnh Kha Hãn hộ tống Huyền Trang.
Đối với Huyền Trang, Hoạt Quốc mang tình cảm rất thân thiết trên hành trình của mình. Hoạt Quốc không chỉ thuộc phạm vi của Tây Đột Quyết mà người đứng đầu, chính là con trai lớn của Kha Hãn tên là Đạm Độ, vợ của Đạm Độ chính là em gái vua Cao Xương. Huyền Trang đã đến chậm 1 bước, em gái vua cao Xương đã qua đời, để lại 1 đứa con vị thành niên. Đạm Độ cũng mang trong người trọng bệnh. Đạm Độ bảo với tôi rằng nghỉ ngơi vài ngày, đợi sức khỏe ông ấy khá hơn, sẽ đích thân đưa tôi đi Ấn Độ. Thế nhưng Huyền Trang không ngờ rằng, mình sắp chứng kiến 1 vụ mưu sát. Theo ghi chép của Huyền Trang thì Đạm Độ sức khỏe vừa mới hồi phục thì cưới ngay 1 cô vợ trẻ. Cuộc hôn nhân này đã mang đến họa sát thân. Người vợ này câu kết với con Đạm Độ giết chồng mình. Con giết cha tước đoạt quyền lực. Huyền Trang chứng kiến 1 tấm bi kịch của luân lý đạo thường. Đứa trẻ vị thành niên kế ngôi cha cưới mẹ kế mình làm vợ. Quốc vương qua đời, quốc gia không tránh khỏi nguy hiểm. Huyền Trang ở đây hơn 1 tháng.
Phải vượt qua Đại Tuyết Sơn (nay là Hindu Kush)
Theo sự ghi chép, sau khi Huyền Trang đến A Phú Hãn (Afganistan ngày nay), bắt đầu hành trình thong thả hơn. Nhưng khi đặt chân vào Đại Tuyết Sơn, núi cao sừng sững, muôn vàn nguy hiểm, mưa tuyết không ngừng, đường đi rất khó, dọc đường nhiều ma quái đạo tặc khắp nơi, kết bè, kết lũ cướp của giết người. Đây là lần thứ 2, Huyền Trang băng qua Đại Tuyết Sơn. Đại Tuyết Sơn chính là Hindu Kush ngày nay. Phần lớn dãy núi nằm trong A Phú Hãn. Tại nơi này, Huyền Trang gặp bão tuyết. Trong cơn bão tuyết đi lạc, may gặp thợ săn dẫn đường vượt núi tuyết.
Vượt qua bão tuyết đặt chân đến Katushsi. Nước Katushsi nằm gần thủ đô A Phú Hãn ngày nay. Theo Đại Đường Tây Vực Ký, tại đây có 1 ngôi chùa rất lớn là Sa lô gia. Người dân bảo rằng có 1 vị hoàng tử đến từ China, đã từng sống tại nơi này. Tại nơi vạn dặm xa xôi, hình bóng quê nhà thấp thoáng ẩn hiện, bất chợt Huyền Trang rất xúc động. Tại nơi đây Huyền Trang vừa đi vừa nghĩ, trong khoảng nữa năm bắt đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên đế vương Quý Sương thống trị tại khu vực Kabul. Vua Quý Sương sùng đạo Phật nên Phật giáo nơi đây rất mạnh. Huyền Trang vừa thuyết giảng Phật pháp vừa viếng thăm các Thánh Tháp. Trên bờ sông Kabul, Huyền Trang thấy xá lợi của Phật Đà. Trong thành có các Trọng Cát. Có lớp bẩy báo và tháp nhỏ, Xá lợi Phật Đà được đặt trong thư cát này, được phân biệt rõ ràng đặt tại vị trí trang nghiêm, xá lợi Phật là thánh vật. Người dân địa phương thường dùng nó để tiên đoán tương lai. Huyền Trang cũng nhập gia tùy tục, dùng miếng lụa gói bẩy báo, ấn nhẹ đỉnh cốt. Theo ghi chép Tam Tạng Pháp Sư Truyện, ông ấy được 1 bản đồ cây bồ đề. TK 6 trước CN, Phật Tổ ngộ đạo dưới cây bồ đề. Với Huyền Trang đây là 1 điềm báo hiếm có và may mắn. Người đưa cho viên quản Bảo Tháp xem và bố trí thêm 1 số tiền. Hoặc đây cũng có thể là 1 cách kiếm thêm tiền, nhưng tấm lòng trung thành của Huyền Trang đối với Phật Tổ đã rõ ràng phần nào.
Phía sau núi Jalalabad có 1 thành phố kín đáo, người dân địa phương tương truyền rằng trong thành phố có thể thấy hình bóng của Phật Tổ. Do đường núi xa xôi lại thường có đạo tặc, rất ít người dám đi tới nơi đó. Nhưng Huyền Trang và 2 đệ tử đã đến, người muốn chứng kiến hình ảnh của Phật. Nếu không thấy bóng của Phật, tạm thời sẽ không rời khỏi. Theo ghi chép Tam Tạng Pháp Sư Truyện, bái hơn 100 lần không thấy bóng Phật, lại bái thêm 100 lần nữa không thấy bóng Phật, lại bái 200 lần, hang động chợt lóe ánh sáng, bóng Phật quả nhiên xuất hiện. Phật Tổ khoác áo cà sa màu vàng. Trong thế giới trần tục, Huyền Trang là người rất ý chí, ý chí kiên cường, rất ít khi bộc lộ tình cảm của mình, nhưng đứng trước Phật Tổ người trông ngây thơ như 1 đứa trẻ. Nếu nhìn dười góc độ người trần tục, chúng ta khó lòng tin được hình bóng Phật Tổ lại có thể hiện hình như vậy. Có thể do 1 điều kiện tự nhiên tạo nên ảo giác về ánh hào quang, nhưng trong ánh mắt Huyền Trang ảo giáo này mới chân thật và sâu sắc dường nào.
Đến sông Ấn. Mùa Thu 628, sau khi rời Trường An đúng 1 năm rưỡi Huyền Trang rốt cuộc đến được Thánh địa mơ ước. Ngày nay gần biên giới A Phú Hãn và Parkistan, dòng sông Kabul và dòng sông Ấn giao nhau. Nơi này thời cổ đại là cửa sông nổi tiếng, tương truyền khi Đại Đế Alexander Đông chinh, đã từ nơi này tiến vào lưu vực sông Ấn. Một ngàn năm sau, Huyền Trang và đồ đệ của ông cũng từ nơi này tiến vào sông Ấn. Khi Huyền Trang thấy sông Ấn vào mùa khô, dòng chảy cũng như ngày nay rất êm ả trôi. Sau khi vào Thánh Địa Ấn Độ, bên cạnh Huyền Trang chỉ còn 2 đồ đệ vì nơi đây không còn phạm vi cai trị của người Đột Quyết. Binh lính do Kha Hãn phái đi bảo vệ Huyền Trang đã quay về phía Bắc Thảo nguyên.
Càn Đà La (vương quốc cổ Gandhara), trung tâm Phật giáo Ấn Độ vào TK 1
Sau khi vượt qua sông Ấn không bao lâu, Huyền Trang đặt chân đến đất nước Càn Đà La nổi tiếng. Tại thánh địa Phật giáo nổi tiếng này, Huyền Trang cảm nhận nổi ưu tư chưa từng có, vì Phật giáo nơi đây đã điêu tàn. Càn Đà La là 1 cửa ngõ lớn thứ 2 của phía Bắc Ấn Độ. Văn hóa Hy lạp, La Mã và Ba Tư và văn hóa thảo nguyên giao thoa tại nơi này. Các nhà khảo cổ học chứng minh rằng di tích cổ Peshawar chính là trung tâm của Càn Đà La. TK 6 BC, đã từng có người sinh sống tại Peshawar, đường phố và cống rãnh, phòng ốc và cửa tiệm, nơi đây là 1 trong những thành phố sớm nhất của Nam Á. TK 4 BC Đại Đế Alexander Đông chinh, Peshawar chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp. TK 3 BC, vương triều Khổng Tước lại truyền Phật giáo tại nơi này, nhưng Phật giáo thực sự phồn thịnh tại Càn Đà La. Là người Đại Nguyệt Thị đến từ China, khi ấy Càn Đà La là trung tâm, không chỉ phát triển ở Quý Sương quốc huy hoàng 1 thời mà còn dựng nên Phật giáo lưu truyền muôn đời về sau. Thời kỳ đầu tiên của Phật giáo phản đối việc thờ tượng, tăng lữ thờ cúng Phật thông qua cây Bồ đề và Dấu chân Phật. Phật giáo hình thành được khoảng 500 – 600 năm về sau, tượng Phật đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Các học giả cho rằng tượng Phật đầu tiên rất có thể được khai sinh ở Quý Sương quốc, Càn Đà la.
Tại Viện Bảo Tàng Peshawar lưu giữ rất nhiều tượng Phật thời kỳ đầu: mũi cao, mắt sâu, tóc xoăn, áo khoác dài của người Hy Lạp. Hình tượng của Phật rất giống với các vị thần Hy Lạp thời cổ đại như Apollo. Đại Đế đã mang văn hóa Hy Lạp truyền vào Càn Đà la. Người dân Quý Sương trên cơ sở hấp thụ văn hóa Hy Lạp đã tạc nên tượng Phật đầu tiên, dáng vẻ trầm tĩnh, hiền từ, suy tư như xuyên qua thế giới vô hình. Càn Đà la thuộc về phía Bắc Parkistan ngày nay.
Gần đó có 1 thị trấn lưu giữ những di tích cổ xưa. Là khu di tích lớn nhất của tu viện Phật giáo được bảo tồn tại Parkistan. Năm 1980, nơi đây được UNESCO phong là di sản văn hóa thế giới. Trên đỉnh đồi là 1 ngôi chùa riêng biệt, làm người ta liên tưởng sự huy hoàng của Phật giáo nơi này năm xưa. Công nguyên TK 1 đến TK 2, vị hoàng đế đầu tiên là Ca Nị Sắc Ca (Kanishka I) đã làm cho Phật gíao trở nên hưng thịnh. Vua Ca Nị Sắc Ca sùng Phật Pháp nên đã đẩy mạnh hoạt động Phật giáo. Chính trong lúc này, nhà Hán đã chinh phục Tây Vực, hình thành nên Con Đường Tơ Lụa, do nhân duyên Phật giáo được truyền sang China thông qua Con Đường Tơ Lụa. Sự dung hòa nền văn hóa văn minh Hy Lạp và Ấn Độ đã tạo nên nghệ thuật độc đáo tại Càn Đà La. Trong lịch sử văn minh nhân loại đây là trang sử hết sức huy hoàng của nghệ thuật Phật giáo China bắt nguồn từ Càn Đà La. Người Quý Sương (Kushan) cổ đại không chỉ sáng tạo những bức tượng Phật đầu tiên mà còn phát triển Phật giáo đến đỉnh cao. Càn Đà La trở nên trung tâm Phật Giáo của Ấn Độ.
Thế nhưng vào TK 7, khi Huyền Trang đến Càn Đà La Phật Giáo đã bắt đầu suy tàn, vương tộc đã tuyệt khẩu đi vào quên lãng. Chùa chiền tuy nhiều nhưng cũng đã điêu tàn. Tháp chùa siêu đổ, đình miếu tan nát. Đối với tăng lữ thì Càn Đà La là 1 nơi thần thánh. Sự huy hoàng năm xưa đã tan biến. Tâm trạng Huyền Trang đầy tiếc nuối. Công nguyên TK 5 người Bạch Hung Nô đến từ Đại Thảo nguyên Âu Á chinh phục Càn Đà La, dân du mục không tin Phật Giáo, đã tàn phá đình miếu tại nơi này. Chùa chiền bị thiêu rụi, tăng lữ bị phiêu linh khắp nơi.
Gần Peshawar có 1 ngôi chùa tên Rawlian, nơi đây cũng được xem di sản văn hóa thế giới vào thời Quý Sương. Nơi đây, vào thời kỳ Phật giáo thịnh hành, nơi đây là Tu Viện, học trò đều là vương tôn quý tộc. Đây là nơi giảng dạy kinh Phật năm xưa, những bức tượng làm bằng bùn cát đã hoang phế, những còn phảng phất dư vị trịnh trọng, huyền bí năm xưa. Các nhà khảo cổ học suy đoán rằng nơi đây là nơi tắm rửa. Theo giảng dạy của kinh Phật. Trong mọi sự kiện trọng đại, tăng lữ phải tắm rửa sạch sẽ. Người dân địa phương tương truyền rằng, Huyền Trang năm xưa đã tại đây giảng kinh Phật, có thể đây chỉ là sự suy đoán. Theo sử sách ghi chép Huyền Trang đến nơi này Phật giáo đã suy tàn, dân cư tại đây thường tín ngưỡng là Ấn Độ Giáo. Trong thành hoang tàn dân cư ít ỏi, dân cư theo ngoại đạo, tín ngưỡng Phật Giáo không nhiều. Rawlian được xây dựng tại 1 ngọn núi hoang vắng, dưới chân núi là con đường thông tới Ta xi la. Suy đoán dưới góc độ vị trí địa lý thì năm xưa Huyền Trang đã dừng chân tại nơi này, chùa chiền đã hoang tàn, Huyền Trang thấy trầm tư. Trong cảnh vật huy hoàng năm xưa, ngàn xưa cho đến nay, các vị Đại Pháp Sư trong Ấn Độ đều được đào tạo tại nơi này. Trong Đại Đường Tây Vực Ký đã miêu tả lại rằng: “Nơi đây có nhiều dấu vết thánh tích, phía ngoài thành khoảng 8 – 9 dặm có 1 cây Bồ Đề lớn, Phật Tổ từng ngồi dưới gốc cây hướng về phía Nam. Phía Nam cây Bồ Đề có 1 ngôi tháp do vua Ca Nị Sắc Ca dựng nên. Phía Tây Nam Phật Tháp có 1 tượng Phật bằng đá màu trắng, thường phát ra ánh sáng”. Hơn 1.000 năm