Hành động nói (tiếp theo)
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG – Xem lại phần Kiến thức cơ bẳn cần nắm vững đã được trình bày trong bài học trước (Bài 23). – Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó. Câu trần thuật được dùng để thực hiện hành ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
– Xem lại phần Kiến thức cơ bẳn cần nắm vững đã được trình bày trong bài học trước (Bài 23).
– Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó. Câu trần thuật được dùng để thực hiện hành động trình bày ; câu nghi vấn được dùng để thực hiện hành động hỏi; câu cầu khiến được dùng để thực hiện hành động điều khiển và câu cảm thán được dùng để thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc. Lúc này các kiểu câu được dùng trùng hợp với hành động nói. Ta gọi đó là trường hợp kiểu câu được dùng theo lối ữực tiếp.
– Nhưng cũng có những trường hợp kiểu câu được dùng không tương ứng với hành động nói. Đó là lúc dùng câu nghi vấn để thực hiện hành động điều khiển, hoặc dùng câu nghi vấn để bộc lộ cảm xúc. Ta gọi đó là trường hợp kiểu câu được dùng theo lối gián tiếp. Ví dụ:
+ Cho mình mượn cái hút được không?
(Dùng kiểu câu nghi vấn để thực hiện hành động điều khiển)
+ Có ai khổ như tôi thế này không?
(Dùng kiểu câu nghi vấn để thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc)
Đây là những trường hợp kiểu câu được dùng theo lối gián tiếp.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Những câu nghi vấn có trong bài Hịch tướng sĩ và mục đích nói của từng câu là:
– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
Mục đích: khẳng định không thể vui vẻ được.
– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?
Mục đích: khẳng định không thể không vui vẻ được.
– Vì sao vậy?
Mục đích: Nêu vấn đề để giải thích.
– Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?
Mục đích: khẳng định sự nhục nhã, đớn hèn, xấu xa của những kẻ cam tâm không biết rửa nhục, không lo trừ hung và không chịu đôn đốc binh sĩ luyện tập theo sách Binh thư yếu lược.
2. Các câu trần thuật với mục đích cầu khiến trong bài tập là:
a) Đoạn trích thứ nhất
– Hễ còn một tên xâm lược… quét sạch nó đi.
– Quân và dân miền Bắc… miền Nam ruột thịt.
Tác dụng:
– Như những lời bộc lộ tâm sự, giãi bày.
– Và thể hiện được sự gần gũi giữa lãnh tụ với quần chúng nhân dân.
b) Đoạn trích thứ hai
Điều mong muốn cuối cùng… sự nghiệp cách mạng thế giới.
Tác dụng:
– Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc Bác ra đi.
– Như những lời bộc lộ tâm sự, nguyện vọng của Bác đối với Đảng, với nhân dân.
3. Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích và việc thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn với Dế Choắt có thể được xác định như sau:
– Song, anh có cho phép em mới dám nói.
(Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn.)
– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
(Lời nói bề trên, hách dịch.)
– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…
(Lời đề nghị nhã nhặn, lịch sự.)
– Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
(Lời mắng nhiếc mang tính hống hách, huênh hoang.)
4. Khi chọn cách hỏi đường đưa ra trong bài tập, các em cần chú ý một số điểm sau:
– Là lời người ít tuổi hỏi người lớn tuổi hơn.
– Thể hiện được sự văn minh, lịch sự, lễ phép.
– Bộc lộ rõ mục đích lời hỏi.
Dựa theo các đặc điểm trên, các em có thể lựa chọn câu sau để hỏi đường:
– Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
Lời nói này đã có được:
– Cách xưng hô phù hợp với lứa tuổi: bác – cháu
– Lời lẽ lịch sự, lễ phép: có thể, không ạ
– Thể hiện rõ được mục đích: bưu diện ở đâu
5. Khi người nói đã đề nghị "Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?", ta có thể chọn cách sau để đáp lại:
– Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: "Mời anh" (hoặc: Mời chị, Mời bác..)
Mai Thu