06/02/2018, 10:06

Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)

Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Nguyễn Ái Quốc là tên gọi và cũng là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945. 2 . Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiêng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm ...

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyễn Ái Quốc là tên gọi và cũng là bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945.

2. Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiêng Pháp, xuất bản tại Pa-ri năm 1925, lần đầu tiên dịch và xuất bản bằng tiêng Việt tại Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam. Nội dung tác phẩm nói lên nỗi khốn cùng của những người dân nô lệ và kết án thực dân Pháp phạm tội ác tày trời trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

3. Đoạn trích thuộc chương 1 có nhan đề Thuế máu của cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Văn bản được đặt tên là Thuế máu, trùng với tên chương 1. Cách đặt tên chương đã vạch trần tính chất dã man của một loại thuế đặc biệt mà thực dân Pháp đánh vào dân thuộc địa: Thuế máu.

Tên các phần trong văn bản cũng góp phần tố cáo bộ mặt thực dân Pháp, làm rõ tính chất dã man của thuế máu đánh vào người dân thuộc địa.

– Phần 1 chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết cho bọn tướng tá thực dân.

– Phần 2 tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa.

– Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị.

Cả 3 phần làm nổi bật tính chất dã man của Thuế máu đánh vào dân thuộc địa.

2. Thái độ của các quan cai trị thực dân với người dân thuộc địa là một thái độ đổi thay đột ngột khiến người ta phải nghi ngờ sự chân thành. Trước đó, người dân thuộc địa chỉ là những kẻ "bẩn thỉu", giỏi lắm chỉ là phu kéo xe và ăn đòn ; thế mà bỗng biến thành những đứa "con yêu", những người "bạn hiền", thậm chí nhảy lên địa vị vinh dự chót vót: "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do", sở dĩ có sự thay đổi đó vì bọn thực dân thống trị đang cần những người dân thuộc địa đi làm bia đỡ đạn cho họ.

Để được gọi bằng những cái tên mĩ miều, người dân thuộc địa đã phải trả giá đắt: phải lìa bỏ quê hương ; phải phơi thây trên các bãi chiến trường ; phải chết chìm trên biển, trên những vùng đất xa lạ "lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế" ; phải làm lụng kiệt sức "khạc ra từng miếng phổi, chẳng khác gì hít phải hơi ngạt vậy". Tám vạn người đã chết, một con số đầy máu và nước mắt.

3. Những thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân:

– Tiến hành vây ráp, bắt giam, cưỡng bức phải đi lính.

– Lợi dụng việc bắt lính để tham nhũng.

– Bắt con nhà nghèo. Tống tiền con nhà giàu.

– Rêu rao là người dân tình nguyện "tấp nập đầu quân".

Thực chất, người dân không hề tình nguyện như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền. Họ tìm đủ mọi cách để không bị bắt đi lính. Họ bị xích tay điệu về tỉnh lị ; họ bị nhốt và áp tải xuống tàu, họ biểu tình, bạo động.

4. Kết quả của sự hi sinh là một con số không. Họ lại trở về "giống người bẩn thỉu" như trước khi xảy ra chiến tranh. Họ bị lột hết của cải, bị đánh đập, bị đối xử như súc vật, bị đuổi đi một cách trắng trợn: "cút đi!". Họ không được hưởng một chút công lí và chính nghĩa nào mà chính họ phải dùng tính mạng của mình để bảo vệ.

Sự đối xử của bọn thực dân là vô cùng dã man. Chúng đã bóc lột xong thuế máu, chúng quên ngay những lời tâng bốc, xu nịnh và đối xử hết sức vô nhân đạo với những người chúng phải mang ơn.

5. Các phần trong chương đều tập trung tố cáo việc bắt lính phục vụ cho chiến tranh. Sự lừa bịp của bọn thống trị đã bị vạch trần. Các lời tuyên bố của chúng mâu thuẫn với việc chúng làm. Người bản xứ đã chết thê thảm cho cuộc chiến tranh. Người bản xứ không hề tình nguyện như bọn thống trị rêu rao. Họ bị bắt lính và sau khi chiến tranh kết thúc, họ lại frở lại vị trí hèn mọn, bị ngược đãi, bị đối xử như súc vật. Kết quả của sự hi sinh là con số không.

Tác giả đã dùng giọng văn châm biếm, dùng các hình ảnh so sánh, mỉa mai để vạch trần sự lừa mị, tráo trở của bọn thực dân cai trị. Bằng nhiều nguồn tư liệu của đồng nghiệp, của chính bọn thống trị nói ra (phủ Toàn quyền Đông Dương, một quan cai trị), của tình hình thực tế ở châu Á, châu Âu, châu Phi,… tác giả đã tố cáo một cách đanh thép tội ác bóc lột thuế máu dã man của thực dân Pháp.

6. Đoạn trích là một văn bản chính luận, nhưng rất giàu yếu tố biểu cảm.

Yếu tố biểu cảm thể hiện trong thái độ mỉa mai, châm biếm, đả kích kẻ thù. Chiến tranh hết sức ác liệt thì được gọi là "chiến tranh vui tươi", cảnh chết chìm vì tàu bị trúng ngư lôi thì được gọi là "chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi" ; bãi chiến hường hoang vu được gọi là "những miền hoang vu thơ mộng" ; kẻ thống trị hiểm độc được gọi là "quan phụ mẫu nhân hậu",…

Yếu tố biểu cảm còn được bộc lộ trực tiếp qua những từ ngữ có tính khẩu ngữ: lập tức, đùng một cái, đây, ấy thế mà,…

Yếu tố biểu cảm thể hiện bằng thái độ thẳng thắn chất vân: Sao lại nướng họ ở miền xa xôi ấy? Tại sao có cảnh tốp thì bị xích tay? Phải chăng là… không ngần ngại? Chẳng phải… đó sao?

Yếu tố biểu cảm thể hiện trong sự tin tưởng: "Chúng tôi chắc rằng thương binh và quả phụ chiến tranh sẽ đá văng món quà nhơ nhớp ấy và nhổ vào mặt kẻ tặng quà".

Yếu tố biểu cảm đã làm cho bài văn có sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục.

Mai Thu

0