06/02/2018, 10:06

Bài 25 – Ôn tập văn nghị luận

Bài 25 – Ôn tập văn nghị luận Hướng dẫn 1. Đọc lại các bài văn nghị luận đã học và điền vào bảng kê: Số TT Tên bài Tác giả Đề tài nghị luận Luận điểm chính Phương pháp lập luận 1 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ ...

Bài 25 – Ôn tập văn nghị luận

Hướng dẫn

1. Đọc lại các bài văn nghị luận đã học và điền vào bảng kê:

Số

TT

Tên

bài

Tác

giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm chính

Phương pháp lập luận

1

Tinh thần yêu nước của

nhân dân

ta

Hồ Chí Minh

Bàn về lòng yêu nước của nhân dân ta

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Dùng lí lẽ có kèm theo những hình ảnh so sánh, để nêu vấn đề và tổng kết vấn đề. Dùng nhiều dẫn chứng thực tế từ xưa tới nay để chứng minh.

2

Học cơ bản

mới có thể trở thành

tài lớn

Xuân

Uyên

Mỗi người cần học tập tốt những điều cơ bản nhất để làm nền tảng cho tài năng phát triển.

Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.

Câu mở đầu nêu vấn đề bằng cách lập luận đối lập. Phần thân bài nêu dẫn chứng bằng cách thuật lại câu chuyện học vẽ của Đơ-vanh-xi. Phần kết sử dụng phép lập luận nhân quả.

3

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đặng

Thai

Mai

Bàn về sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tiếng Việt giàu và đẹp về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp do đó có một sức sống mạnh mẽ.

4

Đừng sợ vấp ngã

Bàn về sự thất bại và sự thành công ở đời.

Đừng sợ vấp ngã. Chớ sợ thất bại, chỉ có sự thiếu cố gắng vươn lên mới là đáng

sơ.

Dùng lí lẽ và nhiều dẫn chứng thực tế để khẳng định đừng sợ vấp ngã mà phải cố gắng vươn lên.

5

Không sợ sai lầm

Hồng

Diễm

Bàn về thái độ cần có trước những sai lầm.

Không sợ sai lầm. Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

Chủ yếu dùng lí lẽ để chứng minh vấn đề.

6

Đức

tính giản dị của

Bác Hồ

Phạm

Văn

Đồng

Bàn về đức tính giản dị của Bác Hồ.

Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị, khiêm tốn của Hồ Chủ Tịch.

Nêu vấn đề rồi dùng nhiều dẫn chứng để chứng minh tính giản dị của Bác trong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.

7

Ý nghĩa của văn chương

Hoài

Thanh

Bàn về ý nghĩa và tác dụng của văn chương trong đời sống con người.

Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người và thương muôn

vật, muôn loài. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.

Dùng lí lẽ dùng lời văn giàu cảm xúc và hình ảnh để khẳng định vấn đề.

2. Nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận đã học:

– Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Bác Hồ đã dùng lí lẽ có kèm theo những hình ảnh rất độc đáo, rất sáng tạo để nói về lòng yêu nước, làm cho vấn đề trở nên thật cụ thể và dễ hiểu. Tác giả cũng nêu ra nhiều dẫn chứng thực tế từ xưa đến nay để chứng minh. Lời văn rất trong sáng và mạch lạc.

– Bài Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn chỉ dùng một câu chuyện học vẽ của L. Đơ-Vanh-xi nhưng cũng đủ để rút ra một kết luận có sức thuyết phục cao: mỗi người cần học tốt các điều cơ bản để làm nền tảng cho tài năng phát triển một cách vững vàng.

– Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt đã dùng lí lẽ kết hợp với các dẫn chứng thật xác đáng về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

– Bài Đừng sợ vấp ngã đã dùng nhiều dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử của một số nhân vật đã thành công, đã nổi danh để chứng minh sự vấp ngã chẳng có gì đáng sợ, vấp ngã rồi mà biết rút ra bài học mà cố gắng vươn lên vẫn thành đạt vẻ vang.

– Bài Không sợ sai lầm chủ yếu dùng lí lẽ để chứng minh vấn đề.

– Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ có lời văn trong sáng, khúc chiết, giàu cảm xúc đã chứng minh tính giản dị của Bác Hồ thể hiện nhiều mặt: mặt sinh hoạt, mặt quan hệ với mọi người, mặt nói năng và viết lách.

– Bài Ý nghĩa của văn chương dùng lí lẽ xác đáng giàu hình ảnh và cảm xúc để khẳng định vấn đề.

3. a)

Thể loại

Yếu tố

Truyện

Cốt truyện; Nhân vật; Nhân vật kể chuyện.

Nhân vật, Nhân vật tự kể.

Thơ tự sự

Nhân vật; Nhân vật tự kể (Thơ tự sự cũng có khi có cốt truyện như Truyện Kiều chẳng hạn).

Vần nhịp.

Thơ trữ tình

Vần, nhịp

Tùy bút

Thường là tác giả tự biểu lộ ý nghĩ, cảm xúc.

Nghị luận

Luận điểm, luận cứ.

b) Sự khác nhau căn bản giữa văn bản nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình:

– Văn nghị luận chủ yếu dùng lí lẽ, dẫn chứng và cách lập luận để thuyết phục người đọc.

– Văn tự sự chủ yếu là kể chuyện nên thường có cốt truyện, nhân vật. Thơ tự sự còn có thêm vần, nhịp. Văn thơ trữ tình chủ yếu thể hiện cảm xúc của người viết.

c) Những câu tục ngữ trong bài 18 và 19 bàn về các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết, các vấn đề về canh tác hoặc các vấn đề về xã hội, về con người, nên có thể xem như đó là những văn bản nghị luận đặc biệt.

Ghi nhớ:

Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật, hay về ý kiến của người khác. Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc. Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. Các phương pháp lập luận chính thường gặp là: chứng minh, giải thích.

Kết quả cần đạt

  • Nắm được đề tài, luận điểm, phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học. Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác. Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
  • Nắm được cách dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.
  • Đánh giá đúng ưu, khuyết điểm của bài tập làm văn số 5 theo yêu cầu của bài văn lập luận chứng minh.
  • Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.

Mai Thu

0