25/05/2018, 17:37

Giống đậu tương Đ2101

- có TGST trung ngày từ 90 - 100 ngày, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây chống đổ, chống chịu sâu, bệnh tốt. - Giống Đ2101 có số quả/ cây nhiều từ 28 - 42 quả và có khối lượng 1000 hạt lớn (170 - 185 gam), hạt màu vàng đẹp, có chất lượng hạt khá ...

 

- có TGST trung ngày từ 90 - 100 ngày, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cứng cây chống đổ, chống chịu sâu, bệnh tốt.
- Giống Đ2101 có số quả/ cây nhiều từ 28 - 42 quả và có khối lượng 1000 hạt lớn (170 - 185 gam), hạt màu vàng đẹp, có chất lượng hạt khá (protein 41,0% và lipid 19,9%).
- có tiềm năng đạt năng suất cao (20 - 26 tạ/ha).
- Là giống thích hợp với gieo trồng cho vụ Xuân và vụ Đông.

Giống Đ2101 thích hợp với điều kiện gieo trồng ở các tỉnh phía Bắc cho vụ Xuân và vụ Đông , cụ thể: Vụ Xuân nên đưa vào chân đất bãi ven sông , đất chuyên màu hàng năm... vụ Đông trên chân đất 2 vụ lúa theo công thức: Lúa Xuân + Lúa Mùa sớm + đậu tương Đông Đ2101 ( có thể vận dụng kỹ thuật không làm đất , kỹ thuật gieo vãi đang được phổ biến ngoài sản xuất )...

1.  Thời vụ:

+ Để đạt được năng suất cao vụ Xuân gieo từ 20/2 đến 1/3
+ Vụ Đông gieo thời vụ từ 15/9 đến 25/9 , mật độ là 40 - 50 cây/m2 với lượng phân bón đầu tư cho 1 ha là 40kgN: 60kgP2O5: 40kgK2O.

2.  Làm đất:

Đất được cày bừa kỹ , làm sạch cỏ , lên luống rộng 1 , 0 hoặc 1 , 4m tuỳ điều kiện canh tác của mỗi vùng. Trong điều kiện vụ đông có thể gieo trồng trên đất ướt sau khi thu lúa mùa.

3. Mật độ:

+ Lượng giống: 55 - 60 kg/ ha.
+ Mật độ: 20 - 30 cây/m2 cho vụ Xuân;
40 - 50 cây/m2 cho vụ Đông.

4. Phân bón cho 1ha:

Đạm Urê: 85 - 90 kg , Supelân : 300 - 310kg , Kaliclorua: 80 - 85kg , Phân chuồng: 6 - 8 tấn , nếu có ( 40kgN: 60kgP2O5: 40kgK2O )

- Cách bón:+ Bón lót hết tất cả phân lân +1/2 đạm và 1/2 kali.
+ Bón thúc 1/2 đạm và 1/2 kali , phối hợp vun xới lần 2 ( Vụ đông nên bón phân sớm , tập kết trong 30 ngày sau gieo )

5.  Chăm sóc:

+ Xới nhẹ lần 1 khi cây có 1 - 2 lá kép.
+ Xới vun lần 2 khi cây chuẩn bị ra hoa..
- Tưới tiêu: luôn luôn giữ ẩm cho đất trong quá trình gieo trồng.

6.  Phòng trừ sâu bệnh:

Phun thuốc khi phát hiện có sâu bằng Ofatox , Filitox , Regent , Shepar.... Trừ bệnh bằng Zinep , Kasuran 0 , 2 - 0 , 3%

7. Thu hoạch:

Thu hoạch khi bộ lá chuyển sang màu vàng và rụng xuống mặt ruộng , trên thân có khoảng 2/3 số quả già trên cây vỏ quả chuyển sang màu vàng , nâu xám. Lúc thu hoạch dùng liềm cắt sát mặt đất đem về phơi vào những ngày khô ráo để đảm bảo chất lượng hạt , dải đều cây trên mặt sân ngay cho đậu khô ráo , không để thành đống vì cây đậu có độ ẩm cao sẽ dễ tiếp nhận nhiệt làm cho quả bị men mốc , chất lượng hạt kém.
Hạt đậu làm giống đập ra phơi trên nia , bạt... Tránh phơi trực tiếp trên sân gạch , xi măng , đảm bảo đạt độ ẩm hạt 12% , sau đó cất giữ và bảo quản hạt giống nơi khô ráo. Nếu làm thương phẩm có thể bán ngay cho người tiêu dùng.

Sâu, bệnh hại cây đậu tương Đ2101

1. Sâu hại 

a. Sâu xám

- Triệu chứng: Thường cắn ngang thân cây. Phá hại nặng vụ Xuân , vào thời kỳ cây con.
- Cách pháp phòng trừ: Làm đất kỹ để diệt nhộng và sâu non thường cách mặt đât khoảng 4-6 cm. Có thể dùng thuốc hoá học trừ diệt sâu non và sâu tuổi 1-3. Với sâu tuổi 4-5 , tổ chức bắt vào buổi sáng sớm.

b. Ruồi đục thân:

- Triệu chứng: phá hại ở các bộ phận của cây như lá hoặc thân.
- Biện phấp phòng trừ: Luân canh với các cây trồng khác như lúa… Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC , BiAn 50EC… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì , nhãn hiệu mác.

c. Sâu đục quả:

- Triệu chứng: Sâu phá hại khi cây có quả non , hạt mới hình thành bị sâu đục không phát triển nữa.
- Phương pháp phòng trừ sâu non: Phun thuốc sớm trừ sâu non bằng Surpacide 40ND , Dipterex. Luân canh với các cây trồng không phải là ký chủ của sâu đục quả , chọn thời vụ trồng thích hợp.

d. Sâu hại lá ( sâu xanh , sâu khoang , sâu cuốn lá ).

- Triệu chứng: gây hại trên lá
- Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như BiAn 40EC , BiAn 50EC , Sherpa , Polytin , Oncol… theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác…

e. Bọ xít xanh:

- Triệu chứng: Chích hút lá , quả làm lá sinh trưởng kém , quả lép , không chín được.
-Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại thuốc hoá học như BiAn 40EC , BiAn 50EC , Padan 95SP , Dipterex... theo liều khuyến cáo.

2. Bệnh hại

a. Bệnh rỉ sắt:

- Nguyên nhân: Do nấm.
- Triệu chứng: Cây bị bệnh xuất hiện đốm nâu ở mặt dưới lá. Bào tử nấm phát triển trong vết bệnh , làm giảm diện tích quang hợp của lá làm lá vàng , mất khả năng quang hợp , rụng quả sớm , làm giảm số lượng và trọng lượng hạt.
- Biện pháp phòng trừ: có thể dùng các loại thuốc hoá học như Score 250ND , Zineb , Boocđo... theo liều khuyến cáo ghi ngoài bao bì nhãn mác.

b. Bệnh lở cổ rễ:

- Nguyên nhân: Do nấm.
- Triệu chứng: ở cổ rễ có một lớp sợi trắng , cây bị vàng úa và bị chết.
- Biện pháp phòng trừ : xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo.

c. Bệnh héo cây con hoặc héo khô cây :

Bệnh có thể tấn công cây suốt thời kì sinh trưởng của cây , cây con bị thiệt hại nặng nhất. Ở gốc thân cây con thường bị úng và teo tóp lại , cây bị ngã ngang khi lá đang xanh tươi , sau đó lá héo. Bệnh thường phát triển mạnh vào khoảng 5-10 ngày sau gieo. Cây lớn , bệnh thâm nhiễm ở thân , làm cho mô vỏ bị thối hay nâu đen , viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ , phần bệnh hơi lõm vào , sau thân bị nứt ra , lá cháy khô rồi rụng dần.
Cách phòng trừ: Phun thuốc Validan 3DD - 5 DD vào gốc ngay khi bệnh mới xuất hiện , những ruộng đậu có tủ rơm từ vụ lúa có bệnh đốm vằn cần phun ngừa sớm.
Không trồng đậu quá dày và vệ sinh đồng đất thật kỹ.
Nên luân canh với cây trồng khác , chọn giống kháng , ruộng thoát nước tốt. Xử lý hạt giống với Zineb , Mancozeb nồng độ 100gram thuốc cho 10kg hạt.
Có thể sử dụng dung dịch phèn xanh với vôi bột , theo tỷ lệ 1:1 để xử lý đất trước khi xuống giống.

d. Bệnh khảm vàng:

Khi cây bị bệnh khảm vàng thường ít hoa , quả chín muộn , số quả trên cây , số hạt trên quả và trọng lượng hạt đều giảm. Cuối cùng nghiên cứu cho thấy sự thiệt hại tùy thuộc thời gian nhiễm bệnh. Nếu cây nhiễm bệnh trước 7 tuần tuổi , năng suất giảm từ 20-70% , nhưng sau 8 tuần thì không ảnh hưởng tới năng suất.
Phòng trừ bệnh khảm vàng: phương pháp hữu hiệu là trồng giống kháng. Đối với những giống có thể chống chịu tốt cũng phải được lựa chọn lại ít nhất là sau 4 vụ gieo trồng. Khi trên ruộng xuất hiện cây bệnh , cần kịp thời nhổ bỏ , dùng thuốc triệt hạ.

e. Bệnh đốm lá do nấm Sercostora

gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Bệnh xuất hiện khá muộn. Xuất hiện khi cây ở thời kì hình thành nụ cho tới khi thu hoạch. Một số nghiên cứu cũng cho thấy nếu hạn chế được nấm trên lá thì sẽ làm tăng năng suất 50-60%.
Biện pháp phòng trừ : Một số loại thuốc đã cho công dụng khá cao như Dapronin , Pamistin , Alvin , Tilt ... Thời gian phun thuốc phòng bệnh là 20 - 30 đến 40 ngày sau

f. Một số bệnh khác

Gỉ sắt , sương mai , đốm nâu hại lá : Dùng thuốc Zinheb , Tilsupper
Lở cổ rễ đậu: Dùng Validamicin để trị.

0