Nuôi thích nghi bò sữa
Kinh nghiệm nuôi thích nghi bò sữa gốc ôn đới ở các nước nhiệt đới Nhìn chung, kinh nghiệm nuôi thích nghi bò sữa gốc ôn đới ở các nước nhiệt đới khác nhau cho thấy những bò sữa cao sản gốc ôn đới không thể phát huy hết tiềm năng cho sữa của mình trong điều kiện nhiệt đới do ảnh hưởng ức chế của ...
Kinh nghiệm nuôi thích nghi bò sữa gốc ôn đới ở các nước nhiệt đới
Nhìn chung, kinh nghiệm nuôi thích nghi bò sữa gốc ôn đới ở các nước nhiệt đới khác nhau cho thấy những bò sữa cao sản gốc ôn đới không thể phát huy hết tiềm năng cho sữa của mình trong điều kiện nhiệt đới do ảnh hưởng ức chế của stress nhiệt và chất lượng thức ăn thấp. Lý do cơ bản đầu tiên là năng suất sữa càng cao thì nhiệt sinh ra càng nhiều (ít nhất 40% năng lượng hấp thu phải được giải phóng ra khỏi cơ thể dưới dạng nhiệt) mà trong môi trường càng nóng ẩm thì sự thải nhiệt càng bị trở ngại. Khả năng thải nhiệt của bò sữa gốc ôn đới còn bị hạn chế do tỷ diện bề mặt da (diện tích da/thể trọng) thấp (do thể trọng lớn và thường không có yếm, ít nếp nhăn). Chính vì thế trong mỏi trường nóng ẩm con vật buộc phải hạn chế lượng thu nhận thức ăn để giảm sinh nhiệt, do vậy mà sức sản xuất sữa bị giảm sút.
Kết quả nuôi thích nghi bò Holstein và bò Jersey ở các nước nhiệt đới khác nhau cho thấy ở những vùng càng nóng ẩm (chỉ số nhiệt ẩm THI cao) thì khả năng cho sữa của những bò này càng giảm xuống. Liên quan giữa điều kiện khí hậu và năng suất sữa của bò ôn đới có thể thấy được qua bảng dưới. bò Holstein
Hơn nữa, thức ăn, đặc biệt là thức ăn thô ở các nước nhiệt đới thường có chất lượng không cao. Do bò sữa cao sản gốc ôn đới đã được chọn lọc ỉâu dài trong điều kiện thức ăn tốt nên dung tích đường tiêu hoá thấp hơn nhiều (khoảng 33%) so với bò nhiệt đới có cùng thể trọng. Cho nên ngay cả khi mát mẻ bò sữa gốc ôn đới cũng không ăn được nhiều thức ăn thô nhiệt đới. Do khối lượng và chất lượng thức ăn thu nhận (nguyên liệu tạo sữa) thấp nên năng suất sữa của bò ôn đới nuôi trong điều kiện nhiệt đới sẽ giảm xuống. Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến năng suất sữa của bò Holstein (Johnson, 2000)
Mặt khác, sức kháng bệnh tự nhiên của bò ôn đới rất thấp trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm vốn không phải là xuất xứ của chúng. Bò ôn đới khi nhập vào vùng nhiệt đới thường mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh kí sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa. Bệnh tật đối với bò sữa ôn đới càng trở nên trầm trọng hơn ở những nước không có ngành thú ý tốt hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khoẻ cho bò sữa.
Tổng kết tình hình nuôi bò sữa gốc ôn đới trong điều kiện nhiệt đới, Syrstad (2000) có nhận xét như sau:
Trong một vài trường hợp việc nhập nội nuôi thuần chủng các giống bò ôn đới trong điều kiện nhiệt đới đã thành công, nhưng phần đa các trường hợp đã dẫn đến thất vọng và đôi lúc mang lại thảm hoạ. Bệnh tật, tỷ lệ chết cao, sinh sản kém là những hiện tượng phổ biến đối với bò ôn đới nhập nội cũng như các thế hệ-con cháu của chúng. Những con sống được cũng không cho được mức sản xuất như mong đợi. Con gái sinh ra trong điều kiện nhiệt đới thường cho năng suất thấp hơn mẹ của chúng được nhập khi còn là bò tơ. Rõ ràng bò ôn đới có vấn đề về thích nghi trong điều kiên nhiệt đới. Do vậy bò sữa ôn đới thuần chỉ nên nuôi ở những nơi mà stress nhiệt không lớn, có điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và thú y tốt.
Kinh nghiệm nuôi thích nghi bò sữa ở Việt Nam
Vào đầu những năm 1920 bò Sind đã được nhập vào Việt Nam. Trong thời gian 1985 – 1987 nước ta nhập tiếp một số bò Sind và bò Sahiwal từ Pakistan. Số bò này được nuôi ở nông trường Hữu nghị Việt Nam – Mông cổ, Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây) và Nông trường bò giống miền Trung (Ninh Hoà, Khánh Hoà) để tham gia chương trình Sind hoá đàn bò Vàng Việt Nam nhằm tạo ra đàn bò Lai Sind làm nền cho việc gây tạo bò sữa và bò thịt tiếp theo. Kết quả nuôi thuần chủng cho thấy bò Sind và bò Sahiwal (gốc nhiệt đới) rất thích nghi với điều kiện khí hậu và chăm sóc, nuôi dưỡng của Việt Nam. Bò cái Sind và Sahiwal có thể nuôi thuần để khai thác sữa, còn bò đực có thể dùng để cải tạo đàn bò vàng Việt Nam (Sind hoá) vì con lai sinh ra (bò Lai Sind) có nhiều ưu điểm về tầm vóc và sức sản xuất so với bò nội.
Bò lang trắng đen Trung Quốc cũng đã được nhập (năm 1958) về nuôi ở Nông trường Ba Vì (Hà Tây). Tuy nhiên, tổng kết 10 năm sau đó cho thấy sản lượng sữa bị giảm 50%, khối lượng cơ thể hò mẹ giảm 25 – 30%, bê sơ sinh chết 80%. Sau đó đàn bò này được chuyển lên Mộc Châu (Sơn La) là nơi có khí hậu mát mẻ và được nuôi dưỡng tốt hơn nên sản lượng sữa dần dần được hồi phục. Điều này cho thấy tầm quan trọng của điều kiện khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng đối với bò sữa gốc ôn đới nhập nội.
Trong những năm 1970, Việt Nam đã nhập bò sữa Holstein từ Cu Ba về nuôi và nhân thuần tại các cao nguyên có khí hậu mát mẻ gần giống với khí hậu ôn đới như Mộc Châu (Sơn La) và Đức Trọng (Lâm Đổng). Kết quả theo dõi trên đàn bò này qua một số thế hệ đầu nuôi tại Mộc Châu cho thấy mặc dù bò Holstein này đã được nhiệt đới hoá ở Cu Ba nhưng khi sang nuôi ở Việt Nam vẫn giảm năng suất sữa và thể vóc qua các thế hệ. Năng suất sữa tính bình quân trên toàn đàn giảm rõ qua các năm đầu nuôi thích nghi và tỷ lệ sẩy thai đẻ non rất cao. Mặt khác, bò Holstein thuần nuôi ở Mộc Châu dễ bị mắc bệnh ký sinh trùng đường máu (nhất là về mùa hè do ve phát triển mạnh), bệnh viêm vú và các bệnh sản khoa khác, do vậy tỷ lệ loại thải hàng năm cao. Khả năng cho sữa và sinh sản của bò Holstein thuần qua các thế hệ đầu nuôi tại Mộc Châu
Ghi chú: * Bò gốc Cu Ba là bò nhập trực tiếp từ CuBa về; Bò Mộc Châu I là bò thế hệ đầu tiên dược sinh ra ở Mộc Châu; bò Mộc Châu II là bò thế hệ thứ hai được sinh ra ờ Mộc Châu.
Các yếu tố khí hậu trực tiếp có thể không thuận lợi lắm cho bò Holstein thuần nên có thể đã góp phẩn gây suy thoái phẩm giống như trên. Tuy nhiên, những tác đông xấu trên của thời tiết khí hậu có thể đã ảnh hưởng phần lớn gián tiếp thông qua số lượng và chất lượng thức ăn. Trước đây, bò Holstein thuần nuôi ở Mộc Châu và Đức Trọng theo phương thức chăn thả trên quy mô lớn. Trong điều kiện đó bò đã bị thiếu thức án nghiêm trọng trong vụ đông – xuân do năng suất và chất lượng cỏ trên đồng cỏ giảm sút và không có đủ thức ăn thô dự trữ (cỏ khô, ủ xanh). Chính vì thế đáng lẽ trong vụ đông – xuân bò Holstein thuần có thể cho năng suất sữa cao hơn nhờ thời tiết đỡ nóng ẩm hơn, thì trái lại năng suất sữa thực tế trong vụ hè thu lại cao hơn nhờ có sẵn cỏ hơn. Điều này cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của dinh dưỡng đối với bò sữa. Năng suất sữa bình quân qua các tháng trong năm của bò Holstein nuôi tại Mộc Châu trong giai đoạn 1978 -1986 (Nguyễn Xuân Trạc, 1989)
Tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi dưỡng đối với bò Holstein cũng được thể hiện rõ qua những số liệu về diễn biến năng suất sữa của bò HF thuần và bò lai HF trong những năm gần đây. Từ năm 1990 lại đây do nhu cầu tiêu thụ sữa tăng nhanh (thị trường thuận lợi), chăn nuôi bò sữa có lãi, bò lại chủ yếu được nuôi ở khu vực nông hộ (94,5%) với quy mô nhỏ nên việc đầu tư vào chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y được tốt hơn. Kết quả là vẫn trong điều kiện khí hậu đó nhưng năng suất sữa không ngừng được tăng lên. Ngoài nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc nuôi dưỡng và thú y tốt dần lên, cũng còn do đàn bò này qua nhiều thế hộ đã trở nên thích nghi hơn nên đi vào ổn định và phục hồi được năng suất dễ dàng hơn. Năng suất sữa bình quân (tấn/chu kỳ) của bò Holstein (HF) và bò lai HF trong những năm gần đây (Đỗ Kim Tuyên, 2002)
Ngoài bò Holstein, trong những năm 1970 nước ta cũng đã nhập bò Nâu Thụy Sĩ từ Cu Ba. Qua theo dõi thấy bò này có thể thích nghi với khí hậu nước ta hơn hẳn so với bò Holstein. Bò có sức chống đỡ bệnh tốt, khả năng sinh sản, sinh trưởng và tiết sữa đều biểu hiện tốt. Gần đây bò Jersey cũng được nhập từ Mỹ để thử nghiệm nuôi thuần chủng. Tuy nhiên đến nay chưa có đủ kết quả để kết luận về khả năng nuôi thích nghi loại bò này ở Việt Nam.
Tóm lại, bò sữa thuần chủng gốc ôn đới cần có khí hậu mát mẻ, được chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y tốt mới phát huy được tiềm năng cho sữa cao. Sự thành công của việc nuôi thuần chủng bò sữa gốc ôn đới phụ thuộc vào khả năng của con người làm hạn chế những ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố thời tiết khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ cao, cũng như ảnh hưởng gián tiếp của các yếu tố đó, chủ yếu là thông qua thức ăn thô và điều kiện lây lan bệnh tật.