Lai giống bò sữa
Các hình thức lai giống bò sữa là dùng bò thuộc các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang máu của nhiều giống. Bò sữa khác với bò thịt và các gia súc khác ở chỗ con cái vừa cho sản phẩm cuối cùng là sữa, vừa đóng vai trò là con giống vì nó sinh ra bê, sau đó bê cái lại ...
Các hình thức lai giống bò sữa
là dùng bò thuộc các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang máu của nhiều giống.
Bò sữa khác với bò thịt và các gia súc khác ở chỗ con cái vừa cho sản phẩm cuối cùng là sữa, vừa đóng vai trò là con giống vì nó sinh ra bê, sau đó bê cái lại được tiếp tục nuôi và phối giống để sinh sản và cho sữa tiếp. Do vậy, trong chăn nuôi bò sữa không có con lai “thương phẩm” cuối cùng. Các hình thức lai giống chính sau đây thường được áp dụng:
Lai cải tạo (cấp tiến)
Dùng một giống, thường là giống cao sản, để cải tạo một cách căn bản một giống khác khi mà giống thứ hai này không đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế hay sản xuất. Mặt khác, có thể do điều kiện nuôi dưỡng và khí hậu khó thích nghi với giống cao sản (thường là giống nhập nội) nên người ta phải dùng phương pháp này trong lúc không thể nuôi thuần chủng giống nhập nội đó.
Theo phương pháp này con đực thuộc giống đi cải tạo được cho giao phối qua nhiều thế hệ con lai kế tiếp. Chính vì thế trong quá trình lai này về mặt di truyền con lai được chuyển dần về phía giống đi cải tạo.
Khi tiến hành lai cải tạo cần chú ý:
– Chọn giống đi cải tạo có xu hướng dễ thích nghi với điều kiện mới.
– Việc chọn lọc và chọn phối phải theo tiêu chuẩn được xác định ngay từ đầu nhằm đạt được mục tiêu của việc cải tạo giống.
– Con lai phải được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt.
Lai pha máu (cải tiến)
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cần cải tiến một giống tuy cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhưng cần bổ sung một vài đặc tính tốt. Ví dụ một giống bò đã có sản lượng sữa cao nhưng tỷ lệ mỡ sữa thấp cần được cải tiến.
Theo phương pháp này giống đi cải tiến (thường dùng đực giống) chỉ được cho giao phối với giống cần cải tiến một lần, sau đó con lai (cả đực và cái) được phối trở ngược với giống được cải tiến qua một hoặc một vài thế hệ và cuối cùng cho tự giao để ổn định các đặc tính thu được.
Trong lai cải tiến cần chú ý:
– Con lai phải giữ được những đặc tính tốt của giống nền (được cải tiến).
– Con đực của giống cải tiến rất quan trọng vì nó có nhiệm vụ di truyền lại cho con lai các đặc tính mong muốn còn thiếu ở giống được cải tiến.
– Việc giữ lại được các đặc tính mới bổ sung ở con lai là rất quan trọng vì trong phương pháp này con đực đi cải tiến chỉ được dùng một lần (pha máu). Để giữ lại được các đặc tính mới bổ sung cần phải chọn lọc được những con lai theo ý muốn và chọn phối hợp lý để cố định được tính trạng mong muốn.
Lai gây thành (phối hợp)
Phương pháp này có nhiệm vụ phối hợp các đặc tính tốt của nhiều giống lại để tạo nên một giống mới. Lai gây thành không có sơ đồ nhất định mà phải căn cứ vào mục tiêu gây giống. Cách làm là lấy bò giống nội, giống ngoại, hay các giống khác nhau và con lai của chúng cho giao phối với nhau, khi nào có được những con sinh ra đạt yêu cầu thì cho tự giao để cố định thành giống mới.
Trong hình thức lai này cần chú ý:
– Xác định một giống nền là một trong những giống phối hợp làm giống chính.
– Khi nhận thấy một tính trạng nào đó đã đạt được yêu cầu thì phải cho giao phối cận huyết để củng cố.
Kinh nghiệm lai tạo bò sữa ở các nước nhiệt đới
Việc lai giữa bò nhiệt đới (thường dùng con cái) với bò sữa gốc ôn đới (thường dùng con đực) đã từng được thực hiện trên một trăm năm nay ở các nước nhiệt đới khác nhau. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy việc lai này đã làm tăng rõ rệt năng suất sữa của con lai đời đầu tiên (F1) so với bò địa phương. Bò cái lai F1 đẻ lứa đầu sớm hơn, cho năng suất sữa cao gấp 2 – 3 lần, có chu kỳ sữa dài hơn và khoảng cách giữa các lứa đẻ ngắn hơn, tuy tỷ lệ chết và cảm nhiễm bệnh tật có hơi cao hơn bò địa phương chút ít. Những kết quả có được như vậy rõ ràng là nguồn gen từ giống bò sữa ôn đới mang lại. Cũng chính vì vậy mà người ta thường muốn tăng máu bò sữa ôn đới trong con lai lên bằng cách cho lai trở ngược lại với đực ngoại nhằm tăng năng suất sữa hơn nữa. Tuy nhiên, kết quả thường không được như mong đợi. Năng suất sữa thường không tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ máu bò ôn đới. thậm chí trong nhiều trường hợp năng suất còn bị giảm đi. Hơn nữa, tỷ lệ máu bò ôn đới càng tăng thì tỷ lệ chết càng tăng và khả năng sinh sản càng giảm xuống.
Những kết quả nghiên cứu lai bò hướng sữa như trên cho thấy có thể phải dùng bò đực lai để cố định tỷ lệ máu bò ôn đới. Tuy nhiên, nhiều kết quả dùng bò F1 tự giao cho thấy đời sau thường có năng suất sữa và khả năng sinh sản thấp hơn bò F1 thế hệ đầu. Điều này có thể giải thích là do hiện tượng phân ly ở các thế hệ sau đã làm giảm ưu thế lai. Cũng do sự phân ly này mà màu lông của con lai sau đó rất khác nhau. Ưu thế lai giữa bò zebu (nhiệt đới) và bò ôn đới thể hiện ở thế hệ F1 đầu tiên là rất mạnh do có sự khác biệt lớn về di truyền giữa bố và mẹ. Ưu thế lai này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện môi trường sống có nhiều yếu tố gây stress. Tuy nhiên, trong những thế sau ưu thế lai sẽ mất dần đi. Hiện nay một số nước nhiệt đới đã dùng phổ biến bò đực lai F2 (3/4 máu ôn đới) trong chương trình nhân giống bò sữa nhằm cố định máu bò ôn đới để đảm bảo khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt đới.
Kinh nghiêm lai tạo bò sữa ở Việt Nam
Từ khi bò Sind và bò Sahiwal được nhập vào Việt Nam chúng đã được tạp giao với bò địa phương hình thành nên một nhóm bò lai gọi chung là bò Lai Sin. Bò Lai Sind có thể khai thác theo hướng kiêm dụng lao tác – thịt – sữa. Hiện nay một số con tốt (chiếm khoảng 1% đàn bò sữa của cả nước) đang được dùng để khai thác sữa.
Tỷ lệ máu của bò Lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể, do đó mà ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tương ứng. Ngoại hình của bò Lai Sind trung gian giữa bò Sind và bò Vàng Việt Nam. Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển: yếm kéo dài từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn, u vai nổi rõ. Ầm hộ có nhiều nếp nhãn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. Bầu vú khá phát triển. Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương. Màu lông thường là vàng hoặc sẫm, một số ít con có vá trắng.
Bò Lai Sind có khối lượng sơ sinh khoảng 17 – 19kg, trưởng thành 250 – 350kg đối với con cái và 400 – 450 kg đối với con đực. Có thể phối giống lần đầu lúc 18 – 24 tháng tuổi. Khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng. Năng suất sữa bình quân khoảng 1200 – 1400 kg/chu kỳ 240 – 270 ngày. Có những con cho tới 2000 kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa 5 – 5,5%.
Bò lai Sind chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt được với khí hậu nóng ẩm. Có thể dùng làm nền để lai với các giống bò sữa chuyên dụng tạo ra các con lai cho sữa.
Thực tế, trong mấy chục năm qua, nước ta đã cho lai phổ biến giữa bò đực HF với bò cái Lai Sind để tạo con lai hướng sữa. Ngoài ra bò Vàng VN, bò Sind hay Sahiwal thuần cũng đã được dùng lai với bò đực Holstein. Bò lai hướng sữa hiện nay này có các mức máu HF khác nhau (gọi chung là bò lai HF) tuy theo thế hệ lai: F1 (1/2 HF),F2 (3/4HF), F3 (7/8 HF) hay F2 (5/8 HF) như trong Sơ đồ .
Đặc điểm chính của một số loại hò lai HF như sau:
Bò lai F1 (1/2 HF)
Màu lông của bò lai F1 (1/2 HF) thường là đen toàn thân, trừ đốm trắng ở trán và đuôi. Một số ít có màu vàng sẫm hay vàng nhạt. Bê sơ sinh có thể có lông màu vàng, nhưng khi lớn lên hầu hết lông chuyển thành màu đen. Bê sơ sinh có khối lượng 20 – 25 kg. Bò cái trưởng thành nặng 350 – 420kg, bò đực 450 – 600kg. Năng suất sữa bình quân 2500 – 3500 kg/chu kỳ. Tỷ lệ mỡ sữa 3,6 – 4,2%. Thời gian chu kỳ sữa có thể trên 300 ngày. Năng suất sữa củá bò lai F1 ở nước ta biến động rất lớn, tuỳ thuộc nhiều về mặt di truyền – tỷ lệ máu Sind trong con cái nền được sử dụng. Con mẹ càng nhiều máu Sind thì con lai F1 (1/2 HF) càng cho nhiều sữa. Bò lai F1 động dục lần đầu vào khoảng 17 tháng tuổi, tuổi đẻ lứa đầu 27 tháng, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ khoảng 13-15 tháng. Bò lai F1 chịu đựng tương đối tốt với điều kiện nong, ít bị bệnh tật.
Bò lai F2 (3/4 HF)
Bò lai F2 (3/4 HF) thường có màu lông lang trắng đen hay trắng đỏ, ngoại hình gần giống với bò HF thuần, tuy mông vẫn hơi dốc. Khối lượng sơ sinh 30 ~ 35kg, khi trưởng thành bò cái lai F2 tốt có thể đạt 400 – 450kg, bò đực 600 – 700kg. Trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bò lai F2 cho năng suất sữa cao hơn bò F1. có thể cho 3300 – 3800 kg/chu kỳ hoặc cao hơn. Tỷ lệ mỡ sữa 3,2 – 3,8%. Tuy nhiên, trong điều kiện nóng và ẩm (trên 30°C) bò lai F2 tỏ ra kém chịu đựng hơn bò F1.
Bò lai F3 (7/8 HF)
Bò lai F3 (7/8 HF) có ngoại hình và thể vóc gần giống với bò HF thuần. Tuy nhiên, sức sản xuất sữa không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và chăm sóc nuôi dưỡng.
Nếu được nuôi ở những vùng có khí hậu mát mẻ và chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì bò lai này có thể cho năng suất sữa cao hơn bò F2. Tuy nhiên nếu nuôi ở vùng đồng bằng thì năng suất thường thấp hơn bò F2 do khả năng chịu nóng kém. Một số chỉ tiêu về sức sản xuất sữa, sinh sản và sức khỏe của bò lai nuôi tại TP Hồ Chí Minh (Nguyễn Quốc Đạt, 1999)
Kết quả quan sát ở TP Hồ Chí Minh (Nguyễn Quốc Đạt, 1999) cho thấy các loại bò lai HF X LS (Hà – Ấn) cho năng suất sữa khá cao. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng khi tăng tỷ lệ máu HF lên quá cao (F3) sẽ có hiện tượng giảm khả năng sinh sản và bị stress nhiệt (nhịp thở tăng), do đó mà năng suất sữa giảm xuống, bò dễ bị bệnh và tỷ lệ loại thải cao. Xu hướng này cũng phù hợp với kết quả theo dõi các loại bò lai Holstein X bò Vàng VN (Hà – Việt) trước đây nuôi ở Mộc Châu cũng như kết quả theo dõi gần đây trên bò lai Hà – Ấn ngoại thành Hà Nội. Do vậy, trong điều kiện nhiệt đới không nên tăng quá cao tỷ lệ máu HF vì như thế sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi. Một số chỉ tiêu về sức sản xuất sữa, sinh sản và sức khoẻ của bò lai Holstein X bò Vàng nuôi tại Mộc Châu (Nguyễn Xuân Trạch, 1981)
Trong những năm 1970 nước cũng ta đã nhập giống bò Jersey và Nâu Thụy Sĩ từ Cu Ba (đực giống và tinh đông viên) dùng để lai với bò cái Lai Sind (LS), bò Vàng và bò cái lai F1, F2 (HF X LS). Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai kém xa so với bò lai Holstein, hơn nữa do màu lông không hợp với thị hiếu của người nuôi nôn việc lai tạo với những bò này không có hướng phát triển thêm.
Nhận xét chung về bò lai hướng sữa:
– Khi nuôi ở những nơi có điều kiện khí hậu, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y tốt thì bò có nhiều máu bò sữa ôn đới sẽ phát huy được tiềm năng cho sữa tốt hơn; ngược lại khi gặp điều kiện sống khó khăn thì bò có nhiều máu ôn đới sẽ chịu ảnh hưởng (xấu) nhiều hơn.
– Bò lai có 50 – 75% máu bò sữa ôn đới (HF) có thể nuôi ở nhiều vùng trong nước. Tỷ lệ máu bò ôn đới càng cao thì đòi hỏi các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng phải càng tốt.