12/02/2018, 15:49

Giải thích câu tục ngữ “Nóng quá sinh gió”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Nóng quá sinh gió” Bài làm Các câu tục ngữ của người đời xưa chính là một cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ. Không chỉ cho những lời khuyên, răn dạy cho cháu phải sống sao cho tốt. Các câu tục ngữ cũng đưa ra vốn sống, ...

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Nóng quá sinh gió”

Bài làm

Các câu tục ngữ của người đời xưa chính là một cuốn bách khoa toàn thư đồ sộ. Không chỉ cho những lời khuyên, răn dạy cho cháu phải sống sao cho tốt. Các câu tục ngữ cũng đưa ra vốn sống, kinh nghiệp dự trên sự quan sát từ các hiện tượng tự nhiên trong quá trinh lao động. Một trong các câu tực ngữ hay nói về các hiện tự tượng tự nhiên hay và thể hiện được trí tuệ của người xưa không thể không nhắc đến câu tục ngữ đặc sắc và cũng thật ngắn gọn – “Nóng quá sinh gió”.

Trước tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ “Nóng quá sinh gió” nói đến điều gì? Nếu như chúng ta mà dựa trên những lý giải khoa học thì nắng nóng làm nhiệt độ không khí một khu vực tăng cao. Khi nhiệt độ của không khí nóng bốc mạnh lên cao làm giảm khí áp so với vùng xung quanh ít nóng hơn. Mặt khác, ta như cũng có thể thấy được rằng nếu có chênh lệch khí áp thì các khối khí sẽ di chuyển từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Tất cả những điều này cũng do đó mà hình thành nên gió. Như vậy câu tục ngữ thật đặc sắc  mà ông cha ta đã đúc kết lại được đó chính là câu “Nóng quá sinh gió” hoàn toàn đúng với tri thức khoa học hiện đại ngày nay.

Giải thích câu tục ngữ “Nóng quá sinh gió”

Ta thật bất ngờ vì ở thời trước khoa học còn chưa phát triển mà chỉ bằng quan sát các bậc tiền nhân cũng đã có được một sự khẳng định thông qua câu tục ngữ “Nóng quá sinh gió” một cách chắc chắn như vậy. Có thể sự quan sát, tinh tế tất cả các hiện tượng tự nhiên của người xưa nhằm để phục vụ cho công việc trồng trọt của mình. Bởi thời tiết luôn luôn có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến với đời sống sản xuất của người xưa.

Và nếu như ta thấy được ý nghĩa của câu tục ngữ này không chỉ đơn giản là lí do giải thích cho việc để có thể mà hình thành nên gió trong tự nhiên mà còn mang một ý nghĩa khác sâu xa hơn nữa. “Nóng quá sinh gió” như có hai đối tượng ở đây chính là “nóng” và “gió” tưởng chừng là hai hiện tượng tự nhiên trong thực tế nó rất trái ngược với nhau. Thế nhưng người xưa đã biết thổi hồn vào đó những ý nghĩa sâu xa hơn nữa. Chính vì vậy mà từ nóng lại có thể sinh ra gió, thật kì lạ. Ở đây chúng ta còn có thể hiểu “Nóng quá sinh gió” dường như là chỉ là mọi cá nhân, sự vật sự việc trong cuộc sống đều có một giới hạn chịu đựng nhất định, khi vượt qua giới hạn đó thì bản chất sẽ bị biến đổi đi và trở thành điều khác.

Ai ai cũng có những giới hạn của bản thân và vượt qua được những giới hạn đó mới thực sự biến đổi về chất. Một người luôn luôn cam chịu như chị Dậu trong tác phẩm “Tắc đèn” của Ngô Tất Tố thì khi bị cường quyền đến bắt anh Dậu. Không thể chịu đựng được nữa thì chị đã “Tức nước vỡ bờ” để bảo vệ chồng mình. Ai ai cũng vậy khi đi điều gì quá thì cũng chuyển đổi sang điều khác. Như ông cha ta cũng từng có câu nói đó chính là “giận quá mất khôn” như để nói ra những điều khác, những giừ vượt qua giới hạn, những điều thái quá bao giờ cũng mang đến một sự biến đổi khác.

 “Nóng quá sinh gió” thực sự là một câu tục ngữ mang rất nhiều ý nghĩa khác chứ không phải đơn giản là một câu nói kinh nghiệm. Nếu như mới đầu nghe thật vô lí, kì lạ song đi sâu vào tìm hiểu lại thấy hợp lí đến bất ngờ. Cũng như chính việc khi tiết trời quá nóng mà hình thành nên gió để xoa dịu đi cơn nóng đó. Ta dường như cũng thấy được rằng chính con người ta khi bị xâm phạm đến giới hạn chịu đựng của bản thân sẽ không thể bình thản thêm mà sẽ như trở thành một con người khác. Lúc đó chắc chắn rằng chính bản thân của chúng ta cũng như sẽ rất mạnh mẽ phản ứng lại người hay vật động chạm đến bản thân.

Câu tục ngữ “Nóng quá sinh gió” như đã được truyền miệng từ người này sang người khác. Song, câu tục ngữ ngắn gọn này dường như cũng đã vẫn được lưu truyền đến tận ngày nay và dẫu trải qua một hình trình thời gian dài và trải qua biết bao thời kỳ thì nó vẫn giữ được vẻ đẹp vẹn nguyên của nó.

Minh Nguyệt

0