Giải thích câu tục ngữ “Ăn có mời làm có khiến”
Đề bài: Em hãy Giải thích câu tục ngữ “ Ăn có mời làm có khiến ” Bài làm Ai ai sinh ra trên đời đều được hưởng trọn vẹn quyền tự do, bình đẳng và bác ái đúng như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại hàng mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải ...
Đề bài: Em hãy Giải thích câu tục ngữ “Ăn có mời làm có khiến”
Bài làm
Ai ai sinh ra trên đời đều được hưởng trọn vẹn quyền tự do, bình đẳng và bác ái đúng như mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại hàng mong muốn. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải biết được rằng cho dù có tự do đến đâu con người cũng nên tự thiết lập cho mình một khuôn khổ. Nếu như mà làm được như vậy thì ta như thấy được lúc này đây thì cuộc sống của con người mới trọn vẹn hơn, trưởng thành để hoàn thiện bản thân của mình hơn rất nhiều. Thực sự ta như thấy được câu tục ngữ: “Ăn có mời, làm có khiến” dường như cũng đã phần nào nói nên tinh kỉ luật cần thiết đó, câu tục ngữ được truyền đời từ rất xa xưa và đến thời hiện đại ngày nay thì lời khuyên cũng như ý nghĩa của câu tục ngữ này dường như nó cũng đúng trong thời hiện nay.
Đầu tiên ta phải biết được ý nghĩa của câu “Ăn có mời, làm có khiến” có hàm ý nói về gì? Câu tục ngữ ngắn gọn “Ăn có mời, làm có khiến” chính là câu tục ngữ như đã nói về tính phép tắc, hay chính là tính quy củ cần có của mỗi người trong văn hóa ứng xử trong cuộc sống. Dễ nhận thấy được câu nói này được thể hiện ngay trong những bữa ăn, đó chính là khi chúng ăn phải biết mời mọi người, khi làm việc gì dó cũng không nên tự ý quyết định một mình.
Dễ nhận thấy được ăn có mời là một nét đẹp trong văn hóa ăn uống. Biết kính trên, nhường dưới. Ta như cũng đã biết được khi chusnh ta mà mời mọi người trước khi ăn cũng thể hiện sự lịch sự thiết yếu nhất mà trong văn hóa ứng xử mọi người nên có và không thể bỏ qua được.
Ta như thấy được câu tục ngữ ngắn gọn “Ăn có mời, làm có khiến” được đánh giá cũng là một biểu hiện của lòng tự trọng trong cuộc sống. Câu nói như cho ta thấy được rằng chúng ta cũng nên biết coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình khi biết cư xử đàng hoàng, đúng mực. Hơn hết đó chính là trở thành người có văn hóa, luôn làm tròn trách nhiệm và bổn phận của bản thân mình. Và mỗi chúng ta cũng không nên làm những việc vượt quá những gì không thuộc phạm vi quyền hạn của mình.
Biểu hiện của việc “Ăn có mời” dường như nó cũng là ẩn dụ của sự thể hiện nét lịch sự trong văn hóa giao tiếp cần có của một con người. Đặc biệt nét văn hóa này phải được thể hiện ở nhiều nơi, và kể cả là các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội, cách cư xử thể hiện sự chuẩn mực. Chúng ta không nên nghĩ gia đình thân thiết thì cần gì phải khách sáo, đó là một quan niệm sai lầm. Chúng ta cũng cần phải thật là lễ độ luôn tạo nên những sự ấn tượng tốt cho người khác. Và việc “Làm có khiến” đây là vế như đã thể hiện cách cư xử đúng mực về vai trò và bổn phận trách nhiệm của mỗi người cần có. Con người chúng ta thực sự cũng không nên tranh giành làm những việc không phải của mình. Thực sự cũng chính vì khi nhận những công việc không phù hợp, và điều đó như cũng thật là khó để đảm đương sẽ rất dễ gây ra những hệ lụy không đáng có trong cuộc sống của chúng ta.
Câu tục ngữ “Ăn có mời, làm có khiến” chính là muốn nói về vấn đề cách cư xử chuẩn mực, mực thước mà mỗi người cần trang bị cho cuộc sống của bản thân mình. Con người mà có cách cư xử mực thước là người trưởng thành và đáng được mội người công nhận.
“Ăn có mời, làm có khiến” chính là một biểu hiện của người có lòng tự trọng cao, ta như thấy được rằng khi mà chỉ nhận lời ăn uống khi được mời và chỉ chủ động trong những công việc khi người ta cần đến mình trợ giúp. Ta mà như biết rõ được địa vị và trách nhiệm cũng như bổn phận của mình, như vậy cuộc sống của mỗi người sẽ nhẹ nhàng hơn, ít bị áp lực và tốt đẹp hơn bao giờ hết.
Trong thực tiễn cuộc sống đã chứng minh rằng, hiện cũng đã có rất nhiều người có những biểu hiện rất tốt khi tự mình biết đến và tự mình thực hiện các quy chuẩn về “Ăn có mời, làm có khiến”. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy được rằng cũng có không ít những trường hợp lại có tính cách phóng thoáng quá mức cho phép. Đó chính là việc khi ăn uống một cách tự nhiên thái quá không chịu để ý đến ai xung quanh. Và chắc chắn điều này quả thật không tốt chút nào cả.
Câu tục ngữ “Ăn có mời, làm có khiến” được đánh giá chính là một trong những bài học đạo đức căn bản nhất mà mỗi người trong chúng ta phải có định hướng để tiếp cận. Đồng thời như để chúng ta có thể học hỏi, để trau dồi, hoàn thiện nhân cách của bản thân hơn.
Minh Nguyệt
Từ khóa tìm kiếm
- giai thich cau an co moi lam co khien
- ăn có mời làm có khiến
- câu có mời có ăn