12/02/2018, 15:49

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương Bài làm Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm với những lời thơ vô cùng sâu sắc, chua cay, có chút mỉa mai khi đời. Nhưng nó thể hiện sự thâm thúy, một sự phản kháng, muốn chống ...

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương

Bài làm

Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm với những lời thơ vô cùng sâu sắc, chua cay, có chút mỉa mai khi đời. Nhưng nó thể hiện sự thâm thúy, một sự phản kháng, muốn chống lại xã hội phong kiến có nhiều bất công với người phụ nữ xưa. Một xã hội "Trọng nam khinh nữ"

Với những ngôn ngữ thơ mạnh mẽ thể hiện ý thơ vô cùng độc đáo của mình bà Hồ Xuân Hương có chỗ đứng không hề nhỏ trong nền thi ca Việt Nam thời kỳ trung đại.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bài thơ "Bánh trôi nước" là một bài thơ trữ tình, vô cùng thâm thúy, đặc sắc khi tác giả đã mượn một hình ảnh vô cùng thân thuộc đó là hình ảnh chiếc bánh trôi, nhỏ nhoi nhưng lại phải chịu muôn vàn khó khăn trong cuộc sống để giữ trọn phẩm hạnh, của mình. Tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện sự tinh tế của mình khi lấy chiếc bánh trôi mà nhân vật trữ tình thể hiện cho hình ảnh người phụ nữ.

Toàn bộ bài thơ chỉ có bốn câu thơ vô cùng ngắn gọn xúc tích hình ảnh nhân hóa vô cùng tượng trưng, thể hiện sự quan sát vô cùng tinh tế, tỉ mỉ của tác giả với chiếc bánh trôi, một món ăn dân gian vô cùng quen thuộc.

Nhà thơ Hồ Xuân Hương đã phát hiện nét tương đồng vô cùng quen thuộc giữa chiếc bánh trôi và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, cả hai đều nõn nà, có những phẩm chất cao quý, nhưng lại chịu một cuộc sống vô cùng long đong, lận đận trong cuộc sống.

Họ không được tự mình quyết định hạnh phúc mà phải phụ thuộc đời mình vào kẻ khác. "Rắn nát mặc dầu tay kể nặn" hình ảnh này mang tới cho người đọc những ý nghĩa vô cùng tả thực nhưng lại nói lên thân phận vô cùng cay nghiệt của người phụ nữ.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Câu thơ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài vô cùng trắng trong bắt mắt của chiếc bánh trôi cũng nhưng người con gái đang độ tuổi xuân thì vô cùng phơi phới, nhưng lại chịu nhiều đắng cay, khổ cực.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Người phụ nữ xưa kia được cha mẹ sinh ra nhưng không được làm chủ vận mệnh của mình mà họ phải chịu nhiều thiệt thòi. Cuộc sống của họ do người khác sắp đặt định đoạt, họ luôn phải tuân thủ những quy tắc những điều lệ dàng buộc lên thân phận người phụ nữ.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Những thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn, bị đẩy tới bước đường cùng, khiến họ chịu nhiều cay đắng trong cuộc sống.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của tác giả Hồ Xuân Hương là vô cùng độc đáo, tác giả lựa chọn nhiều chi tiết vô cùng độc đáo khiến người đọc cảm thấy vô cùng thú vị. Bài thơ thể hiện một sự phá cách, một sự phản kháng của người con gái xưa với chính chế độ mà họ đang sống. Một xã hội với nhiều bất công, khiến người phụ nữ chỉ còn cách gửi gắm tâm sự của mình trong những bài thơ.

Trong mỗi câu thơ đều thể hiện sự hẩm hiu của số phận người con gái trong chế độ phong kiến khi mà người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng, long đong, vất vả trong cuộc sống của mình.

Cuộc sống cuộc đời của họ không thể làm chủ tự định đoạt bất cứ điều gì mà luôn phụ thuộc vào người khác, nhưng họ những người phụ nữ luôn giữ tấm lòng trong sáng của mình, luôn cố gắng giữ trọn đạo hiếu, đức hạnh của mình.

Người phụ nữ xưa tuân thủ mọi quy định về 'Tam tòng tứ đức" khi ở nhà phải nghe lời cha mẹ, lớn lên theo chồng thì nghe lời chồng, làm trọn đạo vợ hiền dâu thảo, khi chẳng may chồng mất sớm, chết sớm thì không có quyền tái giá tìm hạnh phúc mới, mà phải theo con trai của mình. Một xã hội với quá nhiều quy định lễ giáo, trói buộc người phụ nữ tới tận cùng không lối thoát.

Một xã hội mà người con trai có quyền năm thê bảy thiếp nhưng không bị người đời khinh bỉ, còn người con gái chỉ cần vượt qua lễ giáo một chút là bị soi xét khinh thường. Đó là sự bất công tận cùng của cuộc sống phong kiến thời xưa. Nó thể hiện qua hai câu thơ sau:

Trai năm thê bảy thiếp

Gái chính chuyên chỉ có một chồng

Bài thơ thể hiện ngòi bút tinh tế, điêu luyện của nhà thơ Hồ Xuân Hương, thể hiện sự phản kháng của bà với những số phận người phụ nữ chịu nhiều bất công trong cuộc sống.

Đông Thảo 

Từ khóa tìm kiếm

  • bài văn mẫu về bài thơ bánh trôi nước ngắn gọn 2017
  • cam nghi ve banh troi nuoc lop 10
0