Em hãy giải thích câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ”
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” Bài làm Thật dễ có thể nhận thấy được rằng cười Việt ta từ xưa cho đến nay luôn luôn sống thân thiện, hòa đồng và rất hiếu khách. Điều này ta có thể nhận thấy được rằng, đó là khi những du ...
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ”
Bài làm
Thật dễ có thể nhận thấy được rằng cười Việt ta từ xưa cho đến nay luôn luôn sống thân thiện, hòa đồng và rất hiếu khách. Điều này ta có thể nhận thấy được rằng, đó là khi những du khách nước ngoài sang Việt Nam du lịch những danh thắng đẹp trữ tình ở Việt Nam thì on người Việt với sự mến khách cũng là một sự chú ý, và để lại ấn tượng cho lòng bạn nước ngoài. Không thể không nhắc đến một trong những câu tục ngữ nói về sự hiếu khách, cũng như chính là những sư thân thiện của người Việt Nam là “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” vẫn còn gìn giữ cho đến tận hôm nay.
Câu tục ngữ ngắn gọn những cũng thật đặc sắc biết bao nhiêu – “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” dường như đã thể hiện được phép lịch sự, đồng thời cũng thể hiện được sự mến khách của con người Việt Nam ta đối với những vị khách phương xa. Người xưa cũng đã có lời dạ rất lý trí đó chính là câu:
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Dường như lời dạy này dường như cũng phần nào thể hiện được sự khéo léo của con người trong ứng xử. Theo đó, chính vì thế mà con người ta sẽ nói những lời nói dễ nghe, đồng thời cũng như thật là dễ đi vào lòng người trong giao tiếp, ứng xử. Ta dường như cũng đã tránh được những mâu thuẫn không đáng có, đồng thời cũng như đã lại vừa gắn chặt được mối quan hệ giữa con người với con người một cách bền chặt và khăng khít nhất.
Cũng như vậy, khi chúng ta mà soi chiếu vào câu tục ngữ “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” thì đây cũng đã được đánh giá chính là một cách ứng xử khéo léo trong cuộc sống. Câu tục ngữ đặc sắc này cũng như đã đề cao giá trị tinh thần hơn là giá trị vật chất. Có lẽ chính vì bởi chỉ cần một lời chào thôi nhưng người nghe cũng sẽ cảm thấy ấm lòng, sẽ nhận thấy được thiện chí của người mời. Cũng từ đó mà ta như thấy được chính quan hệ cũng bền chặt, vững chắc hơn bao giờ hết. Hình ảnh “Mâm cỗ” ở đây mà các bậc tiền nhân như đã gửi lại đó cũng chính là biểu tượng cho những giá trị vật chất thông thường. Thực tế cuộc sống, ta như cũng đã biết được rằng cho dù ta có mang đến cho người đối diện rất nhiều vật chất nhưng không hề thật tâm. Và nếu ta như không có thành ý thì người đối diện tuy có nhận nhưng cũng không cảm thấy vui vẻ.
Câu tục ngữ như một lời dạy nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc biết bao nhiêu – “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” chính là một sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về kinh nghiệm ứng xử khéo léo ở đời. Lời khuyên đáng giá ngàn vàng này không chỉ giúp chúng ta thắt chặt mỗi quan hệ với mọi người mà quan trọng hơn nó như cho ta biết thái độ cư xử của con người đối với nhau. Lời chào như một phép tắc một sự hỏi thăm chân thành đến với người đối diện. Mâm cỗ đầy đặn biết bao nhiêu cao lương mỹ vị nhưng không thể nào so với một lời chào đầy tình người được. Trong cuộc sống là vậy đấy, đâu cần cứ phải là một điều đó xa xỉ, đôi khi nó chỉ cần xuất phát từ chính trái tim mà thôi.
Câu nói, hay chính là một lời răn dạy như đây là một truyền thống quý giá của dân tộc nên và cần được bảo vệ và duy trì. Có lẽ rằng cũng nhờ đức tính quý người, hiếu khách này mà đất nước ta được coi là một trong những đất nước hiếu khách. Và chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy hơn nữa đức tính tốt này của dân tộc ta. Có thể thấy được rằng chính trong cuộc sống chúng ta cũng rất hay bắt gặp những lời chào, có thể là lời chào khi gặp mặt, hay đó cũng chính là những lời chào khi đi xa, lời chào mời cơm mỗi khi có khách đến nhà…. Trong cuộc sống ta như thấy được cũng đã có rất nhiều lời chào, cũng có trường hợp xã giao. Nhưng chỉ cần lời chào là đối phương cũng đã thấy được ấm lòng biết bao nhiêu.
“Lời chào cao hơn mâm cỗ” chính là câu tục ngữ như đã vừa thể hiện được đức tính thân thiện, hiếu khách, coi trọng bạn bè hay bằng hữu hay xa hơn đó là coi trọng con người. Đồng thời câu tục ngữ như cũng chính là một bài học quý giá của cha ông để lại để khuyên bảo, răn dạy con người những cách ứng xử phải phép. Hãy chào hỏi để thể hiện tính lịch sự cũng như thể hiện sự tôn trọng với con người. Chắc chắn ta cũng sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác.
Minh Nguyệt
Từ khóa tìm kiếm
- giai thich nghia cua cau tuc ngu loi chao cao hon mam co
- giai thich nghia thanh ngu sau loi chao cao hon mam co
- phan tich cau loi chao cao hon mam co
- phân tich cau lời chao cao hon mâm comcỗ