22/06/2018, 09:17

Giải pháp ‘một nhà nước’ cho Israel và Palestine là gì?

Nguồn: “Why is there talk of a “one-state solution” for Israelis and Palestinians?”, The Economist , 20/03/2013. Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân Tổng thống Barrack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Israel lần đầu tiên hồi tháng 3/2013. Họ đã trao ...

israelobama

Nguồn: “Why is there talk of a “one-state solution” for Israelis and Palestinians?”, The Economist, 20/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tổng thống Barrack Obama gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Israel lần đầu tiên hồi tháng 3/2013. Họ đã trao đổi về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng một mục tiêu đối ngoại của Mỹ là việc Tổng thống Obama sẽ nêu vấn đề tạo ra một nhà nước Palestine riêng biệt song song với Israel- tức giải pháp hòa bình “hai nhà nước” nổi tiếng ở Trung Đông. Tuy nhiên, gần đây người ta cũng đã thảo luận nhiều về một giải pháp “một nhà nước” cho vấn đề nan giải này. Điều gì đang xảy ra?

Trong thực tế đây là một ý tưởng kiểu “bình mới rượu cũ”. Một số người Do Thái đã ủng hộ việc thành lập một nhà nước duy nhất cho cả hai dân tộc ở vùng Đất Thánh từ lâu trước khi Israel ra đời. Ngày nay, đối với những người sống ở Israel và ở nước ngoài, những người thấy việc mọi người phải chia sẻ duy nhất một bản sắc sắc tộc hay tôn giáo trong một quốc gia đồng nhất đã trở nên lỗi thời, thì ý  tưởng về một nhà nước chung (cho cả người Do thái và người Palestine) có vẻ hấp dẫn. Những người Israel nào ghét ý tưởng từ bỏ bất cứ vùng lãnh thổ nào cho người Palestine cũng thích ý tưởng này vì nó có vẻ như là họ vẫn giữ được những vùng lãnh thổ mà họ có. Và đối với một số người bên ngoài, giải pháp “một nhà nước” cũng hấp dẫn vì việc đàm phán để thành lập hai nhà nước riêng biệt là hết sức khó khăn và đạt được rất ít tiến bộ.

Vì vậy, những người nói về giải pháp một nhà nước có thể hiểu nó theo những nghĩa hoàn toàn khác và không tương thích với nhau. Ở phía cánh hữu của chính trị Israel, nó có nghĩa là trục xuất người Palestine tới một số nước thứ ba (Jordan thường xuyên được đề cập đến, mặc dù Jordan đã không hứng thú với ý tưởng này). Đối với những người cánh tả, điều đó đồng nghĩa với một một quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, nơi một người Hồi giáo Palestine có thể một ngày nào đó trở thành thủ tướng. Hai bên sẽ khó đạt được nhận thức chung về giải pháp này.

Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, yếu tố nhân khẩu học sẽ buộc Israel phải lựa chọn giữa một nhà nước chủ yếu là người Do Thái với một nền dân chủ (đa sắc tộc), bởi vì người Israel gốc Palestine đang có tỉ lệ sinh nở lớn hơn so với người Do Thái. Cách duy nhất để tránh phải đưa ra lựa chọn này là tạo ra một nhà nước lâu dài và riêng biệt cho người Palestine. Điều này có nghĩa là người ta sẽ lại sớm quay về với giải pháp “hai nhà nước” trong tương lai.

Xem thêm:

29/11/1947: Liên Hợp Quốc bỏ phiếu phân vùng Palestine

0