Giải bài tập lực - hai lực cân bằng
Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Nhận biết lực Khi một vật bị đẩy hay bị kéo ta nói vật này chịu tác dụng của uột lực. * Khi một vật chịu tác dụng của một lực, bao giờ cũng chi ra được vật đã gây ra lực đó. 2. Lực cân bằng Nếu chí có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà ...
Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Nhận biết lực Khi một vật bị đẩy hay bị kéo ta nói vật này chịu tác dụng của uột lực. * Khi một vật chịu tác dụng của một lực, bao giờ cũng chi ra được vật đã gây ra lực đó. 2. Lực cân bằng Nếu chí có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn dứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hai lực cân bàng có: cùng phương, ngược chiều, cùng độ mạnh cường độ. B. HƯỚNG DẨN GIẢI BÀI TẬP a) Cho ...
Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Nhận biết lực
Khi một vật bị đẩy hay bị kéo ta nói vật này chịu tác dụng của uột lực.
* Khi một vật chịu tác dụng của một lực, bao giờ cũng chi ra được vật đã gây ra lực đó.
2. Lực cân bằng
Nếu chí có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn dứng yên thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
Hai lực cân bàng có: cùng phương, ngược chiều, cùng độ mạnh cường độ.
B. HƯỚNG DẨN GIẢI BÀI TẬP
a) Cho thí nghiệm như hình trong SGK
Câu 1: Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.
Hướng dẫn
Khi ta đẩy xe cho ép lò xo lại thì:
- Lò xo lá tròn tác dụng lên xe một lực đẩy.
- Xe tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép.
b) Bố trí thí nghiệm như hình trong SGK
Câu 2: Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và cua xe lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra.
Hướng dẫn
Khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra thì:
- Lò xo tác dụng lên xe một lực kéo.
- Xe tác dụng lên lò xo một lực kéo.
c) Đưa từ một cực của thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt (hình SGK).
Câu 3: Nhận xét về tác dụng của thanh nam châm lên quả nặng.
Hướng dẫn
Ta sẽ thấy nam châm hút quả nặng.
Câu 4: Dùng từ thích hợp trong khung (SGK) để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một (1)... Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) dã tác dụng lên lò xo lá tròn một (2) làm cho lò xo bị méo di.
b) Lò xo bị dãn dã tác dụng lên xe lăn một (3) ... lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) dã tác dụng lên lò xo một (4) ... làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một (5)...
Hướng dẫn
a) Lò xo lá tròn bị ép dã tác dụng vào xe lãn một (1) lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một (2) lực ép làm cho lò xo bị méo di.
b) Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một (3) lực kéo. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một (4) lực kéo làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c) Nam châm đã tác dụng lên quá nặng một (5) lực hút.
Câu 5: Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ờ hình trong SGK.
Hướng dẫn
Lực do nam châm tác dụng lèn quả nặng theo phương S-N của nam châm và có chiều từ vật vào nam châm.
Câu 6: Quan sát hình trong SGK. Đoán xem: sợi dây sẽ chuyển động như thế nào, nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nêu hai đội mạnh ngang nhau?
Hướng dẫn
Dây sẽ chuyên động về phía đội kéo mạnh hơn và ngược lại đối với đội yếu hơn. Nếu hai đội mạnh ngang nhau thì dây sữ không chuyến động về phía nào cả.
Câu 7: Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây.
Hướng dẫn
Nhận xét: khi hai đội tác dụng vào sợi dây thì: phương nằm ngang, chiều hai lực ngược nhau.
Câu 8: Dùng từ thích hợp trong khung (SGK) đê điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Nếu hai dội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sè tác dụng lên dây hai lực ( 1)... Sợi dây chịu tác dụng cúa hai lực cân bằng thì sẽ (2)...
b) Lực do hai bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều về bẽn phải. Lực do dội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có (3)... hướng về bên trái.
c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4) ... nhưng ngược (5) ...
Hướng dẫn
a) Nêu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực (1). cơ// bang. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ (2) đứng yên.
b) Lực do hai bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều về bên phải. Lực do dội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có (3) chiều hưởng về bên trái.
c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4) phương nhưng ngược (5) chiều.
Câu 9: Tìm từ thích hợp đế điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Gió tác dụng vào buồm một...
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một...
Hướng dẫn
a) Gió tác dụng vào buồm một lực đấy.
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.
Câu 10: Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng.
Hướng dẫn
Lực kéo dây điện trén hai đầu cột diện là hai lực cân bằng,
C. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP
1. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai dầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo vù lò xo lẽn các ngón tay. Chọn câu trả lời dáng?
A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
c. Hai lực mcà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
D. Các câu trả lời A, B và c đều dúng.
Hướng dẫn
Chọn câu D: Các câu trả lời A, B và C đều đúng.
2. Dùng các từ thích hợp như: lực dẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng đố điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
a) Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bô tông một... (hình sách bài tập).
b) Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một ... (hình sách bài tập).
c) Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một... (hình sách bài tập).
d) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quá tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một... (hình sách bài tập).
Hướng dẫn
a) Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bô tông một lực nâng.
b) Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một lực kéo.
c) Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một lực uốn.
d) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quá tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một lực dẩy
3. Tìm những từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a) Một em bé giừ chặt một đầu làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai ... Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giừ dây của ... (hình a sách bài tập).
b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mùi trâu đế lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai ... Một lực do ... tác dụng. Lực kia do ... tác dụng (hình b sách bài tập).
c) Một chiếc bè nổi trôn một dòng suối chảy xiết. Bò không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bè dã chịu tác dụng của hai ..., một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do ... tác dụng.
Hướng dẫn
a) Một em bé giừ chặt một đầu làm cho quả bóng bay không bay lên được. Quả bóng đã chịu tác dụng của hai Lực cân bằng. Đó là lực đẩy lên của không khí và lực giữ dầy của em bé.
b) Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Sợi dây thừng đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Một lực do em bé tác dụng. Lực kia do con trâu tác dụng.
c) Một chiếc bè nổi trên một dòng suối cháy xiết. Bè không bị trôi, vì nó đã được buộc chặt vào một cái cọc bằng một sợi dây. Bò đã chịu tác dụng của hai lực cân bàng, một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác dụng.
4 . Lấy một cái bút bi có lò xo để làm thí nghiệm.
a) Bấm cho đầu bút bi nhô ra. Lúc dó lò xo có tác dụng lực lên ruột bút bi hay không? Lực dó là lực kéo hay lực đẩy. Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.
b) Bấm cho dầu bút bi thụt vào. Lúc đó lò xo có tác dụng lực lên ruột bút bi hay không? Lực đó là lực kéo hay lực đẩy. Làm thí nghiệm để xác nhận câu trả lời của em.
Hướng dẫn
a) Khi đầu bút bi nhô ra, lò xo bút bi bị nén lại nên dã tác dụng vào ruột bút, cũng như vào thân bút nhừng lực đẩy. Ta có cảm nhạn được lực này khi bấm nhẹ vào núm ỏ' đuôi bút.
b) Khi đầu bút bị thụt vào, lò xo bút bi vẫn bị nén, nên nó vẫn tác dụng vào ruột bút và thân bút lực đấy.
D. BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Lấy hai ngón trỏ móc vào một dây cao su tròn rồi kéo cho dây cao su căng ra, nhận xét nào sau đây về tác dụng của hai ngón trỏ lẽn dây cao su và của dây cao su lẽn hai ngón là đúng:
A. Lực mà ngón trỏ của tay phải tác dụng lên dây cao su và lực mà dây cao su tác dụng lên ngón trỏ của tay phải là hai lực cân bằng.
B. Lực mà ngón trò cua tay trái tác dụng lên dây cao su và lực mà dây cao su tác dụng lên ngón trỏ của tay trái là hai lực cân bằng.
c. Lực mà hai ngón tay tác dụng lên dây cao su là hai lực cân bằng.
D. Các câu trả lời A, B và C đều đúng.
Hướng dẫn
Câu trả lời đúng là câu D.
2. Dùng từ thích hợp trong các từ: lực kéo, lực nâng, lực đẩy, lực nén đế điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
a) Một con voi đang kéo một khúc gỗ, con voi đã tác dụng vào khúc gỗ một...
b) Một chị lao công đang đẩy xe rác, chị lao công đã tác dụng vào xe một...
c) Một lực sĩ đang cử tạ, lực sĩ đã tác dụng lôn các quả tạ một...
d) Một bạn dùng bàn tay đế nén miếng xốp xuống, bạn này đã tác dụng vào miếng xôip một...
Hướng dẫn
a) Một con voi đang kéo một khúc gồ, con voi dã tác dụng vào khúc gỗ một lực kéo.
b) Một chị lao công đang đẩy xe rác, chị lao công đã tác dụng vào xe một lực dẩy.
c) Một lực sĩ đang cử tạ, lực sĩ đã tác dụng lên các quá tạ một lực nâng.
d) Một bạn dùng bàn tay để nén miếng xốp xuống, bạn này đã tác dụng vào miếng xốp một lực nén.