06/06/2018, 14:34

Giải bài 191, 192, 193, 194 trang 30 Sách Bài Tập Toán 6 tập 1

Câu 191 trang 30 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1 Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đề vừa đủ bó. Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500. Tính số sách. Giải Gọi m (m ∈ N*) là số sách cần tìm Vì xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 ...

Câu 191 trang 30 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1

Một số sách khi xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đề vừa đủ bó. Biết số sách trong khoảng từ 200 đến 500. Tính số sách.

Giải

Gọi m (m ∈ N*) là số sách cần tìm

Vì xếp thành từng bó 10 cuốn, 12 cuốn, 15 cuốn, 18 cuốn đều vừa đủ bó nên số sách m ∈ BC (10;12;15;18)

Ta có:        10 = 2.5                          (12 = {2^2}.3)

                   15 = 3.5                          (18 = {2.3^2})

(BCNNleft( {10;12;15;18} ight) = {2^2}{.3^2}.5 = 180)

(BCleft( {10;12;15;18} ight){ m{ }} = left{ {0;180;360;540;...} ight})

 Vì số sách trong khoảng từ 200 đến 500 nên m = 360

Vậy có 360 cuốn sách.

Câu 192 trang 30 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1

Hai bạn Tùng và Hải thường đến thư viện đọc sách. Tùng cứ 8 ngày đến thư viện một lần, Hải 10 ngày 1 lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi có ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn cùng đến thư viện?

Giải

Gọi m (m ∈ N*) là ngày cần tìm.

Vì số ngày ít nhất nên m là BCNN của 8 và 10

Ta có:     (8 = {2^3})                            10 = 2.5

               (BCNN(8;10) = {2^3}.5 = 40)         

Vậy sau 40 ngày thì hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày.

Câu 193 trang 30 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1

Tìm các bội chung có ba chữ số của 63, 35 và 105.

Giải

Ta có: (63 = {3^2}.7)                    35 = 5.7                     105 = 3.5.7

BCNN (63; 35; 105) = ({3^2}.5.7 = 315)

(BCleft( {63;35;105} ight){ m{ }} = left{ {3;315;630;945;1260;...} ight})

Bội chung có ba chữ số của 63, 35 và 105 là:

(left{ {315;630;945} ight})

                                

Câu 194 trang 30 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1

Cho biết m ⋮ n, tìm BCNN (m; n). Cho ví dụ.

Giải

Vì m ⋮ n nên BCNN (m; n) = m

Ví dụ 12 ⋮ 4 nên BCNN (12; 4) = 12

Zaidap.com

0