18/06/2018, 16:53

Giá trị của Khoa Học & Quan trọng của Phật Giáo

Lê Huy Trứ Hai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ ( The Value of Science) bởi Dr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955, (in Volume XIX , ENGINEERING AND SCIENCE,December 1955) rất nổi danh ở trên internetnhưng ...

Untitled.png

Lê Huy Trứ 

Hai năm về trước, ngẫu nhiên đọc được bài diễn văn ‘Giá Trị của Khoa Học’ (The Value of Science)bởiDr. Richard Feynman, Mùa Thu, 1955,(in Volume XIX, ENGINEERING AND SCIENCE,December 1955)rất nổi danh ở trên internetnhưng lúc đó tôi chưa đủ trình độ để hiểu nổi cái trí tuệ thậm thâm viên diệu của ông ta dù lúc đó tôi cảmthấy rất hấp dẫn.

Bây giờ, tình cờ đọc lại những dòng tâm linh dưới đây đột nhiên tâm tưtôi cứ tưởng như những lượng tử chúng sinh say cuồng luân vũ trong tôi. Tôi không biết là ông ta đã cố tình diển tả dùm tâm lòng của tôi hay tôi đang “vô tình thuyết pháp” cho cái mà tôi đang tri kỷ nhưng không tìm ra kẻ tri bỉ, và đồng tâm để khả lậu?

Tưởng là nên ‘sống giữ,tịch mang theo.’Nhưng tôi luôn luôn áy náy và ngỡ rằng, ‘Nỗi Lòng này biết tỏ cùng ai?  Tâm Tư này mang tới Niết Bàn chưa tan.’  Vậy mà tôi đã lầm to vì theo Dr. Feynman, có cả khối‘âm thầm chúng nhân sinh’cùng đồng tâm cảm, đồng hội đồng thuyền, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu với cái đại ngu và đại điên của tôi. Tôi vui mừng quá, tưởng như được giải thoát. 

Tôi vẫn cứ tưởng là cái ‘Tôi’ ngu dốt này chưa bao giờ được đứng trên hạng chóttrong hàng vô minh.  Tôi lại cũng không ngờ, thiên thượng thiên hạ duy ngã này chưa phải là độc tôn…vô minh.Bất ngờ nhất là những tâm sự dưới đây chả có gì si cuồng để không thể bật mí vì những điều tầm thường này đại đa số chúng sinh ít ra đã có một vài lần kinh nghiệm và có thể đã từng trải qua?

Trước tiên, tôi sẽ cố phỏng dịch dòng tâm thức đầy trí tuệ dưới đây của Giáo Sư Feynman, một khoa học gia Hoa Kỳ nổi danh, và kế đó tôi sẽ “cố tình mạo muội vô minh thuyết pháp” cái tư tưởng đồng âm điệu này qua lăng kính của cái ngã đáng…thươngnhất của tôi. 

Is science of any value?

I think a power to do something is of value. Whether the result is a good thing or a bad thing depends on how it is used, but the power is a value.

 I learned a way of expressing this common human problem on a trip to Honolulu. In a Buddhist temple there, the man in charge explained a little bit about the Buddhist religion for tourists, and then ended his talk by telling them he had something to say to them that they would never forget – and I have never forgotten it. It was a proverb of the Buddhist religion:

‘To every man is given the key to the gates of heaven; the same key opens the gates of hell.’Dr. Richard Phillips Feynman

So is science!

Tạm dịch và ‘chủ quan’ bình luận:

Giá trị của Khoa học?  

Tôi nghĩ nếu khoa học có khả năng ứng dụng thì nó có giá trị.  Bất cứ hậu quả của nó là xấu hay tốt, tùy vào khả năng xử dụng, nhưng khả năng thực dụng có giá trị quan trọng.

Có lần ở Hạ Uy Di (Hawaii,) tôi được đi tới một ngôi chùa Phật Giáo.  Trong chùa, một ông hướng dẩn viên bảo chúng tôi:  Tôi sẽ nói cho các ông bà một điều mà các ông bà sẽ không bao giờ quên.  Rồi thì ông ta nói:  Bất cứ người nào được ban cho cái chìa khóa của những cửa thiên đường.  Cùng chìa khóa đó mở được những địa ngục quan.

Theo tôi hiểu thì Feynman quan niệm cái chìa khóa chính (master key) đó quan trọng kiến thức vì nó có giá trị thực dụng mở được tất cả các cửacủa thiên đàng lẫn địa ngục.

Cái chìa khóa mở cửa nhị nguyên; thiên đàng& địa ngục quan đó tôi gọi là 1 ngón tay chỉ mặt trănglẩn mặt trời, ngày lẫn đêm.Nhất chỉ cùng điểm âm và dương, vô sắc lẫn hữu sắc.  Chìa khóa chính mở cả cửa vô minh lẫn anh minh, sáng và tối?Một con đường đưa tới hai ngã phân vân đầy mâu thuẩn?

Đa số chúng ta vô minh lầm tưởng nhất chỉ đạolà chân lý Nhất Nhưcho nên sở trụ vào nó thay vì anh minh để nhận thức nó chỉ là phương tiện tương đối, phương châm tạm bợ của cứu cánh tuyệt đối.

Có thể chỉ có độc nhất Feynman là cả tin và không thể quên được chứ còn lại các ông, các bà, các con, các cháu trong nhóm đi viếng thăm chùa chả hiểu cái quái gì là ‘thiên đường và địa ngục’ của cái ông hướng dẩn viên thầy đời, hiểu nhầm Phật pháp, luôn luôn lập đi lập lại câu vọng cổ ăn tiềntips này(?)Nói gì tới chuyệnranh ngôn nhớ đời đó.

Theo tôi hiểu thìđịa ngục hoặc thiên đường chỉ là 2 diện mục của bản lai. Tất cả cũng từ tâm phân biệt nhị nguyên, dualism, có thiện thì sẽ có ác, có tốt thì phải có xấu và ngược lại. Không có thiên đường (heaven) lẫn địa ngục (hell) trong đạo Giác Ngộ.  Cứu cánh Niết Bàn không phải là thiên đàng và ngay cả mong đạt tới Niết Bàn cũng là điên đảo mộng tưởng.

Cho nên, cái chìa khoá kiến thức (knowledge) của khoa học đó nó không có mấy quan trọng trí tuệ cũng không có nhiều giá trị cần thiếtđối với đạo Phật vì đường vào Niết Bàn giải thoát đó không cần chìa khóa mở ‘cổng không cửa’(vô môn quan.)  Thêm nữa, đường tới bến giác ngộ không có cổng, nói chi tới chuyện có cửa để mở?  Cho nên, cái chìa khóa vạn năng đó không có chút giá trị cần thiết lẫn quan trọng trí thức nào đối với đạo Trí Tuệ. Thực tại,  giác ngộ không bờ không bến.

Thiên đường, địa ngục, đạo đức, luân lý, thiện ác, xấu tốt, trúng sai là luật của con người.  Nhân sinh qua kiến thức và kinh nghiệm lịch sửlập nên để duy trì trật tự xã hội của nhân loại chứ không phải là luật tự nhiên (như thị,) tuần tự nhi tiến, của vũ trụ.  Vũ trụ không cần biết và không cần thiết những thứ nhân tạo vô nghĩa lý này.  Khoa học nhân văn cũng không ngoại lệ trong luật vũ trụ như thị đó.

Quán tự tại chiếu kiến vật lý giai không

Trí tuệcủa thiên nhiên thật là phong phú, vĩ đạihơn cả tâm tưởng của con người.

The imagination of nature is far, far greater than the imagination of man.”

Chúng ta không cần bảo mẹ phải làm gì cho ta … Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình … dạt dào.‘Tâm Mẹ’ luôn luôn chăm lo, bảo bọc và hướng dẫn ta.

“We are not to tell nature what she’s gotta be. … She’s always got better imagination than we have.” 

Sir Douglas Robb Lectures, University of Auckland (1979); lecture 1, “Photons: Corpuscles of Light”

Thật vậy, tâm tưởng thậm cao thâm hơn tư tưởng.

Tôi thường nhiều lần tư duy về những điều này và tôi hy vọng bạn sẽ thông cảm nếu tôi gợi lại cho bạn những ý tưởng mà tôi chắc chắn tất cả các bạn đã từng trải qua –hoặc có lối suy nghĩ này – màchưa ai đã có thể có được trong quá khứ bởi vì con người thời đó chưa có những tin tức như chúng ta có về thế giới ngày naỵ

“I have thought about these things so many times alone that I hope you will excuse me if I remind you of some thoughts that I am sure you have all had — or this type of thought — which no one could ever have had in the past, because people then didn’t have the information we have about the world today. 

Chẳn hạng, tôi đứng tại bờ biển này, đơn độc, và bắt đầu suy nghĩ.  Đây những đợt sóng đùa… hằng hà núi của vô số phân tử, mổi phầnngu muội chú ýviệc riêng tư của nó … tỷ tỷ cá thể … đang hợp thành đỉnh sóng bạc đầu(whitecaps) trong đồng điệu.

“For instance, I stand at the seashore, alone, and start to think. There are the rushing waves … mountains of molecules, each stupidly minding its own business … trillions apart … yet forming white surf in unison. 

Kiếp chồng kiếp … trước bất cứ những nhãn thức có thể tri kiến … năm từng năm … thịnh nộ như sấm đang đánh xuống bải biển như bây giờ. Cho ai, cho cái gì?  … như trên một hành tinh chết, không sự sống để thụ hưởng.

“Ages on ages … before any eyes could see … year after year … thunderously pounding the shore as now. For whom, for what? … on a dead planet, with no life to entertain.

Chưa bao giờ yên nghỉ … đau khổ bởi nguyên khí … quá phung phí bởi thái dương … đã đổ vào chân không.  Một côn trùng làm cả đại dương gầm thét. (Lời ca nào đó, điệu nhạc nào đó bởi một côn trùng làm chấn động và lôi kéo theo tiếng gào thét khổ đau của biển.)

“Never at rest … tortured by energy … wasted prodigiously by the sun … poured into space. A mite makes the sea roar.”

Sâu thẳm trong đại dương, tất cả những phân tửtiếp tục ‘rập khuôn’liên tiếp với nhau tới khi những phức tạp đó tạo thành tân vật chất.  Chúng cấu tạo những cái khác giống như chính chúng nó … và như thế, một vũ khúc mới bắt đầu.

Phật Giáo hóa: Trong biển khổ sâu thẳm của sắc thân, tất cả những chúng sinh nhỏ bé tiếp tục ngụp lặng trong vòng luân hồi đầy phức tạp của sinh tử, tử sinh…  Những chúng sinh sanh ra những chúng sanh khác, giống như chính chúng sinh trước …và một điệu vũ mới bắt đầunhư say như cuồng (sân si) trong nhục thể này.

“Deep in the sea, all molecules repeat the patterns of one another till complex new ones are formed. They make others like themselves … and a new dance starts. 

Tăng trưởngtrong kích thướcvàrắc rối … những sự sống, hằng hà nguyên tử, tính di truyền (DNA,) sinh tố, [vi khuẩn, hóa học, tế bào, và vạn vật, …] … tiếp tục nhãy một điệu vũ phức tạp bất hủ.

“Growing in size and complexity … living things, masses of atoms, DNA, protein … dancing a pattern ever more intricate.

Sinh ra từ trong nôi trên trái đất này … sở trụđứng đây… những nguyên tử với tâm thức … sắc tướng với tánh tò mò (của chúng sinh nguyên tử với tâm viên ý mã.)

“Out of the cradle onto the dry land … here it is standing … atoms with consciousness … matter with curiosity. 

(Nó) đứng tại bờ biển này … (Ai)phân vân và tự nhủ … Tôi (Ngã, self)… một vũ trụ của vô lượng nguyên tử (đại ngã độc tôn) … một nguyên tử trong vũ trụ (một lân hư trần, tiểu vô ngã).

“Stands at the sea … wonders at wondering … I … a universe of atoms … an atom in the universe.  (The Value of Science, Richard Feynman, Fall 1955)

Cánh hành văn và chơi chữ, từ ngôi thứ ba (Third Person Singular) tới nhân cách hóa ra ngôi thứ nhất (First Person Singular) mà Feynman cố tình thuyết pháp trong bài thơ diễn văn tuyệt diệu trên đây chỉ có những bật bồ tát với kiến thức bác học lẫn trí tuệ siêu phàm mới ngộ được ẩn ý cao siêu của ông ta. 

Tâm sinh, tâm diệt

Đọc tới đây, hy vọng đa số chúng ta đã kiến giác được ra tâm ý của Feynman khi ông ta nói,“Điều này nó có nghĩa là gì khi ta khám phá rachừngbao lâu để những kiếp nguyên tử của tâm nãođược thay thế bởi những kiếp nguyên tử khác, điều nên ghi nhận rằng cái hình sắc mà tôi gọi là cái tôi ích kỷ đó chỉ làđơn thuần hoặc độc điệu.Dòng tâm thức luôn luôn đổi mới, say cuồng cùng một điệu vũ luân hồi, rồi đi ra – luôn luôn sinh ra những tân nguyên tử, nhưng chúng luôn luôn quay cuồng múa cùng vũ điệu, mà cái luân vũ điệu khúc của hôm qua đó chỉ còn lại trong ký ức,” lẫn tâm giác ngộ của Richard Feynman khi ông ta đề cập tớikiếp chúng sinh, vô ngã, duyên nghiệp, nhân quả, vô thường, và vòng luân hồi sinh tử.

This is what it means when one discovers how long it takes for the atoms of the brain to be replaced by other atoms, to note that the thing which I call my individuality is only a pattern or dance.The atoms come into my brain, dance a dance, and then go out – there are always new atoms, but always doing the same dance, remembering what the dance was yesterday.” 

The great physicist, Nobel Prize, Richard Feynman (of QED, Los Alamos, space shuttle, strip clubs and bongo drum fame.)

Không biết Feynman đã có nghe quaBát Nhã Tâm Kinh lần nào chưa nhưng câu cuối cùng “quán tự tại chiếu kiến ngũ uẩn giai không” trên đây của ‘thiện trí thức’ Mỹ Richard Feynman đã chứng tỏ đạo Phật thâm diệu vô bờ vô bến không nhị nguyên (bất nhị, nondualism,)không phân biệt Đông Tây, Phật Tử hay không Phật Tử.  Phật Giáo đã chứng minh tất cả chúng sinh (sentient beings) tuy căn trí bất đồng nhưng cũng có thể giác ngộ vì chúng sinh đồng nhất thể và đều có cùng Phật Tánh.

Tôi mạo muội Bát Nhã hóa đoạn thơ cuối mà Bồ Tát Khoa Học Gia Feynman giác ngộ ở trên:

“ I … a universe of atoms … an atom in the universe.  (The Value of Science, Richard Feynman)

Ngã….chân không của sắc… và sắc trong hư không. Hay, Ngã… không là sắc; sắc là không…vô ngã.

Hay khó hiểu hơn: Sắc từ Tâm….Sắc trong Tâm.

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật dạy về sinh trụ hoại diệt của đại vũ trụ trong tiểu vũ trụ, “Bên trong thân xác bằng một sải tay mang đầy giác cảm này, Như Lai xem đấy cũng chẳng khác gì như toàn thế giới [vũ trụ, THL] sự hình thành của thế giới [vũ trụ] và cả con đường đưa đến sự chấm dứt của thế giới [vũ trụ.]”

Tôi thưởng thức từng chữ, từng câu, từng đoạn đầy viên diệu của bài thơ trên và đặc biệt là câu ‘kệ,’A mite makes the sea roar.

Nếu cá nhân nào quán tâm ý được câu ‘kệ’‘mite effect’ trên thì chúng sinh đó có thể đã ở trong đại định, quán âm tiếng vỗ tay sấm sét của độc thủ đại hiệp?

Khi tôi nói về việc thiên nhiên, bạn sẽ không hiểu tại sao thiên nhiên như làm vậy.  Nhưng bạn cũng thấy đó, không ai hiểu nổi nó.“Thiên cơ bất khả lậu.”Có mấy ai hiểu được số trời? 

While I am describing to you how Nature works, you won’t understand why Nature works that way. But you see, nobody understands that.”  Richard Feynman

Ngoài là giáo sư, Vật Lý Gia, và Nobel Laureate, Dr. Richard Feynmancũng là một học giả uyên thâm về triết lý Phật Giáo dù rằng ông ta chưa bao giờ quy y Phật.

Điều này chứng tỏ, tái Giác Ngộ trở lại thành Phật không phân biệt một ai. Chúng sinh điều có cùngPhật tánh nhưng căn trí bất đồng.

Tuy nhiên, những kiếp chúng sinh, duy ngã, vô thường tự tái tạo rồi tiếp tục múa nhãy theo luân vũ ‘sắc không, không sắc’ rập khuôn thời gian.  Sớm muộn gì thì những chúng sinh nguyên tử này cũng theo dòng thời gian, qua đi cùng với những duyên nghiệp của chúng và vũ khúc luân hồi bất khả thuyết này rồi thì cũng chỉ là dư âm trong ký ức.

Liệu chúng ta có bao giờ quán tự tại để cảm thấy những nguyên tử chúng sinh với tâm thức luân hồi tái tạo ra cái duy ngã mà ta tự xưng là ‘Tôi’ đó là những cái gì, chúng sinh đótừ đâu đếnmà không chào hỏi, đang bơi lội nhởn nhơ và làm trò múa rối vô duyên trong tấm thân ngũ uẩn này rồi thì lại ra đi không một lời từ giả lẫn không hẹn lúc nào trở lại?

Ta tạo thành những nguyên tử chúng sinh này hay những nguyên tử chúng sinh đó tạo ra ta?  Ta là chúng nó sinh ra hay chúng nó là chúng ta sinh thành?  Chúng nhân sinhlà ai và ai là chúng nhân loại?  “Ái gia” là ai?  Ai là “Ái gia”? Ta đang tự hỏi hay chúng nó tự hỏi – Hạt bụi nào hóa kiếp thân ‘Tôi’ để một mai vương hình hài đứng dậy… Hạt bụi nào hóa kiếp thân ‘Tôi’ để một mai tôi trở về cát bụi?  Như Trịnh Công Sơn đã suy tư trong bản nhạc Cát Bụi của ông ta.

Ta là Cát ta sẽ về với Bụi.

Trả trần gian những cay đắng muộn phiền.

Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy.

Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!

(Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật, Bùi Giáng)

Các nhà thông thái xác định bản chất của nguyên tử qua việc phân tách trọng khối của vật thể. 

Nhà bác học vật lý nổi tiếng Albert Einstein (1879-1955) nói, “Vũ trụ phân tích đến cùng chẳng còn gì là vật chất mà chỉ còn lại là những rung động hay những làn sóng (wave) mà thôi.” 

Thấy được một chủng nguyên tử trong cơ thể của mình, trong vũ trụ giúp chúng ta ngộ rằng:

  1. Gia hạnh (sa. prayoga): Hành giả (Bồ Tát) nhận ra rằng không có gì ngoài Tâm;
  2. Kiến (sa. darśana): Hành giả dựa trên giáo pháp đích thật, đạt Như thật tri kiến, bước vào Thập địa (sa. daśabhūmi). Hành giả thống nhất khách quan chủ quan là một. Trong giai đoạn này, hành giả loại trừ Phiền não (sa. kleśa).
  3. Tu tập (sa. bhāvanā): Hành giả tu tập và vượt qua Bồ Tát thập địa;
  4. Vô học, cấp thành tựu Thánh quả: Hành giả diệt tận phiền não, chấm dứt Luân Hồi. Bồ Tát đã chứng đạt Pháp Thân (sa. dharmakāya).

Theo quan niệm cổ của Đông Phương thì nguyên tử (Paranamu) được hiểu như không có thực thể (Nissarira).  Khoa học hiện đại đã chiếu kiến được lượng tử khi hạt (sắc) khi sóng (không,) khi có khi không tùy tâm ý cũng như bồ tát chiếu kiến sắc không, ngũ uẫn giai không và thiên hình vạn trạng do tâm tạo.

Ngài Vô Trước không biết đến khoa vật lý hữu cơ hiện nay, Ngài chỉ nói về siêu hình và triết học. Ðiều quan tâm của Ngài là thế giới mà mọi người cho là vật chất thực ra không có thật thể mà chỉ là một khái niệm.  Hiện nay, có giả thuyết, thế giới chỉ là ‘ảnh đồ ký 3 chiều’ (holographic universe, vũ trụ ký ảo.)

Vậy thì, hình như ‘khái niệm’ tạo ra vật chất?  Mà nếu cái khái niệm vật chất đó chỉ là ảo thì ngay cả cái ảo khái niệm đó cũng có thể không thật sự … là ảo, mà thật ra chỉ là khái niệm ngoài khái niệm và khái niệm trong khái niệm?Những khái niệm đó triệt tiêu thành Vô Khái Niệm?

Đâm ra,rằng thì là,” tôi cũng không hiểu nổi tôi đang vô khái niệm cái khái niệm nào?

Có thể, tôi trí tuệ hơn tôi nên tôi chưa đủ thông minh để tôi hiểu nổi tôi?

Mea culpa!

(Lỗi tại Ngộ?)

Tôi nhị nguyên hay tôi bất nhị? 

Định đề I, Tôi với tôi tuy hai mà một, không hai.  Tôi với tôi tuy một mà hai, không một.

Nhưng, hình như,

Tôi với tôi tưởng như hai mà là ba và cũng là bốn.

Tôi + tôi = 2 tôi; nhị nguyên, (a)

Tôi + tôi = 1 tôi; bất nhị, không là 2, cứ cho nó là một đi (b)

Hai phương trình (a) và (b) trên, nếu cọng 2 vế lại với nhau,

Tôi + tôi + Tôi + tôi = 2 tôi +1 tôi

4 tôi = 3 tôi

4 = 3

Nếu bất nhị không phải là hằng số (constant number) = 1

Và nếu bất nhị = 0, 1, 2, …∞

Thì, 4 tôi ở trên, cái tứ thân này có thể là nhị nguyên hay là bất cứ ai ngoại trừ bất nhị?

Tôi là chúng ngã hay tôi là vô chúng ngã?

Tương tự như lý luận ở trên,

Định đề II, Tôi và tôi hình như hai mà lại là một.  Tôi và tôi tưởng một mà … lại là không hai.

Nhưng,

Tôi và tôi tưởng thành hai mà là một.                                         

(Tôi) x (tôi) = 1 tôi, (c)

Chỉ còn lại một mình, tôi với tôi!”

Rồi thì, Tôi vẫn là tôi.

Và nếu bất nhị không phải là hằng số (constant number) = 1

Và nếu bất nhị = 0,

Căn cứ vào phương trình (c) ở trên,

Thì, kết quả là không có tôi, vô ngã (ngộ mậu?)

Nhưng nếu, bất nhị = 1, 2, … ∞

Thì, tôi là độc tôn và là 7 tỷ nhân sinh.

Và nếu, bất nhị = -1, -2, … – ∞

(Tôi) x (tôi) = 1 tôi, (c)

(-1) x (-1) = +1 tôi

(-∞) x (-∞) = +∞ tôi

Thì, tôi cũng vẫn luôn là tôi và là tất cả ai trong vũ trụ.

Tôi vẫn là một chúng sinh nguyên tử và cũng vẫn là tất cả chúng sinh nguyên tử.

Những toán pháp trên không có đúng sai mà chỉ là khái niệm.

Tri ngã tri nhĩ

Chúng ta thường mong tìm kẻ tri kỷ (người hiểu mình), người đồng âm tương ứng nhưng phần nhiều gặp toàn là cung đàn lạc điệu, rặc những kẻ vô minh, tự cho là hiểu mình hơn là tự hiểu chính họ.  Nhưng trên đời này dể gì kiếm ramấy kẻ tri kỷ vì vài người tri kỷđó nếu có, có thể sẽ là kẻ thù của ta và người tri bỉ đó cũng có thể sẽ là kẻ oan gia mà ta lấy nhầm làm kẻ phối ngẫu? 

Cũng nên biết tuy danh ngôn ‘tri kỷ tri bỉ’ từ Tôn Tử binh pháp nhưng những tuyên bố hiển nhiên này cũng được trích dẫn qua những danh tướng như Napoleon, … Cho nên không có ai là chân tác giả của cái chiến lược như thị này cả.

Có thể trước nay các ngươi đã nhìn nhầm Tào Tháo ta bây giờ lại nhìn nhầm nhưng ta vẫn là ta. Trước đây ta vốn không sợ người khác nhìn lầm ta.” Tào Tháo

Tào Tháo đắc chí nhất là người nhìn đúng Tào Tháo.

Tôi kinh qua, cái hạnh phúc sung sướng nhất đời này là không ai hiểu nổi ta và ta cũng không thèm hiểu ai.  Người với ta tuy hai mà một; ta cùng người tuy một mà hai.  Ta không cần hiểu ta; ta không màn hiểu người.  Mong tìm ‘nhĩ tri kỷ’ hay cố ý ‘ngã tri bỉ’ chỉ mất công như tìm lông rùa, sừng thỏ, hay mò trăng đáy nước.

Thú thật, tôi cũng không hiểu nổi thâm ý của Feynman nhưng tôi có thể suy bụng ta ra bụng người? Vì theo thói thường và như đề cập ở trên, đa số chúng ta lầm tưởng, chúng ta biết người (tri bỉ) hơn biết ta (tri kỷ).

Hơn nữa, Tào Tháo, Tôn Tử, Napoleon, và Feynman đã tiêu diêu cực lạcvì họ không muốn lên thiên đường cho nên dù tôi có y ý các ngài giải nghĩa oan cho các ngàithì mong tiền nhân thông cảm tha thứ.  Nếu như tôi lở dại lìa ý các ngài để nhất tự đồng ma thuyết thì ai cả tin yêu quái thuyết, bị tẩu hỏa nhập ma nên ráng mà chịu chứ tôi sẽ không chịu trách nhiệm.

Feynman nói: Liệu bạn sẽ hiểu những gì tôi sẽ nói với bạn không? … Không, bạn sẽ không thể hiểu nổi nó.  Đó là tại vì tôi không hiểu nó.  Không ai hiểu nổi.

Will you understand what I’m going to tell you? … No, you’re not going to be able to understand it. … That is because I don’t understand it. Nobody does.”  Richard Feynman

Vì, “cái gì tôi không thể chế tạo, tôi không hiểu.”

What I cannot create, I do not understand.” 

Feynman, Know how to solve every problem that has been solved.  On his blackboard at the time of death in February 1988; from a photo in the Caltech archives

Tôi rất đồng âm với ‘tân thiền án nguyên tử’ của Dr Feynman.  Feyman có thể không cố tình giảng dạy về thiền trong vật lý nhưng ông ta đã vô tình thuyết pháp công án thiền trong lúc giảng dạy vật lý.  Đơn giản, vì khoa học đang cố tình thuyết giảng vũ trụ quan nhưng không vượt qua được chân lý nên bắt đầu vô tình dùng trí tuệ bát nhã để tái bỉ ngạn.

Cũng giống như Einstein và những bật thiện tri thức nổi tiếng trên thế giới, nếu những điều Feynman trình bày không mấy ai hiểu nổi thì ông ta không thể lừng danh và đoạt nhiều giải thưởng cao cả như Nobel price về vật lý.  Ngược lại, ai ai cũng biết một cách dễ dàng tất cả những điều ông ta trình bày và giảng thuyết thì đa số cũng dễ dàng đoạt được giải Nobel và được mời dạy bởi những đại học danh tiếng nhất thế giớithay vì họ tuyển chọn và thỉnh cầu ông ta.

Vật Lý Gia Richard Phillips Feynman đã từng tâm sự, “Nếu tôi đã có thể giải thích nó cho người tầm thường, tôi không xứng đáng đoạt giải Nobel.” 

If I could explain it to the average person, I wouldn’t have been worth the Nobel prize.”

Statement (c. 1965), quoted in “An irreverent best-seller by Nobel laureate Richard Feynman gives nerds a good name”, People Magazine (22 July 1985)

Vì tôi là kẻ người tầm thường, cho nên,

Tôi không biết cái tôi không biết nhưng tôi biết là tôi không biết cái tôi không biết đó.

Nếu tôi không biết tôi không biết
Tôi nghĩ tôi biết
Nếu tôi không biết tôi biết
Tôi nghĩ tôi không biết.

*

“If I don’t know I don’t know
I think I know
If I don’t know I know
I think I don’t know”
 

(Logic of Quantum Negation, Tru Huy Le, MSEE, August 10, 2014)

Tương tự, nhà Vật Lý Gia, giải Nobel Vật Lý, Dr. Richard P. Feynman tuyên bố:  Tôi tin rằng một nhà khoa học gia nhìn vào vấn đề không liên quan tới khoa học cũng ngớ ngẫn như cái tên kế bên mình.

“I believe that a scientist looking at nonscientific problems is just as dumb as the next guy.” Richard P. Feynman

Tôi xin phóng tác ngược ý của Feynman: Tôi tin rằng ‘vô học gia, giả học giả’ nhìn vào vấn đề khoa học dường như cũng (to be just as) thiếu hiểu biết (lack of knowledge)và ngu si (ignorance) như những ai khác.

“I believe that a nonscientist looking at scientific problems is just as nescience as others.” Tru Le

Hãy ngu đi 

Ngu si, đần độn là bản ngã tự nhiên của chúng sinh cho nên những người bình thường như chúng ta còn mắc cở chi nữa mà không đại ngu đại đi? Chưa ngu lần nào trên đời thì khi nào mới bớt ngu, khôn ra nổi?

Rứa thì rănglại có chữ  “Ðại Ngu”ở mô chui ra ri mờ quá ư ngụy tặc như rứa?

Đại Ngu đã từng là quốc hiệu của Việt Nam ngày nay:

Sau khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền, Quốc Hiệu Đại Việt của dân tộc Việt đã được đổi thành Đại Ngu từ tháng 3 năm 1400. Quốc hiệu này bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn – một vị vua của Trung Hoa cổ đại nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng.

Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”.  “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn. Lịch sử đã ghi nhận những nỗ lực to lớn của nhà Hồ để hiện thực hóa mong muốn này.

Hình như, đại ngu trong Phật Giáo là từ vô minh mà ra và theo hiểu biết thiển cận với căn cơ thấp kém của tôi thì đại ngu si là một phần của vô minh.  Vì vô minh bao gồm  tham sân si đưa đến khổ đau.

Trong thời đại đầu Tokugawa, Thiền Sư Bankei Yõtaku (1622-1693,) sau khi thế phát quy y ở chùa Kõshõji làng Amaze lúc Ngài được mười tám tuổi có pháp danh là Ryõkan và người tự đặt cho mình cái tên “Ðại Ngu.”

Khi có người hỏi tại sao ngài tự đặt cho mình cái tên  “Ðại Ngu”?

Ngài giảng dạy rằng:

“Hãy ngu đi. Vì năng lực linh động của tâm Phật chiếu sáng kỳ diệu nên dù có dẹp bỏ cái trí phân biệt (nhị nguyên)ta cũng không phải là người ngu. Vì thế từ nay về sau hãy ngu đi. Vì dẫu có ngu đến đâu khi đói ta cũng biết xin ăn, khi khát ta cũng biết xin trà để uống, khi nóng ta biết mặc y phục mỏng, khi rét ta biết khoác thêm áo dầy, ta không quên mọi liên hệ với đời sống hằng ngày. Bankei gọi đó là tâm Phật, tâm Phật vốn là tâm bất sinh. Tâm đó chiếu sáng kỳ diệu hơn cả gương sáng, không một điều gì tâm ấy không nhận và không phân biệt được. Ðối với mặt gương thì bất cứ hình thể nào đi qua trước gương bóng hiện ra, tuy gương không có ý định nhận và bỏ bất cứ vật gì, cũng không phản chiếu hay định phản chiếu một bóng nào. Cái tâm Phật bất sinh, nhận và phân biệt rõ ràng mà ta không cần phải làm gì cả. Vì tâm Phật của mỗi người sinh ra đã vốn không do tạo tác thành nên không có mê lầm. Như nước và băng, mùa đông nước thành băng đến mùa nóng băng tan thành nước. Chỉ yếu theo Ðại Thừa không chỉ tịnh sáng tâm Phật mà quay về với bản lai diện mục tức tâm bất sinh. 

Khôn ngoan hay ngu si, tốt hay xấu, phái nam hay phái nử, trẻ hay già chứng đắc hay không chứng đắc là sự phân chia riêng rẽ kỳ thị đối chọi của người đời theo thói phân biệt và bám víu cảm xúc bình thường. Trong khi lối nhìn đời bằng cái tâm như như không nhị nguyên của Ryõkan Ðại Ngu như sóng không ngoài nước và nước không ngoài sóng mà chỉ là một.”  

Thiền Sư Ryõkan viết:

“Ryõkan như ngu như đần!

Hãy buông bỏ thân và tâm.”

(Bốn mươi năm sau, Suzuki Tekiken người thừa kế Suzuki Bundai là bạn của Ryõkan ghi lại như trên. Trích trong Thiền Sư và Thi sĩ, RYÕKAN DAIGU, ÐẠI NGU LƯƠNG KHOAN, (1758-1831), Thiên Hương Chu Kim Hải, Bút Tự Tuyết Nguyệt Hàn, Biên Soạn và Phỏng Dịch.)

Nên khôn ra

Luật nhân quả không cho phép vô minh; thực tại đã mô tả trong quá khứ bởi từ ngữ La Tinh: Không biết đạo pháp không phải là cái cớ để ta không hành phápVô minh không phải là cái cớ để không muốn giác ngộ.  Vì dốt còn dạy được chứ ngu muội thì phải cầu thuốc giác ngộ may ra mới chữa được.  Cho nên, tập tục ngu si, và tập quán tham sân không là cái cớ để cho ta buông thả, không chịu cố gắng học tập và tu hành để đạt được tiến bộ.

“On the Cause and Effect, there is no allowance for ignorance; a truth expressed previously by the Latin phrase: “ignorantia legis neminem excusat” –  Ignorance of the law does not excuse anyone from its operation.Ignorance of the law is no excuse.

http://www.metaphysicalrevelations.com/spiritualscience.html.

Bài thơ dưới đây của một thiền sư Việt Nam đã phản ảnh con đường (đạo) chân lý của người trí không cần GPS chỉ đường mà vẫn lạc lối. Chỉ có kẻ ngu mới nhờ taxi đưa đường mới tới nơi.  Nhưngcũng thua đứa lười nằm thẳng cẳng phè thânkhông thèm đi đâu cả.  Đã không màn đi thì cần gì phải biết con đường đó thật hay giả, để nên đi tới hay không nên đi? Đạo đó chân ngộ hay ngụy ngộ?

Kẻ khôn tìm nơi vắng vẻ nằm duỗi thẳng chân.  Người dại đi tìm chốn thị phi cho mỏi chân chồn gối.

Mà đi làm chi cho mệt vì tới đó cũng làm khách biếng nhátnằm duổi thẳng chân như ở đây có khác chi mô?

Be wise

Wise persons don’t realize the Way.

Those who realize the Way are all foolish.

Be a guest, lay straight, stretch your legs,

don’t mind what truth and untruth are.

*

Người trí không ngộ đạo,

Ngộ đạo tức kẻ ngu.

Khách nằm thẳng duỗi chân,

Nào biết ngụy và chơn.

*

Trí nhân vô ngộ đạo,

Ngộ đạo tức ngu nhân.

Thân cước cao ngọa khách,

Hề thức ngụy kiêm chân.

Thiền Sư Tịnh Không (? – 1170) 

(Bản dịch Hòa Thượng Thanh Từ)

Tôi thích lười đi,

Không đường đi, không nơi đến,
Không mong qua, không cầu lại.
Không đi nên không có tới,
Không tới còn nói chi đi.
Đi nhưng không bao giờ đến,

Đến nhưng chưa bao giờ đi. 

(Lê Huy Trứ)

Tương tự, Trung Luận thuyết minh về cái “không đi” trong thuyết Bát Bất ở trên:

“Đi rồi, không có đi. Chưa đi, cũng không có cái đi. Ngoài cái đi rồi và chưa đi. Thì khi đi cũng không có cái đi!”

*

Cực gian ngu như cực khôn ác, cực trí khôn như cực ngu hèn nhưng cũng không nên giả ngu hiền lâu quá vì nó sẽ quen tật trở thành cực ngu cực hèn thật thì nguy to.

William Shakespeare (1564-1616), Đại văn hào của Anh Quốc, nôm na nói: Kẻ ngu dốt mới tự cao tự đại cho mình là đỉnh cao trí tuệ, còn người thông minh nhún nhường nhận mình là còn ngu dốt. 

Điều này tôi khẳng định là hoàn toàn đúng y chang vì chính tôi đã ‘kinh quá’:

Lúc chưa học Phật Pháp, tôi không biết gì về Phật Pháp.

Trong lúc học Phật Pháp, tôi cứ tưởng biết hết Phật Pháp.

Sau khi học Phật Pháp, tôi không biết gì về Phật Pháp.

Hậu quả, tôi méo mó Phật Pháp thấy Phật Pháp viên tròn. 

Quán tự tại chiếu kiến lượng tử giai không

Tôi cũng mạo muội quán tự tại tương tự như Dr. Feynman:

Tôi là chúng sinh (sentient beings, nhân sinh) … Tôi là một cá nhân (self, ngã) trong chúng sinh … cấu tạo bởi nhân duyên từ không ra có.  Từ vô sắc tướng (dark matter) thành sắc tướng (observable matter). Từ những tỷ tỷ Lân Hư Trần keo sơn gắn bó bởi hổn nguyên chân khí (energy and dark energy)sở trụ (pulled together) bởi trọng lực (gravitational waves.) Tôi là chân không với hằng hà sa số Lân Hư Trần nhỏ nhất của vật chất trong vũ trụ (infinitesimalmatters in universe) mà khoa học chưa tìm ra.  Tôi cũng là một hạt vi trần như tỷ tỷ vi trần không đáng kể trong vũ trụ.

Trong từng sátna, tôi quán tự tại 20 tỷ tế bào chung quanh tôi nhãy múa quay cuồng như những vệ tinh bao trùm bởi chân khí vũ trụ (energy and dark energy).  Từng giây từng phút, trong vòng sinh trụ hoại diệt không lối giải thoát. 

Bổng nhiên tất cả quay ngược vòng, trước hết chân khí bao bọc nhục thân rồi đến trọng trường (gravity) dùng để kéo (pull) những vi mô của nhục thể tôi bị hút vào chân không (black hole/worm hole) có thể tích nhỏ bằng Lân Hư Trần, rồi thì đến những phân tử trong tôicũng bị thu nhỏ lại rồi bị hút vào điểm càn khôn đó. Chung quanh tôi, trái đất này, Thái Dương Hệ, những hành tinh, những giải ngân hà, thiên hà lẫn vũ trụ đều bị nuốt chửng bởi hư không.  Lổ không này mảnh liệt tự hút nhanh lấy chính nó, thu nén cực nhỏ lại với tốc độ của ánh sáng cho đến khi nó trở thành cực vi.  Cái chu kỳ này xãy ra bao lâu?  14.7 tỷ năm.

Từ đây, vũ trụ co lại trong hạt Lân Hư Trần đó nhanh chóng bùng dản với vận tốc ánh sáng vì bị dồn nén bởi một năng lực vô cực, trở thành lực phản hồi tương đương bùng nở ra với hàng tỷ tỷ vi mô trong đó có những nguyên tử chúng sinh mà tôitưởng rằng là của nhục thân tôi.  Vũ trụ bổng nhiên giản ra cho tới gần tận cùng vô biên giớicủa vũ trụ rồi thì ngưng đọng (equilibrium), tất cả bất động, thời gian cũng ngừng trôi.  Trong khoảng khắc tịnh tĩnh tỉnh sátna này, và trước khi chúng sinh sắc tướng do tâm tạo ra, thoạt bổng nhiên kỳ tâm xuất hiện.   Cái chu kỳ này xãy ra bao lâu?  14.7 tỷ năm.

Rồi thì, những lượng tử tạo ra những sóng rung động hấp dẫn (by the law of attraction & law of vibration) và đồng thời tùy theo nhân duyên (dependent originations) nghiệp quả (law of cause & effect) mà tụ hợprồi lại tan rả, tiếp tục liên tu bất tận cho đến những kết quả (effects) cuối cùng sinh ra đầy tạm bợ vô thường (impermanence,Anicca or Anitya) từ hàng tỷ tỷ sát xuất (billion combinations of probabilities).   Từ đó, sắc tướng tự tái sinh (rebirthed) từ chân không (universe) bắt đầu từ những vi mô hợp lại với nhau tạo thành vĩ mô như ngân hà, thiên hà, tinh tú, thái dương hệ, trái đất, chúng sinh kể cả cấu tạo ra Tôi. Rồi như thế bổng nhiên tôi lớn dần lên và cái ngã đầy tham sân si này trở thành độc tôn trên đời, lẫn dưới đất.

Tôi là vũ trụ của vô lượng nguyên tử, bất khả tư nghi, và là một nguyên tử trong vũ trụ.  Tôi là từng vũ trụ trong những lỗ chân lông của mổi tế bào trên cơ thể nầy. Tôilà đại ngã trong tiểu ngã và là tiểu ngã trong đại ngã.  Tất cả là một, một là tất cả. 

Tất cả tế bào trong cơ thể Tôi sẽ bị hủy diệt và thay thế, Tôitưởng sẽ vẫn là Tôi, và nguyên tử sẽ đơn giản thi hành nhiệm vụ khác, dù ở trong hay ngoài cơ thể Tôi.  Những nguyên tử tạm thời ở trong Tôi, và có thể bị thay thế mà Tôi không thể nhận biết được  bởi một tế bào cùng loại.

Tôi cảm thấy những phân tử (molecules)này quay cuồng tái hóa kiếp thân tôi trong điệu luân vũ đẹp tuyệt vời.  Ôi những phân tử với sắc tướng lẫn vô sắc tướng tuyệt diệu quay chung quanh như những vệ tinh bởi sức hút (gravity) của vũ trụ – khi thì hữu sắc (hạt, particles) khi thì không sắc (sóng, gravitational wave) thật dị kỳ.

Tôi vừa mới tái sinh,qua cái sắc tướng tinh khôi, xinh đẹp nhất thế gian lẫn vô sắc tướng (dark matter,) không bản lai diện mục,nhưng ôm “phiền muộn như lai” vì u mê bỏ quên mất bản laivô nhất vật, vô sanh vô diệt của tâm lòng Bồ Đề.

Tôi là ai, ai là tôi đãtrót lở u mê đi lạc trong cỏi Ta Bà này làm chúng sinh cùng nhau rong chơi, đồng điệu ca múa khúc vô thường, quay cuồng với cái ngãích kỷ đầy tham sân sitrong cỏi Ta Bà rồi bổng nhiên tỉnh ngộ lý vô thường đứng giữa hư không ngóng mộng niết bàn?

Mỗi nhân nguyên chủng tử (mổi chúng sinh) của 1028 atoms với linh tánh sở trụtrong nhục thân tôi có những quả lịch sử rất đặc thù của duyên nghiệp từ vô lượng trụ kiếp, trước cả khi con người hiện diện trên địa cầu.

Từ những tổng hợp nhân duyên và nghiệp quả của đa chúng sinh đó tạo thành Tôi. Từngvũ trụ ở trong mổi hạt nguyên tử trong cơ thể Tôi.Trong từng mỗi một tế bào và sau 14.7 tỷ năm, và trong những tỷ năm của nó do nhân duyên kết hợp thành Tôi. Dù là lúc đó con người chưa hiện hữu trên trái đất, trong cỏi Ta Bà, nhưng cái Ta, cái ngã đó đã có trước từ chừng hơn 10 tỷ năm được gọi là Tôiở đây.  Vũ trụ trong mổi tế bào của Tôi và chắc chắn là Tôi ở trong vũ trụ trong luân hồi sinh trụ hoại diệt của vũ trụ trước khi cả con người lẫn chúng sinh nhẹ gót đào dạo trên trần thế.  Hay nói cách khác những vật chất tạo ra Tôi với cả một trời ký ức (history memory, nhân quả) còn già vô lượng hơn cả Thái Dương Hệlẫn những thiên hà và tinh tú trong vũ trụ. 

Trong lúc vừa đi vừa vào định lẫn vừa hành động, tôi thâm nhập sâuvào đại địnhcủa tâm Xả.  Lúc đó, không gian cuộn thời gian, không còn quá khứ, hiện tại lẫn vị lai.  Đột nhiên, tôi quán thông và nhận thấy dòng thời gian ngừng trôi,vũ trụ dường như ngừng thở,những duyên nghiệp chung quanh tôitức khắc ngưng đọng,và vạn nhân quả không còn cuộn tròn rối răm trong tâm thứcan tịnh của tôi.

Tất cả đều tuyệt đối ngưng động chỉ còn lại tĩnh tịnh tỉnh an lạc tuyệt đối của kỳ tâm.

Dòng thời gian

Thiền sư Đạo Nguyên nói, “Phần lớn đều nói rằng thời gian trôi qua. Thực tế thì nó đứng một chỗ.  Hình dung về một sự trôi chảy, người ta có thể gọi nó là thời gian, nhưng đó là một hình dung sai lầm, vì ta chỉ tưởng thấy thời gian trôi chảy, ta không thể nhận thấy rằng nó đang đứng tại chỗ.” 

Ngay tức khắc, sau khi không gian sinh trưởng rồi thì thể tích của nó bành trướng kéo theo sự hiện hữu của dòng thời gian?Tuy nhiên, đa số chúng ta không nhận thấy được dòng thời gian trôi chảy nhưng đều cảm biết thời gian lâu mau tùy tâm lý. Sớm muộn gì nó cũng trôi qua kéo theo những duyên nghiệp biến đổi chung quanh ta mà dư âmcủa những vòng nhân quả đó cũng chỉ là những ký ức bồng bềnh trong dòng tâm thức.

Về Nhà

Hơn bảy mươi năm ở cõi này,

Không không sắc sắc thảy dung thông

Hôm nay nguyện mãn về quê cũ

Nào phải bôn ba hỏi Tổ tông.

*

Thất thập dư niên thế giới trung

Không không sắc sắc diệc dung thông

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý

Hà tất bôn man vấn tổ tông.

Thiền Sư Liễu Quán (? – 1743)

(Bản dịch HT Thích Thanh Từ)

*

Trong tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, có câu:  

Giấc Nam Kha khéo bất bình,

Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.

Tôi xin phụ họa:

Giấc Hòe ‘Ant’ kiến bất đắc

Tỉnh cơn mơ dậy, thấy mình kiến không.

(Lê Huy Trứ)

*

Thân như bóng chớp chiều tà

Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời

Sá chi suy thịnh cuộc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành

 (Mãn Giác Thiền Sư)

Nói cho cùng thì, “Rồi tôi cũng phải xa tôi, Đời tài hoa cũng xa xôi ven trời.” (Bùi Giáng)

Vậy thì những chu kỳ (life cycle) quán vũ trụ dãn nở từ không ra có từ có đến không, tạo thành bởi từ vi mô tới vĩ mô,ở trên xãy ra bao lâu? Một giấc mơ hay một đời người?

3 (14.7) năm = 44.1 tỷ năm.  Quý vị không tin thì cứ thử xem và kiên nhẫn chờ tới 44.1 tỷ năm để xemnhững gì chúng tathực hành và chiếu kiến hằng đêm đó có“đại công cáo thành” đúng như tâm tưởnghay không?

Không ngờ

Nhà văn Françoise Sagan viết: Ở một nơi nào đó có cái tuyệt diệu [bất ngờ] đang chờ ta khám phá.  “Somewhere, something incredible is waiting to be known.” Françoise Sagan

Tôi không ngờlà tôi đã khám phá được cái ‘tuyệt diệu không ngờ’ đó là không có việc để chu toàn.  Tôi không ngờ là không có thánh hạnh để hoàn tất. Tôi không ngờ là không có tử để tái sinh. Tôi không ngờ là không có sanh để tử tận. Tôi cũng không ngờ là không có “Tùy chúng duyên nhi sanh” để đáo bỉ ngạn trong luân hồi.  Điều bất ngờ nhất, tôi không ngờ là không có ngờ để ngờ.

Tôi chỉ hơi ngờ ngợ: Tôi là chúng sinh hay chúng sanh là tôi? Tôi là Như Lai hay Như Lai là tôi? Tôi tri kiến Phật hay Phật tri kiến tôi?

Cho nên, người đã tin [không nghi ngờ những điều huyền diệu này] thì không cần giải thích; người đã không tin [luôn nghi ngờ] thì giải thích cũng thêm thừa.  TV show, “The Amazing Dunninger,” his motto was “For those who believe, no explanation is necessary; for those who do not believe, no explanation will suffice.”

Cứu hết cả khổ nạn!

Câu hỏi kế tiếp,nếu tôi chiếu kiến được vũ trụ giai không vậy thì tôi có độ được nhất thiết khổ ách hay không?

“Nhất thiết khô

0