Văn minh phương Tây: Đêm trường đen tối
GS. Eugen Weber Lê Quỳnh Ba biên tập I . Đêm trường đen tối ở châu Âu: (476 – 800 AD): Đó là thời đại hỗn loạn. Giết chóc, đốt phá, cướp bóc, cưỡng đoạt, thời đại mà thế giới dường như sụp đổ. Ngay cả Giáo hội cũng phụ thuộc các bộ lạc dã man. Những kẻ cai trị ...
GS. Eugen Weber
Lê Quỳnh Ba biên tập
I . Đêm trường đen tối ở châu Âu: (476 – 800 AD):
Đó là thời đại hỗn loạn. Giết chóc, đốt phá, cướp bóc, cưỡng đoạt, thời đại mà thế giới dường như sụp đổ. Ngay cả Giáo hội cũng phụ thuộc các bộ lạc dã man. Những kẻ cai trị miền Tây, khi những kẻ man rợ cải đạo theo đạo Ki tô, thì Giáo hội trở nên tàn bạo hơn.
Sự sụp đổ không thể cứu vãn của đế chế La Mã Phương Tây xảy ra ở TK thứ năm (476) dưới sức ép các bộ lạc man rợ đến từ Phổ (Frank). Ba TK sau, Giáng sinh năm 800, một người Frank lên ngôi ở La Mã, đồng thời là hoàng đế cả Phương Tây. Charles, vua Vương quốc Frank, Charles Đại Đế hay Charlemagne. Triều đại vinh quang của ông, là mẫu mực của sự vững chắc. Khoảng giữa 300 năm từ lúc La Mã sụp đổ đến lúc đăng quang của Charles, được biết như “Thời kỳ tăm tối”, vì chúng ta không biết nhiều về thời gian đó, một phần vì do thời đại đó tăm tối và đẫm máu, kinh tế lụn bại, xã hội bị chia rẽ bởi nguyên nhân từ bên trong cũng như tấn công bên ngoài. Văn hóa vật thể suy đồi, như chúng ta có thể thấy qua sự định cư mới, với hàng loạt nông trại và làng mạc ở những vùng đất tốt nhất, bỏ đi tới vùng đất cao, cổ xưa không có người ở từ thời kỳ đồ đá, vì trốn ở đó, mới sống sót. Đó là tình trạng chung, hoặc ít ra là đoán như vậy.
Ở mức độ chính trị, Đế chế Tây La Mã đã bị thay thế các tộc dã man rợ nhỏ:
– Visigoths ở TBN, bị Arab thôn tính vào khoảng 700;
– Lombard ở Ý;
– Frank và Burgundians ở Gaul;
– Angle và Saxon ở Anh;
Những tiểu quốc này là hiện thân của bất cứ cái gì tạo nên quyền lực chính trị ở khắp châu Âu.
- Sự tác động (va chạm) của Cơ đốc giáo đến văn hóa man di. Nhà Thờ La Mã phụ thuộc vào các Man tộc – Sự sa đọa của các chuẩn mực đạo đức trong giới tăng lữ:
Mọi thứ đều thuộc về Nhà Thờ La Mã: quyền lực đạo đức, học tập, uy thế của cái tên đế chế La Mã và sự quan tâm của nhân dân. Chính Đức Giám mục là ngừơi mà dân thường tìm kiếm cho cương vị lãnh đạo trong xã hội của người Thiên Chúa giáo. Trong suốt thời gian này, quá trình đồng hóa xảy ra liên tục. Các cộng đồng man rợ dần cải đạo theo Ki tô giáo, ở TK 5 và 6 và có được cái mã bên ngoài của người La Mã. Song khi những bộ lạc hoang dã theo Ki tô giáo, nhà thờ nhanh chóng bị dã man hóa. Bạn có thể thấy điều này trong đoạn mô tả mà Gregory thành Tours ghi chép về những gì đã diễn ra trong VQ Frank suốt nữa sau trong TK 6. Gregory, như được mô tả trong bản chép tay có từ TK 10 là người của dòng Gallic quý tộc, hậu duệ của những quan lại La Mã, là 1 thành viên kế vị chức Giám mục.
Lịch sử triều đại Frank, ít nhất là với những hiểu biết của chúng ta từ Gregory, là 1 câu chuyện dài về đốt phá, cướp đoạt, giết chóc và man trá. Con trai bóp cổ mẹ. Mẹ ném con trai xuống giếng sâu. Người dân bị đánh đập hoặc thiêu sống trong những bữa tiệc xa hoa. Những người vợ giúp sức tình nhân giết chồng. Và sau đó, như là hệ quả, đến lượt giết chết con gái của họ. Vì họ lo lắng chúng quyến rủ tình nhân của họ. Tình trạng loạn luân hành hoành và dẫn dắt cho tội ác. Đầy tớ và bạn hữu phản bội hoặc đầu độc chủ nhân và bạn bè của họ. Những tội ác này tăng lên – hay đúng ra là giảm xuống cùng với cái chết của Nữ hoàng Brunhildis, người bị kẻ thù bắt giữ cùng 3 con trai, bị tra tấn trong 3 ngày, vào ngày thứ tư bị thị diễu quanh trại, trên lưng 1 con lạc đà. Trong tình trạng chắc bạn có thể tưởng tượng được, và sau đó bà bị trói chặt bằng chính tóc của mình, một tay và 1 chân, buột vào đuôi những con ngựa hoang, rồi bị từ từ xé xác. Nhưng số phận của 1 đứa con bà lại đặc biệt thú vị. Bởi vì mặc dù 2 trong số chúng đã bị giết, nhưng đứa còn lại lại là con đỡ đầu của kẻ đã bắt mẹ chúng, cho nên nó đã được tha và phải sống cả đời trong tu viện. Đó là 1 dẫn chứng điển hình cho sức mạnh của những sự ràng buột tôn giáo, thậm chí là trong 1 thế giới tàn ác và mê tín. Chính là những bộ lạc tàn ác, hoang dại này, là người Giáo hội nhanh chóng bị phụ thuộc vào.
Do đó, sự suy tàn bên ngoài, trong điều kiện văn hóa đi cùng với sự sa đọa của các chuẩn mực đạo đức trong giới tăng lữ. Chúng ta phải nhớ rằng các chuẩn mực này, ít nhất ở các tầng lớp cao hơn phải có. Là những điều duy nhất mà chúng ta thấy vẫn còn thuộc về thế giới La Mã. Vì vậy chúng ta không nên ngạc nhiên, rằng các đức Giám mục cũng có nô lệ và nàng hầu như bất kỳ quý ông nào. Các Giám mục có thể mang áo giáp và gươm sau bộ áo tế, có lẽ để dễ dàng sử dụng. Các giám mục cũng cướp ruộng đất và đôi khi cả vợ của nông dân nghèo. Có cảnh mô tả bàn ăn của vua người Frank, 2 vị giám mục buột tội nhau dâm loạn, nhiều cảnh các giám mục uống say, đến mức không nhận ra các vị khách khứa. Gregory mô tả Thế giới của bạo lực và mục nát, trong đó kẻ thống trị thiết lập sự bất công, bất chấp luật pháp. Ngay cả các đức tính tốt của bộ tộc dã man như lòng trung thành và lòng hiệp nghĩa cũng không được duy trì. Trong 1 thế giới như vậy, tôn giáo có thể củng cố sức mạnh của nó chỉ bằng sự kinh hoàng và nỗi khiếp sợ mà đôi khi đấng siêu nhiên gây ra và bằng sự đe dọa bạo lực tinh thần, được sử dụng để bảo vệ tôn giáo chống lại sự bạo tàn của tộc người dã man. Nỗi khiếp sợ sự nỗi giận của Chúa, khiếp sợ sự trả thù của các thánh. Duy chỉ những điều này có thể dọa dẫm những côn đồ sống ngoài vòng pháp luật, những kẻ trở nên quá phổ biến, trong tầng lớp mới lên cầm quyền.
- Vai trò của Nhà Thờ và các vị Thánh trong Thời kỳ đen tối, đối với cuộc sống dân thường:
Đây là thời kỳ mà các Thánh đóng vai trò quan trọng nhất, chẳng hạn Thánh Cuthbert, người đã từng cứu sống 1 đứa bé đã chết bằng 1 nụ hôn. Trong thời kỳ đen tối, các Thánh không chỉ là hình mẫu lý tưởng của đạo đức hoàn hảo, những lời cầu nguyện của Thánh được Nhà Thờ sử dụng. Các Thánh có nhiều quyền lực thực sự, có vai trò nhất định trong cuộc sống hàng ngày, can thiệp vào cuộc sống bằng nhiều con đường thực tế. Vì vậy ngư dân ở Tp Napoli trừng phạt các vị Thánh của họ khi họ không bắt được cá. Các Thánh, thực ra, là những thế lực siêu nhiên và người ta cho rằng họ sống những nơi uy nghiêm từ đó họ có thể bao quát phúc lợi trên vùng đất và thần dân của họ.
Vị Thánh quan trọng nhất đối với Gregory là Martin. Lăng mộ ông được xem như cội nguồn của vẻ đẹp và việc chữa bệnh thần kỳ cho người ốm khắp xứ Gaul. Thánh Martin được xem đặc biệt giỏi trong chữa bệnh động kinh và bệnh bại liệt. Điện thờ thánh ở Tours bị phá hủy năm 853, được xây dựng lại vài lần. Điện thờ ban đầu là nơi trú ẩn của nô lệ bỏ trốn, tù vượt ngục, người bị nhà vua trừng phạt, và tìm kiếm sự che chở của đấng siêu nhiên. Kết quả điện thờ đầy ắp kẻ tị nạn. Về mặt nguyên tắc, nhà thờ nào cũng được coi là nơi trú ẩn, nhưng nó phải được gắn với 1 vị Thánh quan trọng nào đó, người có thể thực sự làm các vị vua chúa kinh sợ mà không dám đụng đến tài sản của Thánh hoặc gây đổ máu trong Nhà Thờ của Thánh. Các nhà thờ giàu có nhờ phần lớn vào sức mạnh của vị Thánh bảo trợ. Và những TK đầu thời kỳ Trung cổ chứng kiến sự phổ biến những câu chuyện thần thoại Ki – tô phương Tây, huyền thoại về những vị Thánh, như Thánh Yrieix đã cho thấy 1 bộ mặt khác của bức tranh đen tối về xã hội man rợ. Một mặt chúng ta thấy thế giới bạo lực và bất công đang tự hủy hoại, mặt khác có 1 thế giới của sức mạnh thần thánh huyền bí. Mà ở đó con người được giải thoát khỏi cảnh nghèo túng khắc nghiệt đời thường. Ở đó không gì là không thể, vì Thánh có thể cứu sống những đứa trẻ hoặc cung cấp thức ăn và nước uống; nơi mà mọi sự đau đớn có thể chữa lành, vì Thánh có thể chữa bệnh; cho những người nghèo khổ ăn, cũng như có thể rửa sạch tội lỗi. Trong thời kỳ thế giới mông muội này, điều không tránh khỏi là các vị Thánh Ki tô giáo một mặt có các đặc điểm của những thầy cúng dùng ma thuật; mặt khác lại như một á thần; mà uy tín của họ xây dựng trên sức mạnh cá nhân như những người tạo nên kỳ tích và mọi người có thể thỉnh cầu tới Thánh như họ từng thỉnh cầu các vị thần bảo vệ cho gia tộc hay bảo trợ cho từng địa phương trong thế giới cổ xưa như người đỡ đầu gia đình hay người bảo trợ cộng đồng. Chỉ ở trong thế giới thần thoại Ki tô giáo mà ở đó có sự hợp nhất tất yếu giữa niềm tin và đạo đức Ki tô với truyền thống man rợ của những dân tộc mới có thể đạt được. Điều này rõ ràng là không thể đối với những dân tộc không có nền tảng triết học, không có nền văn học viết đón nhận trực tiếp hệ thống thần học tinh tế, sâu sắc và siêu hình của các học giả vĩ đại của Nhà Thờ. Những bộ tộc dã man có lẽ đã hiểu và chấp nhận tinh thần của tôn giáo mới chỉ khi nó trở nên rõ ràng với họ, đầy triển vọng và hiển nhiên trong cuộc đời và hành động của người mà dường như thiên phú cho những phẩm chất siêu nhiên. Cho nên sự chuyển biến của các dân tộc phía Tây không đạt được nhiều thành tựu với 1 học thuyết mới như với 1 sức mạnh mới mà đã gây ấn tượng và chinh phục họ. Những người truyền đạo Thiên Chúa tự do là những người có tính cách mạnh mẽ: dũng cảm, táo bạo, cuốn hút, nhiệt tình và trung thực. Và cũng có các vị Thánh là phụ nữ:
– Walburga, người kê đơn bốc thuốc trong cộng đồng người Saxon, người được tưởng niệm vào đêm ngày 1/5 ở Walpurgisnacht;
– Thánh Audrey, Trưởng Tu viện Ely, tưởng niệm ngày 23/6 phổ biến tới mức, nổi tiếng vì hội chợ được tổ chức hàng năm. Những đồ hàng rẻ tiền và chuổi hạt được bán ở đó được đặt tên Tawdry
3 . Truyền giáo đến các quốc gia man tộc: các cuộc hôn nhân hoàng gia ban đầu là liên minh về chính trị, chống cận huyết, đã giúp Ki tô giáo đi vào giới quý tộc, lại có 1 ảnh hưởng không ngờ trước là việc thừa kế ngai vàng rõ ràng cho con chính thức, tránh việc tranh chấp, chém giết như phương Đông:
Những người phụ nữ cũng có vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi của những kẻ ngoại đạo ở mức độ chính trị. Năm 496, một công chúa theo Ki tô giáo của vùng Burgundy, Clotilda kết hôn với Clovis, vua xứ Franks và giúp ông cải đạo sang Ki tô giáo. Một trăm năm sau, chắc của Clotilda, Bertha, kết hôn và cải đạo vua xứ Kent, Ethelbert và con cái họ theo đạo Cơ đốc từ xứ Kent đến Northumbria. Năm 987, người Hungari chuyển sang Ki tô giáo nhờ Stephen. Sau này là Thánh Stephen, người được làm lễ rửa tội bởi mẹ đẻ và được giúp đỡ động viên bởi vợ. Tất nhiên điều này không còn là lời đồn thổi. Đó là 1 vấn đề của các liên minh và quyền lợi chính trị, nhưng dù với bất cứ nguyên nhân nào, những người vợ đã đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển đổi.
Sau đó, 1 khi được Ki tô giáo chấp nhận trong giới quý tộc, sự cấm đoán của Giáo hội đối với tội đa thê bắt đầu làm thay đổi bộ mặt chính trị châu Âu. Điều đó có nghĩa là hệ thống các đám cưới hoàng gia được mở rộng từ Ireland đến Constantinople từ Castile tới Novgorod, ban đầu để chống lại hủ tục hôn nhân cận huyết thống. Mặc dù vẫn kết hợp lại thành 1 nhóm các gia tộc, được lựa chọn kỹ lưỡng dựa vào khả năng trong việc chấp chính và chiến tranh. Nhà thờ cấm chế độ đa thê làm cho những đứa con ngoài giá thú không có quyền thừa kế ngai vàng. Giờ đây phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục giai cấp thống trị tuân theo quy định này. Tuy vậy, con người sẽ dần dần không cần thiết phải giết chết những người anh em để được an toàn. Sự thừa kế ngai vàng sẽ trở nên sạch sẽ và ổn định. Tất cả đều có công dụng của nó.
4. Nguồn sức mạnh của Nhà Thờ trong những nền văn hóa này: Sức cuốn hút – Uy lực của Tôn giáo.
Cách mà Nhà Thờ gia tăng việc học và giáo dục, đặc biệt trong những tu viện: Phương Đông tương tự là thuyết Nhân quả, để giúp những người bị áp bức, đè nén có thể tiếp tục sống, chờ đợi công bằng.
Tuy nhiên, bạn phải hình dung rằng giáo hội phương Tây không đến với người man rợ với nhiệm vụ truyền bá nền văn minh hoặc bất cứ lời hứa hẹn nào về chính trị và sự phát triển xã hội. Nó đến với thông điệp kỳ lạ về sự phán xét và cứu rỗi linh thiêng. Con người được sinh trong sự nguyền rủa; bị nô dịch bởi các thế lực đen tối trong vũ trụ xấu xa; và ngày càng lún sâu trong gánh nặng tội lỗi; Giờ đây, điều này đã trở nên rõ ràng; Và nó chỉ có thể là Thập tự giá. Nó chỉ có thể nhờ vào sự hy sinh của Chúa Cứu thế hay chính xác hơn, sự vĩ đại của Chúa Giê – su. Mà con người có thể giải thoát chính họ khỏi kiếp người đầy đọa, có thể thoát khỏi thế giới tội lỗi đỗ nát. Thế giới đang đổ vỡ, nó đang đi đến ngày tận thế. Và đó cũng là lẽ tự nhiên để các tín đồ hướng đến thế giới khác tới 1 thành phố vĩnh cửu hơn là 1 nơi như thế trên trái đất và đến với giáo hội, nơi chỉ ra con đường duy nhất dẫn đến thế giới đó. Lý lẽ đó thật thuyết phục, trong khi mà thế giới Tây phương ngày càng hỗn loạn; tất cả các động lực và khát vọng, mà chúng ta gọi là văn hóa được tập trung bên trong và trên nhà thờ. Truyền thống văn hóa Latinh, hình mẫu của cuộc sống người Ki tô giáo sẽ không được giữ gìn và phát triển ở các thành bang, nơi mọi thứ đều đổ nát, ngoại trừ các tu viện.
5. Và các thầy tu trở thành không chỉ là các tông đồ của Chúa Giê su trong thế giới phương Tây mà còn là người sáng tạo văn minh Trung cổ: Vai trò Những tu viện đầu tiên ở phương Tây:
Những người đàn ông, đàn bà từ bỏ thế giới để đi tìm sự cứu rỗi linh hồn như những nhà tu hành ẩn dật hoặc sống trong những cộng đồng nhỏ bé, không phải là 1 hiện tượng kỳ lạ. Những tín đồ Ki tô giáo bắt đầu làm thế ở Ai Cập và vùng sa mạc Syria từ TK 3. Nhưng việc này dễ dàng hơn ở Ai Cập, nơi bạn có thể đi và đào 1 cái hố trong cát hoặc dựng 1 cái lều nhỏ bắng sậy và bùn, rồi lơ mơ ngủ suốt ngày. Ở đó việc này dễ dàng hơn so với ở Pháp hoặc Phổ; hoặc Địa Trung Hải, Ý. Nơi mà mùa Đông rất lạnh. Thời tiết khắc nghiệt khó khăn với cuộc sống tu hành, giống như hành xác, mang đến sự hỗn độn xung quanh.
Đề ra các luật Giáo hội cổ. Tu viện cung cấp chổ ăn ở và thỏa mãn từ nhu cầu như thoải mái tối thiểu cho tới nhu cầu lớn hơn trong những giai đoạn dài hơn bất kỳ 1 tổ chức nào khác. Cải đạo cho nông dân mù chữ, có thể mở đầu sự cải tiến nông nghiệp và công nghệ điều đó sẽ thay đổi chất lượng cuộc sống trên khắp châu Âu.
Đây là những vấn đề mà Thánh Benedict đã đề cập đến, khi ông thành lập tu viện đầu tiên của mình ở Monte Cassino, nam La Mã, 520. Và khi ông xây dựng những giáo luật cho cộng đồng tu viện khoảng 529. Các thầy tu dòng Benedict có lẽ là tiêu biểu cho các luật dòng cổ hơn ở tu viện. Họ chấp nhận lời thề suốt đời phục tùng, nghèo khổ và giản dị. Những điều này dựa trên 4 lời giáo huấn: không tài sản riêng; không ăn thịt trừ lúc đau ốm; lao động chân tay thường xuyên; sống cách biệt bên trong tu viện. Thánh Benedict khuyên mỗi người dành 3 – 4 giờ/ ngày để đọc các sách kinh cầu nguyện. Mặc dù ông vẫn chiếu cố cho những người không biết đọc. Nhưng tất cả mọi người phải dùng 4 – 5 giờ/ ngày để cầu nguyện và phục vụ tín ngưỡng. Kiểu cầu nguyện chung này trở nên ngày càng quan trọng theo thời gian, và 1 thầy tu bình thường ngày càng ít làm việc tay chân mà tập trung cầu nguyện cho các tín hữu.
Chính vì vậy, 1 nghịch lý kỳ lạ, thầy tu, người từ bỏ thế giới để bảo vệ linh hồn mình, phát hiện 1 trong những công việc chính của mình không phải là cầu khẩn Chúa Trời để được lên thiên đàng, mà là cầu khẩn thay mặt cho các tín hữu. Giáo luật của Thánh Benedict là 1 hình mẫu của thực tế và thông thái tôn giáo. Thậm chí nó còn chỉ dẫn thầy tu nên ngủ như thế nào: ngủ riêng trên giường riêng biệt, thắp nến, mặc nguyên quần áo đi ngủ, quấn quanh mình dây đai hoặc dây thừng, không đặt dao bên cạnh, sợ ngẫu nhiên trong giấc ngủ làm bị thương người khác. Nhưng giống như phần lớn tài liệu có giá trị mô tả, Giáo luật của Thánh Benedict ra đời hợp thời. Nó giống lời mô tả việc nên làm hơn là 1 sự biểu lộ cái diễn ra trong thực tế. Việc sở hữu tài sản, ăn thịt len lõi vào tu viện, lao động và ăn chay không được thực hiện. Mặc dù được cải tổ nhiều lần, các tu viện ngày càng bị thương mại hóa và trần tục hơn, vì trong thế giới hỗn loạn, bạo lực, nguy hiểm, các tu viện, tu viện nữ cung cấp chổ ăn ở và thỏa mãn từ nhu cầu như thoải mái tối thiểu cho tới nhu cầu lớn hơn trong những giai đoạn dài hơn bất kỳ 1 tổ chức nào khác.
Những tu viện này không chỉ đơn thuần là vật chất. Nó còn là tôn giáo. Đàn ông và phụ nữ tìm đến tu viện để trốn cái lạnh lùng thấu tận xương tủy của sự đồi bại và cuồng điên bên ngoài. Hình dung tu viện như 1 nơi ẩn náu, nơi họ có thể có được cảm giác ấm áp trong sự tin cậy. Họ cũng có thể giữ gìn những mảnh vụn của nền văn minh đã biến mất. Sao chép và minh họa các bản chép tay cổ khi họ không thể cạo chúng ra để chuyển đổi mục đích của căn phòng. Và họ có thể truyền bá thông điệp của Ki tô giáo bằng việc truyền giáo không chỉ bằng cách gửi đi những nhà truyền giáo nhiệt huyết mà còn bằng hành động thực tế. Tu viện được đặt ở những vùng nông thôn và các thầy tu là những người cải đạo cho những người nông dân ngoại đạo mù chữ và họ cũng là người có thể mở đầu sự cải tiến nông nghiệp và công nghệ điều đó sẽ thay đổi chất lượng cuộc sống trên khắp châu Âu.
* Thời kỳ tăm tối, buồn thảm đến không tưởng tượng nổi với những cuộc cướp bóc và chống cướp bóc, rình rập, trộm cắp, giết người, cướp phá, bắt cóc, tra tấn và nghiện ngập, cãi vã, kết thúc trong đỗ máu. Việc tay, tai, mũi bị cắt rời được xem là cách đối xử theo cách của người Ki tô giáo đối với tội phạm hoặc kẻ thù hơn là đẩy họ đến chổ chết, nhưng sau tất cả, cuộc sống vẫn tiếp tục. Ở các thị trấn, tu viện và các thái ấp vững chắc mọi người có được sự an toàn tối thiểu. Các nhà buôn đi trên con đường La Mã cổ. Họ bị cướp 1 hay 2 lần, nhưng vẫn ra đi để buôn bán. Trên tất cả, đàn ông và phụ nữ vẫn gieo trồng, thu hoạch, chăn lợn trong những cánh rừng, chăn gia súc trên các đồng cỏ để nuôi sống chính mình và cho các ông chủ bằng tất cả khả năng của họ
II . Kỷ nguyên Charlemagne
Kinh tế và chính trị mới được hình thành vào những thế kỷ sau Tây La Mã sụp đỗ. Charlemagne tạo ra hy vọng có một đế chế mới ở Tây Âu.
1 . Những phát triển kinh tế quan trọng nhất của thời kỳ: cày có bánh xe, móng sắt, cương ngựa, luân canh phức tạp, cái quay tay, bò ngựa kéo con trước, con sau
Đã có nhiều nổ lực để khôi phục lại trật tự và nâng cao năng suất. Một vị vua người Franks đã đạt được 1 thành tựu tuyệt vời lên ngôi Hoàng đế Phương Tây tại Rome. Nhưng điều có vẻ thú vị với chúng ta hôm nay, nhưng chắc hẳn giống địa ngục đối với những người sống vào thời đó.
Giai đoạn tối tăm từ TK 6 – 9, khi mà bạo lực và tha hóa cả về thể xác và tinh thần tràn khắp châu Âu. Lịch sử chẳng bao giờ đơn giản và dễ hiểu, thẳng băng như 1 đường kẻ. Những điều vĩ đại bao giờ cũng xảy ra ở thời kỳ đen tối như thế. Niên đại khoảng giữa TK 6 và 10.
1.1. Phát triển công cụ cày, phương pháp canh tác mới, gia súc kéo,… làm gia tăng năng suất :
Một chiếc cày mới có bánh xe đã thay thế chiếc cày cũ nhẹ đã sử dụng trong hàng ngàn năm. Cày mới đào sâu, tạo luống, thay cho chỉ cào lớp đất mặt, như cách người Địa Trung Hải vẫn làm. Cũng vào thời gian này, 1 phương pháp canh tác mới xuất hiện. Luân canh phức tạp hơn, 3 năm 1 lần, cứ 3 năm có 1 năm không canh tác, để đất phục hồi màu mỡ. Có thể nuôi cừu, gia súc trên cánh đồng để lấy phân bón, chúng ăn những gốc rạ. Ngoài ra còn nhiều cách để tăng năng suất. Nhà máy bột mì thời Trung Cổ, vận hành dựa cái quay tay. Đôi khi trong suốt giai đoạn này, cái quay tay là công cụ truyền lực quan trọng nhất chỉ sau bánh xe, làm thành đá mài, máy xay và ròng rọc, sức nước để xay thóc và xẻ gỗ. Khi việc sử dụng sức kéo gia súc được phát triển rộng khắp. Sử dụng động vật nuôi trong trang trại chưa hiệu quả. Không làm móng sắc cho con vật, nhiều con bị vỡ móng. Có làm ách cho bò, nhưng không tốt cho ngựa. Họ cũng không biết tận dụng sức kéo 1 con vật trước 1 con vật khác mà để chúng sóng hàng, làm lãng phí sức kéo rất lớn. Đến TK 9, phát triển móng sắt, cương ngựa, tận dụng sức kéo con trước, con sau, cho phép 1 cỗ xe ngựa có thể kéo khối lượng gấp 3, 4 lần. Đã tận dụng sức kéo thú nuôi mà không tốn thêm xu nào. Cách làm này được áp dụng suốt TK 10, cho đến khi năng lượng hơi nước vào TK 19.
1.2. Gia tăng kinh tế, gia tăng quân đội.
Với phương pháp trên, người dân Bắc Âu đã tăng năng suất đáng kể và trung tâm kinh tế của lục địa châu Âu đã chuyển từ bờ Địa Trung Hải, nơi giữ vị trí này trong nhiều TK, tới những đồng bằng rộng lớn giữa biển Baltic và biển Măng sơ .Còn yến mạch cho phép họ gây giống và nuôi những chú ngựa to khỏe hơn để tạo đội kỵ binh hùng hậu.
Ở giữa sự hỗn loạn và bạo lực, lương thực, dân số và các hoạt động vẫn diễn ra và tăng lên. Những người dân Bắc Âu có sức mạnh vượt trội những người ở phía Nam. Việc sản xuất thêm nhiều lúa mì và thịt làm họ ngày càng lớn mạnh. Còn yến mạch cho phép họ gây giống và nuôi những chú ngựa to khỏe hơn để tạo đội kỵ binh hùng hậu. Ứng dụng phát minh mới, bàn đạp ngựa. Giúp ngồi chắc trên yên ngựa, có thể phi lao mà ko sợ văng ra ngoài. Từ TK 8, kỵ binh được vũ trang hạng nặng và được trang bị tận răng, là những cổ máy càn quét chiến trường Trung cổ ngăn cản những người Arab ở Poitiers, Pháp năm 733. Sự tăng cường sức mạnh là 1 điều cực kỳ quan trọng bởi vì lịch sử thật sự là về sức mạnh : ai giành được, ai giữ được, ai được và ai thua. Không thể tồn tại 1 xã hội mà không có sức mạnh, văn hóa hay nghệ thuật. Sức mạnh không chỉ về số lượng người, cả về năng suất lao động, kim loại và tiền. Cuối cùng là sẽ có nhiều hàng hóa hơn, nếu biết cách sản xuất tiết kiệm và hiệu quả hơn. Hàng hóa ngày càng nhiều dễ dàng phát động chiến tranh và giành chiến thắng. Vì thế bạn sẽ thấy mối quan hệ phức tạp giữa kinh tế và quân sự, thật ra chẳng có gì phức tạp cả.
1.3. Kim loại phục vụ chiến tranh : Kim loại sử dụng truyền thống trong chiến tranh là sắt. Từ thời người Assyria, đội quân nào có nhiều vũ khí kim loại hơn, dễ thắng hơn. Ở nữa đầu thời Trung cổ đã có sự tăng lên vượt bậc trong sản lượng sắt và số lượng các lò đúc. Sắt vẫn tiếp tục là kim loại khá đắt đỏ, nhưng nó có nhiều ở Bắc Âu hơn là xung quanh bờ Địa Trung Hải. Đến TK 9, sắt không chỉ chế tạo vũ khí mà còn dùng chế tạo công cụ lao động như mũi thương, bộ phận cái cày và những công cụ thông thường. Khi mở những mỏ sắt mới, làm giá rẻ hơn.
2 . Những nỗ lực của triều đại Carolingians để tạo một đế chế mới ở châu Âu, 250 năm (- 987):
Thành công rực rỡ của bộ phận Franks là dựa trên những cải tiến trong sản xuất. Hầu hết các bộ lạc German, chiến tranh là 1 thiết chế quốc gia, hầu như là nghề chính của họ. Vị vua tài năng nhất của người Frank là Charles, nhưng chỉ đơn giản ông là người đại diện thành công nhất của tập đoàn hiếu chiến này. Ông được thừa hưởng quyền cai trị vương quốc Frankish từ cha mình, Pepin Lùn và bắt đầu bành trướng ra. Từ những năm 700 đến khi qua đời 814, Charlesmagne đã lãnh đạo chiến dịch liên tục và thành công từ TBN, Ý, Dalmatia và Đức và Bohemia. Charlesmagne cũng là 1 chính khách tài năng, đã có những chính sách cai trị thuộc địa khá hiệu quả dựa trên những nhân viên hành chính có học và những sĩ quan không biết chữ và cứng rắn trong hoàng gia, những người chỉ huy quân đội có trách nhiệm quản lý lãnh địa, mà tên còn tới ngày nay: Công tước (Dux) nghĩa lãnh đạo, chỉ huy. Bá tước (Comes) nghĩa người bạn đáng tin cậy của vua. Margrave hay Marquis là người chỉ huy hoặc chịu trách nhiệm ở những tỉnh biên giới.
2.1. Gia tăng sản xuất của cải tăng sức mạnh cho quân đội. Lên ngôi Hoàng đế Phương Tây vào 800:
Charles đang điều hành 1 xã hội mà sản xuất dư thừa ở mức vừa phải. Những cải cách hành chính của ông nhằm mở rộng đất đai và đặc biệt là những điền trang rộng lớn để tạo ra nhiều lượng dư thừa hơn hay tối thiểu dựng lên được 1 cấu trúc cho phép ông thu được nhiều sự dư thừa hơn. Lượng dư thừa này sẽ chu cấp cho quân đội, với quân số rất lớn. Khoảng 20.000 kỵ binh và 60.000 bộ binh. Yến mạch để nuôi ngựa. Xe ngựa để vận chuyển lương thực dự trữ và ngũ cốc. Quân nhu. Chuẩn bị để chờ đợi quân đội hành quân. Công việc hậu cần những chiến dịch quân sự thật ấn tượng. Nhưng mục đích cuối cùng là về mặt chính trị, Chalermagne muốn khôi phục lại Đế chế La Mã – như thời thịnh vượng và ổn định của nó. Vào Giáng sinh 800, ông lên ngôi Hoàng đế Phương Tây tại Rome. Ông tự nhận mình được Thượng đế trao nhiệm vụ thiết lập lại và duy trì trật tự xã hội, tốt nhất là bằng cách noi gương Đế chế La Mã. Công trình kiến trúc thường phản ảnh cả 1 chế độ chính trị, nên những cung điện và tu viện mà Chalermagne xây dựng, sự thể hiện của chính trị là nỗ lực để trở về nguồn cội Đế chế La Mã cổ đại. Trước tiên là bắt chước hình thức và cũng truyền thông điệp văn minh Cơ Đốc Giáo kết hợp với La Mã.
2.2 Phát triển tranh tường, tu viện thời đại Chalermagne :
Phương tiện hiệu quả nhất của sự truyền dạy và khai sáng là tranh tường, tranh truyện về Thần Thánh từ những điển tích trong Kinh Thánh cho 1 cộng đồng rộng lớn những người không biết chữ. TK 8, TK 9 cũng là thời kỳ của cuộc chiến tranh bài trừ Thánh tượng của tình thế căng thẳng giữa La Mã và Constantinople về những quan điểm, biểu tượng tôn giáo là tốt hay xấu. Vì sao Giáo Hoàng Leo III, những hình ảnh rất cần thiết chứa thông điệp của đạo Cơ đốc, và tại sao ông lại yêu cầu Chalermagne giúp đỡ và ông cuối cùng cũng phong Chalermagne làm Hoàng đế Phương Tây. Vì lý do hay lý do khác, những hình ảnh cũng tốt cho đại chúng và giới đặc quyền. Thể hiện Bối cảnh lịch sử theo truyền thuyết cho 1 gia tộc hay 1 cộng đồng người như trong thời đại của Chales. Nơi hội trường lớn được bao phủ những bức tranh về lịch sử người Franks, vì người Franks sẽ có 1 sự thể hiện lịch sử ở mức độ tinh vi hơn. Chalermagne đã đở đầu cho việc sản xuất tranh minh họa, những quyển sách và ông đã thưởng rất hậu hĩnh cho những người ghi chép, nhà luật học, nhà trang trí sách và cả những tu viện cho họ cư trú. Chalermagne hy vọng những tu viện đào tạo những người quản lý và thầy giáo.
Rất nhiều tu viện mới mọc lên và hàng trăm Nhà Thờ được xây dựng và khôi phục lại và trang hoàng đẹp đẽ. Đặc biệt là tháp, tháp chuông mọc lên ngày càng cao trở thành nơi cư trú cho các thiên thần và thiên thần tối cao được mời đến với trách nhiệm bảo vệ con người khỏi cám dỗ và tội ác. Những cái tháp xây cao hơn để có thể trông thấy từ xa và uy nghi hơn, được sử dụng như tháp canh nhiều tòa nhà mới sẽ sụp đỗ trong 1 hoặc 2 thế hệ nữa. Hầu hết những tu viện lớn đã biến mất trong thời kỳ khủng hoảng này sau khi vua Chalermagne băng hà. Một trong số đó là tu viện Abbey của Thánh Requier xây những năm 790 gần Amiens Tây Bắc Pháp. Có 300 tu sĩ, 1 trường học với 100 sinh viên, 110 hiệp sĩ với nhà nguyện riêng và số đông người hầu để phục vụ những người này. Sự thông cảm sâu sắc và ưu ái của Chalermagne dành cho học giả và những người ghi chép được phản ảnh trong các tài liệu thời kỳ này.
Nhưng triều đại Chalermagne dựa trên sự theo đuổi tri thức và sự uyên bác, nó có nền tảng là chiến tranh, là bạo lực cưỡng bách sự thực thi cũng như toàn bộ đế chế. Cơ đồ của các vua Franks thống trị trong vòng 250 năm từ thời đại cha Chalermagne đến 987. Nhưng khi nền văn minh Cơ Đốc không còn, phải đối mặt với bạo lực thì nó cũng suy tàn. Chalermagne muốn trở thành Hoàng đế La Mã, danh cũng như thực, nhưng ông đã qua đời năm 814 như thủ lĩnh của 1 người Franks chia lãnh thổ cho vài người con trai hợp pháp. Điều này sẽ tồi tệ hơn, bởi vì ông có hàng trăm đứa con ngoài giá thú. Những người kế vị bất tài và chia rẽ.
- Ảnh hưởng của những cuộc tấn công của man di vào thế kỷ 9 và 10. (Người Na uy, Hungari, Saracens)
Khoảng sau 820, người Na uy, Hungari, Saracens đã mang sự kinh khiếp đến châu Âu, gấp nhiều lần họ từng trãi suốt mấy thế kỷ trước Chalermagne.
Saracens chỉ người Hồi giáo Arab, chúng không ngừng bành trướng ở Bắc Phi qua Adriatic, Địa Trung Hải và Pyrenes. Quân Saracens tấn công Alpes và trung tâm Pháp. Thậm chí cướp phá Rome vào 845, điều này trở thành truyền thống. Mọi người, dù là ai, đều cướp bóc Rome.
Mặc dù người Hungari không cố gắng làm điều đó, nhưng đã tạo ra nỗi kinh hoàng ở phần còn lại ở châu Âu. Người Hungari là người Thổ từ thảo nguyên Âu Á và họ đã thay thế người Hung ở khu vực Hungari ngày nay. Họ đã tàn phá những bức tường của Constantinople, tràn khắp nơi trên Đức và Pháp cho đến tận Burgundy và thung lũng Rhone, xuống Ý. Họ là tai họa của châu Âu cho đến khi bị đánh bại và khuất phục ở nữa sau của TK 10. Từ Gigantic, người khổng lồ là « yêu tinh đói » trong tiếng Hung. Những thứ mà những vị anh hùng trong những chuyện hư cấu đã gặp và đánh bại đều xuất phát từ từ Hungarian, Hungar, Orhongre.
Những mối đe dọa chủ yếu với Tây Âu theo đạo Cơ đốc là bọn cướp biển và xâm lược Scandinavi. Quân phương Bắc (Na uy, cướp biển Viking), có lẽ tên kênh đào rất hẹp Vik giữa Thụy Điển và Đan Mạch. Mối đe dọa Viking đã ngăn chặn từ năm 800 do chính sách ngoại giao của người Franks. Những hoạt động truyền giáo liên tục, cả vũ lực. Những người kế vị Chalermagne bắt đầu tranh đấu với nhau thì Viking tấn công vào vương quốc của họ càng nghiêm trọng. Vào 845, vua Đan Mạch đã phá hủy Hamburg, tiền đồn phía Bắc của nền văn minh Cơ đốc. Trong thời gian này Paris bị đánh phá, và vua Pháp, Charles Hói đã trả 1 món tiền chuộc lớn cho người Danes để tống cổ chúng đi, cho đến tận giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, đây mới là khởi đầu. Đến 850, tấn công bắt đầu thật sự trong 50 tiếp theo. Trong suốt những năm này, không còn hải tặc tấn công lẻ tẻ, mà những cuộc xâm lược lên kế hoạch kỹ càng bởi quân huấn luyện chuyên nghiệp với tham vọng tìm kiếm và xâm lược thuộc địa. Trong nhiều năm ròng, cướp biển Na uy, Danes đã mở nhiều cuộc tấn công chống lại Đức, Pháp, Hà Lan, Anh. Chúng đã đánh bại quân đội mà các vị vua có thể tập hợp. Chúng có thể cướp phá và chiếm hầu hết thành thị, tu viện trên đường chúng đi qua. Tàu quân sự đáy nông thần tốc, lưỡi gươm sắc lạnh. Vào những năm 800, cướp biển Thụy Điển thâm nhập vào phía Đông Baltic, dọc theo sông Volga và Dniep. Russia, tiếng Phần Lan chỉ bọn cướp này (Routsi hay Rowers). Họ biến thành người Slav, nhưng những cuộc viễn chinh của họ đã tạo sự kết nối mật thiết giữa Đế chế La Mã phương Đông và Phương Tây, giữa biển Baltic, biển Đen và Caucasus. Thuộc địa phía Tây, thiết lập những năm 900 ở khắp đảo Đại Tây Dương: Anh Ireland, Iceland và Thanh Đảo, với 1 vài điểm ở Bắc Mỹ.
Mặc dù thuộc địa quan trọng nhất là bên dưới sông Sein, nó đã trở thành nước Trung lập giữa lãnh thổ Pháp và những kẻ xâm lược khác, Công quốc Normandy, và dần dần những người cai trị ở đây đạt được thứ mà Viking không bao giờ có. Sự xâm lược Anh vào 1066. Mặc dù vậy, trong vòng 300 năm, khi vương quốc Cơ đốc giáo được thiết lập ở Scandinavi vào TK 11, sự phá hoại của Viking vẫn tiếp tục, bởi vì đây là người Na Uy làm tốt nhất: nhổ neo, chiến đấu và cướp bóc. Thế nhưng cướp bóc là 1 phần của hoạt động buôn bán rộng hơn. Giống như Phê ne xi hay Hy Lạp. Người Viking là những thương gia cũng tài giỏi như cướp biển. Giống như người Assyri, những cuộc tấn công cướp phá hay chiến tranh cũng là để phân chia giàu nghèo. Quả thực vai trò chính của họ gần như là phân chia sự giàu có được tích trữ ở những kho báu Tây phương và đem chúng ra trao đổi. Họ đánh cắp từ những tu viện và dùng bạc để mua đất xây nhà hoặc để trang bị cho tàu thuyền giao thương. Vì thế những người Viking đã làm được rất nhiều để làm lại hoạt động buôn bán nội địa châu Âu và góp phần từng bước khôi phục lại nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng trì trệ chính họ gây ra. Tuy nhiên, trong lúc đó, họ đã phá hủy mọi thứ, giết người để mua vui. Một nhà ghi chép sử học năm 884: “Những người phương Bắc đã không ngừng tàn sát dã man và giam cầm những người Cơ đốc giáo để phá hủy những Nhà Thờ và thiêu rụi các thị trấn. Khắp nơi chẳng có gì ngoài xác chết, tăng lữ và thường dân, quý tộc và dân đen, phụ nữ và trẻ em. Không có con đường nào, không có nơi nào không có xác chết. Chúng ta sống trong nỗi đau đớn và thống khổ trứơc cảnh tượng sụp đỗ của những người Cơ đốc giáo”.
Những năm kinh khủng này cũng chứng kiến sự sụp đổ cuối cùng của đế chế Franks. Dù những người kế vị Chalermagne đã nỗ lực tập hợp liên minh phương Tây xung quanh những đại diện đang tồn tại của triều đại Charles, thất bại này theo sau bởi 1 liên minh sức mạnh mới. Những thủ lĩnh thành công mới này không phải là những ông vua bất tài. Họ là những thủ lĩnh địa phương, họ duy trì trật tự xã hội, tổ chức dân chúng chống lại sự tấn công bên ngoài:
- Eudes, bá tước Paris.
- Rollo và hậu duệ ở Normandy
- Henry, công tước Saxon và Otto, con trai ông
Cuối cùng đã đánh bại hoàn toàn người Hungary. Những hoàng thân mới này thu được quyền hành, từ vị trí lãnh đạo quân đội, và từ chính sức mạnh của họ bảo vệ đất nước mình.
* Thật sự 1 loạt chiến thắng vào giữa những năm 900 đã đánh dấu bước ngoặc của làn sóng này. Những đau khổ tột cùng vẫn tồn tại trong những câu chuyện về thế giới phương Tây. Những điều kinh hoàng nhất đã trôi qua, sự sinh tồn của đạo Cơ đốc đã được đảm bảo.
Nguồn : 52 tập phim Văn Minh Phương Tây
Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị.
GS Eugen Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles