Giả thuyết về thân phụ của Trần Thủ Độ
Đặng Thanh Bình “Thân phụ của Trần Thủ Độ là ai? gia thế như thế nào? “ (1) Việt sử lược chép: “Kỉ Tị [1209] Sảm lại về Hải Ấp, ở nhà công quán thôn Lưu Gia, lấy con gái thứ hai của Nguyên tổ làm nguyên phi (…) Canh Ngọ [1210] Viên minh tự Thuận Lưu ...
Đặng Thanh Bình
“Thân phụ của Trần Thủ Độ là ai? gia thế như thế nào? “
(1) Việt sử lược chép: “Kỉ Tị [1209] Sảm lại về Hải Ấp, ở nhà công quán thôn Lưu Gia, lấy con gái thứ hai của Nguyên tổ làm nguyên phi (…) Canh Ngọ [1210] Viên minh tự Thuận Lưu là Trần Tự Khánh đem quân tới bến Tế Giang, xin cậu là Tô Trung Tự cho cùng dự tang lễ vua Cao Tông”.
An Nam chí lược chép: “Đời thứ nhất. Người Giao Chỉ, ngoại thích của nhà Lý, cuối cuộc loại đời Lý, Trần Thừa cùng em là Kiến Quốc đánh giặc có công, được phong chức thái úy, Kiến Quốc được làm đại tướng quân, con trai lấy con gái của Lý Huệ vương là Chiêu Thánh, nhân đó được truyền ngôi”.
Việt sử lược chép: “Tân Mùi [1211] Tự Khánh bèn cắt tóc thề với trời, lại sai công chúa Thiên Trinh tấu rằng mình không có mưu gì khác, thái hậu cũng không tin (…) Quý Dậu [1213] Vương Thường, Phan Thế tiến đánh Tự Khánh ở ngoài cửa Đại Hưng, định nhân đó sẽ vào cung bắt mẹ Tự Khánh là Tô thị. Phạm thị biết mưu đó bèn ngầm đem Tô thị vượt thành, lên thuyền chạy trốn”.
Việt sử lược chép: “Ất Hợi [1215] Tự Khánh gả em gái là Trần tam nương cho Nguyễn Đường (…) Bính Tí [1216] Lấy con cả của Thái tổ là Liễu được tước quan nội hầu, con cả Tự Khánh là Hải được tước vương (…) Nhâm Ngọ [1222] Vua cùng thái hậu ngự ở điện Thiên An xem con của thái úy là Hiển Đạo vương tên Hải dâng lễ vật cầu hôn”.
An Nam chí lược chép: “Đời thứ hai. Con giữa của Thái tổ, lấy tư cách con rể nhà Lý kế vị quốc vương, Chiêu Thánh không con, Cảnh lại lấy người em vợ sinh được 3 người con trai”.
Việt sử lược chép: “Giáp Thân [1224] An táng Kiến Quốc vương ở Mỹ Lộc, lấy Thái tổ làm phụ quốc thái úy, cho thượng phẩm hầu Trần Báo lên tước vương, tên hiệu là Hiển Thánh (…) Ất Dậu [1225] Vua nhường ngôi cho công chúa thứ hai là công chúa Chiêu Thánh, hiệu là Chiêu vương, tôn vua là Thái thượng vương, cải nguyên là Thiên Chương Hữu Đạo. Thượng vương với Phùng Tá Chu bàn rằng: thấy con trai thứ của thái úy là mỗ, tuổi tuy còn bé, nhưng tướng mạo phi thường, tất có thể cứu đời, nên muốn lấy làm con, để làm chủ xã tắc, gả Chiêu vương cho. Thượng phẩm phụng ngự Trần Thủ Độ nói rằng: Thượng vương lấy nhị lang nối ngôi, đó là trời đã cho mà không lấy thì sẽ phải chịu tội”.
Toàn thư chép: “Bính Tí [1216] Hoàng trưởng nữ sinh ở bãi Cứu Liên, sau phong làm công chúa Thuận Thiên (…) Mậu Dần [1218] Hoàng thứ nữ sinh, sau phong làm công chúa Chiêu Thánh (…) Ất Dậu [1225] Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài thành. Cháu gọi Trần Thủ Độ bằng chú là Trần Bất Cập làm cận thị thự lục cục chi hậu, Trần Thiêm làm chi ứng cục, Trần Cảnh làm chính thủ”.
An Nam chí lược chép: “Trần Văn Lộng. Con của Nhân Thành hầu Trần Duyệt, cháu nội của Quốc thúc thái sư Trần Thủ Độ, ở nước nhà được phong tước Chương Hoài thượng hầu”.
Toàn thư chép: “Ất Dậu [1225] Thái Tông hoàng đế. Họ Trần tên húy là Cảnh, con thứ của Thừa, mẹ họ Lê. Vì có chú họ là Trần Thủ Độ làm điện tiền chỉ huy sứ nên vua được vào hầu trong cung (…) Nhâm Thìn [1232] Phong con của thượng hoàng [Trần Thừa] là Bà Liệt làm Hoài Đức vương. Trước thượng hoàng còn hàn vi, lấy người con gái thôn Bà Liệt [Huyện Tây Chân – Nam Ninh, Hà Nam] Người đó có mang thì bị ruồng bỏ, đến khi Bà Liệt ra đời, thượng hoàng không nhận con (…) Giáp Ngọ [1234] Lấy thái úy Trần Liễu làm phụ chính, sách phong làm Hiển Hoàng (…) Bình Thân [1236] Giáng Hiển Hoàng làm Hoài vương (…) Đinh Dậu [1237] Lập công chúa Thuận Thiên họ Lý, là vợ của Hoài vương Liễu, anh vua làm hoàng hậu Thuận Thiên. Giáng Chiêu Thánh làm công chúa (…) Vua đang ở trong thuyền vội bảo Trần Thủ Độ: Phụng Càn vương (tên hiệu cũ của Liễu hồi còn nhà Lý) đến hàng đấy. Lấy đấy Yên Sinh cho Liễu làm đất thang mộc, nhân đất được phong mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh vương (…) Giáp Tí [1264] Thái sư Trần Thủ Độ chết [thọ 71 tuổi] truy tặng thượng phụ thái sư Trung Vũ đại vương (…) Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tể tướng. Thủ Độ tâu: An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần thì thần xin trí sĩ, nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu anh em đều là tể tướng thì triều đình sẽ ra làm sao”.
Bia chùa Thiệu Long viết: “Kiến Quốc đại vương đem con gái lệnh tộc họ Đặng gả cho ông, lại trao cho ông trông coi trấn giữ đất Binh Hợp, làm ấp thang mộc”.
Bia ma nhai trên núi Cô Phong: “Nhờ ân huệ của An Quốc đại vương, lại mở ra nham Bảo Phúc, cho mãi mãi thờ cúng”.
Tên hiệu và tước
– Trần Lý: Minh tự, Nguyên tổ
– Trần Tự Khánh: Minh tự, Chương Thành hầu, Kiến Quốc đại vương
– Trần thị: Ngự nữ, Thuận Trinh hoàng hậu, Thiên Cực công chúa, Linh Từ quốc mẫu
– Trần Thừa: Thái tổ
– Trần Báo: Thượng phẩm phụng ngự, Thượng phẩm hầu, Hiển Thánh vương
– Lê thị: Quốc Thánh hoàng thái hậu, Thuận Từ hoàng thái hậu
– Trần Hải: Hiển Đạo vương
– Trần Liễu: Phụng Càn vương, Hiển hoàng, Hoài vương, Yên Sinh vương
– Trần Bà Liệt: Hoài Đức vương
– Trần Cảnh: Thái tông
– Trần Thủ Độ: Trung Vũ đại vương
– Trần Duyệt: Nhân Thành hầu
– Trần Văn Lộng: Chương Hoài thượng hầu
(Sơ đồ phác thảo 1)
Ghi chú:
– Việt sử lược mục năm 1214, Trần Tự Khánh hợp binh ở đền Đỗ thái úy tại Đông Phù Liệt chia 2 đạo thủy bộ tấn công kinh thành, sau khi giành thắng lợi Trần thái úy cử Trần Thủ Độ giữ Lãng Ải. Thủ Độ đánh nhau với người Hồng là Đoàn Thượng, Đoàn Văn Lôi, Đoàn Khả Như và giánh chiến thắng. Truyện Anh liệt chính khí Đoàn tướng quân trong Việt điện u linh có chép chi tiết thái sư Trần Thủ Độ giả bộ hòa với Đoàn tướng quân, nhưng thầm khiến Hiếu Võ vương Nguyễn Nộn đem trọng binh đánh úp, làm Đoàn Thượng thua, chạy tới làng An Nhân thì chết.
Theo Toàn thư mục năm 1226, Trần Thủ Độ đem quân đánh Nguyễn Nộn và Đoàn Thượng, đồng thời phong cho Nguyễn Nộn làm Hoài Đạo vương và hẹn Đoàn Thượng đến hội thề rồi phong vương nhưng Thượng không đến. Có lẽ vì thề mà Trần Thủ Độ và Nguyễn Nộn liên kết đánh Đoàn Thượng chăng ? Cho đến năm 1228 thì Nộn kiêm tính được Thượng, thanh thế lẫy lừng, Thủ Độ phải sai sứ đến chúc mừng, đồng thời gia phong làm Hoài Đạo Hiếu Vũ vương. Như thế rõ ràng vào năm 1228 chỉ có Nguyễn Nộn tấn công Đoàn Thượng, Trần Thủ Độ không tham gia vào cuộc chiến này.
Theo An Nam chí lược người Quốc Oai là Nguyễn Niên xưng hiệu Kim Thiên đại vương, cùng người Hồng Lộ là Đoàn Ma Lôi nổi dậy làm phản, Trần Thừa và Kiến Quốc vương đánh không được, bèn giảng hòa với Ma Lôi, hợp sức đánh Niên, nhưng bị Niên đánh bại.
Rõ ràng là đã có liên minh quân sự giữa họ Trần và Đoàn Ma Lôi, nhưng đó là thời điểm nào ? Như Việt sử lược thì năm 1214, Trần Thủ Độ giao chiến với Đoàn Thượng, Thượng thua chạy. Năm 1217, Nguyễn Nộn giao chiến với Trần Tự Khánh tại đạo Ải bị thua, sau đó người vùng Hồng là Đoàn Thượng ra hàng, được phong tước vương. Năm 1218, Trần Thừa đánh bại Nguyễn Nộn, buộc Nộn lui về giữ Phù Ninh, sau chiến thắng Trần Tự Khánh gả em gái Trần tam nương cho Đoàn Văn Lôi, lại thêm Việt sử lược mục năm 1216 có chép 4 sứ quân gồm: Bắc Giang vương Nộn, Hiển Tín vương Bát, người Hồng Đoàn Văn Lôi, Hà Cao ở Quy Hóa.
Tôi cho rằng ra hàng của Đoàn Thượng năm 1217 là biện pháp hòa hoãn và liên minh giữa họ Đoàn và họ Trần được thiết lập thông qua cuộc hôn nhân giữa Đoàn Văn [Ma] Lôi với Trần tam nương và liên minh quân sự này đã được An Nam chí lược nhắc đến. Năm 1219 xảy ra giao chiến giữa họ Trần với Nguyễn Nộn tại bến Triều Dương, thế bất phân hình thành nhưng sau đó có thông tin Nguyễn Nộn đã bị chết do bệnh. Đến tháng 12/1225, xảy ra sự kiện Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh nên các thế lực đã lấy cớ nổi dậy chống lại họ Trần, chính vì thế mà sau 2 tháng [2/1226] kể từ khi Trần Cảnh nhận thiền vị, Trần Thủ Độ đã phải đem quân đi đánh dẹp Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng và các man.
Thông tin Nguyễn Nộn bị bệnh chết, các thuộc tướng của Nộn ra hàng, cho thấy quân lực của Nộn thời điểm năm 1219 đã khá yếu, nên kẻ địch mạnh nhất lúc này là Đoàn Thượng. Nhưng như Việt điện u linh thì Trần Thủ Độ có giao chiến nhưng không thắng được Thượng nên hòa hoãn đồng thời giả bộ liên kết với Nguyễn Nộn tấn công Thượng, còn Thủ Độ đứng ngoài hưởng lợi.
Thế nhưng như Toàn thư thì sau khi kiêm tính được Thượng, Nguyễn Nộn trở nên rất lực, Thủ Độ rất lo và trong những trường hợp đối đầu quân sự không lại thì họ Trần sử dụng phụ nữ như là mưu kế. Theo như đó thì Đoàn Thượng chết vào năm 1228 và như Toàn thư thì Nguyễn Nộn mới là người đánh giết Đoàn Thượng. Có lẽ do trước đó Thủ Độ có từng giao chiến với Đoàn Thượng nên dân gian nhầm chăng ?
Tuy nhiên, giả sử như Việt sử lược chép nhầm mục năm 1217, người vùng Hồng họ Đoàn ra hàng nếu không phải là Thượng thì với vai trò của Đoàn Văn Lôi rất có thể Thượng chết từ năm 1214. Sau Đoàn Thượng thì Ma Lôi là người quan trọng thứ 2 tại vùng Hồng và kể từ khi Thượng thua Thủ Độ năm 1214 thì Ma Lôi lại là người giữ vai trò quan trọng hơn Thượng và từ năm 1214 cho đến khi kết thúc Việt sử lược chỉ thấy chép đến Thượng duy nhất vào năm 1217 với sự kiện Đoàn Thượng ra hàng ? [Tôi mở ngoặc 1 ở chỗ này vì sau sẽ sử dụng lại đoạn này trong vấn đề khác]
– Theo như Toàn thư thì sau khi kiêm tính được Đoàn Thượng năm 1228, họ Trần lo lắng lắm, bèn sai sứ chúc mừng Nộn, đồng thời gia phong thêm, lại gả công chúa Ngoạn Thiềm cho Nộn để do la tin tức. Công chúa Ngoạn Thiền là ai ? Ngoạn Thiền giữ vai trò ngầm do là tin tức, vậy nàng phải là người thân tín của họ Trần, Trần Cảnh lúc này tuy là vua nhưng còn nhỏ tuổi hẳn là không thể có con gái đến tuổi lấy chồng được, nên thượng hoàng Trần Thừa được nghĩ đến trước tiên.
Toàn thư chép mục năm 1226 việc đưa các cung nhân và con gái họ hàng của Lý Huệ Tông gả cho các tù trưởng người Man. Sự kiện này nói lên điều gì ? Ngay sau khi gả con gái họ hàng của Lý Huệ Tông cho các tù trưởng người Man thì triều đình lại tuyển thêm thục nữ sung làm cung nhân, việc gả cung nhân và con gái họ Lý đi thì việc thiếu cung nhân là rõ ràng, nhưng vì sao họ Trần phải làm việc ấy, trong khi những cung nhân cũ luôn tốt hơn cung nhân mới về kinh nghiệm, nếu do cung nhân cũ lòng còn hướng về họ Lý thì việc gả họ cho các tù Man sẽ tạo ra bất lợi cho họ Trần vì họ sẽ cung cấp nhưng thông tin trong cung mà họ biết được cho đối thủ của họ Trần, vậy thì việc gả các cung nhân cho các tù Man chẳng qua là việc họ Trần muốn thiết lập mối quan hệ giao hảo với các tù Man đã nhân việc họ Trần tiếm ngôi mà làm phản như ghi chép tại mục năm 1226 trong Toàn thư.
Vì thế mà cũng không loại trừ khả năng Ngoạn Thiền công chúa là người con gái họ Lý, được họ Trần gả cho Nguyễn Nộn, nhưng việc Ngoạn Thiền làm gián điệp cho thấy Ngoạn Thiền có mối quan hệ tốt với họ Trần và việc này rõ ràng là khó hiểu khi mà họ Trần vừa tiếm ngôi của họ Lý. Hoặc ngay từ đầu vài người họ Lý đã thuận theo họ Trần [Tôi mở ngoặc 2 ở chỗ này vì sau sẽ sử dụng lại đoạn này trong vấn đề khác] Xem thêm trường hợp của Thuận Thiên hoàng hậu bị giáng thành Thiên Cực công chúa thì không loại trừ trường hợp Ngoạn Thiềm công chúa vốn cũng là hoàng hậu nhưng cũng bị giáng.
– Theo Việt sử lược chép mục năm 1220, lấy Thượng phẩm phụng ngự Trần Báo làm quan nội hầu, năm 1224 cho Thượng phẩm hầu Trần Báo lên tước vương, tên hiệu là Hiển Thánh, năm 1225 Thượng phẩm phụng ngự Trần Thủ Độ khuyên Trần Thừa nên theo di nguyện của Lý Huệ Tông.
Theo Toàn thư thì năm 1225 Trần Thủ Độ giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, không giống với ghi chép của Việt sử lược, tuy nhiên thời gian mà 2 bộ sử đề cập đến lại sai khác, Toàn thư chép Trần Thủ Độ giữ chức điện tiền chỉ huy sứ vào thời điểm trước khi Trần Cảnh nhập cung còn Việt sử lược chép Trần Thủ Độ giữ chức Thượng phẩm phụng ngự vào thời điểm Lý Huệ Tông có ý để Trần Cảnh làm vua.
Thêm vào đó việc vị quan kiêm nhiều chức tước cùng là thường. Trong các tên hiệu thì Hiển thường được dùng cho những người có thế lực và quan trọng (những người có vị trí kế cận) như Hiển Đạo vương Trần Hải, Hiển hoàng Trần Liễu do vậy việc Trần Báo được phong tước vương tên hiệu là Hiển Thánh thì xem ra Trần Báo là nhân vật rất thế lực và lại được phong vào thời điểm Trần Thừa giữ quyền phụ chính thì xem ra Trần Báo rất thân tín với Trần Thừa.
Khi Trần Cảnh nhận thiền vị thì Trần Thủ Độ cũng đang giữ chức Thượng phẩm phụng ngự, giống với Trần Báo và cũng là người thân tín của Trần Thừa. Năm 1264 Trần Thủ Độ chết thọ 71 tuổi, như vậy Thủ Độ sinh năm 1193, trong khi năm 1234 Trần Thừa chết thọ 51 tuổi, tức là Thừa sinh năm 1183, hơn Thủ Độ 10 tuổi. Lại thêm khi nhà Lý còn Trần Thủ Độ không có vai trò quan trọng, chỉ là vị tướng bình thường, nhưng sau khi Trần Cảnh lên ngôi thì Thủ Độ lại đột ngột giữ vai trò quan trọng, nếu cho rằng Thủ Độ chỉ là người thừa hành của Thái Tổ thì cũng không hẳn bởi không phải tự dưng giáng hoàng hậu của Huệ Tông làm Thiên Cực công chúa, đem gả cho Trần Thủ Độ.
Tôi cho rằng họ Trần không chỉ dùng hôn nhân để liên kết các ngoại tộc mà còn dùng biện pháp trong chính nội tộc. Xét về sự tương đồng giữa Trần Báo và Trần Thủ Độ, tôi đặt giả thuyết rằng Trần Báo là thân phụ của Trần Thủ Độ. Tôi không chắc Trần Báo có liên quan tới cái chết của Trần Tự Khánh không, nhưng sau khi Kiến Quốc chết, Trần Thừa giữ chức thái úy phụ quốc, Trần Báo được thăng từ thượng phẩm phụng ngự lên Thượng phẩm hầu, nên Trần Thủ Độ được thay cha giữ chức thượng phẩm phụng ngự.
Khi Trần Cảnh nhận thiền vị, thì sự thân tín được chuyển từ Trần Báo cho con trai là Trần Thủ Độ, vì thế mà Thế Tổ tin dùng, đồng thời để tăng sự trung thành, Trần Thừa đã gả em gái Trần thị cho Thủ Độ. Trần Báo người ở đâu ?
Theo như bia ma nhai trên núi Cô Phong [Minh Giang – Hoa Lư – Ninh Bình] thì anh của Trần Thủ Độ là An Quốc đại vương giúp vị thiền sư đến từ phương nam mở ra nham Bảo Phúc, vậy thì rất có thể vùng Hoa Lư thuộc ấp phong cho An Quốc đại vương và rất có thể cũng thuộc ấp phong của Hiển Thánh vương Trần Báo. Đại Nam nhất thông chí chép: “Tỉnh Ninh Bình. Đền thần An Quốc ở xã Đa Giá, huyện Gia Viễn, đến thờ thiên thần”. Sự trùng hợp tên xưa nay không thiếu, nhưng không vì thế mà loại trừ khả năng đến thờ thần An Quốc vốn được dựng lên để thờ An Quốc đại vương nhưng theo thời gian những ký ức của dân gian về ngài An Quốc bị thế bởi thiên thần.
Ngoài ra còn vài chi tiết khác như Toàn thư mục năm 1232 có kể về thủa hàn vi của Trần Thừa có quan hệ tình cảm với người phụ nữ thôn Bà Liệt thuộc huyện Tây Chân nay là huyện Nam Ninh tỉnh Hà Nam. Năm 1234 sau khi Trần Thừa chết, Trần Thủ Độ được phong Thống quốc thái sư, tri Thanh Hóa phủ sự. An Nam chí lược khi chép về cháu nội của Trần Thủ Độ là Trần Văn Lộng cho biết khi Chương Hoài thượng hầu còn ở nước nam được dùng làm đại tướng trấn thủ sông Tam Đái.
– Theo Toàn thư mục năm 1225 có chép lời bàn của Trần Thủ Độ với các quan rằng: Nhị Lang Trần Cảnh còn nhỏ nên để thánh phụ tạm coi việc nước, các quan đều cho là phải, nên mới Trần Thừa nhiếp chính. Cương mục chép rõ hơn: Bấy giờ Trần Thừa mới xưng là thượng hoàng, tạm cầm chính quyền. Việt sử lược chép mục năm 1225 rằng: Mùa đông tháng chạp, vua sai nội thị phán thủ Phùng Tá Chu, nội thành khiển tả ti lang trung Trần Trí Hoành đem văn võ bá quan, sửa soạn thuyền xe đến phủ Tinh Cương đón Thái Tổ. Rõ ràng Thế tổ Trần Thừa mới thực là người nắm quyền, còn Trần Cảnh chỉ là hình thức che giấu thiên hạ.
(2) Toàn thư chép: “Bính Tuất [1226] Phong em là Nhật Hiệu làm Khâm Thiên đại vương [khi ấy mới 2 tuổi] Mậu Tí [1228] Phong Khâm Thiên vương Nhật Hiệu làm Quận vương
(…) Quí Tị [1233] Hoàng thái tử Trịnh mất [Xét phép chép sử: hoàng thái tử sinh tất phải chép rõ ngày tháng năm sinh, khi mất cũng thế, đây chỉ chép khi mất, có lẽ vừa mới sinh đã chết ngay, nên không chép ngày tháng năm sinh] Đinh Dậu [1237] Chiêu Thánh không có con mà Thuận Thiên đã mang bầu Quốc Khang 3 tháng nên Trần Thủ Độ và Thiên Cực công chúa bàn kín với vua mạo nhận, lấy để làm chỗ dựa về sau
(…) Canh Tí [1240] Tháng 9 hoàng đích trưởng tử là Hoảng sinh lập làm Đông Cung thái tử
(…) Tân Sửu [1241] Tháng 10 hoàng tử thứ 3 Quang Khải sinh, là em cùng mẹ với thái tử Hoảng. Quốc Khang là anh trưởng, sau phong đại vương. Thứ đến Nhật Vĩnh, Ích Tắc, Chiêu Văn đều phong vương. Thứ nữa thì phong thượng vị hầu. Con trưởng của các vương thì phong vương, con thứ thì phong hầu
(…) Mậu Thân [1248] Hoàng hậu Thuận Thiên băng [thọ 32 tuổi] truy tôn là Hiển Tử Thuận Thiên hoàng thái hậu
(…) Tân Hợi [1251] Gả trưởng công chúa Thiên Thành cho Trung Thành vương. Con trai Yên Sinh vương là Quốc Tuấn cướp lấy, công chúa về với Quốc Tuấn. Vua cho công chúa Thiên Thành đến dinh của Nhân Đạo vương [là cha của Trung Thành vương] Quốc Tuấn muốn lấy công chúa Thiên Thành nên nhân ban đêm lẻn vào chỗ ở của công chúa thông dâm với nàng. Công chúa Thụy Bà [chị ruột của Thái Tông, cô của Quốc Tuấn, nuôi Quốc Tuấn làm con] dâng 10 mâm vàng sống, vua bất đắc dĩ phải gả Thiên Thành cho Quốc Tuấn, lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên [Chương Mỹ – Thanh Oai, Hà Tây] để hoàn lại sính lễ cho Trung Thành vương. Yên Sinh vương Liễu mất, thọ 41 tuổi [sinh năm 1210] gia phong đại vương
(…) Giáp Dần [1254] Các vương hầu phần nhiều cho rằng đánh nhau bằng tay không và đi cướp một mình là dũng cảm, Vũ Uy vương Duy [con Thái Tông] cũng làm thế
(…) Ất Mão [1255] Hoàng tử thứ sáu Nhật Duật sinh, hiệu là Chiêu Văn, thọ 77 tuổi
(…) Bính Thìn [1256] Vũ Thành vương Doãn đem cả nhà trốn sang Tống, Thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt đưa trả lại. Doãn là con Yên Sinh vương do Hiển Từ sinh. Yên Sinh vương có hiềm khích với vua, đến khi Hiển Từ mất, bị thất thế nên trốn sang Tống
(…) Đinh Tị [1257] Hoàng Bính đem cả nhà đến cửa khuyết, dâng con gái vào cung, vua nhận sách phong làm Huệ Túc phu nhân
(…) Mậu Ngọ [1258] Cho Lê Phụ Trần làm ngự sử đại phu, lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho. Nhường ngôi cho thái tử Hoảng. Lấy con gái thứ năm của Yên Sinh vương là Thiều làm Thiên Cảm phu nhân. Hoàng trưởng tử Khâm sinh. Phong em là Quang Khải làm Chiêu Minh đại vương. Thánh Tông hoàng đế, tên húy là Hoảng, mẹ là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng thái hậu Lý thị”.
Thượng sĩ hành trạng của Trần Nhân Tông viết: “Thượng sĩ [1230-1291] là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện đại vương [Liễu] và là anh cả của hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi đại vương mất, hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa, phong cho thượng sĩ tước Hưng Ninh vương” [Dẫn theo tác giả Lý Việt Dũng]
An Nam chí lược chép: “Đời thứ ba. Năm thứ 17 [1280] Vua lại khiển Sái Thung đem chiếu thư qua dụ. Thế Tử sợ, khiển chú [thúc bá] là Trần Di Ái thay mình vào chầu, bèn lập Di Ái làm An Nam quốc vương (…) Trần Ích Tắc. Con thứ năm của Thái vương, thông minh tuấn tú, có tính hiếu học. Lúc ở nước nhà được phong tước Chiêu Quốc vương, kiêm chức đại tướng quân, trấn giữ lộ Đà Giang. Con trưởng tên Bá Ý, được giữ chức Gia nghị đại phu, lĩnh An Vũ sứ lộ Đà Giang. Năm Giáp Tuất [1334] con là Tuyên Vũ sứ Trần Đoan Ngọ vào bệ kiến, cho kiến tập tước cha làm An Nam quốc vương”.
Tên hiệu và chức tước
– Trần Nhật Hiệu: Khâm Thiên đại vương, Quận vương, Tướng quốc thái úy
– Lý Ngọc Oanh: Thuận Thiên công chúa, Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu
– Trần Quốc Khang: Tĩnh Quốc đại vương
– Trần Quốc Tuấn: Hưng Đạo đại vương
– Trần Doãn: Vũ Thành vương / Trần Tung: Hưng Ninh vương
– Trần Thiều: Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu
– Trần Quang Khải: Chiêu Minh đại vương
– Trần Nhật Vĩnh: Bình Nguyên vương / Trần Quang Xương: Chiêu Đạo vương
– Trần Ích Tắc: Chiêu Quốc vương / Trần Nhật Duật: Chiêu Văn vương
– Trần Quốc Uất: Minh Hiến vương