18/06/2018, 17:05

50 năm sự kiện Mậu Thân (1968-2018)- Phần 1

2/4/1968-Huế, Ảnh: Bettmann/CORBIS Lý Đăng Thạnh Đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ đêm Giao thừa bước sang mồng Một Tết Mậu Thân, khi cán binh cộng sản đồng loạt nổ súng bắt đầu chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Hè 1968 trên toàn lãnh thổ miền Nam. Chiến sự năm 1968 sẽ còn ghi ...

mau than 1968

2/4/1968-Huế, Ảnh: Bettmann/CORBIS

Lý Đăng Thạnh

Đã nửa thế kỷ  trôi qua kể từ đêm Giao thừa bước sang mồng Một Tết Mậu Thân, khi cán binh cộng sản đồng loạt nổ súng bắt đầu chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Hè 1968 trên toàn lãnh thổ miền Nam. Chiến sự năm 1968 sẽ còn ghi dấu ấn là năm chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam tự cổ chí kim. Đã có gần 400.000 người Việt thiệt mạng vì chiến tranh chỉ trong năm ấy, hàng trăm ngàn người bị thương và tàn tật, hàng chục ngàn ngôi nhà dân bị phá hủy, cùng với biết bao nhiêu đau đớn tinh thần và thiệt hại vật chất khác không kể xiết.

Người đời sau ôn lại sự kiện đã xảy ra sẽ ngạc nhiên  vì sao lại có thảm trạng kinh hoàng này. Sang năm 1969, lãnh đạo Bắc Việt lại tiếp tục mở một cuộc tổng tấn công giống như năm 1968, dù quân số tham gia ít hơn nhưng tỷ lệ thương vong lại cao hơn.

Kiểm lại quá trình chiến tranh dai dẳng suốt hai mươi năm từ năm 1955 đến 1975, người ta không khỏi ngạc nhiên về ‘tánh chất kiên trì bền bỉ’ của các nhà lãnh đạo tại Bắc Việt. Họ kiên gan, bền bỉ, nhẫn nại, chai lì, sắt máu không thể tưởng tượng. Tuy nhiên, nếu cân nhắc quan sát kỹ nhân thân từng người lãnh đạo chánh trị và quân sự chóp bu Bắc Việt tại Hà Nội lúc đó, người ta thấy rõ ai cũng hoàn toàn có đủ tố chất, dù họ không được đánh giá cao về năng lực chuyên môn kỹ trị do học vấn thấp, nhưng họ thật sự là những nhà chánh trị và cai trị giỏi, thậm chí còn là những người thông minh, siêu việt, sắc sảo.

Để hiểu rõ một phần những gì từng xảy ra trong năm 1968, chúng ta cần nhìn lại cả quá trình từ năm 1967 đến 1969. Riêng thời kỳ từ năm 1966 về trước và 1970 về sau thì tạm thời chưa thể đề cập đến trong lần này vì khuôn khổ bài viết có hạn. Nội dung bài viết chỉ có thể liệt kê những tình tiết và số liệu. Những tình hình và nguyên nhân cuộc chiến, thành phần các bên tham chiến, từ các đơn vị, nhân vật lãnh đạo chỉ huy, cho đến các loại võ khí, chiến cụ, chiến lược, chiến thuật… chưa thể nêu ra tại đây vì khuôn khổ bài viết có hạn.

Xin chân thành thắp nén linh hương cầu nguyện cho tất cả nạn nhân của cuộc chiến bi thảm này.

I- Chiến sự năm 1967 

1- Chiến lược điều hành chiến tranh của Mỹ thời kỳ 1965-68

Trong tập báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ ấn hành vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã khái quát về chiến lược điều hành chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam thời kỳ 1965-68 như sau:

“Strategy for the conduct of the war

Our basic objective in South Vietnam has been to establish a safe environment within which the people of South Vietnam could form a government that was independent, stable, and freely elected-one that would deserve and receive popular support. Such a government could not be created in an environment dominated by Communist terrorism. The Viet Cong and the North Vietnamese Army occupied large parts of the country and subjected large areas to armed attacks and acts of terrorism and assassination. These acts were most often directed at the representatives of government in provinces, villages, and hamlets throughout the countryside, the government officiels most closely associated with the people.

The United States’ military goal was to provide a secure environment in which the citizens could live and in which all levels of legal government could function without enemy exploitation, pressure, or violence. Our strategy to achieve this goal consisted of three interdependent elements-the ground and air campaign in South Vietnam, the nation building effort in South Vietnam, and our air and naval offensive against North Vietnam. Through these integrated efforts we have sought to convince the Hanoi regime that its aggression could not succeed and that such aggression would be too costly to sustain.

To this end United States, South Vietnamese, and other Free World forces went into battle to defeat the Communists and their organizations in South Vietnam. When the enemy was driven out of an area, United States and other Free World forces assisted the Vietnamese people in that area with projects such as building construction, sanitation, and medical care. Skills in these and other specialties were supplied by our soldiers, sailors, airmen, and Marines in their changing roles as both fighting men and workers in civic action.

But before major civic action programs could proceed, the enemy had to be blocked in his aggression. Efforts to defeat enemy aggression in South Vietnam will be detailed in another portion of this report.

As almost all of his war-making material came from or through North Vietnam, we took the war to the enemy by a vigorous and unremitting-but highly selective-application  of our air and naval power. Aircraft from land bases in South Vietnam and Thailand and from our aircraft carriers at sea applied this power. We attacked the enemy’s military installations and power plants, petroleum products storage areas and industrial facilities which supported the war effort, and the vehicles and roads by which war material moved south his means of provisioning  the aggression. The bombing has been the most precise in history with less damage to nontargets and noncombatants than was ever experienced in previous wars. Communist support of the war was made extremely costly in terms of goods and facilities destroyed.

Our naval forces curbed the movement of men and their food and war-making material as they attempted to infiltrate by sea or by the great river systems of Southeast Asia. Naval gunfire assisted in coastal operations with marked effectiveness.

From a military standpoint, both air and naval programs were inhibited by restrictions growing out of the limited nature of our conduct of the war. The key port of Haiphong in North Vietnam, for example, through which 85 percent of North Vietnam’s imports flowed, and at which ships of many nations called, has been a prohibited target. Our planes could not bomb it. Nor was mining of that harbor permitted. Materials shipped from Haiphong were sought out later and bombed on their journey south, when they could be found. The primitive road and trail networks of Southeast Asia and the frequently heavy tree cover made such moving targets and sheltered small storage areas very difficult to find, even with our sophisticated weapons and equipment.

Despite these difficulties, strikes on railroad lines, roads, and waterways greatly impeded the flow of war material. These attacks created aclditional management, distribution,  and manpower problems for North Vietnam.

The bombing of North Vietnam was unilaterally stopped by the United States a number of times, for varying periods of time, in the hope that the enemy would respond by stopping his aggressive activities and reducing the scope and level of conflict. In every case the Communists used the bombing pause to rush troops and supplies to reinforce their army in South Vietnam. Such unilateral truce efforts, while judged politically desirable, accrued some temporary military disadvantages to successful prosecution of the war”.

 (Mục tiêu cơ bản của chúng ta ở Miền Nam Việt Nam là tạo dựng một môi trường an toàn, trong đó người dân Nam Việt Nam có thể thành lập một chánh phủ độc lập, ổn định và được bầu cử tự do để xứng đáng nhận được sự ủng hộ rộng rãi. Một chánh phủ như vậy không thể được tạo ra trong một môi trường bị chi phối bởi khủng bố Cộng sản. Quân đội Việt Cộng và Bắc Việt chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn và kiểm soát các khu vực lớn để tấn công bằng võ trang và thực hiện các hành động khủng bố và ám sát. Những hành vi này thường hướng tới các đại diện của chánh quyền các tỉnh, làng, ấp ở khắp vùng nông thôn, các viên chức chánh quyền có quan hệ gần gũi với người dân nhất.

Mục tiêu quân sự của Mỹ là tạo ra một môi trường an toàn, trong đó người dân có thể sống an lành và tất cả mọi cấp chánh quyền hợp pháp có thể hoạt động mà không bị kẻ địch lợi dụng, áp chế hoặc tấn công bạo lực. Chiến lược của chúng ta để đạt được mục tiêu này bao gồm ba yếu tố phụ thuộc lẫn nhau – chiến dịch trên mặt đất và bầu trời ở Nam Việt Nam, nỗ lực xây dựng đất nước ở miền Nam Việt Nam, và tấn công bằng không quân và hải quân vào Bắc Việt. Thông qua những nỗ lực tổng hợp này, chúng ta đã cố gắng cho chế độ Hà Nội thấy rằng cuộc xâm lược của họ sẽ thất bại và nếu cứ xâm lược như vậy sẽ phải trả giá đắt.

Mục tiêu cuối cùng mà lực lượng Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, và các nước Thế giới tự do khác đã tham chiến là để đánh bại Cộng sản và các tổ chức của chúng ở miền Nam Việt Nam. Khi kẻ thù bị đuổi ra khỏi một khu vực, Mỹ và các nước Thế giới tự do khác đã giúp người dân Việt Nam trong khu vực đó các dự án như xây dựng nhà cửa, vệ sinh và chăm sóc y tế. Các binh sĩ hải lục không quân và thủy quân lục chiến cũng đảm nhận vai trò vừa là chiến binh vừa là người thợ để cung cấp các kỹ năng và chuyên môn trong hoạt động dân vận.

Nhưng trước khi các chương trình dân vận trọng yếu có thể tiến hành, thì các cuộc xâm lược của kẻ địch phải bị ngăn chặn. Những nỗ lực để đánh bại sự xâm lăng của kẻ thù ở miền Nam Việt Nam sẽ được nêu chi tiết trong các phần khác của báo cáo này.

Vì hầu hết các nguồn lực quân sự của địch đều đưa vào từ Bắc Việt hoặc qua đường Bắc Việt, chúng ta đã sử dụng sức mạnh không quân và hải quân mạnh mẽ và liên tục của mình để tấn công Bắc Việt. Máy bay từ các căn cứ trên đất liền ở Việt Nam Cộng Hòa, Thái Lan và từ không hạm trên biển của chúng ta đã thực hiện sức mạnh này. Chúng ta đã tấn công các cơ sở quân sự, các nhà máy điện, các kho nhiên liệu và các cơ sở công nghiệp quốc phòng, các phương tiện và đường xá chuyên chở vật chất quân sự phục vụ cuộc Nam xâm của địch. Cuộc không kích đã được thực hiện với hiệu quả chánh xác nhất và ít gây thiệt hại nhất cho các cơ sở phi quân sự so với bất kỳ cuộc chiến nào trước đây trong lịch sử. Hoạt động hậu cần của cộng sản phục vụ cuộc xâm lược đã tổn thất cực kỳ nặng nề cả về hàng hóa và các cơ sở bị phá hủy.

Lực lượng hải quân của chúng ta đã kiềm chế hoạt động vận chuyển con người, lương thực và vật liệu chiến tranh khi địch cố xâm nhập bằng đường biển hoặc các hệ thống sông ngòi rộng lớn vùng Đông Nam Á. Súng trên tàu hải quân hỗ trợ các hoạt động bờ biển với hiệu quả rõ rệt.

Xét theo quan điểm quân sự, cả chương trình trên không và trên biển đều bị ức chế bởi các giới hạn phát sinh do tánh chất hạn hẹp của cuộc chiến mà chúng ta thực hiện. Ví dụ, cảng Hải Phòng là cảng trọng điểm ở Bắc Việt, là nơi tiếp nhận 85% lượng hàng nhập khẩu của Bắc Việt, và tại đó tàu của nhiều nước được coi là mục tiêu bị cấm. Máy bay của chúng ta không thể đánh bom nó. Cũng không được phép thả mìn phong tỏa cảng đó. Do vậy mà chúng ta chỉ có cách là truy tìm và ném bom các chuyến vận chuyển vật liệu quân sự từ Hải Phòng trên hành trình kéo vào phía Nam. Các mạng lưới đường xá và đường mòn thô sơ vùng Đông Nam Á được rừng rậm che phủ dày đặc đã khiến các mục tiêu di chuyển và các kho tàng nhỏ rất khó truy tìm, ngay cả với võ khí và trang thiết bị tinh vi của chúng ta.

Vượt qua những khó khăn này, các cuộc tập kích vào các tuyến đường sắt, đường bộ và đường thủy đã cản trở dòng chảy chiến tranh của địch. Những vụ tấn công này tạo ra những vấn đề nghiêm trọng về quản lý, phân phối, và nhân lực cho Bắc Việt.

Cuộc không kích Bắc Việt đã bị người Mỹ đơn phương đình chỉ một vài lần, trong những khoảng thời gian khác nhau, với hy vọng rằng kẻ thù sẽ đáp lại bằng cách dừng các hoạt động hung hăng của mình cũng như giảm bớt phạm vi và mức độ xung đột. Trong mọi trường hợp, Cộng sản sử dụng ngưng bắn để vội vã tăng cường binh lực và các nguồn cung cấp để củng cố quân đội của họ ở miền Nam Việt Nam. Những nỗ lực ngừng bắn đơn phương như vậy, dù được đánh giá là có lợi về chánh trị, đã gây ra một số bất lợi tạm thời của quân đội chúng ta trong việc giành chiến thắng). 

2- Tóm tắt tình hình thời kỳ 1965-68

Trong tập báo cáo tổng kết nhan đề ‘Report on the war in Vietnam’ ấn hành vào tháng 7-1968, đô đốc tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Ulysses S. Grant Sharp đã tóm tắt tình hình chiến sự thời kỳ 1965-68 như sau:

“Từ giữa tháng 3-1965, lực lượng Mỹ đang gây sức ép lên các lực lượng Cộng sản ở miền Nam Việt Nam và khả năng hậu cần của Mỹ ngày càng mở rộng. Năm 1966, chúng ta bắt đầu triển khai một lực lượng chiến đấu cân bằng và hiệu quả. Các chiến dịch hành quân thành công vang dội trong năm đó đã ngăn cản việc Cộng quân chiếm thêm đất đai và buộc các đơn vị chủ lực của địch phải quay trở lại tình thế phòng thủ. Tuy nhiên, cộng quân vẫn còn mạnh và vẫn tiếp tục nuôi chí chiến tranh. Địch đã phát triển một mạng lưới hậu cần chi chít, phần lớn đặt trên lãnh thổ Lào và Cambodia láng giềng. Địch cũng đẩy mạnh triển khai thêm Quân đội chánh quy từ Bắc Việt vào.

Trong khi các cuộc không kích của chúng ta tại Bắc Việt chưa đủ sức ngăn chặn việc cung cấp viện trợ từ bên ngoài vào Bắc Việt thì đã có những tiến bộ đáng kể trong việc phá hủy các nguồn lực và các cơ sở công nghiệp phục vụ chiến tranh ở đây. Chúng ta chú trọng vào hướng tập kích, phá vỡ và ngăn chặn việc di chuyển nhân lực và vật chất của địch vào miền Nam Việt Nam. Hoạt động ấy đã làm cho địch tổn thất lớn và buộc họ phải nỗ lực tối đa mới có thể tiếp tục duy trì được cuộc xâm lược. Địch đã phải vất vả đối phó với cuộc tấn công của ta bằng cách che giấu và phân tán hoạt động hậu cần một cách khéo léo, và khả năng hồi phục của họ trên các tuyến vận chuyển là đáng chú ý.

Năm 1966, chúng ta đã tạo được thế chủ động áp đảo các đơn vị chủ lực Cộng quân ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, địch đã áp dụng cách phân tán các đơn vị và tìm nơi ẩn náu trong các khu rừng già ở Lào, Cambodia và Bắc Việt, là nơi mà các lực lượng mặt đất của chúng ta không được phép vượt biên giới tấn công. Điều này cho phép địch thiết lập nhịp điệu cuộc chiến trên mặt đất có lợi cho họ. Mặc dù sẽ là sai lầm khi cho rằng kẻ địch ở giai đoạn này đã hoàn toàn quay trở lại các hoạt động du kích như là phương thức hoạt động chánh của mình, nhưng địch đã nhận ra rằng họ không thể chống lại và đẩy lui các lực lượng Mỹ và Thế giới tự do trong các trận đánh lớn. Địch đã tìm cách tập kích linh hoạt vào thời gian và địa điểm thích hợp và trong trường hợp có khả năng thành công tốt nhất. Năm 1966, tính tổng thể thì toàn bộ lực lượng của địch chưa bị phá hủy nhiều, và khả năng đáp ứng hậu cần của họ chưa rơi xuống dưới mức cần thiết để chấm dứt chiến tranh.

Cộng quân cố tránh các cuộc giao chiến trực tiếp, nhanh chóng rút lui và sử dụng các mật khu để bảo tồn lực lượng, chỉ chiến đấu phòng thủ khi bị buộc phải làm như vậy, và cố gắng xây dựng lại và củng cố các hoạt động trong một thời gian thích hợp. Chiến thuật du kích đã được tăng cường để không làm tổn hại đến lực lượng bộ đội chủ lực. Bắc Việt tiếp tục đưa quân chủ lực ồ ạt vào Nam để bổ sung quân số tổn thất và còn gia tăng thêm binh lực. Chiến lược của địch là cố xoay xở liên tục chiến thuật chiến tranh với hy vọng tồn tại lâu hơn quyết tâm của chúng ta.

Một chiến lược cơ bản khác của Cộng sản là liên tiếp tung ra các chiến dịch tuyên truyền nhằm tăng cường áp lực trong nước và quốc tế lên Chánh phủ Mỹ để ngăn chặn hoạt động không kích Bắc Việt và giải quyết các điều kiện có lợi cho địch.

Đến giữa năm 1967, sự kết hợp có hiệu quả của các hoạt động quân sự của chúng ta chống lại kẻ địch trong tất cả mọi lãnh vực buộc Cộng sản phải đánh giá lại tình hình của họ theo đúng thực tế hơn của tình trạng quân sự đang xấu đi của họ. Bắc Việt nhận ra rằng họ không còn khả năng chiến thắng quân sự. Có sự gia tăng đáng kể về sức mạnh và khả năng của các lực lượng Đồng minh ở miền Nam Việt Nam và các hoạt động chiến đấu đã được mở rộng tương ứng. Các chiến dịch hành quân của chúng ta, được yễm trợ của Không lực và nhất là các cuộc tấn công bằng máy bay ném bom B-52, đã xóa sổ gần hết các căn cứ hậu cần của địch, làm tổn hại nghiêm trọng các nguồn cung cấp trọng yếu của địch và buộc địch phải rút chạy vào các vùng thưa thớt dân cư là nơi mà thực phẩm rất khan hiếm. Xu hướng quân sự tổng thể vào năm 1967 là những thiệt hại của địch ngày càng gia tăng – những người bị giết, bị thương và bị bắt – cũng là điều phản ánh thuận lợi cho các đồng minh, cũng như xu thế chung của việc thất bại của địch. Số người và khu vực dân cư nằm dưới sự kiểm soát của Cộng sản (tính cả ở Bắc Việt và khắp Đông Dương) đã giảm mặc dù tốc độ giảm còn chậm; trong khi số cư dân miền Nam Việt Nam bị Việt Cộng kiểm soát giảm đáng kể. Do đó, gánh nặng bổ sung cho quân đội ngày càng gia tăng đối với lãnh đạo Bắc Việt. Có bằng chứng về các vấn đề thiếu hụt nhân lực ở Bắc Việt, dẫn đến việc sử dụng rộng rãi hơn phụ nữ trong lực lượng lao động để giải phóng đàn ông cần thiết cho việc đưa quân vào chiến trường. Tình trạng thiếu hụt lương thực, vật liệu và thuốc men đã gây thiệt hại cho họ. Hiệu quả và tinh thần chiến đấu đã xấu đi ở nhiều đơn vị của địch, đặc biệt là ở các vùng hẻo lánh.

Năm 1967, địch không thắng được một trận đánh lớn nào ở miền Nam Việt Nam. Hầu hết đơn vị bộ đội chủ lực địch đã phải rút chạy về các vị trí trên biên giới Lào và Cambodia, là nơi mà họ còn lợi dụng các mật khu để bảo vệ và cung cấp, giống như họ đã làm vào năm 1965 và 1966 khi bị lực lượng chiến đấu của chúng ta đánh rát.

Chiến lược của Cộng sản tiếp tục phản ánh một nỗ lực nhằm thu hút lực lượng Đồng minh về các vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các khu vực giáp ranh với các mật khu biên giới, khiến các khu dân cư trong nội địa không được bảo vệ như trước. Điều này sẽ cho phép lực lượng du kích địa phương của địch dễ quấy rối, tấn công, và cản trở các nỗ lực của Chánh phủ. Thông qua những phương thức này, Việt Cộng vẫn cố tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể đối với phần lớn dân chúng. Mặc cho khả năng của địch tạo ra những thời điểm căng thẳng ở địa phương, dân chúng chưa bao giờ bị khuất phục. Thông qua việc khai thác cẩn thận các điểm yếu của địch và việc áp dụng sức mạnh vượt trội và tính cơ động của chúng ta, chúng ta đã có thể ngăn cản địch và đạt được những thành công ngoạn mục ở miền Nam Việt Nam vào năm 1967.

Trong năm 1967, chiến dịch không quân và hải quân chống Bắc Việt tiếp tục là một phần của chiến lược của chúng ta trong thế chủ động. Chúng ta tiếp tục phát huy lợi thế này. Không có nghi ngờ gì về những nỗ lực của chúng ta trong quá khứ đã làm tổn thương Bắc Việt và việc tiếp tục ủng hộ cuộc chiến ở Nam Việt Nam đang gây ra nhiều khó khăn cho họ. Từ quan điểm quân sự đơn thuần, địa bàn hành quân được mở rộng thêm cho các lực lượng không quân và hải quân có thể cho phép thực hiện các chiến dịch chống lại Bắc Việt, điều này sẽ dẫn tới sự suy giảm nhanh hơn về tổng thể cấu trúc hỗ trợ chiến trường của địch. Nếu cắt giảm hiệu quả hơn các nỗ lực chiến tranh của Cộng sản bằng cách làm cạn kiệt nguồn lực của họ thì kết quả là sẽ giảm bớt sự nổi dậy và xâm lược ở miền Nam Việt Nam.

Phối hợp với các hoạt động quân sự của chúng ta, nhiệm vụ xây dựng quốc gia tại Việt Nam Cộng Hòa, mục tiêu tối hậu của cuộc đấu tranh, đã nhận được sự quan tâm đầy đủ. Thật ra, sự phát triển thường bị các cuộc tấn công hoặc quấy rối của địch làm gián đoạn, nhưng việc chứng minh sự quan tâm của Chánh phủ và hỗ trợ cho mọi thôn ấp ở miền Nam vẫn là mục tiêu quan trọng nhất. Những nỗ lực trong lãnh vực này không phải là điều gì mới. Người Pháp đã nỗ lực thành lập các làng nông thôn trong thập niên 1950 và chế độ Diệm đã thử nghiệm một chương trình ‘ấp chiến lược’. Tất cả đều thất bại vì nhiều lý do, trong đó chí ít là thiếu sót trong việc dựa vào các mục tiêu về năng lực, lập kế hoạch một cách thực tế và tính đến lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

Những nỗ lực gần đây trong việc xây dựng quốc gia đã hài hòa hơn với nhu cầu của người dân, nhưng trong năm 1966 tăng trưởng vẫn còn chậm chạp và khó khăn. Mặc dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đảm trách sứ mạng chủ yếu hỗ trợ bình định, các lực lượng Mỹ đã tăng cường các nỗ lực của họ bằng cách hỗ trợ trực tiếp. Các đơn vị quân đội Việt Nam được cải tổ và huấn luyện lại để hỗ trợ cho các chương trình này, nhưng sự cung cấp động lực còn khó khăn và sự tiến bộ trong việc định hướng lực lượng này còn chậm.

Năm 1967, bản hiến pháp mới được ban hành và công dân Việt Nam đã đi bầu và chọn ra một chánh phủ mới của quốc gia. Tương tự, lần đầu tiên kể từ những ngày đầu của chế độ Diệm, chánh quyền đại diện được khởi xướng ở cấp thôn, ấp. Đã có những phân đoạn nhưng tuy vậy sự phấn khích cho thấy rằng Quốc hội đã hoàn thành vai trò lập pháp.

Ngoài ra, trong năm 1967 đã có một cải tổ và củng cố sự hỗ trợ của Mỹ cho chương trình bình định. Kết quả là chương trình đã được tăng cường với các nguồn lực bổ sung, gia tăng sự hỗ trợ quân sự và thống nhất nhân viên quân sự-dân sự, do đó tạo ra một nỗ lực hỗ trợ bình định của Mỹ, được chỉ huy mạnh mẽ và thống nhất.

Sự tiến triển chiến tranh từ ngày 1-1 đến 30-6-1968 có thể được xem xét tốt nhất trong bối cảnh mục tiêu của kẻ địch trong chiến dịch đông xuân 1967-68. Vào giữa năm 1967, quân địch đã thay đổi lại chiến lược của mình để mở các cuộc tấn công rộng khắp, với hy vọng sẽ gây ra sự đào ngũ tràn lan trong các cấp Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và sẽ tạo chỗ dựa cho một nỗ lực chánh trị, bao gồm đàm phán, cùng với nỗ lực quân sự để giành thắng lợi. Cộng sản hy vọng, khi Mỹ đối mặt với một đồng minh sụp đổ, sẽ mất đi quyết tâm theo đuổi chiến tranh.

Để thực hiện chiến lược mới này, một số lượng quân chủ lực Bắc Việt đông chưa từng có và một lượng lớn vật tư, thiết bị đã thâm nhập vào miền Nam Việt Nam. Cộng quân cho rằng ngày Tết Nguyên đán là thời điểm tốt nhất để tấn công và chọn đúng ngày giao thừa của dịp Tết để mở cuộc tấn công. Trái với mong đợi của họ, người dân miền Nam đã không có ai hưởng ứng nổi dậy đi theo họ và cũng ít có binh sĩ Quân đội Việt Nam nào đào ngũ trong dịp này. Đối phó với cuộc tấn công vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của Cộng sản, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng để đẩy lùi kẻ thù. Khi lộ mặt ra công khai chiến đấu, quân Việt Cộng dễ dàng bị hỏa lực áp đảo, cơ động và linh hoạt hơn hẳn của quân đồng minh đánh bại. Kết quả là tổn thất nhân mạng của cộng quân rất cao. Tuy nhiên, nhiệt độ của cuộc chiến cũng tăng vọt. Cộng quân sử dụng hỏa tiển loại mới của Liên Xô để tấn công vào các trung tâm đô thị, đặc biệt là những nơi chưa từng bị tấn công trước đây như Huế và Sài Gòn.

Trong quý 1- 1968, chiến dịch không kích Bắc Việt bị cản trở do thời tiết khắc nghiệt của gió mùa Đông Bắc. Kết quả là hầu hết các cuộc tấn công đã được tập trung vào chống lại các tuyến đường vận chuyển và các cơ sở quân sự ở phía nam Bắc Việt.

Ngày 1-4-1968, trong một nỗ lực hơn nữa để đưa Hà Nội đến bàn hội nghị hòa bình, tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng các cuộc không kích vào các khu dân cư và sản xuất lương thực trọng yếu ở Bắc Việt, ngoại trừ khu vực phía bắc Khu phi quân sự, là nơi các hành động của đối phương trực tiếp đe dọa quân Mỹ và các đồng minh Thế giới tự do khác ở miền Nam Việt Nam. Về mặt quân sự, việc này đã dẫn tới sự tập trung nhiều hơn vào các cuộc tấn công ở miền Nam Việt Nam, chủ yếu hướng vào các tuyến giao thông, cắt đứt hoạt động tiếp viện người và thiết bị quân sự xâm nhập vào miền Nam, là nơi chúng sẽ được tung vào cuộc chiến chống lại các lực lượng của ta. Về mặt chánh trị, hành động của tổng thống đã dẫn đến sự đáp ứng của Bắc Việt rằng họ sẽ đến bàn hội nghị.

Cộng quân vẫn tiếp tục các cuộc tấn công trên toàn quốc nhằm làm cho người dân miền Nam và thế giới ảo tượng về sức mạnh thật sự của Bắc Việt, trong khi cố tung tin tuyên truyền phóng đại về thiệt hại nhân lực và vật chất của phía Đồng minh. Máy bay ném bom B-52 và máy bay chiến thuật của Mỹ tiếp tục hỗ trợ các hoạt động trên mặt đất ở Nam Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các tuyến vận chuyển, kho tàng và khu tập trung quân. Các nỗ lực không kích càng làm tăng thêm khó khăn của địch trong việc cung cấp vật tư và thiết bị đến các tuyến đường thâm nhập.

Vào đầu tháng 5-1968, Cộng quân lại mở thêm nhiều cuộc tấn công quấy nhiễu khắp Nam Việt Nam, nhất là vào khu vực Sài Gòn và phía bắc Trung Phần. Do những tổn thất trong chiến dịch mùa Tết trước đó của địch chưa kịp hồi phục, các cuộc tấn công này rời rạc, thưa thớt và yếu đi hẳn so với cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Tuy nhiên, kết quả cho thấy là thiệt hại của cộng quân vẫn nặng nề không kém dịp Tết, chiến tranh vẫn mở rộng vào các vùng đô thị, làm gia tăng số lượng thương vong trong dân thường. Rồi sau đó, Cộng quân lại tiếp tục gấp rút bổ sung quân số và võ khí từ miền Bắc để tấn công thêm nữa.

Vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6-1968, Cộng quân bắt đầu đợt tấn công mới, đặc biệt là ở thành phố Sài Gòn. Các cơ sở quân sự Mỹ và trụ sở Chánh phủ Việt Nam dường như là những mục tiêu ban đầu, mặc dù một lần nữa kẻ thù đã cho thấy hoàn toàn sự coi thường sinh mạng của những thường dân miền Nam vô tội. Khi những cuộc tấn công này bị cắt đứt, địch bắt đầu một loạt các cuộc tấn công hỏa tiển nhắm vào dân thường Sài Gòn, gây ra sự phá hủy rộng lớn, số thương vong nặng nề của dân thường và số lượng người tị nạn ngày càng gia tăng. Những cuộc tấn công vào Sài Gòn rõ ràng đã được vạch ra để gây ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán đã bắt đầu vào ngày 13-5 tại Paris, tại đó Hà Nội không hề có ý định thay đổi thái độ hung hăng hiếu chiến của mình.

Tính đến ngày 30-6-1968, chúng tôi ước tính là kẻ thù không còn phương tiện nào để giành được chiến thắng quân sự ở miền Nam Việt Nam, nhưng họ vẫn là đối tượng nguy hiểm vì chắc chắn sẽ tiếp tục không từ bỏ các cuộc tấn công nguy hiểm. Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy họ đã từ bỏ mục tiêu về một nước Việt Nam cộng sản thống nhất. Trái ngược với sự tê liệt của các cuộc hòa đàm tại Paris, Việt Cộng nghĩ rằng một chiến thắng lớn trên chiến trường sẽ tạo sức mạnh trên bàn đàm phán. Không còn nghi ngờ gì nữa, kẻ địch không bao giờ quên một chiến lược kết hợp quân sự và chánh trị mà họ đã từng áp dụng ở Geneva cách đây 14 năm.”

3- Tình hình đến ngày 31-12-1966

Tính đến ngày 31-12-1966, tổng số quân Mỹ và Thế giới Tự do tại Việt Nam là 441.190 người. Trong đó: Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (MACV): 8.794; Lục quân Mỹ: 236.341; Thủy quân lục chiến Mỹ: 70.405; Hải quân Mỹ: 19.953; Không quân Mỹ: 52.397; Nghiên cứu phối hợp: 6; Lực lượng DEF COM AGGY: 40; Lực lượng SOG: 595; Tổng cộng lực lượng Mỹ: 388.568. Quân Cộng hòa Hàn Quốc: 45.605; Quân Úc: 4.533; Quân Tân Tây Lan: 155; Quân Phi Luật Tân: 2.063; Quân Thái Lan: 224; Quân Trung Hoa Dân Quốc: 30; Quân Tây Ban Nha: 12; Tổng cộng Quân Thế giới Tự do (trừ Mỹ): 52.622.

Trong năm 1966, quân đồng minh tại Việt Nam đã mở các chiến dịch hành quân: 1-66 (từ 2-1-1966); 1/66 (8-1); 2-66 (26-1); 3-66 (1-3); 3/66 (4-2); 4-66 (13-3); 4/66 (11-2); 5-66 (13-4); 6-66 (5-5); 6/66 (7-3); 7-66 (23-5); 7/66 (30-3); 8-66 (25-6); 8/66 (10-4); 9-66 (15-7); 10-66 (9-8); 11-66 (9-9); 12-66 (25-9); 13-66 (14-10); 14/66 (13-2); 18/65 (1-1); Abilene (30-3); Adams (25-10); Adelaide 1 (30-5); Adelaide 2 (31-5); Adelaide 3 (8-6); Aiea (7-8); Akron (8-5); Ala Moana (1-12); Alabama (29-3); Alexandria (4-12); Alice (1-9); Allegheny (19-8); Allentown (21-10); Amarillo (22-8); An Dân 564 (1-1); An Dân/14/66 (13-2); An Dân/42/66 (14-3); Apache (6-6); Arc Light 1966 (1-1); Arcadia (8-11); Asheville (12-5); Athens (23-5); Athol (6-9); Atlanta (20-10); Atlantic City (13-9); Attleboro (14-9); Aurora 1 (9-7); Aurora 2 (17-7); Austin 1 (11-4); Austin 2 (16-4); Austin 3 ( 27-4); Austin 4 (1-5); Bạch Đằng 46 (29-7); Bacon (19-10); Bald Eagle (8-2); Bangor (6-9); Bathurst (2-10); Baton Rouge (4-9); Battle Creek (14-9); Bắc Bồng Sơn (27-1); Beauregard (24-6); Beaver (1-6); Bee Bee (26-4); Beer Barrel (1-3); Belfast (15-8); Belt Line (18-2); Benning (21-3); Benning 2 (6-6); Benning 3 (30-6); Benning 4 (31-7); Benning 5 (2-9); Benning 6 (29-9); Bethlehem (20-10); Bến Cát (25-8); Big Lodge (15-1); Bình Định (23-3); Bình Phú 3 (3-5); Bình Phú/9/10/11 (5-7); Bình Phú 14 (20-7); Bình Phú 27 (22-9); Birmingham (24-4); Bismarck (25-11); Black Horse (1-3); Blackjack 21 (13-10); Blackjack 22 (10-12); Blue Jay (30-8); Bobcat Tracker (30-1); Bolivar (14-4); Boston (3-3); Bowie (22-4); Boyd (25-9); Breeze Away (14-2); Bremerton (25-10); Brisbane (16-7); Broncho (13-4); Brownsville (23-3); Brunswick (24-3); Buchanan (14-3); Buchanan 2 (27-3); Bucks (2-8); Buckskin (12-1); Bulldozer 5 (14-11); Bun Kae 66-5 (2-4); Bun Kea 66-7 (16-5); Bun Kea 66-9 (9-7); Bundaberg (30-10); Byrd (26-8); Canary (5-12); Canberra (6-10); Cannon (7-9); Castine (19-8); Casula (21-9); Cedar Rapids 1&2 (17-7); Charleston (27-11); Chattanooga (22-4); Cherokee (4-5); Cheyenne (24-5); Cheyenne 2 (31-5); Cheyenne 3 (2-8); Chinook 1 (20-12); Circle Pines (29-3); Clean Sweep (22-2); Coco Palms (25-6); Cocoa Beach (3-3); Coffee (24-9); Colorado (6-8); Cortez (5-12); County Fair (24-2); County Fair 2 (26-4); County Fair 11 (24-2); County Fair 24-266 (?); Cranston (4-9); Crazy Horse (16-5); Crimp (8-1); Crows Nest (30-9); Cửu Long 15 (20-3); Cửu Long/22/KT (16-10); Cửu Long/32/66 (5-7); Danbury (15-9); Danglesniff (1-12); Darlinghurst (25-8); Darwin (6-6); Davy Crockett (3-5); Dazzlem (1-10); Dân Chí 211B (24-3); Dân Chí 227 (14-5); Dân Chí 228B (17-5); Dân Chí 261 (2-9); Dân Chí 263 (18-10); Dân Chí 270B (13-12); Dân Chí 270D (27-12); Dân Tâm 81 (16-11); Dân Thắng 61 (2-6); Dân Thắng 68 (2-7); Dân Thắng 73 (22-7); Dầu Tiếng (24-4); Decatur (3-9); Deckhouse 1 (18-6); Deckhouse 2 (16-7); Deckhouse 3 (16-8); Deckhouse 4 (15-9); Denver (10-4); Dexter (4-5); Dodge (17-6); Double Eagle (28-1); Double Eagle 2 (19-2); Dover (18-10); Dragon Eye (9-11); Duck (18-10); Đại Bàng 800 (2-10); Eagle Bait (24-6); Eagle Claw (11-2); Đoàn Kết (5-6); Ehu (21-6); El Paso 1 (19-5); El Paso 2 (2-6); El Paso 3 (13-7); Eldorado (13-8); Enoggera (21-6); Entree (12-2); Evansville (5-8); Ewa (8-7); Fairfax (30-11); Fargo (12-6); Fillmore (26-3); Fitchburg (25-11); Florida (5-6); Flying Tiger 6 (9-1); Fort Nisqually (20-11); Fort Smith (3-6); Fort Wayne (1-5); Franklin (26-7); Fresno (13-6); Fresno 2 (8-9); Garfield (25-2); Georgia (21-4); Geronimo (30-10); Gia Ray-Suối Cát (25-6); Glenn (17-12); Golden Fleece 1-1 (1-9); Golden Fleece 2 (14-3); Golden Fleece 5-1 (5-9); Golden Fleece 7-1 (16-9); Hắc Hổ 34 (18-7); Hamilton 2 (27-3); Hang Over (3-1); Hardihood (16-5); Harrison (21-2); Hastings (7-7); Hattiesburg (1-3); Hawthorne (2-6); Hayes (17-7); Hayman (6-11); Healdsburg (29-11); Helemano (17-6); Henry Clay (2-7); Hickory (6-10); Hobart (24-7); Hollandia (8-6); Hollingsworth (7-5); Holsworthy (5-8); Holt (1-7); Honolulu (14-3); Hooker 1 (9-6); Hot Springs (12-4); Huntsville (20-9); Hwa Rang 2 (12-2); Indiana (28-3); Ingham (18-11); Initiator (16-12); Iowa (8-4); Irving (2-10); Jackson (27-8); Jackstay (26-3); James Bond (4-7); Jay (25-6); Jefferson (1-1); Jim Bowie (7-3); John Paul Jones (21-7); Joliet (6-6); Kahala (16-4); Kahana 1&2 (3-7); Kahuku (6-4); Kailua (11-10); Kalamazoo (13-4); Kalihi (15-9); Kamehameha 1 (20-1); Kamehameha 2 (29-1); Kamehameha 3 (9-2); Kamehameha 4 (14-3); Kamuela (19-9); Kansas (13-6); Kathy (28-9); Kawela (10-6); Keana (13-4); Kelley Hill (25-11); Kent (8-10); Kern (1-10); Kings (18-3); Kipapa (1-9); Kokohead (23-7); Kokuliea(14-7); Kolchak (26-2); Kỳ Lam Campaign (4-5); Lahaina (7-8); Lam Sơn 2 (25-5); Lam Sơn 234 (17-2); Lam Sơn 235 (22-2); Lam Sơn 236 (22-2); Lam Sơn 238/283 (21-6); Lam Sơn 284 (hay 285) (25-6); Lam Sơn 286 (1-7); Lam Sơn 289 (7-7); Lam Sơn 290 (17-7); Lam Sơn 318 (3-10); Lanikai 1 (15-9); Lanikai 2 (5-11); Lanikai 3 (11-12); Lanikai 4 (19-12); Lee (3-10); Leeds (16-10); Lewis & Clark (3-5); Lexington 3 (17-4); Lê Lợi 21 (21-3); Liberty (7-6); Liên Kết 22 (28-1); Liên Kết 24 (19-2); Liên Kết 26 (4-3); Liên Kết 28 (20-3); Liên Kết 30 (28-3); Liên Kết 36 (12-4); Liên Kết 40 (9-5); Liên Kết 46 (29-6); Liên Kết 50 (26-7); Liên Kết 52 (6-8); Liên Kết 54 (27-8); Liên Kết 56 (4-9); Liên Kết 60 (16-9); Liên Kết 64 (3-10); Liên Kết 66 (31-10); Liên Kết 68 (5-11); Liên Kết 70 (20-11); Lightning 3 (26-2); Lightning 4; Lighting 5 (2-4); Lihue (2-5); Lincoln (25-3); Little Rock (1-10); Long Lance (3-1); Long Phi 971 (21-5); Long Phi 984 (25-8); Longfellow (13-4); Longstreet (6-6); Longview (23-9); Los Angeles (9-3); Lôi Hỏa 63 (27-7); Macon (4-7); Madison (21-10); Maeng Ho 5 (23-3); Maeng Ho 6 (23-9); Maeng Ho 7 (10-11); Maili (27-4); Makaha (11-4); Makiki (3-6); Mallard (10-1); Mallard 2 (23-8); Mallet (28-1); Mãnh Hổ/3/4/5/6 (6-9); Manitowoc (11-8); Marauder (1-1); Market Time 1966 (1-1); Marshalltown (2-11); Masher (25-1); Masher/White Wing (25-1); Mastiff (21-2); Matador 1&2 (1-1); Meadowlard (5-9); Meridian (7-11); Mexicali (13-6); Miami (14-4); Mississippi (29-11); Mobile (24-5); Mokoleia (15-7); Monroe (25-3); Monterey (28-9); Montgomery (9-5); Morgan (20-5); Mosby 1 (11-4); Mosby 2 (20-4); Muskegon (3-6); Nampak (?-7); Napa (4-9); Nashville (28-12); Nathan Hale (19-6); Nevada (12-4); New York (26-2); Nhà Bè (~23-7); Ninh Thuận 14 (31-7); Nogales (18-6); Norwalk (4-10); Oahu (1-8); Oakland (29-6); Olympia (24-3); Omaha (20-4); On Guard (17-1); Orange (1-4); Oregon (20-3); Osage (24-4); Ostego (18-4); Ottawa (20-8); Paddy Bridge (14-2); Palestine (17-3); Paul Revere 1 (10-5); Paul Revere 2 (1-8); Paul Revere 3 (26-8); Paul Revere 4 (18-10); Pawnee (26-8); Pawnee 2 (8-9); Pawnee 3 (29-10); Perth (8-6); Phoenix (26-2); Phú Yên (3-3); Phù Cát (x-9); Pickett (6-12); Pioneer 1 (17-1); Pioneer 2 (24-1); Poamoho (10-7); Pole Star (23-8); Prairie (3-8); Providence (17-5); Quảng Điền (18-8); Quảng Nam (2-9); Queanbeyan (16-10); Quick Hop (13-1); Quick Kick 1 (3-1); Quick Kick 2 (11-1); Quick Kick 3 (24-1); Quick Kick 4 (3-2); Quyết Thắng 184 (14-4); Quyết Thắng 296 (30-5); Rạch Giá (8-2); Rạng Đông (30-11); Red Ball 4 (15-1); Red Ball 5 (28-1); Red Ball 6 (3-3); Red Ball 7 (27-3); Reno (30-5); Retriever 1 (18-1); Retriever 2 (?); Rio Blanco (20-11); Road Runner 6 (7-2); Robin (3-10); Rolling Stone (11-2); Rolling Thunder 1966 (1-1); Roundhouse (4-2); Rover (9-12); Salem (13-3); Santa Cruz (19-12); Santa Fe (13-6); Sea Dragon (25-10); Seward (5-9); Shasta 1 (5-11); Shasta 2 (17-12); Shenandoah 1 (16-10); Short Fuse (12-1); Sierra (12-12); Silver City (7-3); Sioux City (26-9); Smithfield (18-8); Sông Bé-Chiến khu Đ (7-3); Spanaway (27-10); Springfield 1&2 (27-7); Stable (10-8); Steel Horse 7 (25-7); Steel Tiger 1966 (1-1); Sterling (11-12); Su Bok (26-3); Sunset Beach (2-9); Suttle (30-11); Suwanee (13-8); Sydney 1 (4-7); Sydney 2 (15-7); Tampa (13-3); Taro Leaf (3-2); Tault Bow (7-2); Taylor (5-2); Teton (10-10); Texas (20-3); Thanh Điền (1-12); Thayer 1 (13-9); Thayer 2 (25-10); Thăng Long (6-7); Thăng Long 234 (15-2); Thăng Long 243 (8-7); Thăng Long 246 (18-7); Thần Phong 2 (27-1); Thần Phong 3 (7-6); Thần Phong 11 (4-2); Thần Phong 14 (10-5); Thừa Thiên 177 (26-2); Toledo (13-3); Toledo 2 (10-8); Trail Boss (21-3); Travis (30-10); Trinidad 1&2 (6-12); Troy (3-3); Tulsa (6-10); Turner (23-6); Tyler (13-1); Uniontown (9-6); Uniontown 2 (11-10); Utah (4-3); Van Buren (19-1); Vaucluse (8-9); Vĩnh Bình (5-7); Virginia (17-4); Waco (24-11); Wahiawa (16-5); Waikiki (4-3); War Bonnet (3-1); Washington (6-7); Waycross (24-3); Wayne (10-5); Wheaton (17-3); White Wing (4-2); Wiggins (27-12); Wilcox (10-8); Winchester (8-10); Wren (16-9); Wyat Earp (14-3); Wyoming (26-4); Yass (6-11); Yell (17-4); York (1-4); Yorktown (23-6), v.v…

Các chiến dịch hành quân của lực lượng đồng minh tại Việt Nam năm 1966

  1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Mỹ/Đồng minh (US/Allied Ops) 41 57 64 67 72 92 94 98 98 95 89 89
Phối hợp (Comb Ops) 21 3 11 19 17 27 20 18 23 32 20 33
Quân lực VNCH (ARVN Ops) 286 304 376 337 354 304 328 338 345 345 297 328
Đường dài (Longstreet Ops) 71 49 61 53 59 68 69 55 69 65 56 62
1

Quan hệ giữa Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (MACV) với Bộ tư lệnh Thái Bình Dương

2

Tổ chức Bộ tư lệnh Quân viện Mỹ tại Việt Nam (MACV)

Ước tính có khoảng 89.000 binh lính từ Bắc Việt thâm nhập vào miền Nam qua đường mòn Trường Sơn trong năm 1966. Quân số Việt Cộng tại chiến trường phía Nam đến cuối năm 1966 vào khoảng 287.000; trong đó có từ 45.000 đến 60.000 bộ đội chánh quy Bắc Việt.

Quân Việt Cộng tại miền Nam cũng mở một số chiến dịch tấn công như: Sa Thầy (từ 8-10); Tây Sơn Tịnh (20-2)…

Tính chung trong năm 1966, Quân Đồng minh và quân Việt Cộng đã diễn ra hàng ngàn trận giao tranh lớn nhỏ. Quân Việt Nam Cộng Hòa chết 9.544, bị thương 10.132, bị bắt và mất tích 940. Quân Mỹ chết 5.008, bị thương 30.093, bị bắt 423. Hơn một nửa số thương vong của Mỹ là do bị Việt Cộng phục kích bằng súng cầm tay, sập bẫy chông, đạp mìn được gài ở khắp mọi nơi tại các vùng nông thôn do Việt Cộng kiểm soát. Quân Việt Cộng bỏ lại trận 61.631 xác, bị thương 119.093, bị bắt hoặc ra hàng 6.369.

4- Chiến thuật hành quân giang thuyền ở Vùng 4 chiến thuật (1966-67)

Vào khoảng thời gian 1966-67, trấn đóng tại Vùng 3 chiến thuật có các sư đoàn 5, 18 và 25 bộ binh thuộc Quân đoàn 3 Việt Nam Cộng Hòa, và hai sư đoàn 1, 25 bộ binh và Lữ đoàn 173 không vận của Mỹ, chủ yếu bảo vệ Vùng 3 chiến thuật (các tỉnh miền Đông Nam Phần, ngoại vi thủ đô Sài Gòn) và ngăn chặn các cuộc xâm nhập của cộng quân từ đất Cambodia sang.

Tại Vùng 4 chiến thuật (miền Tây Nam Phần) trước năm 1966, tất cả các cuộc hành quân truy kích quân Việt Cộng đều do Quân đoàn 4 VNCH với các sư đoàn 7, 9, 21 bộ binh và các liên đoàn binh chủng trực thuộc thực hiện. Lực lượng Mỹ tại đây lúc này chỉ gồm các toán cố vấn và vài đơn vị yễm trợ nhỏ. Từ đầu năm 1966, trước sự gia tăng hoạt động của cộng quân ở đồng bằng sông Cửu Long, đại tướng tư lệnh Quân lực Mỹ tại Việt Nam William Westmoreland và trung tướng tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Cao Văn Viên, thống nhất tăng cường một lực lượng đặc nhiệm để làm chủ hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tại đây.

Quân đồng minh gấp rút thành lập Lực lượng Giang thuyền lưu động có qui mô lữ đoàn và đưa một đơn vị giang thuyền chiến đấu Mỹ về tỉnh Long An ở cực nam Vùng 3 chiến thuật, phối hợp với Trung đoàn 46/Sư đoàn 25 bộ binh VNCH đang trấn đóng tại đây, thực hiện một cuộc trắc nghiệm chiến thuật hành quân truy kích cộng quân bằng giang thuyền. Một đơn vị giang thuyền khác cũng phối hợp với một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 25 bộ binh Mỹ thực hiện một cuộc thử nghiệm tương tự tại tỉnh Hậu Nghĩa, cũng thuộc Vùng 3 chiến thuật. Kết quả các cuộc thử nghiệm đều được chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn 25 Mỹ Federick D. Weyand và chuẩn tướng tư lệnh Sư đoàn 25 VNCH Phan Trọng Chinh báo cáo khả quan nên đại tướng Westmoreland quyết định triển khai thực hiện rộng rãi ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đại tướng Westmoreland điều Sư đoàn 9 bộ binh từ Mỹ sang đóng ở Vùng 4 chiến thuật, do người bạn cũ là thiếu tướng George S. Eckhardt làm tư lệnh. Trong đó, một lữ đoàn đóng tạm tại Bến Cát, một lữ đoàn đóng tại Mỹ Tho, và lữ đoàn còn lại chia quân hoạt động trên các giang thuyền hành quân tuần tiễu khắp các sông rạch. Công binh hải quân Ong Biển của Mỹ cũng lập căn cứ giang thuyền Đồng Tâm tại tỉnh Định Tường, nhưng sau hai năm xây dựng mới đưa được vào sử dụng vì thỉnh thoảng bị cộng quân bắn phá làm hư hại trước sau tổng cộng ba chiếc xáng múc cát thi công.

3

Giang vận đĩnh; Tuần giang đĩnh

4

Tuần tra sông rạch; Căn cứ tiểu đoàn pháo binh dã chiến ven sông

5

Tuần tra sông rạch; Binh sĩ VNCH đánh chiếm một cứ điểm Việt Cộng trong mùa lụt; Quân Mỹ phát hiện một kho hậu cần cộng quân ở miền Tây

6

Căn cứ Đồng Tâm đang xây dựng (1-1967 và 3-1968)

Hoạt động của Lực lượng giang thuyền trên vùng sông nước Nam Phần được phân công như sau:

– Các đơn vị giang thuyền thuộc Vùng sông ngòi/Hải quân VNCH hoạt động ở Biệt khu Rừng Sát, các tỉnh Gia Định, Hậu Nghĩa, Long An và các tỉnh Vùng 4 chiến thuật.

– Chiến đoàn 116 gồm Phi đoàn 3 trực thăng xung phong (Sói Biển) và một số đơn vị bộ binh, giang thuyền… hoạt động ở Biệt khu Rừng Sát, các tỉnh Gia Định, Hậu Nghĩa, Long An và các tỉnh Vùng 4 chiến thuật.

– Giang lực lưu động được thành lập với lực lượng gồm Lữ đoàn 2/Sư đoàn 9 bộ binh Mỹ (gồm ba tiểu đoàn bộ binh 3/37, 4/47, 3/60), hai liên đội giang thuyền xung phong số 9 và 11 của Chiến đoàn 117 Mỹ, có lúc được tăng cường thêm hai tiểu đoàn 4 và 6 thủy quân lục chiến VNCH. Phạm vi chuyên trách hoạt động của GLLĐ là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Biệt khu Rừng Sát, các tỉnh Long An, Kiến Tường và các tỉnh miền Tây Nam Phần.

Từ đó, lực lượng giang thuyền miền Tây hoạt động khá hữu hiệu trên chiến trường sông nước, khiến cho cộng quân gặp khó khăn và tổn thất rất lớn. Nhiều tuyến sông nước trở thành tuyệt địa. Nhiều cán binh cộng quân chua chát lén gọi đùa với nhau kinh Vĩnh Tế là kinh Vĩnh Biệt. Mỗi toán giang thuyền hành quân thường có một thuyền quét mìn (diệt lôi giang đĩnh) đi đầu, kế là thiết giáp giang đĩnh có trang bị súng cối 80 ly và 40 ly hộ tống, rồi tới các giang vận đĩnh có gắn lưới thép bảo vệ chống đạn B-40, B-41, trang bị đại bác nòng ngắn 105 ly và chuyên chở lực lượng đổ bộ tấn công.

Riêng năm 1967 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch, Lực lượng giang th

0