04/06/2017, 23:59
Em hiểu thế nào về câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Từ đó em hãy nêu suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa lao động và hưởng thụ thành quả lao động
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, câu tục ngữ ấy đã thể hiện quan niệm đúng đắn của người dân lao động về mối quan hệ giữa lao động và hưởng thụ thành quả lao động. Nó cũng khuyên người ta phải chăm chỉ lao động hơn và phê phán thói lười biếng lại thích hưởng thụ. “Tay làm”, ...
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, câu tục ngữ ấy đã thể hiện quan niệm đúng đắn của người dân lao động về mối quan hệ giữa lao động và hưởng thụ thành quả lao động. Nó cũng khuyên người ta phải chăm chỉ lao động hơn và phê phán thói lười biếng lại thích hưởng thụ.
“Tay làm”, “tay quai” nghĩa là thế nào? Xét theo nghĩa đen, “tay” là bộ phận cơ thể rất quan trọng giúp con người làm việc. Hình ảnh “tay” ở đây tượng trưng cho con người. “Tay làm” là chỉ con người làm việc chăm chỉ. “Tay quai” có nghĩa đen là chỉ hình ảnh người tay chống nạnh như hình cái quai lọ, quai chén; có nghĩa bóng là chỉ hình ảnh người lười biếng, không chịu làm việc.
Thế còn “hàm nhai” và “miệng trễ”? “Hàm” và “miệng” là bộ phận cơ thể giúp con người ăn uống. Nghĩa đen của “hàm nhai” là chỉ động tác ăn, nghĩa bóng của nó lại chỉ sự hưởng thụ, cuộc sống có hưởng thụ. “Miệng trễ”, nghĩa đen chỉ miệng xệ xuống, trễ xuống, hở ra, không có gì cho vào mồm mà ăn; nghĩa bóng chỉ cuộc sống không có gì để hưởng thụ. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên răn đối với con người: muốn có cái ăn thì phải lao động chứ không thể trông chờ vào người khác. Kẻ lười lao động tất sẽ có cuộc sống thiếu thốn, khổ sở. Đây cũng chính là một quan niệm đúng đắn về nguyên tắc công bằng và hợp lý trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội: có làm thì có hưởng, không làm không hưởng, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều.
Câu tục ngữ đã thể hiện khát vọng từ ngàn đời nay của người dân lao động về một xã hội công bằng. Trong xã hội ấy phải có sự công bằng trước hết về phân phối thành quả lao động: có làm có hưởng, không làm không hưởng. Tất nhiên ta không áp dụng nguyên tắc này đối với các đối tượng được ưu tiên trợ cấp xã hội như các cụ già, các em nhỏ, người tàn tật... Trong xã hội xưa, xã hội người bóc lột người, có ông chủ và kẻ làm thuê, có kẻ giàu và người nghèo thì vẫn thường xảy ra tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”, có kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” lại có người làm việc vất vả vẫn chẳng đủ miếng ăn. Đó là một xã hội bất công, người làm việc nhiều, vất vả thì không được hưởng thụ hay hưởng thụ ít, kẻ làm ít hoặc ngồi không được hưởng thụ nhiều. Ở xã hội ta hiện nay, xét về bản chất là một xã hội công bằng vì nó tuân theo nguyên tắc phân phối bình đẳng: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Nhưng vẫn còn những cảnh ngang trái: có nhiều kẻ không làm mà vẫn hưởng. Đó là bọn ăn bám, bọn lợi dụng chức quyền để đục khoét, tham ô tài sản của Nhà nước và nhân dân. Bọn chúng đi ngược lại sự công bằng xã hội, cần phải nghiêm trị trước pháp luật.
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là một quan niệm hết sức tiến bộ, mang tính lý tưởng về quan hệ giữa lao động và hưởng thụ trong một xã hội công bằng. Hiện nay Đảng và Nhà nước cùng nhân dân ta đang kiên trì phấn đấu cho một xã hội tốt đẹp thì nguyên tắc: có làm có hưởng, không làm không hưởng, chính là một động lực to lớn để khuyến khích sản xuất tăng năng suất lao động; đồng thời để giáo dục, cảnh tỉnh những kẻ ăn bám, những kẻ đục khoét, tham ô... biết được giá trị của lao động mà quay trở về con đường làm ăn lương thiện.
Câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc hưởng thụ đúng đắn. Nó là kinh nghiệm sống, là bài học, là lời khuyên bổ ích cho mọi người. Câu nói ấy đã thể hiện rõ quan điểm thái độ của chúng ta trong cống hiến và hưởng thụ. Hiện nay nó đang trở thành động lực và phát huy tác dụng trong xã hội của chúng ta, xã hội phấn đấu vì một nền công bằng, dân chủ và văn minh.
Thế còn “hàm nhai” và “miệng trễ”? “Hàm” và “miệng” là bộ phận cơ thể giúp con người ăn uống. Nghĩa đen của “hàm nhai” là chỉ động tác ăn, nghĩa bóng của nó lại chỉ sự hưởng thụ, cuộc sống có hưởng thụ. “Miệng trễ”, nghĩa đen chỉ miệng xệ xuống, trễ xuống, hở ra, không có gì cho vào mồm mà ăn; nghĩa bóng chỉ cuộc sống không có gì để hưởng thụ. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên răn đối với con người: muốn có cái ăn thì phải lao động chứ không thể trông chờ vào người khác. Kẻ lười lao động tất sẽ có cuộc sống thiếu thốn, khổ sở. Đây cũng chính là một quan niệm đúng đắn về nguyên tắc công bằng và hợp lý trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội: có làm thì có hưởng, không làm không hưởng, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều.
Câu tục ngữ đã thể hiện khát vọng từ ngàn đời nay của người dân lao động về một xã hội công bằng. Trong xã hội ấy phải có sự công bằng trước hết về phân phối thành quả lao động: có làm có hưởng, không làm không hưởng. Tất nhiên ta không áp dụng nguyên tắc này đối với các đối tượng được ưu tiên trợ cấp xã hội như các cụ già, các em nhỏ, người tàn tật... Trong xã hội xưa, xã hội người bóc lột người, có ông chủ và kẻ làm thuê, có kẻ giàu và người nghèo thì vẫn thường xảy ra tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”, có kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” lại có người làm việc vất vả vẫn chẳng đủ miếng ăn. Đó là một xã hội bất công, người làm việc nhiều, vất vả thì không được hưởng thụ hay hưởng thụ ít, kẻ làm ít hoặc ngồi không được hưởng thụ nhiều. Ở xã hội ta hiện nay, xét về bản chất là một xã hội công bằng vì nó tuân theo nguyên tắc phân phối bình đẳng: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Nhưng vẫn còn những cảnh ngang trái: có nhiều kẻ không làm mà vẫn hưởng. Đó là bọn ăn bám, bọn lợi dụng chức quyền để đục khoét, tham ô tài sản của Nhà nước và nhân dân. Bọn chúng đi ngược lại sự công bằng xã hội, cần phải nghiêm trị trước pháp luật.
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là một quan niệm hết sức tiến bộ, mang tính lý tưởng về quan hệ giữa lao động và hưởng thụ trong một xã hội công bằng. Hiện nay Đảng và Nhà nước cùng nhân dân ta đang kiên trì phấn đấu cho một xã hội tốt đẹp thì nguyên tắc: có làm có hưởng, không làm không hưởng, chính là một động lực to lớn để khuyến khích sản xuất tăng năng suất lao động; đồng thời để giáo dục, cảnh tỉnh những kẻ ăn bám, những kẻ đục khoét, tham ô... biết được giá trị của lao động mà quay trở về con đường làm ăn lương thiện.
Câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc hưởng thụ đúng đắn. Nó là kinh nghiệm sống, là bài học, là lời khuyên bổ ích cho mọi người. Câu nói ấy đã thể hiện rõ quan điểm thái độ của chúng ta trong cống hiến và hưởng thụ. Hiện nay nó đang trở thành động lực và phát huy tác dụng trong xã hội của chúng ta, xã hội phấn đấu vì một nền công bằng, dân chủ và văn minh.