04/06/2017, 23:58
Phân tích bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Trong thơ Nguyễn Khuyến tình bạn chiếm một vị trí đáng kể. Ông có các bài Nói chuyện với bạn, Gửi bác Châu cầu, Lụt hỏi thăm bạn, Này xuân gửi cho bạn (2 bài) đặc biệt là bài Khóc Dương Khuê, một tiếng khóc bạn thật tha thiết, bao dung. Bài Bạn đến chơi nhà thuộc một dạng khác: một bài thơ đùa vui, ...
Trong thơ Nguyễn Khuyến tình bạn chiếm một vị trí đáng kể. Ông có các bài Nói chuyện với bạn, Gửi bác Châu cầu, Lụt hỏi thăm bạn, Này xuân gửi cho bạn (2 bài) đặc biệt là bài Khóc Dương Khuê, một tiếng khóc bạn thật tha thiết, bao dung. Bài Bạn đến chơi nhà thuộc một dạng khác: một bài thơ đùa vui, hóm hỉnh, tự nhiên như bản tính hỏm hỉnh của nhà thơ.
Bài thơ kể về một lần bạn đến chơi trong một tình thế oái oăm:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Câu thơ nghe như một tiếng chào, tiếng reo vui, mấy chữ “đã bấy lâu nay” cho thấy nhà thơ nhẩm tính từ lần đến chơi trước đến lần này và rõ ràng có ý mong đợi. Thế rồi bạn đến, thật là quý hóa. Ấy thế nhưng: “Trẻ thời đi vắng, chợ thòi xa”. Câu thơ cho thấy nhà thơ đã già yếu, mọi việc bây giờ chỉ trông vào lũ trẻ. Dù có còn bà cụ thì bà cũng không còn đi chợ xa được nữa! Biết lấy gì tiếp đãi bạn bây giờ? Không đi chợ được thì chỉ còn trông vào vườn nhà, ao nhà thôi. Nhưng vườn nhà ao nhà, thì sao?
Nhà thơ hóm hỉnh giới thiệu với bạn bao thứ cá thịt có thể tiếp đãi bạn, mà không thể thực hiện được:
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Nhìn đến rau quả thì không đúng thời vụ:
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đúng là không có gì có thể thết đãi. Ngay cả đến đầu trò tiếp khách là trầu, mà cũng không có, thì có thể nói rằng bạn đến chơi nhà vào một thời điểm trong nhà không có gì để đón khách.
Nhưng cái hóm hỉnh của nhà thơ thể hiện ở chỗ trong nhà tuy không có gì, nhưng vì bạn, nhà thơ đã nghĩ đến bao nhiêu thứ, đã tính đến mọi khả năng. Lời thơ vừa giãi bày, phân trần đối với bạn, vừa mỉm cười với bạn. Nhưng khi đã đẩy cái “không có gì” đến mức cùng, thì bài thơ cũng đã ở vào thế “chênh vênh”, cả người bạn lẫn người đọc có thể sẽ thất vọng: Bạn đến không đúng lúc rồi, biết, lấy gì thết đãi bạn?
Nhưng nhà thơ rất chủ động. Ông hạ một câu kết bất ngờ, nó làm cho bao nhiêu cái không có ở trên trở nên vô nghĩa: Bác đến chơi đây, ta với ta. Ta với ta là tất cả, cứ gì phải bày cỗ thịnh soạn thì mới là bạn bè! Chỉ mấy chữ “ta với ta” đã cân lại sáu câu không có gì ở trên, lập lại thế cân bằng của bài thơ. Nhà thơ hóm hỉnh nhìn bạn: không có gì mà có tất cả đấy, có cái quý nhất đấy: tình bạn của chúng ta! Và hẳn người bạn cũng cảm thấy ấm áp, thân tình trong mấy chữ “ta với ta” ấy.
Có thể ta sẽ nhầm nếu nghĩ rằng bạn già đến chơi, ngồi nói chuyện suông rồi nhà thơ tiễn bạn ra về. Bài thơ chỉ là lời đùa vui, lời tự khuyên để nói về một bữa cơm đãi bạn mà chủ nhân chưa vừa ý.
Đặc điểm nối bật của bài thơ là ngôn ngữ rất đỗi tự nhiên, tuy là thơ Đường luật hẳn hoi mà đọc lên nghe như là lời nói thường, lời khẩu ngữ, thoải mái thật tài tình. Bài thơ lại cực tả cái không có, tạo một thế chênh vênh, để cho câu kết đầy sức nặng níu lại, cân bằng, có tác dụng ngợi ca tình bạn thuần khiết trong sáng.
Trong thơ Nguyễn Khuyến hiếm có bài nào vui vẻ, tươi tắn, thoải mái nhẹ nhàng như bài này. Cũng hiếm có bài nào ngôn ngữ tự nhiên, đầy khẩu ngữ mà lại phù hợp bằng trắc niêm đối của thơ luật, thật là một bài thơ điêu luyện bậc thầy.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Câu thơ nghe như một tiếng chào, tiếng reo vui, mấy chữ “đã bấy lâu nay” cho thấy nhà thơ nhẩm tính từ lần đến chơi trước đến lần này và rõ ràng có ý mong đợi. Thế rồi bạn đến, thật là quý hóa. Ấy thế nhưng: “Trẻ thời đi vắng, chợ thòi xa”. Câu thơ cho thấy nhà thơ đã già yếu, mọi việc bây giờ chỉ trông vào lũ trẻ. Dù có còn bà cụ thì bà cũng không còn đi chợ xa được nữa! Biết lấy gì tiếp đãi bạn bây giờ? Không đi chợ được thì chỉ còn trông vào vườn nhà, ao nhà thôi. Nhưng vườn nhà ao nhà, thì sao?
Nhà thơ hóm hỉnh giới thiệu với bạn bao thứ cá thịt có thể tiếp đãi bạn, mà không thể thực hiện được:
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Nhìn đến rau quả thì không đúng thời vụ:
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đúng là không có gì có thể thết đãi. Ngay cả đến đầu trò tiếp khách là trầu, mà cũng không có, thì có thể nói rằng bạn đến chơi nhà vào một thời điểm trong nhà không có gì để đón khách.
Nhưng cái hóm hỉnh của nhà thơ thể hiện ở chỗ trong nhà tuy không có gì, nhưng vì bạn, nhà thơ đã nghĩ đến bao nhiêu thứ, đã tính đến mọi khả năng. Lời thơ vừa giãi bày, phân trần đối với bạn, vừa mỉm cười với bạn. Nhưng khi đã đẩy cái “không có gì” đến mức cùng, thì bài thơ cũng đã ở vào thế “chênh vênh”, cả người bạn lẫn người đọc có thể sẽ thất vọng: Bạn đến không đúng lúc rồi, biết, lấy gì thết đãi bạn?
Nhưng nhà thơ rất chủ động. Ông hạ một câu kết bất ngờ, nó làm cho bao nhiêu cái không có ở trên trở nên vô nghĩa: Bác đến chơi đây, ta với ta. Ta với ta là tất cả, cứ gì phải bày cỗ thịnh soạn thì mới là bạn bè! Chỉ mấy chữ “ta với ta” đã cân lại sáu câu không có gì ở trên, lập lại thế cân bằng của bài thơ. Nhà thơ hóm hỉnh nhìn bạn: không có gì mà có tất cả đấy, có cái quý nhất đấy: tình bạn của chúng ta! Và hẳn người bạn cũng cảm thấy ấm áp, thân tình trong mấy chữ “ta với ta” ấy.
Có thể ta sẽ nhầm nếu nghĩ rằng bạn già đến chơi, ngồi nói chuyện suông rồi nhà thơ tiễn bạn ra về. Bài thơ chỉ là lời đùa vui, lời tự khuyên để nói về một bữa cơm đãi bạn mà chủ nhân chưa vừa ý.
Đặc điểm nối bật của bài thơ là ngôn ngữ rất đỗi tự nhiên, tuy là thơ Đường luật hẳn hoi mà đọc lên nghe như là lời nói thường, lời khẩu ngữ, thoải mái thật tài tình. Bài thơ lại cực tả cái không có, tạo một thế chênh vênh, để cho câu kết đầy sức nặng níu lại, cân bằng, có tác dụng ngợi ca tình bạn thuần khiết trong sáng.
Trong thơ Nguyễn Khuyến hiếm có bài nào vui vẻ, tươi tắn, thoải mái nhẹ nhàng như bài này. Cũng hiếm có bài nào ngôn ngữ tự nhiên, đầy khẩu ngữ mà lại phù hợp bằng trắc niêm đối của thơ luật, thật là một bài thơ điêu luyện bậc thầy.