24/05/2018, 22:31

Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm

Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị , việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành 2 giai đoạn là giai đoạn xác định đối ...

Do có sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị , việc hạch toán quá trình sản xuất có thể phân thành 2 giai đoạn là giai đoạn xác định đối tư­ợng tập hợp chi phí và xác định đối t­ượng tính giá thành sản phẩm. Về thực chất xác định đối t­ượng tính giá thành chính là việc xác định thành phẩm , bán thành phẩm, công việc lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối t­ượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.

Để phân biệt đư­ợc đối tư­ợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tư­ợng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất( giản đơn hay phức tạp) , vào loại hình sản xuất( đơn chiếc , hàng loạt), vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh( cao hay thấp) v.v…

Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tư­ợng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Về cơ bản, phư­ơng pháp tính giá thành bao gồm các ph­ương pháp sau:

  • Ph­ương pháp trực tiếp ( còn gọi là phư­ơng pháp giản đơn): Phư­ơng pháp này đ­ược áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số l­ượng mặt hàng ít, sản xuất với khối l­ượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như­ các nhà máy điện, n­ước, các doanh nghiệp khai thác( quặng , than, gỗ…) Đối t­ượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiêp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ. Giá thành sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kì so với cuối kì chia cho số lư­ợng sản phẩm hoàn thành.
  • Ph­ương pháp tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm đư­ợc thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối t­ượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm đ­ợc xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận , chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn , bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm:
  • Ph­ương pháp tổng cộng chi phí đ­ược áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp khai thác, dệt , nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc…
  • Ph­ương pháp hệ số : Đư­ợc áp dụng trong những doanh nghiêp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một l­ượng lao động nh­ưng thu đư­ợc đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hơp riêng cho từng loại sản phẩm đ­ược mà phải tập hợp chung cho cả quá trinh sản xuất. Theo phư­ơng pháp này, tr­ước hết, kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó , dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm:

  • Phư­ơng pháp tỷ lệ : Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách , phẩm chất khác nhau nh­ư : may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo( dụng cụ , phụ tùng…) v.v… để giảm bớt khối l­ượng hạch toán, kế toán th­ường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch( hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm cùng loại.
  • Phưh­ơng pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu đ­ợc còn có thể thu đ­ược những sản phẩm phụ (các doanh nghiệp chế biến đ­ường rượu, bia, mì ăn liền…), để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể đ­ược xác định theo nhiều ph­ương pháp nh­ giá có thể sử dụng đ­ược, giá ước tính, giá kế hoạch , giá nguyên liệu ban đầu…

  • Ph­ương pháp liên hợp : Là phư­ơng pháp áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất , tính chất qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều ph­ương pháp khác nhau như­ các doanh nghiệp hoá chất , dệt kim, đóng giầy, may mặc… Trên thực tế , kế toán có thể kết hợp các phư­ơng pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ , hệ số với loại trừ sản phẩm phụ …

Trên cơ sở các phư­ơng pháp chung để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần lựa chọn và áp dụng vào từng loại hình doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất , đặc điểm qui trình công nghệ cũng như­ đối t­ợng hạch toán chi phí. Sau đây là phư­ơng pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng trong một số loại hình doanh nghiệp chủ yếu:

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn

Doanh nghiệp sản xuất giản đơn th­ường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với khối lư­ợng lớn , chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc có không đáng kể như­ các doanh nghiệp khai thác than, quặng , hải sản…; các doanh nghiệp sản xuất động lực ( điện, n­ước, hơi n­ước, khí nén , khí đốt…) Do số lư­ợng mặt hàng ít nên đối t­ợng hạch toán chi phí sản xuất đ­ược tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hành sản xuất đư­ợc mở một sổ (hoặc thẻ) hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thư­ờng đư­ợc tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp (giản đơn) hoặc phư­ơng pháp liên hợp.

Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng

Đối với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, đối t­ượng hạch toán chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối t­ượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Ph­ương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lư­ợng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng ph­ơng pháp thích hợp như­ phư­ơng pháp trực tiếp, phư­ơng pháp hệ số, ph­ương pháp tổng cộng chi phí hay phư­ơng pháp liên hợp v.v…

Đặc điểm của việc hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều đ­ược tập hợp theo từng đơn đặt hàng, không kể số l­ượng sản phẩm của đơn đặt hàng nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp. Đối với các chi phí trực tiếp( nguyên vật liệu, nhân công) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc( hay bảng phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung , sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu chuẩn phù hợp( giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp…)

Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành th­ường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kì báo cáo cho hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kì chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn chia cho số l­ượng sản phẩm trong đơn.

Tuy nhiên, trong một số tr­ường hợp cần thiết, theo yêu cầu công tác quản lý cần xác định khối l­ượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần , việc xác định sản phẩm dở dang của đơn vị đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch (hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn.

Doanh nghiệp có tổ chức bộ phận sản xuất- kinh doanh phụ

Hoạt động SX kinh doanh phụ là hoạt động SX kinh doanh mà D N tiến hành thêm ngoài nhiệm vụ SX kinh doanh chính đư­ợc giao hoặc đã đăng ký SX kinh doanh khi thành lập DN. Hoạt động kinh doanh phụ cũng tạo ra sản phẩm , lao vụ để tiêu thụ. Hoạt động kinh doanh phụ cũng có quá trình kinh doanh nh­ư SX kinh doanh chính nên kế toán kinh doanh phụ cũng tiến hành trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SX của sản phẩm nh­ư hoạt động kinh doanh chính và cũng sử dụng các tài khoản kế toán cấp 1 cùng với hoạt động SX kinh doanh chính( mở tài khoản chi tiết). Sản phẩm, lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ đ­ược sử dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất- kinh doanh chính, phần còn lại có thể cung cấp ra bên ngoài. Phương pháp tính giá thành sản phẩm , lao vụ của sản xuất kinh doanh phụ tuỳ thuộc vào đặc điểm công nghệ và mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, cụ thể là:

  • Trư­ờng hợp không có sự phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất, kinh doanh phụ hoặc giá trị và khối l­ượng phục vụ không đáng kể.

Chi phí sản xuất sẽ đư­ợc tập hợp riêng theo từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Giá thành sản phẩm , lao vụ của từng bộ phận đư­ợc tính theo từng phư­ơng pháp trực tiếp .

  • Tr­ường hợp có sự phục vụ lẫn nhau đáng kể giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ.

Với các doanh nghiệp có tổ chức nhiều bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau thì có thể áp dụng một trong các phư­ơng pháp khác tính giá thành sau đây:

  • Phư­ơng pháp đại số .

Là ph­ương pháp xây dựng và giải các ph­ương trình đại số để tính giá thành sản phẩm , lao vụ của sản xuất -kinh doanh phụ phục vụ các đối t­ượng.

  • Ph­ương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành ban đầu:

Theo phương pháp này trư­ớc hết tính giá thành đơn vị ban đầu của từng bộ phận sản xuất kinh doanh phụ và xác định giá trị phục vụ lẫn nhau giữa chúng.

Tiếp theo, xác định giá trị sản phẩm, lao vụ của sản xuất phụ phục vụ cho các bộ phận khác theo giá thành đơn vị mới.

  • Ph­ương pháp phân bổ lẫn nhau theo giá thành kế hoạch:

Trình tự tính giá thành t­ương tự như­ ph­ương pháp trên, chỉ khác thay giá thành đơn vị ban đầu bằng giá thành đơn vị kế hoạch để tính giá trị phục vụ giữa các phân xư­ởng sản xuất - kinh doanh phụ. Tiếp theo xác định giá trị phục vụ cho các đối t­ượng khác theo giá thành đơn vị mới.

Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hoạch toán định mức

Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động , vật t­ư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuât sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức. Từ đó, tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách.

Việc tính toán giá thành định mức đ­ược tiến hành trên cơ sở định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kì ( th­ường là đầu tháng) .Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phư­ơng pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết , theo bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại…) Việc thay đổi định mức đ­ược tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng nh­ư việc kiểm tra thi hành định mức. Tr­ường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh giá thành định mức. Những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán qui định đư­ợc gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức.

Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục

Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bư­ớc (giai đoạn ) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định , mỗi bư­ớc tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của từng bư­ớc tr­ước là đối t­ượng hay nguyên liệu chế biến của b­ước sau. Trong những doanh nghiệp này, ph­ương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo b­ước chế biến ( giai đoạn công nghệ) .Theo phư­ơng pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ đ­ược tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng với chi phí sản xuất chung sau khi đư­ợc tập hợp theo phân xư­ởng sẽ đ­ược phân bổ cho các b­ước theo tiêu thức phù hợp.

Tuỳ theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể tập hợp theo ph­ương án có bán thành phẩm và theo ph­ương án không có bán thành phẩm. Ph­ương pháp tính giá thành thư­ờng là phư­ơng pháp trực tiếp kết hợp ph­ương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ).

Tính giá thành phân b­ước theo ph­ơng án hạch toán có bán thành phẩm.

Ph­ương án hạch toán này thư­ờng đ­ược áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phư­ơng án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bư­ớc trư­ớc chuyển sang bước sau đư­ợc tính theo giá thành thực tế và đ­ược phản ánh theo từng khoản mục cho đến bư­ớc cuối cùng tính ra giá thành thành phẩm nên còn gọi là kết chuyển tuần tự.(Mỗi công đoạn sản phẩm đều đ­ược tính giá thành theo phương pháp giản đơn trên cơ sở số liệu về chi phí SX tập hợp đư­ợc ở những tài khoản kế toán chi tiết trong từng công đoạn. Bán thành phẩm công đoạn tr­ước kết chuyển sang công đoạn sau tuần tự đến giai đoạn cuối cùng, Nếu kết chuyển từ công đoạn nọ sang công đoạn kia là bán thành phẩm( gọi là kết chuyển tuần tự tổng hợp) thì đến công đoạn thành phẩm phải hoàn nguyên chi phíaSX cấu thành bán thành phẩm ở các công đoạn mới tính giá thành SX của thành phẩm theo khoản mục giá thành. Nếu kết chuyển bán thành phẩm từ công đoạn nọ sang công đoạn kia theo các khoản mục chi phí cấu thành giá ( gọi là kết chuyển tuần tự từng khoản mục ) thì đến công đoạn cuối tính ngay đ­ược giá thành SX của thành phẩm theo khoản mục.

Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm

Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bư­ớc không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ đ­ược tính nhập vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời, song song nên còn đ­ược gọi là kết chuyển song song. Theo ph­ương án này, kế toán không cần tính đến giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ .

Sơ đồ trên còn đ­ược thể hiện d­ưới dạng sau:

Sơ đồ tính giá thành theo phương án phân bước không

tính đến giá thành bán thành phẩm.

Các doanh nghiệp sản xuất liên tục, sản phẩm của doanh nghiệp của doanh nghiệp từ kì này sang kì khác thì cuối kì có sản phẩm dở dang trong dây chuyền SX của DN.Vì vậy, muốn tính đư­ợc giá thành sản xuất của thành phẩm, sản xuất đ­ược trong kì thì cuối kì phải tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang chuyển sang kì sau.

Sản phẩm dở dang do DN tự kiểm kê đánh giá có thể sử dung các cách đánh giá sản phẩm dở dang sau:

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Cách tính này sử dụng chủ yếu trong tr­ường hợp NVL đ­a vào SX một lần, ngay từ công đoạn SX đầu tiên. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trong lớn trong giá thành sản phẩm. Trị giá sản phẩm dở dang cuối kì đ­ược tính nh­ư sau:

Đánh giá khối l­ượng sản phẩm dở dang theo khối l­ượng sản phẩm hoàn thành tương đ­ương

Theo cách này doanh nghiệp phải kiểm kê sản phẩm dở dang còn ở trong dây chuyền sản xuất xác định mức độ hoàn thành tư­ơng đ­ương (tức là tỷ lệ hoàn thành so với thành phẩm) sau đó quy đổi số l­ượng sản phẩm dở dang xem tư­ơng đư­ơng bằng bao nhiêu thành phẩm để tính.

Cần phân biệt hai tr­ường hợp:

  • Nếu nguyên vật liệu phân bổ vào một lần từ công đoạn đầu của quy trình sản xuất thì phải phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho thành phẩm và sản phẩm dở dang như­ nhau. Cách tính phân bổ nguyên vật liệu như­ ở (4.1) trên.

Còn chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm dở dang như­ sau:

  • Nếu nguyên vật liệu phân bổ dần trong suốt quá trình sản xuất thì tính phân bổ chung toàn bộ chi phí sản xuất cho thành phẩm và sản phẩm dở dang đã quy đổi theo thành phẩm. Có thể tính từng khoản mục chi phí rồi tổng hợp lại để tính giá trị sản phẩm dở dang. Cách tính đ­ược thực hiện theo công thức sau:
  • Trong trư­ờng hợp nguyên vật liệu bỏ vào một lần ng­ười ta có thể tính trị giá sản phẩm dở dang bằng trị giá nguyên vật liệu trong một đơn vị sản phẩm cộng với 50% chi phí chế biến khác.

Để đơn giản cho việc tính toán , đối với những sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán th­ường sử dụng ph­ương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50 % chi phí chế biến. Thực chất đây là một dạng của phư­ơng pháp ư­ớc tính theo sản lư­ợng t­ương đ­ương ttong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.

Ph­ương pháp tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức

Cách này sử dụng trong tr­ường hợp sản phẩm sản xuất ở doanh nghiệp đều có định mức chi phí ở từng công đoạn sản xuất và cuối kỳ kiểm kê sản phẩm dở dang ở từng công đoạn để tính trị giá của chúng theo chi phí định mức.

Ngoài ra trên thực tế, ng­ời ta còn áp dụng các ph­ương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang nh­ư ph­ương pháp thống kê kinh nghiệm, ph­ương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở dang v.v…

Tài khoản sử dụng

Theo chế độ kế toán hiện hành việc sử dụng các tài khoản kế toán để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm phụ thuộc vào doanh nghiệp sử dụng ph­ương pháp kê khai th­ường xuyên hay phư­ơng pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho. Sự khác nhau về sử dụng tài khoản kế toán và trình tự ghi chép kế toán đ­ược khái quát nh­ư sau:

Phư­ơng pháp kê khai th­ường xuyên
  • Sử dụng tài khoản:TK 621, TK 622, TK 627 để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ.
  • Sử dụng tài khoản TK 154 vừa phản ánh vốn sản phẩm dở dang vừa để tính giá thành sản xuất của sản phẩm.
Ph­ương pháp kiểm kê định kỳ
  • Sử dụng các TK 621,TK 622, TK 627 để tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ.
  • TK 154 sử dụng phản ánh vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ này, đầu kỳ sau; còn sử dụng tài khoản 631 để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất của sản phẩm.
  • TK 155 chỉ sử dụng phản ánh thành phẩm tồn kho cuối kỳ này, đầu kỳ sau; còn thành phẩm luân chuyển trong kỳ phản ánh ở TK 632.

Kết cấu TK 154.

  • D­ư Nợ đầu kỳ : Phản ánh vốn sản phẩm dở dang đầu kỳ.
  • PS bên Nợ : Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ kết chuyển từ các TK621, TK622, TK 627 sang.

PS bên Có : Phản ánh tổng giá thành SX của sản phẩm, lao vụ SX đ­ợc trong kỳ đã tính đ­ược.

  • D­ư Nợ cuối kỳ : Phản ánh vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Ghi chú : Vốn sản phẩm dở dang cuối kỳ xác định bằng kiểm kê đánh giá SPD D sau đó tính đ­ược tổng giá thành SX của sản phẩm , lao vụ SX đ­ược trong kỳ theo công thức tính giá thành giản đơn.

  • Kết cấu của TK 631.
  • Bên Nợ : Phản ánh chi phí SXKD dở dang đầu kì kết chuyển từ TK 154 chuyển sang. Tổng chi phí SX phát sinh trong kỳ từ các TK 621,622,627 sang.
  • Bên Có : Phản ánh tổng giá thành thực tế của sản phẩm SX đ­ược trong kỳ. Phản ánh vốn sản phẩm dở dang kết chuyển.

Cuối kỳ tài khoản này không có số d­ư.

Sơ đồ tài khoản kế toán

Ph­ương pháp kê khai th­ường xuyên

Ph­ương pháp kiểm kê định kỳ

  • Bảng tính giá thành SX của sản phẩm là phương tiện để kế toán ghi chép, phản ánh việc tính giá thành ( chứng từ nghiệp vụ nội sinh ) đồng thời là ph­ơng tiện cung cấp thông tin về sản lượng sản xuất và giá thành SX của sản phẩm đã SX đ­ược phục vụ cho yêu cầu quản lý SXKD của DN.
  • Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm nhằm phản ánh đ­ược kết quả sản xuất và tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nên đòi hỏi kế toán phải lập các bảng tính giá thành cho từng loại sản phẩm SX và các khoản mục giá thành (các khoản mục chi phí cấu thành giá) đã xác định hoặc quy định, thể hiệ khi xây dựng kế hoạch giá thành,
  • Căn cứ để lập bảng tính giá thành SX của sản phẩm. Muốn lập đ­ược các bảng tính giá thành kế toán phải căn cứ vào Biên bản kiêm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đã kiểm kê đánh giá đ­ược. Trong biên bản kiểm kê phải ghi rõ chi phí cấu thành giá của sản phẩm dở dang đã tính đ­ược và căn cứ vào sổ chi tiết của chi phí SX phát sinh trong kỳ.
  • Bảng tính giá thành SX của toàn bộ thành phẩm sản xuất đ­ược trong tháng chỉ phản ánh tổng giá thành sản xuất thực tế của toàn bộ thành phẩm sản xuất đ­ược trong kỳ, số liệu trong bảng hoàn toàn phù hợp với số liệu ở tài khoản tính giá thành trên sổ kế toán DN.
  • Bảng tính giá thành của nhóm sản phẩm cùng loại chỉ phản ánh tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm sản phẩm cùng loại đã sản xuất đư­ợc trong kỳ theo các khoản mục chi phí cấu thành giá, phản ánh đ­ược tỷ trọng của từng khoản mục chi phí cấu thành giá. Trong bảng tính giá thành này số liệu phải phù hợp với số liệu trên các tài khoản chi tiết của tài khoản giá thành (chi tiết tài khoản 154) .
  • Trong trường hợp này khi cần tính tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm trong nhóm đã sản xuất đ­ược trong kỳ kế toán sử dụng ph­ương pháp toán (ph­ương pháp hệ số , phư­ơng pháp tỷ lệ ) để tính và lập đ­ược bảng tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm. Các khoản mục chi phí cấu thành giá có tỷ trọng tương ứng với tỷ trọng các khoản mục chi phí cấu thành giá của nhóm sản phẩm cùng loại.
  • Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất đ­ược trong kỳ, đ­ược lập trên cơ sở tổng hợp số liệu ở các sổ chi tiết tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mở cho loại sản phẩm này.

Mẫu bảng tính giá thành nh­ư sau:

Nếu doanh nghiệp sản xuất theo từng đơn đặt hàng và kế hoạch tiến hành tập hợp sản phẩm sản xuất theo từng đơn đặt hàng và tính giá thành SX theo đơn đặt hàng thì Bảng tính giá thành sản xuất đồng thời cũng là Báo cáo giá thành có thể thiết lập theo mẫu có kết cấu gồm các yếu tố phục vụ cho ng­ười sử dụng thông tin.

Mẫu Bảng tính giá thành sản xuất của sản phẩm có thể như­ sau:

Tính giá thành sản xuất của sản phẩm sản xuất đ­ược là công việc bắt buộc của kế toán trong quá trình hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán hay còn gọi là nghiệp vụ nội sinh. Các nghiệp vụ nội sinh đều phải lập chứng từ kế toán để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Trong chứng từ nghiệp vụ nội sinh phải ghi rõ căn cứ số liệu để tính toán, các phư­ơng pháp tính toán xử lý thông tin để xác định các chỉ tiêu tính toán, ghi sổ , có thể kiểm tra đ­ược tính hợp lý và tin cậy đư­ợc của số liệu kế toán : Bảng tính giá thành SX của sản phẩm sản xuất đ­ược chính là chứng từ kế toán về nghiệp vụ tính giá thành làm cơ sở cho việc ghi sổ kế toán.

0