Đo khoảng cách trái đất đến hành tinh khác bằng cách nào? - Câu hỏi hay
Tại sao các nhà khoa học lại có thể đo được khoảng cách từ trái đất đến các hành tinh xa hàng nghìn năm ánh sáng, trong khi chúng ta còn chưa đặt chân được đến đó. 'Siêu Trái Đất' có khí quyển nước / Tiểu hành tinh bay qua Trái ...
Tại sao các nhà khoa học lại có thể đo được khoảng cách từ trái đất đến các hành tinh xa hàng nghìn năm ánh sáng, trong khi chúng ta còn chưa đặt chân được đến đó.
Việc đo khoảng cách tới một ngôi sao là một vấn đề thú vị ! Các nhà thiên văn học đã đưa ra hai kỹ thuật khác nhau để ước tính bao xa bất kỳ ngôi sao nhất định là .
Kỹ thuật đầu tiên sử dụng tam giác ( hay còn gọi là thị sai ) . Quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời có đường kính khoảng 186 triệu dặm ( 300 triệu km) . Bằng cách nhìn vào một ngôi sao trong một ngày và sau đó nhìn vào nó một lần nữa 6 tháng sau đó , một nhà thiên văn có thể nhìn thấy một sự khác biệt trong các góc nhìn cho các ngôi sao . Với một lượng giác nhỏ, góc độ khác nhau mang lại một khoảng cách . Kỹ thuật này lại chỉ áp dụng được cho ngôi sao nằm trong khoảng 400 năm ánh sáng của trái đất .
Không có phương pháp trực tiếp để đo khoảng cách tới ngôi sao xa hơn 400 năm ánh sáng từ Trái đất , vì vậy các nhà thiên văn học sử dụng các phép đo độ sáng . Nó chỉ ra rằng quang phổ màu sắc của một ngôi sao là một dấu hiệu tốt về độ sáng thực tế của nó . Mối quan hệ giữa màu sắc và độ sáng đã được chứng minh bằng cách sử dụng hàng ngàn sao đủ gần trái đất để đo trực tiếp . Các nhà thiên văn học do đó có thể nhìn vào một ngôi sao xa xôi và xác định quang phổ màu sắc của nó . Từ màu sắc , họ có thể xác định độ sáng thực tế của ngôi sao . Khi biết được độ sáng thực tế và so sánh nó với độ sáng nhìn từ Trái đất (có nghĩa là , bằng cách nhìn vào cách làm mờ ngôi sao đã trở thành một ánh sáng của nó đạt đến trái đất ) , họ có thể xác định khoảng cách đến ngôi sao . Từ đó, các nhà thiên văn học xác định được khoảng cách đến các ngôi sao là hàng trăm, hàng ngàn, thậm chí hàng triệu năm ánh sáng, tuy nhiên, sai số của nó là hàng ngàn, hàng trăm ngàn năm ánh sáng cũng là bình thường :) - (Minh Trần)
Bạn hihuta,
Khoảng cách từ Trái Đất tới các hành tinh trong Thái Dương hệ thì có thể đo “trực tiếp”. Còn khoảng cách từ Trái Đất tới các "hành tinh xa hàng nghìn năm ánh sáng" (ý bạn là các hành tinh ngoài Thái Dương hệ) thì không thể đo trực tiếp được, phải dựa vào khoảng cách tới các ngôi sao mà chúng quay quanh. Bởi bản thân việc phát hiện các hành tinh đó cũng chỉ gián tiếp qua “cái bóng” của chúng, chúng ta không thể trông thấy hành tinh đó như thế nào, thì làm sao đo trực tiếp được. Cho nên câu hỏi của bạn có thể đổi thành: “Làm thế nào để đo khoảng cách tới các ngôi sao “xa hàng nghìn năm ánh sáng”? ”.
Cái này trên mạng khá phổ biến. Nhưng bạn có thể lướt qua là có vài phương pháp như:
+ Thị sai: phương pháp đo khoảng cách dựa vào sự thay đổi góc nhìn. Từ việc thay đổi góc nhìn, qua vài phép tính toán, người ta tính ra khoảng cách tới thiên thể nào đó. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những thiên thể đủ gần (ví dụ: các hành tinh trong Thái Dương hệ, các ngôi sao gần Thái Dương hệ…), khi mà sai số không quá lớn, không ảnh hưởng quá nhiều tới phép đo.
+ Phổ sai: phương pháp dựa vào độ sáng của các ngôi sao để tính ra khoảng cách. Phương pháp này áp dụng cho các ngôi sao trong phạm vi Ngân Hà của chúng ta. Ra đến ngoài Ngân Hà là chịu.
Đối với các ngôi sao ngoài Ngân Hà (khi khoảng cách lên đến hàng triệu năm ánh sáng), rất khó để đo được khoảng cách trực tiếp tới chúng. Người ta thường chỉ đo khoảng cách tới các sao Cepheid, những sao có độ sáng thay đổi rất mạnh, rồi từ đó đo được khoảng cách tới thiên hà ở đó. Xa hơn nữa chắc phải nhờ đến Super Nova, vụ nổ Siêu tân tinh. Ngoài ra, người ta còn dùng định luật Hớp-bồ :D để tính toán khoảng cách tới các thiên hà khác, thế nhưng khi đó, việc quan sát được các sao đã là hão huyền rồi, huống chi là đo khoảng cách.
Thân,
Người Trả lời. - (lsp)
đo bằng thước mét - (hi)
Dựa vào góc nhìn bạn à
Đối với các hành tính tương đối gần, người ta đo góc quan sát hành tinh đó dựa trên số đo của hai trạm quan sát trên trái đất ( hai trạm này nằm ở gai góc của tam giác, đỉnh còn lại là ngôi sao cần đo )
Đối với các hành tinh ở xa, người ta đợi đo góc của thời điểm quan sát khi trái đất đến hai điểm đối nhau trên đường hoàng đạo ( hai điểm trên hoàng đạo là hai góc đáy của tam giác )
Ngoài ra, còn đo theo hiệu ứng đốp - lơ của thiên hà chứa ngôi sao đó. - (Hải)
do bang cai mieng ban ah.cac nha khoa hoc ho noi bao nhieu thi chung ta biet vay. chung ta khong the kiem tra duoc. - (tri)
Đo khoảng cách từ mặt trời đến trái đất có nhiều phương pháp nhưng mình có phương pháp mới có thể trực tiếp đo khoảng cách từ chính bạn đến mặt trời. Yêu cầu của phương pháp này là bạn càng ăn ít càng chính xác. Phương pháp này như sau:
- Bạn hãy chọn nơi thoáng đãng để tiếp xúc ánh mặt trời tốt hơn. Tốt nhất là đường nhựa, tầng thượng nhà cao tầng, v.v...
- Bỏ mũ ra, cắt đầu trọc càng tốt. Cứ giữ nguyên vị trí đó khoảng 15 phút.
- Sau 15' nếu bạn lâm vào trạng thái khoa học gọi là hôn mê. Bạn hôn mê càng sâu chứng tỏ khoảng cách từ mặt trời đến bạn càng gần. Công thức tính là: (Thời gian hôn mê chia bình phương lượng thức ăn sáng nay cộng lũy thừa bậc 4 lượng mồ hôi đổ ra nhân lũy thừa bậc 6 số lần người yêu tát hôm qua và lũy thừa bậc 50 số ống bơ chân bạn đã đá và lũy thừa bậc 99 số lá bạn đã nhặt sau khi thực hiện phương pháp đo này. - (Nguyen Nam Hai)
Trên súng ngắm có gắn 1 cái kính quang học, kính này có thể đo chính xác khoảng cách từ ống ngắm đến mục tiêu 100%. Mình nghĩ họ áp dụng cách này để đo khoảng cách giữa 2 hành tinh. Thân! - (Brain Lâm)
Ko những đo đc khoảng cách, mà còn có thể biết đc 1 vài loại vật chất trên bề mặt hành tinh đó. Nhờ vào việc phân tích các tính chất của ánh sáng. ( -> Đọc thêm ở sách vật lý lớp 9 :D) - (a.Q)
Nhà khoa học tìm ánh sáng chiếu từ hành tinh đó xuống trái đất rồi dùng máy Quang Phổ để phân tích cường độ ánh sáng.Từ đó tính được khoảng cách giữa Trái Đất và hành tinh đó.Đơn vị khoảng cách là 'Năm ánh sáng'. - (An Nguyen Thai)
Tại sao bạn không tự mình tìm hiểu nhỉ. Google sập rồi sao. Một vấn đề mà dễ dàng tìm được trên internet. - (nguyen trung)
Gấp vũ trụ lại n lần giống như gấp dây chão ấy, sao cho ngôi sao đó và trái đất trùng nhau và độ dài còn lại đủ để đo bằng một cái thước. Đây là phương pháp gấp chão. - (Black Hole)
Theo toi thi minh da biet duoc toc do anh sang va nhu the nguoi ta co the tinh duoc khoang cach tu trai dat den hanh tinh khac khi biet khoang thoi gian de anh sang di tu hanh tinh do den trai dat. Khoang thoi gian do nguoi ta co the tinh nho vao buoc song cua as. - (Vuong gia Hao)
quang phổ - (tony)
Rõ ràng người ta không đo khoảng đến các thiên hà theo cách thông thường như ở trái đất. Ví dụ như ở trái đất thực tế việc định vị GPS là đo khoảng cách đến các vệ tinh GPS bay ở trên trời: smartphone gửi tín hiệu lên vệ tinh sau đó vệ tin phản hồi lại thời gian giữa hai lần tín hiệu này ta đo được và chia nó cho 2 lần vận tốc ánh sáng ta được khoảng cách. Rõ ràng áp các cách kiểu như thế này để đo khoảng giữa các thiên hà là không thể được vì ngay cả ánh sáng đi cũng mất hàng triệu năm. - (Ngoc)
Cha ông ta hay đo băng sào - (Dan Vận)
Chắc là bay và nhìn công tơ mét ;) - (Fly)
Đo đại bạn ơi...vì kiến thức con người hữu hạn so với vũ trụ vô hạn.
Kiến thức khoa học thực nghiệm chỉ là các mãnh ghép của khoa học vũ trụ. - (Tân Lê)
Tôi nghỉ họ cũng chỉ ước lượng rồi phán đại thôi chứ có ai kiểm chứng được đâu. - (bachtnk)
nhờ ánh sáng mà ta nhìn thấy phát ra từ nó nhé. môn vật lý 12 sẽ giúp bạn hiểu rõ điều này - (thuyhyvg)
Có rất nhiều cách để đo, không phải cách nào cũng chính xác, sai số đôi khi lên đến 30%-50%.
Đối với sao ở gần thì dùng phương pháp thị sai (paralax): ví dụ tháng 1 chụp một ảnh ngôi sao đó, sau đó so sánh với ảnh chụp vào tháng 7. Tháng 1 và tháng 7 trái đất nằm 2 bên khác nhau của mặt trời, nên vị trí các sao ở gần sẽ dịch chuyển một chút. Từ mức độ dịch chuyển này có thể tính ra vị trí của ngôi sao.
Đối với sao ở quá xa, thị sai bằng 0 thì chỉ có cách đoán. Sao có rất nhiều loại, mỗi loại có nhiều đặc tính khác nhau, ví dụ phổ ánh sáng, độ sáng, mức độ biến thiên của độ sáng, từ các tham số đó ta có thể đoán một cách tương đối khoảng cách tới các sao. Tuy nhiên sai số sẽ rất lớn. - (Tuan)
có nhiều cách lắm, theo mình biết thì đơn giản nhất là dựa vào thay đổi vị trí của các hành tinh khi quan sát trên kính thiên văn. khi trái đất chuyển động, các hành tinh xa ít thay đổi vị trí hơn.
Cách nữa là dựa vào quang phổ ánh sáng từ hành tinh đó đến trái đất, người ta có thể xác định khoảng cách, cấu tạo vật chất của hành tinh đó nữa.
Còn có thể đo bằng cách gián tiếp, thông qua lực hấp dẫn lên vật thể cạnh đó hoặc là lực hấp dẫn lên ánh sáng...
Hành tinh ở xa chúng ta thì nói chung đo bằng gián tiếp vì ánh sáng quan sát được rất yếu, phải dựa vào vị trí của ngôi sao mà hành tinh đó quay quanh. - (TRẦN PHƯƠNG ĐĂNG)
Cac nha khoa hoc dua vao 3 diem: ve tinh nhan tao (co the la Hubble), trai dat va hanh tinh can do dac.
3 diem nay se tao thanh tam giac vuong, sau do su dung ham tang(goc nam tai ve tinh) de tim ra khoang cach giua trai dat va hanh tinh can do dac - (Kha kieu)
' Hàng ngàn năm ánh sáng ' nghe tương đối quá. Tôi chỉ biết một cách chung chung là: Người ta phân tích quang phổ để đo được nhiệt độ, cấu tạo vật chất... Bằng cách so sanh quang phổ của anh sáng thu được với quang phổ mẫu. Còn đo khoảng cách,theo tôi nghĩ các nhà khoa học sẽ tính tuổi của vật chất hay chất phóng xạ chẳng hạn. Tất nhiên cũng bằng phương pháp quang trắc. Mà có hành tinh đó không còn tồn tại nữa đâu. Mong có cao nhân chỉ giáo. Nhưng có một điều mà tôi chắc chắn đó là: Sự ngu dốt của con người là vô tận. Hi hi! - (Hoàng Tình)
Mình thì mình không biết tại thời điểm hiện tại trên thế giới đã phát minh ra những công nghệ hiện đại để đo được khoảng cách từ trái đất đến hành tinh khác nào rồi nhưng theo mình cách đơn giản và hay biết đến nhất là người ta sẽ sử dụng những bước sóng bắn đi từ Trái Đất đến Các hành tinh cần đo khoảng cách rồi đo xem thời gian phản hồi lại của bước sóng từ Hành tinh đó về Trái Đất rồi tính ra khoảng cách.Vì vận tốc của bước sóng các nhà khoa học đã tính toán được rồi.Có thời gian, vận tốc thì sẽ tính được quãng đường.Việc này cũng dựa trên nguyên lý của máy bắn tốc độ :) - (phi)
Theo suy nghi riêng của minh thì có thể đo bằng cách sau:
- Chọn thời điểm kính thiên văn gần nhất đến hành tinh cần đo (vị trí cao nhất ngay trên đỉnh đầu nơi mình đặt kính) hướng kính về phía điểm cần đo. Lúc này ánh sáng từ hành tinh chiếu đến kính là 1 đường thẳng vuông góc với mặt đất.
- sau 1 thời điểm (ví dụ 1h) kính sẽ bị lệch so với điểm ban đầu (do trái đất xoay) ta hướng kính trở lại hành tinh cần đo. Lúc này kính sẽ xoay 1 góc anpha nào đó và đo được khoảng cách từ vị trí ban đầu và vị trí sau của kính (=chu vi trái đất/24)và xem như nó là đường thẳng. Lúc này 3 diểm (hành tinh, vị trí đầu, vị trí sau của kính thiên văn) sẽ tạo thành 1 hình tam giác vuông và có 1 góc anpha đã biết ta vận dụng các công thức sin, cos thì suy ra được khoảng cách cần đo.
- ở đây mình chưa xét đến sự sai lệch do trái đất chuyển động trên quỹ đạo nữa.
- Không biết mình suy luận vậy đúng không? - (tran van dung)
dễ thôi. Các nhà khoa học dùng tia lazer bắn vào hành tinh nào muốn đo khoảng cách, trong quá trình bắn như vậy tia sáng sẽ phản hồi lại. Theo cộng thức Quãng Đường = Vận tốc x Thời gian. Ta có vận tốc và thời gian của tia sáng thì việc tính quãng đường (khoảng cách) chỉ viêc áp dụng công thức trên. - (Anh Tuấn)
Mình nhớ ko nhầm thì ng ta đo bằng cách tính quang phổ ánh sáng thông qua kính thiên văn vũ trụ thì phải. Nói chung là quy trình khá dài nhưng cơ bản là đo độ sáng mà hành tinh đấy phát ra.... - (Mình Không)
vì đó là khoa học mà bạn - (Mạnh Đoàn Công)
Bác hỏi đúng chỗ ngữa của nhiều người rồi ! Dùng toán cấp 2 thôi nhưng đơn vị là độ và giờ trái đất nhé !
Sin Cos Tag tính khoảng cách chắc bác biết !
Chọn góc : Có thước đo góc thiên văn thì khoai lắm nhưng giơ ban tay lên trời ấy năm chặt lai duỗi thẳng ngón chỏ là 10 độ. Năm ngón xòe duỗi thẳng thì khoảng cách góc giữa các ngón là 2 độ, cả bàn tay xòe khoảng 20 độ cứ thế suy ra các góc khác các bác nhé.
Xoay góc 360 độ, 1 độ chia làm 60 phút, 1 phút chia làm 60 giây ! Khoảng cách ko tính bằng mét mà tính bằng năm ánh sáng. C = 3X10^8 thì các bác cũng có thể tính ra bằng mét nhưng số nó lên đến cả tỷ mét. Chúc các bác tìm ra cách tự tính nhé tui ko viết công thức đâu ^^ Cứ toán cấp 2 mà làm sẽ ra thôi - (Hoàng Anh)
Người ta đo khoảng cách ngôi sao của nó trước từ đó người ta sẽ tính được khoảng cách từ hành tinh đó dến trái đất.vì hành tinh luôn quay quanh ngôi sao của nó giống như trái đất quay quanh mặt trời vậy - (Tuan)
đo thì đo vậy thôi,nói nhiêu nghe nhiêu,có ai tới được để kiểm chứng đâu! - (kaka10028)
ánh sáng đó - (van nguyen)
thước đo bạn ah :)) - (Edward Do Minh Tuan)
Vậy người ta mới thống trị thế giới chứ bạn. - (ngdviet)
Hiểu một cách đơn giản như sau: Vận tốc ánh sáng trong chân không có giá trị khoảng 299 792 458 m/s, một năm ánh sáng ứng với khoảng: 9.460.730.472.580,8 km. Dùng Kính thiên văn đã được thiết kế và tính toán các phương trình toán học, đo đạc giá trị ánh sáng là quảng đường mà ánh sáng vượt qua được trong chân trong. - (Le Dong)
sử dụng nguyên lí hình tam giác. Đường kính quỹ đạo trái đất quanh mặt trời là AB, với mặt trời nằm ngay giữa. Nhà khoa học sẽ xái định vị trái của hành tinh/sao cần đo trên bầu trời, xác định góc tại A. 6 tháng sau, đo lại 1 lần nữa (tại điểm B. Ta quay nữa vòng quỹ đạo trong 6 tháng). Biết AB, biết 2 góc tại A và B. Ta dễ dàng tính ra vị trí C của hành tinh đó. - (Quang)
Các nhà khoa học sử dụng nhiều cách đo đạc. Trong trường hợp ngôi sao ở xa, có thể dùng biện pháp Parallax, tức là đo sự dịch chuyển của ngôi sao trên bầu trời tại hai địa điểm khác nhau trên trái đất và dùng toán học (trigonometry) để tính ra khoảng cách thực. Còn một cách khác, sử dụng cho việc đo đạc các ngôi sao xa hàng ngàn, trăm ngàn hay tỉ năm ánh sáng: đo đạc và phân tích quang phổ. Ngôi sang càng xa thì tần sóng từ ngôi sao đó càng bị kéo giãn do ánh sáng vận chuyển qua đường quá dài. - (TP)
bang quang pho anh sang phai khong nhi? - (THANH TÙNG LÊ)
Bạn hihuta,
Khoảng cách từ Trái Đất tới các hành tinh trong Thái Dương hệ thì có thể đo “trực tiếp”. Còn khoảng cách từ Trái Đất tới các "hành tinh xa hàng nghìn năm ánh sáng" (ý bạn là các hành tinh ngoài Thái Dương hệ) thì không thể đo trực tiếp được, phải dựa vào khoảng cách tới các ngôi sao mà chúng quay quanh. Bởi bản thân việc phát hiện các hành tinh đó cũng chỉ gián tiếp qua “cái bóng” của chúng, chúng ta không thể trông thấy hành tinh đó như thế nào, thì làm sao đo trực tiếp được. Cho nên câu hỏi của bạn có thể đổi thành: “Làm thế nào để đo khoảng cách tới các ngôi sao “xa hàng nghìn năm ánh sáng”? ”.
Cái này trên mạng khá phổ biến. Nhưng bạn có thể lướt qua là có vài phương pháp như:
+ Thị sai: phương pháp đo khoảng cách dựa vào sự thay đổi góc nhìn. Từ việc thay đổi góc nhìn, qua vài phép tính toán, người ta tính ra khoảng cách tới thiên thể nào đó. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những thiên thể đủ gần (ví dụ: các hành tinh trong Thái Dương hệ, các ngôi sao gần Thái Dương hệ…), khi mà sai số không quá lớn, không ảnh hưởng quá nhiều tới phép đo.
+ Phổ sai: phương pháp dựa vào độ sáng của các ngôi sao để tính ra khoảng cách. Phương pháp này áp dụng cho các ngôi sao trong phạm vi Ngân Hà của chúng ta. Ra đến ngoài Ngân Hà là chịu.
Đối với các ngôi sao ngoài Ngân Hà (khi khoảng cách lên đến hàng triệu năm ánh sáng), rất khó để đo được khoảng cách trực tiếp tới chúng. Người ta thường chỉ đo khoảng cách tới các sao Cepheid, những sao có độ sáng thay đổi rất mạnh, rồi từ đó đo được khoảng cách tới thiên hà ở đó. Xa hơn nữa chắc phải nhờ đến Super Nova, vụ nổ Siêu tân tinh. Ngoài ra, người ta còn dùng định luật Hớp-bồ :D để tính toán khoảng cách tới các thiên hà khác, thế nhưng khi đó, việc quan sát được các sao đã là hão huyền rồi, huống chi là đo khoảng cách.
Thân,
Người Trả lời. - (lsp)
Nó chỉ ra rằng đo khoảng cách đến một ngôi sao là một vấn đề thú vị! Nhà thiên văn học đã đưa ra với hai kỹ thuật khác nhau để ước tính cách xa bất kỳ ngôi sao nhất định.Các kỹ thuật đầu tiên sử dụng triangulation. Quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời có đường kính khoảng 186 triệu km (300 triệu km). Bằng cách xem một ngôi sao một ngày và sau đó nhìn vào nó một lần nữa 6 tháng sau đó, một nhà thiên văn học có thể nhìn thấy một sự khác biệt trong góc nhìn cho các ngôi sao. Với một lượng giác nhỏ, các góc độ khác nhau mang lại một khoảng cách. Kỹ thuật này làm việc cho các ngôi sao trong vòng khoảng 400 năm ánh sáng của trái đất. (Để chi tiết về triangulation, hãy xem làm thế nào công việc máy thu GPS.)Đó là không có phương pháp trực tiếp hiện đang có sẵn để đo khoảng cách đến ngôi sao xa hơn so với 400 năm ánh sáng từ trái đất, do đó, nhà thiên văn học thay vì sử dụng phép đo độ sáng. Nó chỉ ra rằng một ngôi sao màu phổ là một dấu hiệu tốt của độ sáng thực tế của nó. Mối quan hệ giữa màu sắc và độ sáng đã được chứng minh bằng cách sử dụng vài ngàn sao đóng đủ để trái đất để có của khoảng cách đo trực tiếp. Nhà thiên văn học do đó có thể nhìn vào một ngôi sao xa xôi và xác định phổ màu sắc của nó. Từ màu sắc, họ có thể xác định độ sáng của ngôi sao thực tế. Bởi biết độ sáng thực tế và so sánh nó với độ sáng biểu kiến nhìn từ trái đất (có nghĩa là, bằng cách nhìn vào cách mờ ngôi sao đã trở thành một ánh sáng của nó đến trái đất), họ có thể xác định khoảng cách đến ngôi sao. - (HP)
Việc này theo mình biết thì dựa trên sự phân tích quang phổ do các hành ti đó phát ra rồi vận dụng hiệu ứng Doppler để tính toán. - (Xuân Tùng)
vận tốc của sóng điện từ bắng vận tốc của ánh sáng. vì vậy khi phát tín hiệu rada đến mục tiêu, nó sẽ quay trở lại. từ đó vận tốc= quãng đường/ thơi gian. chính vì vậy con người càng cần độ chính xác của thời gian. có thể chính xác tới micro giây thậm chí đến nano giây. - (Huynh Hoangvan)
người ta dùng thước dây đo bạn ạ - (ma men)
quang phổ : quãng đường càng xa bước sóng sẽ càng dài , ánh sáng sẽ thay đổi màu sắc và với cách tính mặc định môi trường truyền là chân ko ....còn đo bằng điện từ ,tần số truyền là ko đổi nên nếu có độ trễ tính hiệu từ đó tính ra bước sóng - (loanthienha)
đề nghị bạn suy nghĩ trước khi hỏi - (Hai Lúa)
đo bang vận tốc anh sang - (phuc philip)
Dựa vào quang phổ đo được - (xxx)
Hồi mình đi học cấp 3 thì thầy giáo dạy môn vật lý có nói là dùng phương pháp phân tích quang phổ của ánh sáng để tính toán. Bạn có thể tham khảo sách giáo khoa vật lý lớp 12. - (Jin)
Ngoài cách bạn minh trần trình bày người ta đo khoảng cách bằng bước sống ánh sáng. Ngôi sao càng xa các bước sóng ánh sáng càng dài. - (trà)
chắc người ta đo tuổi của các photon truyền đến trái đất. tuổi của hạt là bao nhiêu thì khoảng cách là bấy nhiêu lần ánh sáng. nhưng đo tuổi thế nào thì mình cũng ko biết, hoặc ko nhớ - (Vu Tuan)
Bạn Minh Trần trả lời dài thật, nhưng rất đầy đủ và chính xác. Cảm ơn bạn MT đã sưu tầm và gửi cho chúng ta xem - (thephong1966)
bản chất vũ trụ là giản nở, người ta đo khoảng cách tới các hành tinh cách xa hàng triệu năm ánh sáng bằng chính tần số sóng anh sáng nó lan truyền tới chúng ta. nói đơn giản là nếu vũ trụ đứng yên (ko giản nở) và khoảng cách giữa các ngôi sao, hành tinh là ko thay đổi thì tần số sóng sẽ bằng nhau, nhưng thực tế tần số sóng biến đổ tùy thuộc vào chính khoảng cách giữa các ngôi sao, các sao càng xa nhau thì tốc độ rời xa nhau càng cao, và ánh sáng chúng ta tiếp nhận đc có tần số sóng ánh sáng nhận đc càng lớn. Cái này gọi là hiệu ứng doppler. chính đo được tần số sóng tiếp nhận từ các ngôi sao, sẽ suy ra được khoảng cách tới các ngôi sao đó.
Chi tiết tham khảo thêm lược sử thời gian (history of time) của stephen hawking đi. - (Hue Tran)
Bằng năm ánh sáng thôi:)đơn giản - (Hùng)
Nếu khoảng cách lớn vai nghìn đến vài triệu năm ánh sang thì các nhà khoa học cũng đo cho vui chứ chẳng có tác dụng nghiên cứu gì, - (tri nguyen)
các nhà thiên văn dùng môn lượng giác để đo bạn ạ - (nguyendong231@gmail.com)
đời người chưa sống hơn 110 tuổi thì làm sao phát hiện được những hành tinh cách trái đất hàng nghìn năm của vận tốc ánh sáng ( khoảng 300000 km/giây ) ????? - (TRUNG THỰC)
Dựa vào hình học phi Ơclit sẽ biết được - (Bach8600)
Đo bằng thước chính xác hơn đấy các bạn - (KeVoDanh)
Người ta phân tích quang phổ từ ánh sáng của hành tinh đó chiếu đến trái đất bạn ạ. Dựa vào Quang phổ hiện lên khi đi qua lăng kính người ta có thể tính được gần chính xác khoảng cách từ trái đất đến hành tinh đó - (Quý Chelsea)
có thể đo bằng cách phát sóng điện từ từ Trái Đất lên hành tinh đó. Đo thời gian từ lúc phát đến lúc nhận tín hiệu sóng quay lạ, từ đó tính dc khoảng cách! - (hatn58)
Có 3 Phương pháp
1 Thị sai ( Thị sai ngày áp dụng cho các hành tinh trong hệ mặt trời. Thị sa năm áp dụng cho các hành tinh, ngôi sao cách trái đất vài trăm năm anh sang )
2 Phổ sai
3 Định luật Hubble
- (Mrdungbom)
Goi dien thoai tu trai dat den nguoi o hanh tinh day. Do thoi gian cuoc goi va do buoc song cua song dien thoai se ra duoc khoang cach. - (luong)
Tôi có một thắc mắc: chẳng hạn một ngôi sao cách trái đất 100 năm ánh sáng, nếu muốn quan sát nó, thì đặt kính thiên văn quan sát, tính từ khi bắt đầu đặt kính tới khi kính phát hiện ra ngôi sao đó mất một trăm năm ( khoảng cách đo bằng đơn vị ánh sáng là khoảng cách mà ánh sáng di chuyển trong thời gian đó) theo tôi được biết thì không biết trên trái đất này có chiếc kính nào có tuổi thọ 100 tuổi chưa mà quan sát được những ngôi sao cách xa tới 100 năm ánh sáng chứ chưa nói tới xa hơn. ??????? Ai có hiểu biết gì xin chỉ giúp, thanks! - (Dương Tuấn)
Chương trình vật lý phổ thông (phần quang) đã nói điều này rồi, đó là phân tích quang phổ của sao. - (Hoàng)