23/05/2018, 15:53

Điều kiện sinh thái khoai môn, sọ

Nhiệt độ , Sọ yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 21° để sinh trưởng phát triển bình thường. Cây không thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện sương mù, bởi lẽ Môn, Sọ là loại cây có nguồn gốc của vùng đất thấp, mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ. Năng suất của Môn, Sọ có xu hướng giảm dần ...

Nhiệt độ

, Sọ yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 21° để sinh trưởng phát triển bình thường. Cây không thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện sương mù, bởi lẽ Môn, Sọ là loại cây có nguồn gốc của vùng đất thấp, mẫn cảm với điều kiện nhiệt độ. Năng suất của Môn, Sọ có xu hướng giảm dần khi nơi trồng có độ cao tăng lên. Nhiệt độ thấp làm cây giảm sinh trưởng và cho năng suất thấp, ở miền Bắc do có mùa đông lạnh nên khoai Sọ trồng chính vụ ở đồng bằng sông Hồng thường bị ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp trong giai đoạn đầu phát triển bộ lá. Khoai trồng trong thời vụ này cần có biện pháp chống rét như trồng sớm, phủ luống, nước đầy đủ để củ nhanh mọc lá.

Nước

Do có bề mặt thoát hơi nước lớn nên cây Môn Sọ có yêu cầu về độ ẩm cao để phát triển. Cây cần lượng mưa hoặc nước tưới khoảng 1.500 – 2.000mm để cho năng suất tối ưu. Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất ướt hoặc điều kiện ngập. Trong điểu kiện khô hạn cây giảm năng suất củ rõ rệt. Củ phát triển trong điều kiện khô hạn thường có dạng quả tạ.

Ánh sáng

Cây Môn, Sọ đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tuy nhiên nó là loại cây chịu được bóng râm hơn hầu hết các loại cây khác. Điều này có nghĩa là nó có thể cho năng suất hợp lý thậm chí trong điểu kiện che bóng nơi những khác không thể phát triển được. Đây là một đặc tính ưu việt khiến cây Môn, Sọ là xen lý tưởng với cây ăn quả và các cây trồng khác. Ánh sáng mặt trời củng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây Môn, Sọ. Sự hình thành củ được tăng cường trong điều kiện ngày ngắn, trong khi hoa lại nở mạnh trong điều kiện ngày dài.thu hoach khoai mon

Đất đai

Cây Môn, Sọ là loại cây có thể thích ứng được với nhiều loại đất khác nhau và được trồng nhiều ở loại đất tương đối chua, thành phần tương đối nhẹ và nhiều mùn. Năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào giống và phân bón nhiều hay ít. Tuy nhiên khoai Môn nước cũng thích ứng tốt với loại đất nặng ngập nước (60 – 80% sét và li-Mông) hoặc đất ẩm thường xuyên. Dường như trong điều kiện ngập nước cây khoai Môn có khả năng di chuyển oxy từ các phần trên mặt đất qua dọc xuống rễ. Điều này tạo cho rễ có thể hô hấp và phát triển bình thường thậm chí khi đất quanh nó bị ngập và thiếu oxy. Trong thực tế sản xuất, những vùng có năng suất khoai Nước cao thường là những vùng đất phù sa ven sông, hay những vùng có kỹ thuật thâm canh khá. Các giống khoai Sọ cho năng suất cao trên chân đất phù sa, có đủ ẩm. Khoai Sọ đồi được trồng nhiều ở xứ nhiệt đới. Ở miền Bắc nước ta thường được trồng nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Bắc Cạn, Lạng Sơn v.v…

Chất dinh dưỡng

Cùng như các loại cây trồng lấy củ khác, khoai Môn, Sọ yêu cầu đất tốt, đầy đủ NPK và các nguyên tố vì lượng để cho năng suất cao. Những nơi đất quá cằn cỗi cần bón nhiều phân hữu cơ mới phù hợp để trồng khoai Sọ. Phân bón rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ và thân lá của cây khoai Môn, Sọ.

Cây Môn, Sọ phát triển tốt nhất trên đất có độ pH khoảng 5,5 – 6,5. Một đặc tính quí của Môn, Sọ là một số giống có tính chống chịu mặn cao. Chính vì vậy ở Nhật và Ai Cập cây Môn, Sọ được sử dụng như cây trồng đầu tiên để khai hoang đất ngập (Kay, 1973). Điều này cho thấy tiềm năng sử dụng cây Môn, Sọ để khai thác một số vùng sinh thái khó khăn, nơi những cây trồng khác không thể trồng được, hoặc kém phát triển.

0