Điều gì xảy ra khi máy bay cất cánh trên hành tinh khác? - Câu hỏi hay
Máy bay sẽ bay như thế nào nếu cất cánh từ các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời? (Thùy Chi) Hình minh họa máy bay bay trên hành tinh khác. Ảnh: NASA. Mời độc giả đặt câu hỏi tại ...
Máy bay sẽ bay như thế nào nếu cất cánh từ các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời? (Thùy Chi)
Hình minh họa máy bay bay trên hành tinh khác. Ảnh: NASA. |
Mời độc giả đặt câu hỏi tại đây.
Chào bạn. Có rất nhiều lí do về vật lí và điều kiện môi trường ở các hành tinh khác nhau nên máy bay chỉ có thể cất, hạ cánh và bay trong phạm vi Trái đất mà thôi.
Thế giới chưa từng làm ra bất kì loại máy bay nào có thể bay trong môi trường chân không hay để du hành trong phạm vi Hệ mặt trời; ngoại trừ Tàu con thoi có cấu tạo như 1 chiếc máy bay phản lực được Nasa, Hoa kỳ từng sử dụng, nhưng chúng phải được phóng lên bởi các tên lửa đẩy để có thể lên tới và đi vào quĩ đạo thấp, đưa các vệ tinh, tàu thăm dò và Kính viễn vọng không gian Hubble vào không gian hay ráp nối với Trạm không gian ISS (cách mặt đất khoảng 350 km), sau đó nó tự vận hành bằng động cơ và nhiên liệu đặc biệt của mình, khi vào khí quyển để trở về Trái đất nó vận hành như 1 máy bay phản lực. Chúng chưa từng đi xa hơn trong phạm vi Hệ MT.
Trong các sứ mệnh thăm dò Mặt trăng, Sao Kim, Sao Hỏa, Thiên thạch, Sao chổi, quĩ đạo Mặt trời...hay phần ngoài của Hệ MT gồm các hành tinh khí hoặc đã từng đổ bộ xuống Sao Kim, Mặt trăng, Sao Hỏa .v.v. thì người ta cũng phải dùng tên lửa đẩy đưa các Tàu thăm dò (có khi có xe tự hành mang theo) lên quĩ đạo rồi từ đó chúng sẽ khởi động động cơ riêng (với nhiên liệu đặc biệt) để tạo động lượng ban đầu và lao đi với vận tốc rất lớn để vươn tới các khoảng cách xa xôi. Trong không gian chân không, gần như không có trọng lực và lực cản không khí nên Tàu có thể lao đi với vận tốc gần như không đổi. Với các hành trình xa xôi để ra khỏi Hệ Mặt trời như Tàu Voyager 1 và 2, đôi khi phải cần gia tốc bằng động cơ của nó hoặc lợi dụng lực hấp dẫn của các Hành tinh khi nó bay ngang qua, về vật lí vũ trụ gọi là hiệu ứng súng cao su "Sling Shot".
Hãy lấy ví dụ việc đổ bộ lên Mặt trăng của các Tàu Apollo không giống như 1 máy bay thông thường, việc đáp xuống và bay lên cũng khác hoàn toàn. Apollo có ba bộ phận: một Module chỉ huy, một Module phục vụ và một Module mặt Trăng (cho việc hạ, cất cánh trên Mặt Trăng). Để đáp xuống MT hay bay lên trở về Module chỉ huy (lúc này đang treo lơ lửng trên quĩ đạo của MT) họ tách Module mặt Trăng ra, dùng động cơ phản lực để đáp xuống và bay lên theo phương thẳng đứng. Tóm lại cho đến giờ chưa có loại máy bay nào để đi từ Hành tinh này đến hành tinh khác. Xin chào. - (Mỹ An Trương)
Trọng lực, nhiệt độ và khí quyển là 3 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới máy bay khi cất cánh.
1. Trọng lực quá lớn sẽ làm máy bay đâm xuống tâm của hành tinh sau khi bay lên.
2. Nhiệt độ quá cao đôt cháy tất cả còn nhiệt độ quá thấp đóng băng nhiên liệu và động cơ
3. Khí quyển nếu không có thì nằm im ( Sao Thủy ) còn quá loãng ( Sao Hỏa ) máy bay phải bay rất nhanh ngay khi cất cánh sẽ mất kiểm soát...hay gặp bão ( Sao Hải Vương ) sẽ bị xé nát.
KL. Máy bay được chúng ta thiết kế nên chỉ có trái đất đạt đk lý tưởng để cất cánh và an toàn khi bay còn muốn may ở các hành tinh khác ( có khí quyển ) thì chúng phải thiết kế lại cho phù hợp với từng hành tinh cụ thể. - (Storm)
Các hành tinh sẽ nổ tung chứ có gì lạ đâu. Bao nhiêu triệu tỷ năm yên lành, tự nhiên bị kích nổ, nổ luôn. Trái đất sẽ bị bụi hành tinh che mờ mịt khoảng triệu năm nếu không chịu điều máy bay hút bụi lên vũ trụ. Hút khoảng 7-8 trăm ngàn năm, lại thấy bầu trời xanh, ánh nắng vàng, và yêu đời ngay. - (Trưởng phòng bảo vệ môi trường)
Bạn cần biết rõ là máy bay không thể nào bay ra khỏi bầu khí quyển của trái đất. Có nhiều lý do nhưng đơn giản nhất là ngoài bầu khí quyển sẽ không có không khí để nâng cánh máy bay lên. - (Hữu Duy)
Nếu là một hành tinh có khí quyển như trái đất. Nó sẽ bay bình thường. Còn nếu không có khí quyển như mặt trăng chẳng hạn, nó sẽ không bay lên được. - (Đỗ Vương)
Trong hệ mặt trời không có hành tinh nào có đủ oxy để động cơ máy bay khởi động và hoạt động được nên điều đó là không thể - (Lee Nguyễn)
Chào bạn. Thế giới chưa từng làm ra bất kì loại máy bay nào có thể bay trong môi trường chân không hay để du hành trong phạm vi Hệ mặt trời; ngoại trừ Tàu con thoi có cấu tạo như 1 chiếc máy bay phản lực được Nasa, Hoa kỳ từng sử dụng, nhưng chúng phải được phóng lên bởi các tên lửa đẩy để có thể lên tới và đi vào quĩ đạo thấp, đưa các vệ tinh, tàu thăm dò và Kính viễn vọng không gian Hubble vào không gian hay ráp nối với Trạm không gian ISS (cách mặt đất khoảng 350 km), sau đó nó tự vận hành bằng động cơ và nhiên liệu đặc biệt của mình, khi vào khí quyển để trở về Trái đất nó vận hành như 1 máy bay phản lực. Chúng chưa từng đi xa hơn trong phạm vi Hệ MT.
Trong các sứ mệnh thăm dò Mặt trăng, Sao Kim, Sao Hỏa, Thiên thạch, Sao chổi, quĩ đạo Mặt trời...hay phần ngoài của Hệ MT gồm các hành tinh khí hoặc đã từng đổ bộ xuống Sao Kim, Mặt trăng, Sao Hỏa .v.v. thì người ta cũng phải dùng tên lửa đẩy đưa các Tàu thăm dò (có khi có xe tự hành mang theo) lên quĩ đạo rồi từ đó chúng sẽ khởi động động cơ riêng (với nhiên liệu đặc biệt) để tạo động lượng ban đầu và lao đi với vận tốc rất lớn để vươn tới các khoảng cách xa xôi. Trong không gian chân không, gần như không có trọng lực và lực cản không khí nên Tàu có thể lao đi với vận tốc gần như không đổi. Với các hành trình xa xôi để ra khỏi Hệ Mặt trời như Tàu Voyager 1 và 2, đôi khi phải cần gia tốc bằng động cơ của nó hoặc lợi dụng lực hấp dẫn của các Hành tinh khi nó bay ngang qua, về vật lí vũ trụ gọi là hiệu ứng súng cao su "Sling Shot".
Hãy lấy ví dụ việc đổ bộ lên Mặt trăng của các Tàu không gian Apollo không giống như 1 máy bay thông thường, việc đáp xuống và bay lên cũng khác hoàn toàn. Apollo có ba bộ phận: một Module chỉ huy, một Module phục vụ và một Module mặt Trăng (cho việc hạ, cất cánh trên Mặt Trăng). Để đáp xuống MT hay bay lên trở về Module chỉ huy (lúc này đang treo lơ lửng trên quĩ đạo của MT) họ tách Module mặt Trăng ra, dùng động cơ phản lực để đáp xuống và bay lên theo phương thẳng đứng. Tóm lại cho đến giờ chưa có loại máy bay nào để đi từ Hành tinh này đến hành tinh khác. Xin chào. - (Mỹ An Trương)
Do thiết kế để nguyên lý becnuli dòng khí phía trên nhỏ hơn phía dưới, máy bay được nâng lên. bỏ qua điều kiện nhiệt độ..., ở nơi hành tinh có khí rất loãn hoặc không có thì mb k bay lên được. Còn nơi khí quá đặc thì có thể làm mb bị hỏng. - (DoThi Kim Duyen)
Cũng bình thường như ở trái đất thôi! Có điều đưa được 1 máy bay lên hành tinh khác khá tốn kém và không cần thiết! - (Phương Vũ)
Các hành tinh khác làm gì có đường băng cho máy bay cất cánh - (Cường)
Chẳng liên quan gì đến trái đất. - (kim binh)
Máy bay bay được là nhờ không khí nâng nó lên khi bay. Vậy ở những hành tinh không có bầu khí quyển máy bay sẽ không bay được. - (Hung Ca)
Tuỳ khí quyển gì nhé. Tỉ trọng của khí quyển ấy nữa. Đủ đặc để sinh lực nâng cánh hay không. Chưa kể động cơ loại gì, hiện nay trừ đôgj cơ điện ra thì đều dùng oxi để đốt, nếu không đủ oxi thì cũng tạch, khỏi bay. Mà dùng máy bay làm gì, xài khí cầu có phải hay hơn không. - (phutai1984)
tùy theo các yếu tố khác nhau: trọng lực, vận tốc và chiều gió , có bão hay không
ta cho khối lượng của máy báy là ngang nhau thì ở
sao thủy: do trọng lực thấp hơn trái đất nên bay với vận tốc thấp hơn . tuy nhiên do nhiệt độ cao nên nếu cất cánh vào ban ngày sẽ bị các sự cố về các khu vực có điểm nóng chảy thấp hơn 500 độ C như nhựa ,...
sao kim: do trọng lực vẫn thấp hơn Trái Đất nên cất cánh ở tốc độ thấp hơn , nhiệt độ cao vào ban ngày nên sẽ bị sự cố như sao Thủy
sao Hỏa: tiếp tục thấp hơn ,nhiệt độ ổn định thấp hơn Trái Đất một tí nên cất cánh dễ mà không gặp sự cố
sao Mộc : cực khó để cất cánh vì trọng lực gấp 2 lần trái đất nếu tìm được chỗ đậu máy bay
sao Thổ : cất cánh được , cần tốc độ cao hơn Trái đất
sao thiên vương : tốc độ thấp hơn trái đất
sao hải vương : cao hơn trái đất - (Anton Phương)
Không bay dc hoặc bay lộn vòng, nhưng mà người ta nghiên cứu cả rồi hiệu chỉnh lại là bay dc thôi, mà khi hậu tren đi cực khắc nghiệt có thể máy bay sẽ gió sẽ xé nát, đóng băng vỡ bị axit ăn mòn, đốt cháy v v v - (Kiều Minh Tiến)
E có xem phim thằng khùng làm thượng đế chưa,thì nó củng vậy nhìn chiếc máy bay mà nó kêu con chim đại bàng sao to thế =)) - (Thanh TD)
Động cơ Máy bay không có không khí không đốt được nhiên liệu và hoạt động được. Mình hiểu đơn giản là vậy. - (TUAN dUonG)
Thực ra thì mình cũng chưa biết nữa bạn à. Để bữa nào lên đó thì sẽ trả lời bạn. - (Vũ Bá Toàn)
Hỏi mấy ông đi apolo ý, mấy ông xuống mặt trăng rồi đó - (Mr LV)
KHông thể vì nó quá mạnh. - (jacky lee)
Vẫn cất cánh bình thường thôi . Bạn không tin thì sang đó mà xem - (Mai_yeu_em_ma_1980)
Máy bay bay trên hành tinh khác cũng giống như con người đi bộ trên hành tin khác thôi - (Thiện)
Bạn phải xem hành tinh đó lớn hay nhỏ hơn trái đất. Nếu nhỏ hơn sức hút sẽ nhỏ hơn máy bay sẽ cần tốc độ, đường băng ngắn hơn để cất cánh và ngược lại - (Ninh Tran)
... sẽ không có hành khách! - (Văn Vân)
Máy bay cất cánh nhờ lực nâng từ cánh khi trượt trong không khí. Các hành tinh khác trong hệ mặt trời không có bầu khí quyển nên máy bay không thể cất cánh được bạn ạ - (dương lê)
ko bay được bì ko có oxy để đốt cháy nhiên liệu - (Free host)
Việc cất cánh của máy bay dựa vào sự đẩy của động cơ để máy bay tiến lên và lực nâng của không khí. Vì thế nó phụ thuộc vào mật độ không khí và lực hấp dẫn của hành tình đó.
Ví dụ chung ta cất cánh trên sao thủy. Do sao kim có lực hấp dẫn nhỏ ( gia tốc rơi trọng trường 3,7m/s2) hơn trái đất nhiều nên việc cất cánh sẽ dễ hơn nhưng do khí quyển cực kì mỏng nên không có lực nâng để nâng máy bay lên vì thế máy bay sẽ không thể cất cánh được như ở trên trái đất. Ở đây chỉ có thể dùng động cơ phản lực và bay theo cách như của tàu vũ trụ thôi.
Còn ở một hành tinh khác có kích thước lớn hơn trái đất nhiều lần thì do gia tốc trọng trường lớn nên việc nâng máy bay lên cần động cơ khỏe hơn nhiều. Bầu khí quyển cũng đậm đặc hơn nên nên việc nâng máy bay lên nhớ khí động học cũng dễ hơn tuy nhiên bầu khí quyển đậm đặc thì lực cản của không khí cũng lớn nên máy bay khó đạt vận tốc đủ lớn để cất cánh. Lúc này cần những máy bay có động cơ rất khỏe, cánh lớn và đường băng dài hơn mới cất cánh được. - (( ͡° ͜ʖ ͡°) Thanh Y)
Trước hết phải xem điều kiện khí quyển, nhiệt độ, gió, ánh sáng, tầm nhìn, địa hình... trên hành tinh đó như thế nào. - (Phạm Thắng)
Không rõ bạn muốn máy bay cất cánh ở địa phương nào trong hệ mặt trời? Trong điều kiện có khí quyển đậm đặc như ở sao Mộc, hay loãng tới mức gần như không có trên sao Hỏa. Có lẽ cũng cần xem xét đến việc cất đi đôi cánh của máy bay rồi ; ) - (Viet Luong)
Máy bay được thiết kế để theo định luật becnuli dòng khí phía trên mb nhanh hơn phía dưới, do chênh lệch áp suất mb được nâng bay lên. Bỏ qua nhiệt độ..., nếu hành tinh có khí rất loãng hoặc k có thì mb kbay lên được; còn nếu đặc quá thì thì có thể chất liệu làm mb k chịu được. - (DoThi Kim Duyen)
hi chào bạn ,mình sẽ tra lời câu hỏi của bạn.Đầu tiên mình sẽ xác định 2 việc trước là loại đông cơ và loại hành tình .Với hành tinh có 2 loại :hành tinh khí và đất Mình sẽ nói hành tinh đất thôi không nói hành tinh khí.Còn động cơ thì gồm động cơ tên lửa ,phản lực và cánh quạt.Bây giờ mình sẽ trả lời cho bạn .Thủy tinh :g=3,7m/s2 có bầu khí quyển cực mỏng coi như không có nên chỉ được bay với mấy bay động cơ tên lửa.Kim tinh g=8,8m/s2 bầu khí quyên siêu dày cao hơn 90 lần áp suất khí quyển tại mặt biển của Trái Đất.Máy bay của bạn có thể bây được nếu chịu được áp suất,nhiệt khí quyển kim tinh.Còn mặt trăng g=1,6m/s2 giống sao thủy chỉ bây được tên lửa.Còn sao hỏa g=3.7m/s khí quyển mỏng 1=100 trái đất Máy bay cánh quạt và phản lực có khả năng bay được nếu động cơ cực mạnh.Và titan -vệ tinh sao thổ có bầu khí quyển dày 1,5 lần trái đất và g=1,45m/s2 bạn chỉ cần cánh nhân tạo -quạt tay là có thể bay được nếu bạn chịu nhiệt độ lạnh của titan . - (Son Nguyen)
không thể bay được đâu bạn ơi vì bầu khí quyển của các hành tinh khác không tương đồng trái đất , có thể đặc hơn hay loãng hơn chỉ có trái đất là thích hợp thui :) ví dụ như sao hỏa khí quyển loãng hơn trái đất 100 lần nếu muốn bay thì máy bay phải đạt tốc độ max 1 ( hơn 1200 km/h) nếu như thế thì phi công chết trước máy bay rồi - (Chu Gia Văn Thái)
Theo mình biết thì có 3 yếu tố ảnh hưởng đến sự cất cánh của máy bay: Thành phần không khí, độ loãng không khí và gia tốc trọng trường ở hành tinh đó. Không khí càng đặc --> càng dễ cất cánh và ngược lại, gia tốc trọng trường càng nhỏ --> càng dễ cất cánh và ngược lại, khối lượng riêng của không khí càng nặng --> càng dễ cất cánh và ngược lại. - (Binh Nguyen)
Sẽ không cất cánh được vì các hành tinh khác không có oxy để chạy động cơ. Nếu giả sử có tạo ra oxy thì còn phụ thuộc vào hành tinh lớn hay nhỏ hơn trái đất. Nếu lớn hơn thì phải có đường băng dài hơn và ngược lại. Nếu hành tinh quá lớn thì máy bay không bay lên nổi. - (Barack Hussein Obama)
Dai dong ko ro chu de. Co ban la trong luc hanh tinh khac lon hon thi cang kho cat canh hon.trong luc cang nho thi cang de cat canh. Con khi quyen dac hay loang thi thay doi toc do quay cua canh quat, nhung voi may bay su dung dong co phan luc thi cang loang cang bay nhanh voi dieu kien cung cap oxy day du - (Caovanhanh1987)
áp suất và trọng lượng khác nhau nên các máy bay thương mại hiện nay không thể cất hạ cánh ở các hành tinh khác, đó là chưa tính đến các hành tinh không có oxy trong khí quyển.
Thậm chí có thể có hành tinh có điều kiện bay thuận lợi hơn Trái Đất thì vẫn phải thiết kế lại máy bay cho phù hợp, công việc này tốn tiền của nên chỉ khi có lợi nhuận người ta mới làm. Và khi chế tạo được thì hầu hết máy bay sẽ cất cánh như ở Trái Đất ( trừ các hành tinh không có khí quyển) - (Cương Đỗ Trần)
Có không khí đâu mà bay với cất cánh - (nguyendinh)
Sẽ bay lên - (abu)
Hỏi khó quá! lịch sử loài người chưa từng đưa được máy bay lên mặt trăng chứ đừng có nói cất hạ gì ở hành tinh khác! Chỉ có tàu vũ trụ thôi nhé! - (Hải Nông Dân)