05/06/2017, 11:17

Địa lí ngành chăn nuôi

BÀI 29: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI (Bài 41 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 116 SGK địa lý 10: Em hãy nêu rõ vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi. Trả lời - Vai trò: + Cung cấp cho con người thực phẩm có giá trị dinh dường cao, nguồn đạm động vật, bảo ...

BÀI 29: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI (Bài 41 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 116 SGK địa lý 10: Em hãy nêu rõ vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi. Trả lời - Vai trò: + Cung cấp cho con người thực phẩm có giá trị dinh dường cao, nguồn đạm động vật, bảo đảm cân đổi trong khẩu phần ăn, nâng cao chất lượng bừa ăn. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dược phẩm. + Là ...

BÀI 29: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI

(Bài 41 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 116 SGK địa lý 10: Em hãy nêu rõ vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Trả lời

- Vai trò:

+ Cung cấp cho con người thực phẩm có giá trị dinh dường cao, nguồn đạm động vật, bảo đảm cân đổi trong khẩu phần ăn, nâng cao chất lượng bừa ăn.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, dược phẩm.

+ Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thu nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.

+ Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt. 

- Đặc điểm ngành chăn nuôi:

+ Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn. Ngoải các đồng cỏ tự nhiên, phần lớn thức ăn chăn nuôi do ngành trồng trọt cung cấp.

+ Cơ sở thức ăn chăn nuôi có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Ngoài đồng cỏ tự nhiên, sản phẩm trồng trọt còn có thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp. Các đồng cỏ tự nhiên cũng được cải tạo, nhiều đồng cỏ trồng giống mới năng suất cao, chất lượng tốt.

+ Hình thức chăn nuôi và hướng chuyên môn hóa có nhiều thay đổi trong nền nông nghiệp hiện đại: từ chăn thả sang nửa chuồng trại, đến chăn nuôi công nghiệp; từ lấy sức kéo và phân bón là chủ yếu sang lấy thịt, sữa, trứng, lông, da...

Giải bài tập 2 trang 116 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu

ĐÀN BÒ VÀ ĐÀN LỢN TRÊN THẾ GIỚI KÌ I 1980-2002 (triệu con)

Năm

1980

1992

1996

2002

1218,1

1281,4

1320,0

1360,5

Lợn

778,8

864,7

923,0

939,3

Biếu đồ thể hiện số lượng đàn bò và đàn lợn của thế giới thòi kì 1980-2002 

Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện số lượng bò và lợn

- Nhận xét:

- Nhận xét:

Số lượng đàn bò và đàn lợn trên thế giới liên tục tăng trong giai đoạn 1980 - 2004.

+ Đàn bò tăng 142,4 triệu con, tăng 111%.

+ Đàn lợn tăng nhanh hơn so với đàn bò, tăng 160,5 triệu con, tăng 120%.

Giải bài tập 3 trang 116 SGK địa lý 10: Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển.

Trả lời

- Xuất phát từ vai trò cùa ngành thủy sản:

+ Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, không gây béo phì, nhiều nauyên tố vi lượng dễ hấp thu, có lợi cho sức khỏe...

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

- Trình độ khoa học - kĩ thuật ngày càng cao cho phép con người có thể phát ưiển nuôi trồng thủy sản và nhân giống nhiều loại quí.

- Việc nuôi trồng thủy sản cho phép chủ động trong việc nuôi các loại thủy sản có giá trị đáp ứng nhu câu của thị trường, mang lại hiệu quả cao, giảm mức độ rủi ro do biến động cùa thời tiết.

- Mặt khác, nguồn tài nguyên sinh vật ở biển là có giới hạn, lại đang bị con người khai thác quá mức. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cùa con người về thực phâm thì việc phát triên nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Giải bài tập 4 trang 116 SGK địa lý 10: Dựa vào hình 41.3

a) Hãy nêu tên các quốc gia cỏ đàn gia súc lớn nhất.

b) Cho biết các quốc gia đó nuôi những loại gia súc nào?

Trả lời

- Các quốc gia có đàn gia súc lớn nhất: Trung Quốc, Án Độ, Hoa Kì, Bra-xin, Liên bang Nga...

- Tên các loại gia súc cùa các quốc gia:

+ Trung Quốc: bò, trâu, lợn, dê, cừu

+ Án Độ, bò, trâu, cừu, dê

+ Hoa Kì: bò, lợn

+ Bra-xin: bò, lợn, dê

+ Liên bang Nga: bò, lợn

 

II. Kiến thức khóa học

1. Đặc điểm của đối tượng ngành chăn nuôi

Đổi tượng cùa ngành chăn nuôi là các cơ thể sống động vật, có hệ thần kinh cao cấp, có những quy luật sinh học nhất định. Để tồn tại, các đối tượng này luôn cần đến một lượng thức ăn tiêu tốn tối thiểu cần thiết thường xuyên, không kể các đối tượng này có nằm trong quá trình sản xuất hay không. Từ đặc điểm này có ba vấn đề đặt ra cho người sản xuất là:

- Bên cạnh việc đầu tư cơ bàn cho đàn vật nuôi phải tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển đàn vật nuôi.

- Đánh giá chu kì sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lí trên cơ sở tính toán cân đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư “xây dựng cơ bản" và giá trị đào thài để lựa chọn thời điểm đào thải, phương thức đầu tư mới hay duy tri tái tạo phục hồi.

- Do có hệ thần kinh, do đó vật nuôi rất nhạy cảm với môi trường sống, do đó phải có sự quan tâm chăm sóc hết sức ưu ái, có biện pháp để phòng trừ dịch bệnh, đồng thời tạo điều kiện ngoại cảnh thích hợp để vật nuôi phát triển.

2. Vai trò của cơ sở thức ăn với sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi

- Thức ăn phục vụ cho chăn nuôi rất đa dạng, từ nguồn thức ăn tự nhiên (đồng cỏ tự nhiên, bãi chăn thả, diện tích mặt nước), phụ phẩm cùa ngành trồng trọt, cho đến thức ăn chế biến bằng phương pháp công nẹhiệp. Song phần lớn thức ăn cùa chăn nuôi là do ngành trồng trọt cung cấp. Vì thế ở đâu có nguồn thừc ăn dồi dào, nhất là nơi có ngành trồng trọt phát triển, con người không phải quan tâm đến lương thực cho bản thân thì ờ đó có điều kiện đẩy mạnh ngành chăn nuôi. Đây cùng là lí do phần lớn các nước phát triển, ti trọng ngành chăn nuôi trong tồng giá trị sản xuất nông nghiệp lại cao hơn ngành trồng trọt (Hoa Kì chăn nuôi chiếm 70%, ở Pháp hơn 50%, ở Anh trên 60%...). Ngược lại, ờ các nước đang phát triển, quy mô dân số đông, gia tăng dân số còn cao, nguồn lương thực chưa đù cung cấp cho con người nên chăn nuôi kém phát triển.

- Ngoài ra, sự khác biệt về chất lượng cùa cơ sở thức ăn được thể hiện khá rõ trong cơ cấu và phương hướng chăn nuôi. Các đồng cỏ khô cằn của Mông cổ và Tây Á chù yếu để chăn nuôi cừu, dê, lạc đà... Trong khi các đồng cỏ tươi tốt ở nhiều nước châu Âu là vùng chuyên canh nuôi bò sữa lấy thịt hoặc sữa.

3. Các hình thức nuôi thủy sản điển hình

Hiện nay trên thế giới chăn nuôi thủy sản được tiến hành dưới các hình thức sau:

Nuôi quảng canh (truyền thống) là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong các ao, hồ, đầm ở nông thôn và các vùng ven biển.

Nuôi quảng canh cải tiến là hỉnh thức nuôi chủ yếu bằng nguồn giống và thức ăn tự nhiên, nhưng có bổ sung thêm giống nhân tạo ở mức độ nhất định, đồng thời cỏ cải tạo thủy vực nhằm nâng cao sản lượng.

Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi trồng chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo, nhưng kết hợp với nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Ngoài ra, hệ thống ao hồ nuôi còn được đầu tư cơ sở hạ tầng như: điện, thiết bị cơ khí, thủy lợi... nhất là chủ động về nguồn nước cung cấp. Có khả năng xử lí và khống chế môi trường bằng hệ thống máy bơm sục khí.

Nuôi thâm canh là hình thức nuôi hoàn toàn bằng giống và thức ăn nhân tạo, được đầu tư cơ sờ hạ tầng đầy đủ (quy hoạch hệ thống ao, hồ, thủy lợi, giao thông, điện nước, cơ khí...), có thể chủ động khổng chế các yếu tố môi trường. Mật độ giống thả dày, năng suất cao.

Nuôi công nghiệp (siêu thâm canh) là hình thức nuôi hoàn toàn bằng giống và thức ăn nhân tạo với mật độ rất cao. Sử dụng hoàn toàn máy móc và thiết bị nhàm tạo cho vật nuôi môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trường tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhẩt đạt mục tiêu sản xuất và lợi nhuận. Đây là hình thức phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kì, Nhật Bản, Đức...

0