Thực hành hệ quả địa lí chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất
BÀI 6: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CHUYẾN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT (Bài dành riêng cho ban nâng cao) Câu 1: Cho bảng số liệu về số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến: Vĩ tuyến Số giờ chiếu sáng trong ngày 21-3 22-6 23-9 22-12 66°33'B (vòng cực Băc) ... ...
BÀI 6: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CHUYẾN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT (Bài dành riêng cho ban nâng cao) Câu 1: Cho bảng số liệu về số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến: Vĩ tuyến Số giờ chiếu sáng trong ngày 21-3 22-6 23-9 22-12 66°33'B (vòng cực Băc) ...
BÀI 6: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CHUYẾN ĐỘNG
XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
(Bài dành riêng cho ban nâng cao)
Câu 1: Cho bảng số liệu về số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến:
Vĩ tuyến |
Số giờ chiếu sáng trong ngày |
|||
21-3 |
22-6 |
23-9 |
22-12 |
|
66°33'B (vòng cực Băc) |
12 |
24 |
12 |
0 |
23°27'B (chí tuyến Bẳc) |
12 |
7,5 |
12 |
5 |
0° (Xích đạo) |
12 |
12 |
12 |
12 |
23°27'N (chí tuyến Nam) |
12 |
5 |
12 |
7,5 |
66°33'N (vòng cực Nam) |
12 |
0 |
12 |
24 |
Hãy tìm nguyên nhân để giải thích về sự khác nhau hoặc giống nhau của số giờ chiếu sáng trong ngày tại một số vĩ tuyến ở bảng trên.
Trả lời
* Số giờ chiếu sáng tại Xích đạo các ngày trong năm là như nhau (12h). Nguyên nhân là do dạng cầu cùa Trái Đất, đường phân chia sáng - tối luôn đi qua tâm Trái Đất và chia Xích đạo thành hai phần bằng nhau.
* Sự giống nhau và khác nhau về số giờ chiếu sáng trong ngày ở một số vĩ tuyến là do Trái Đất hình cầu và là kết quà của sự chuyển động quanh Mặt Trời, trong quá trình chuyển động trục Trái Đất luôn nghiêng 66°33 với mặt phẳng Hoàng đạo và không đổi phương trong không gian.
- Vào ngày 21-3 và 23- 9 thời gian chiếu sáng ở các vĩ tuyến là như nhau (12h). Do lúc này Mặt Trời chiếu vuông góc tại Xích đạo, đường phân chia sáng - tối đi qua hai cực cùa Trái Đất và chia các vĩ tuyến ra hai phần bằng nhau nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng là như nhau.
- Vào 22- 6, bán cầu Bắc có thời gian chiếu sáng dài hơn, còn ờ bán cầu Nam thì ngược lại:
+ Ở chí tuyến Bắc: số giờ chiểu sáng trong ngày là 13,5h, ngày dài hơn đêm.
+ Ở chí tuyến Nam: số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5h, ngày ngắn hon đêm.
+ Ở vòng cực Bắc: sổ giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm.
+ Ở vòng cực Nam: số giờ chiếu sáng trong ngày là Oh, không có ngày.
Nguyên nhân là do vào ngày 22 - 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nên diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bỏng tối, ngày dài hơn đêm. Ờ bán cầu Nam thi ngược lại. Vòng cực Bắc nằm trước đường phân chia sáng - tối nên cồ ngày dài 24h, vòng cực Nam nằm khuất hoàn toàn sau đường phân chia sáng - tối nên không có ban ngày.
- Vào ngày 22 - 12 số giờ chiếu sáng tại các chí tuyến và vòng cực diễn ra ngược với ngày 22- 6.
Câu 2: Hãy tính góc chiếu sáng (góc nhập xạ) của tia sáng Mặt Tròi lúc 12 giờ trưa tại: Xích đạo, các chí tuyến và các vòng cực trong các ngày 21 - 3, 22 - 6, 23 - 9, 22 - 12 rồi điền vào bảng theo mẫu:
Trả lời
Cách tính góc nhập xạ:
* Công thức tổng quát: h0 = 90° - ±
- Tại bán cầu mùa hạ: ho = 90° - | - |
- Tại bán cầu mùa đông: ho = 900 - -
Trong đó: ho là góc nhập xạ, là vĩ độ của địa điểm cần tính, là góc nghiêng cùa tia sáng Mặt Trời so với mặt phẳng Xích đạo.
Ta có kết quả như sau:
Vĩ tuyến |
Góc chiếu sáng lúc 12h trưa |
||
21-3 và 23-9 |
22-6 |
22- 12 |
|
66°33 B (vòng cực Bắc) |
23°27 |
46°54 |
0° |
23°27 B (chí tuyến Bắc) |
66°33 |
90° |
43°6 |
0° (Xích đạo) |
90° |
66°33 |
66°33 |
23“27 N (chí tuyến Nam) |
66°33 |
43°6 |
90° |
66°33 N (vòng cực Nam) |
23°27 |
0° |
46°54 |
Câu 3: Nhận xét chung về số giờ chiếu sáng và độ lớn góc chiếu sáng trong những ngày nói trên từ Xích đạo đến hai vòng cực.
Trả lời
- Ngày 21-3 và 23- 9 số giờ chiếu sáng như nhau trên tất cà các vĩ tuyến, còn góc nhập xạ giảm dần từ Xích đạo về hai cực.
- Ngày 22- 6 số giờ chiếu sáng giảm từ vòng cực Bắc về vòng cực Nam, còn góc nhập xạ giảm từ chí tuyến Bắc về hai cực.
- Ngày 22- 12 số giờ chiếu sáng giảm từ vòng cực Nam về vòng cực Bắc, còn góc nhập xạ giảm từ chí tuyến Nam về hai cực.
- Trong năm, tổng số giờ chiếu sáng là như nhau ở các vĩ tuyến, nhưng tổng lượng bức xạ Mặt Trời giảm dần từ Xích dạo về hai cực.