Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
BÀI 31: GIẢI BÀI TẬP VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 120 SGK địa lý 10: Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền ki tế quốc dân. Trả lời Chứng minh vai trò chủ đạo ...
BÀI 31: GIẢI BÀI TẬP VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 120 SGK địa lý 10: Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền ki tế quốc dân. Trả lời Chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế: - Tạo ra lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế ...
BÀI 31: GIẢI BÀI TẬP VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 120 SGK địa lý 10: Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền ki tế quốc dân.
Trả lời
Chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế:
- Tạo ra lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế mà không ngành nào có thê tl thế được, cũng như các mặt hàng tiêu dùng phục vụ đời sống con người.
- Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và các ngành dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Làm thay đổi sự phân công lao động, phát huy thế mạnh của mỗi vùng, giảm chênh lệch trình độ phát triển giừa các vùng.
- Tạo ra những sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được, góp phần mờ rộng sản xuất, thị trường lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập.
- Công nghiệp còn làm thay đổi phưong pháp tồ chức, quản lí sản xuất. Đóng góp to lớn vào tốc độ tăng trưởng và tích lũy nền kinh tế.
Từ vai trò quan trọng của công nghiệp đối với kinh tế và xã hội, nên tỉ trọng công nghiệp trong GDP là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế.
Giải bài tập 2 trang 120 SGK địa lý 10: Hãy so sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Trả lời
ĐẶC ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA SẢN XUÁT CỔNG NGHIỆP SO VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Công nghiệp |
Nông nghiệp |
- Sản xuất theo hai giai đoạn và có thể tiến hành đồng thời các giai đoạn, cách xa nhau về không gian và có sự phối hợp ti mỉ cùa các phân ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. |
- Sản xuất theo trình tự nhất định, bắt buộc, không thể đảo lộn, tuân thủ qui luật sinh học và tự nhiên của sinh vật. |
- Sản xuất mang tính tập trung cao độ. |
- Sản xuất mang tính phân tán trong không gian. |
- Đất chỉ có ý nghĩa là nơi để xây dựng, còn tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị kĩ thuật, công nghệ. |
- Đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. |
- Đối tượng lao dộng đa phần là vật thể không sống (như khoáng sản.:.). |
- Đối tượng lao động là cây trồng vật nuôi, là những vật thể sống. |
- Đa phần các ngành công nghiệp không có tính mùa vụ, có thê tiến hành sản xuất quanh năm. |
- Sản xuất mang tính mùa vụ. |
- Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên ổn định hơn. |
- Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên nên bấp bênh, thiếu ổn định. |
- Yêu cầu vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và kĩ thuật lớn; công nghệ và trình độ lao động cao. |
- Vốn đầu tư ít, công nghệ và trình độ lao động đơn giản. |
Giải bài tập 3 trang 120 SGK địa lý 10: Theo em, trong điều kiện hiện nay, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối vói sự phân bố công nghiệp.
Trả lời
Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố công nghiệp có thể là: dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng, thị trường, khoa học - công nghệ, chính sách phát triển... Nhìn chung, trong điều kiện hiện nay, nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phân bố công nghiệp là tiến bộ khoa học - công nghệ:
+ Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể công nghiệp; làm cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và phân bố công nghiệp trở nên hợp lí, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về qui luật phân bố sản xuất. Ví dụ: với phương pháp điện luyện hoặc lò thổi oxi, việc phân bố các xí nghiệp luyện kim đen không nhất thiết phải gắn với vùng nhiên liệu than...
+ Khoa học - công nghệ làm nảy sinh nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát triển công nghiệp trong tương lai, như công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp lọc - hóa dầu...
Giải bài tập 4 trang 120 SGK địa lý 10: Cho ví dụ cụ thể về các đặc điểm của sản xuất công nghiệp.
Trả lời
- Tính chất hai giai đoạn: để sản xuất ra các dụng cụ đun nấu (ấm, nồi, xoong, chảo...) người ta phải khai thác quặng (bô-xít...); sau đó nấu quặng thành nguyên liệu và đúc ra các sản phẩm. Hay để sản xuất ra các vật phẩm bằng nhựa (rổ nhựa, chậu nhựa, vỏ bút...) người ta tiến hành khai thác dầu mỏ; sau đó qua quá trình hóa lọc dâu, tinh chế phức tạp để sản xuất ra nhựa và tạo ra các vật phẩm bằng nhựa.
- Tính chất tập trung cao độ: ví dụ khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh - Hà Nội) có diện tích khoảng 302ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 900 triệu USD, tập trung tới 17000 lao động, tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu năm 2005 đạt 734 triệu USD.
- Nhiều phân ngành phức tạp, phân công lao động tỉ mỉ:
+ Công nghiệp nước ta có tới 29 phân ngành thuộc ba nhóm ngành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp cung cấp điện - nước - ga.
+ Để sản xuất ra một quyển sách cần sự phối hợp cùa nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp khai thác lâm sản, công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp sản xuất mực in, công nghiệp in, ngoài ra cần sự hỗ trợ của công nghiệp chế tạo máy, công nghiệp cung cấp điện - nước...
II. THÔNG TIN BỔ SUNG
1.
2. Cách phân loại công nghiệp
Có nhiều cách phân loại công nghiệp, ở đây chỉ đề cập hai cách phân loại phổ biến:
- Phân loại công nghiệp dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm.
Công dụng kinh tế của sản phẩm công nghiệp là xem sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng sản xuất hay nhu cầu cùa tiêu dùng cá nhân. Những sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản xuất, gọi là tư liệu sản xuất, được xếp vào nhóm A. Còn những sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân, gọi là tư liệu tiêu dùng, được xếp vào nhóm B. Theo đó, hệ thống công nghiệp được chia thành hai nhóm ngành là: nhóm A và nhóm B.
- Phân loại công nghiệp dựa vào phương thức tác động đến đối tượng lao động.
+ Những ngành công nghiệp sử dụng tư liệu lao động cắt đứt mối liên hệ trực tiếp cùa đối tượng lao động với các điều kiện tự nhiên, tạo ra các sản phẩm thô được xếp vào nhóm ngành công nghiệp khai thác. Đối tượng lao động cùa ngành này là những đối tượng do tự nhiên sinh ra. Sản phẩm của nó là những nguyên liệu nguyên thủy.
+ Những ngành công nghiệp sử dụng tư liệu lao động với các phương pháp cơ học, lí học, hóa học, sinh học làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất của nguyên liệu để tạo ra sản phẩm trung gian và các sản phẩm cuối cùng thì được xếp vào nhóm ngành công nghiệp chế biến.
Ngoài ra, người ta còn phân loại công nghiệp dựa vào sự tương đồng về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật; trình độ trang bị kĩ thuật; quan hệ sờ hữu của các doanh nghiệp.
3. Nội dung của công nghiệp hóa
- Công nghiệp hóa (CNH) là quá trình tác động cùa công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế từ công nghiệp lạc hậu tới công nghiệp hiện đại.
- CNH bao hàm hai nội dung cơ bản:
+ CNH không chỉ lã quá trình phát triển công nghiệp mà còn là quá trình tác động của công nghiệp vào tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, nhằm chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang một nền công nghiệp hiện đại. Như vậy, có thể nói CNH là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùa đất nước.
+ CNH là quá trình ứng dụng công nghệ mới, ngày càng hiện đại hơn vào hoạt động kinh tế và đời sống nhằm cải tiến phương thức lao động từ thủ công lạc hậu tới tiên tiên hiện đại, tạo ra năng suất lao động ngày càng cao. Như vậy, có thể nói CNH là sự chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong sản xuất.
Xuất phát từ hai nội dung trên, chúng ta thấy trong thực tế thuật ngừ “hiện đại hóa” thường được dùng đi kèm với “công nghiệp hóa”.