Địa lí các ngành công nghiệp
BÀI 32: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Bài 45 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 125 SGK địa lý 10: Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng luợng thế giới thời kì 1940 - 2000. Giải thích. Trả lời Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới thời kì ...
BÀI 32: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (Bài 45 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 125 SGK địa lý 10: Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng luợng thế giới thời kì 1940 - 2000. Giải thích. Trả lời Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới thời kì 1940 - 2000 có sự thay đổi: - Nguồn năng lượng truyền thống (cũi, gỗ): Giảm tỉ trọng từ 14% xuống còn 5%. Đây là một xu hướng tích cực vì nguồn tài nguyên rừng vô cùng ...
BÀI 32: GIẢI BÀI TẬP ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP
(Bài 45 - Ban nâng cao)
I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 125 SGK địa lý 10: Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng luợng thế giới thời kì 1940 - 2000. Giải thích.
Trả lời
Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới thời kì 1940 - 2000 có sự thay đổi:
- Nguồn năng lượng truyền thống (cũi, gỗ): Giảm tỉ trọng từ 14% xuống còn 5%. Đây là một xu hướng tích cực vì nguồn tài nguyên rừng vô cùng qúi giá, có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội và môi trường.
- Than đá: Tỉ trọng giảm từ 57%, đứng vị trí số một trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, xuống còn 20%. Điều này là do vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng than và nhất là có nhiều nguồn năng lượng mới có hiệu quả hơn thay thế, đặc biệt là sự xuất hiện và phổ biến cùa dầu mỏ.
- Dầu khí: Tỉ trọng tăng nhanh, từ 26% tăng lên 54% vượt than đá và giữ vị trí số một trong cơ cấu sử dụng năng lượng. Do dầu mỏ là nguồn nhiên liệu quí và là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất ra hàng loạt sàn phẩm khác nhau; sự phát triển mạnh mẽ cùa giao thông vận tải, công nghiệp hóa chât, nhât là hóa dầu; nhu cầu năng lượng tiêu dùng ngày một tăng... đẩy nhanh việc sử dụng dầu mỏ.
- Năng lượng nguyên từ và thủy điện đang tăng tỉ trọng, từ 3% lên 14%. Do đây là những nguồn năng lượng sạch, mang lại hiệu suất cao. Tuy nhiên, việc phát triển thủy điện đòi hỏi vốn đầu tư lớn, gây ra những thay đôi vê môi trường sinh thái...; việc phát triển năng lượng nguyên tử còn gây ra những lo ngại vê các sự cố rò ri hạt nhân.
- Năng lượng mới: Như năng lượng Mặt Trời, giỏ, thủy triều, địa nhiệt, sinh khối... năm 1940 chưa xuất hiện thì đến năm 2000 đã chiếm 7% trong cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới. Do đây là nguồn năng lượng sạch và có thể tái tạo; những báo động về sự cạn kiệt năng lượng hóa thạch trong tương lai và ô nhiễm môi trường trong việc sử dụng chúng; tiến bộ về khoa học - kĩ thuật; nhu cầu tiêu dùng năng lượng trong sản xuất và đời sống ngày càng cao... thúc đẩy con người tìm ra và sử dụng những nguồn năng lượng mới.
Giải bài tập 2 trang 125 SGK địa lý 10: Nêu rõ vai trò của ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu.
Trả lời
- Vai trò cùa ngành công nghiệp luyện kim đen:
+ Là một trong những ngành quan trọng nhất của công nghiệp nặng, cung cấp nguyên liệu cơ bản cho công nghiệp cơ khí và gia công kim loại để tạo ra tư liệu sản xuất, công cụ lao động và các vật phẩm tiêu dùng.
+ Cung cấp vật liệu và cấu kiện bằng sắt thép cho ngành xây dựng.
+ Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm cùa ngành luyện kim đen. Kim loại đen chiếm tới 90% tổng khối lượng kim loại sản xuất ra. Chính sự thông dụng trong dời sống và sản xuất làm tăng thêm tầm quan trọng của ngành này.
- Vai trò cùa ngành công nghiệp luyện kim màu:
+ Là nguyên liệu cho công nghiệp cơ khí - chế tạo máy, đặc biệt là chế tạo máy máy bay, ô tô, thiết bị kĩ thuật điện, điện tử, công nghệp năng lượng, công nghiệp hóa chât và trong các ngành khác như: bưu chính viễn thông, thương mại....
+ Ngoài ra, kim loại màu còn là nguyên liệu sản xuất thép chất lượng cao, làm đô trang sức, vật dụng sinh hoạt và trang trí nội thât trong đời sông hằng ngày của con người.
Giải bài tập 3 trang 125 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu:
Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tình hình khai thác than và dầu mò của thế giới thời kì 1950 - 2003 và nêu nhận xét.
Trả lời
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét
Nhìn chung sàn lượng than và dầu mỏ cùa thế giới thời kỉ 1950 - 2003 đều tăng:
- Than tăng chậm và có biến động: trong vòng 53 năm sàn lượng than tăng 2,9 lần, trung bình tăng 5,5%/năm. Thời kì 1980 - 1990 sản lượng than giảm xuống (từ 3770 xuông 3387 triệu tấn) nguyên nhân do khủng hoảng ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu trước đây (đây là khu vực có sản lượng khai thác than lớn của thế giới).
- Dầu mỏ: sản lượng tăng nhanh và liên tục, so với năm 1950, năm 2003 sản lượng dầu mỏ tăng gấp 7,5 lần (từ 523 triệu tấn lên 3904 triệu tấn), trung bình tăng khoảng 14%/năm.
Giải bài tập 4 trang 125 SGK địa lý 10: Cho bảng số liệu:
SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG CỦA THẾ GIỚI THỜI KÌ 1950-2033
Năm |
1950 |
1960 |
1970 |
1980 |
1990 |
2003 |
Tỉ kwh |
967 |
2304 |
4962 |
8247 |
11832 |
14851 |
Hãy tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện ( lấy năm 1950 = 100%). Nhận xét và giải thích.
Trả lời
a) Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện, (lấy năm 1950 = 100%)
Năm |
1950 |
1960 |
1970 |
1980 |
1990 |
2003 |
Tốc độ tăng trưởng (%) |
100 |
238 |
513 |
853 |
1224 |
1536 |
b) Nhận xét và giải thích:
- Sản lượng điện thế giới liên tục tăng lên và tăng nhanh, trong vòng 53 năm (1950 - 2003) sản lượng điện tăng 1536%, tức là tăng gần 15,4 lần, tăng mạnh từ 1980 trở về sau, lên tới 1224% năm 1990, 1536% năm 2003 so với năm 1950.
- Giải thích: do những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế tăng trưởng nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhu cầu tiêu dùng điện của dân cư ngày càng tăng.
II. THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Dầu mỏ - “vàng đen” của thế giới
Dầu mỏ là do xác của sinh vật cổ biến thành. Ở những bồn địa biển cạn là các hồ có niên đại địa chất xa xưa, xác của các loài động vật, thực vật, nhất là xác các sinh vật phù du bị các lớp bùn cát chôn vùi. Nếu chúng bị dìm lâu dài vào các lớp trầm tích không ngừng dày lên, dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, có sự tham gia của các vi khuẩn yếm khí, các chất hữu cơ sẽ bị biến thành một khối chất lỏng sẫm màu chứa trong lỗ hổng cùa các đá trầm tích, đó là dầu mò.
Dầu mỏ và các sản phẩm cùa nó được dùng làm nhiên liệu chiếm vị trí số một trong số các nhiên liệu do dễ sử dụng, vận chuyển và có khả năng sinh nhiệt cao (10000 - 11500 kcal/kg). Việc sử dụng dầu mỏ rất thuận tiện, dễ dàng cơ khí hóa trong khâu nạp nhiên liệu vào lò và vào động cơ. Nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ như xăng, dầu hòa,... là những nhiên liệu quý được sử dụng cho các động cơ đốt trong, có hiệu suất sử dụng nhiên liệu tương đổi cao.
Dầu mỏ không chỉ là nhiên liệu mà còn là nguyên liệu quý giá cho công nghiệp hóa học đê sản xuất ra vô số sản phẩm có tính chất khác nhau. Từ dầu mỏ và các sản phẩm của nó, ngoài nhóm nhiên liệu và dầu bôi trơn, người ta còn thu được pa-ra-fin, va-zơ-in, các chất tẩm vào gỗ để chống mục, chất sát trùng, thuốc nhuộm cho công nghiệp dệt, chất nổ, chế phẩm dược, các chất thơm, nhựa, rượu, cao su tổng hợp...
Chính vì thế, dầu mỏ được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
2. Năng lượng Mặt Trời
Công suất bức xạ Mặt Trời vào khoảng 38 vạn tỉ Kw (3,8.1023 Kw), nhưng chi một phần nhỏ cùa năng lượng khổng lồ này đến được Trái Đất. Người ta tính ra rằng mỗi năm Trái Đất nhận được của Mặt Trời một nguồn năng lượng tương đương 115.000 tỉ tấn than, tức là hơn toàn bộ nguồn trữ lượng than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên cỏ trong lòng đất.
Hiện nay, việc sử dụng năng lượng Mặt Trời có nhiều phương thức khác nhau. Phương pháp đơn giản nhất đề sử dụng năng lượng Mặt Trời là lợi dụng hiệu ứng nhà kính. Dựa trên nguyên tắc này người ta đà chế tạo nhiều thiết bị sử dụng năng lượng Mặt Trời như: thiết bị đun nước nóng dùng cho các bệnh viện, các nhà an dưỡng, thiết bị lọc nước mặn ra nước ngọt dùng cho các hải đảo và các tàu đi biển, các loại bếp Mặt Trời dùng cho các vùng nông thôn... Những thiết bị dùng năng lượng Mặt Trời dạng này đang được sử dụng ngày càng rộng rãi, nhất là ở các nước đang phát triển, góp phần làm giảm tình trạng chặt phá rừng để lấy chất đốt, làm giảm ô nhiễm môi trường.
Một phương hướng quan trọng khác trong việc sử dụng năng lượng Mặt Trời hiện nay là dùng các tâm pin Mặt Trời bằng chất bán dẫn Silic hay Sunphuacadimi (Cds) có tính chât quang điện hay nhiệt điện, có khả năng biến đổi trực tiếp năng lượng Mặt Trời ra điện năng. Những tấm pin Mặt Trời đang được dùng trước tiên cho ngành khoa học du hành Vũ Trụ, làm nguồn năng lượng chủ yếu cho các con tàu Vũ Trụ, các trạm tự động giữa các hành tinh... Ngày nay chúng được sử dụng rộng rãi để làm nguồn điện cho các máy thu phát vô tuyến, các vùng xa xôi hẻo lánh xa mạng lưới điện quốc gia, đèn tín hiệu ở các hải đảo, đèn chiếu sáng đường phố...
3. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của công nghiệp điện
Điện là loại năng lượng không thể tồn kho, nhưng lại có khả năng vận chuyển đi xa bằng đường cao thế.
Khác với các sản phẩm khác, điện không thể tích lũy được khi sản xuất ra, nếu không sử dụng nó sẽ bị tiêu hao hết. Điện có thể tải đi xa với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, do việc sử dụng không đồng đều theo thời gian. Do đó, để tránh tình trạng nơi thừa điện, nơi lại thiêu điện và giúp đỡ các nhà máy điện có thể hồ trợ nhau, cần phải xây dựng mạng lưới điện giữa các nhà máy điện với nhau và với khu vực tiêu thụ. Rõ ràng mạng lưới điện quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng. Chính vì lí do đó, nước ta xây dựng đường dây điện cao áp 500KV dài 1448km vào năm 1994, từ thủy điện Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Tp. Hồ Chí Minh).
Các nhà máy điện có công suất lớn, thiết bị hiện đại, mạng lưới phân phổi rộng thì giá thành một đơn vị điện năng thấp.
Nhà máy nhiệt điện có thời gian xây dựng tương đối ngắn, nhưng sử dụng khối lượng nhiên liệu lớn, nhiêu khi phải chờ đi xa nên giá thành một đơn vị điện năng cao. Ngược lại, nhà máy thủy điện có thời gian xây dựng dài hơn với số vổn đầu tư nhiều, nhưng sau khi hoàn thành thì những chi phí khác không đáng kể nên giá thành một đơn vị điện năng lại thấp hơn nhiều. Hơn nữa, thủy điện có lợi thế là hồ chứa có thể sử dụng tổng hợp nguồn nước (ngăn lù, tưới ruộng, nuôi cá, du lịch, giao thông thủy...). Vì vậy, trong việc phát triển và phân bố điện lực cần phát triển cả nhiệt điện lẫn thủy điện.
4. Vì sao công nghiệp luyện kim đen thường phân bố gần vùng nguyên - nhiên liệu và được xây dựng thành các xí nghiệp liên hợp?
Công nghiệp luyện kim đen sử dụng một khối lượng rất lớn về nguyên liệu, nhiên liệu và động lực. Muôn sản xuất ra một tân gang cân sử dụng 1,7 - 1,8 tấn quặng sắt, 0,6 - 0,7 tấn đá vôi làm chất trợ dung (chất giúp chảy vì trong quặng tuy đã làm giàu nhimg còn có đá không quặng), 0,6 - 0,8 tấn than cốc dùng làm nhiên liệu. Như vậy, để tạo ra được một tấn gang trung bình cần từ 3 - 3,5 tấn nguyên liệu. Chi phí vận chuyển các nguyên liệu và thành phẩm là rất lớn, chiếm tới khoảng 25 - 30% giá thành sạn phẩm. Vì vậy, sự phân bố, cũng như trừ lượng và chất lượng của cáo mỏ than, sắt có ý nghĩa lớn với việc lựa chọn địa điểm và quy mô các xí nghiệp luyện kim đen.
- Ngành luyện kim đen gồm nhiều giai đoạn sản xuất rất phức tạp, đòi hỏi một loại hình xí nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu hoàn chỉnh. Trong phân xưởng luyện kim đen có nhiều phân xưởng luyện cốc; nghiền quặng; luyện eang - thép; đúc, cán, dát thép. Ngoài sản phẩm chính là gamĩ (hàm lượng cacbon từ 2 - 6%) và thép (khử bớt cacbon xuống dưới 2%), còn có thêm nhiều phân xưởng nhằm tận dụng phế thải tạo ra các sản phẩm phụ như: gạch, ximăng từ xỉ than, dược phẩm, benzen, a-mô-ni-ắc... Chính từ đặc điểm này mà các xí nghiệp luyện kim đen thường được xây dựng thành xí nghiệp liên hợp và có khả năng tạo vùng rất lớn. Loại hình này cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng nhược điểm là chỉ cần một khâu ngừng trệ hoặc muốn nâng cắp thì toàn bộ xí nghiệp nhiều khi phải ngừng hoạt động.