05/06/2017, 11:17

Tác động của nội lực dến địa hình bề mặt trái đất

BÀI 8: GIẢI BÀI TẬP TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Bài 10 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? Trả lời - Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. - Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ ...

BÀI 8: GIẢI BÀI TẬP TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Bài 10 - Ban nâng cao) I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực? Trả lời - Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. - Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch cùa các dòng vật chất theo qui luật của trọng lực, năng ...

BÀI 8: GIẢI BÀI TẬP TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN

ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

(Bài 10 - Ban nâng cao)

 

I. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 31 SGK địa lý 10: Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Trả lời

- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.

- Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch cùa các dòng vật chất theo qui luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học...

Giải bài tập 2 trang 31 SGK địa lý 10: Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Trả lời

Có hai vận động kiến tạo:

- Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống): Vận động này xảy ra rất chậm và trên diện tích lớn. Nó làm cho bộ phận này cùa lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, sinh ra hiện tượng biến tiến, biền thoái.

- Vận động theo phương nằm ngang: Vận động này làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia, gây ra hiện tượng uốn nếp hình thành các miên núi uốn nếp và hiện tượng đứt gãy hình thành hẻm vực, thung lũng, các địa hào, địa lũy...

 

Giải bài tập 3 SGK địa lý 10 nâng cao: Nêu ví dụ thực tế về sự tác động của nội lực.

Trả lời

- Tác động của vận động theo phương thẳng đứng: vùng phía bắc cùa Thụy Điển và Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan đang bị hạ xuống...

- Tác động của vận động theo phương nằm ngang: các dãy núi uốn nếp như: U-ran, Hi-ma-lay-a, Cooc-đi-e, An-đẻt...; các đứt gãy như: Biển Đỏ, các hồ dài ở Đông Phi, thung lũng sông Hồng, dãy Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy.

 

II. THÔNG TIN BỔ SUNG

1. Địa hình miền núi và quá trình thành tạo miền núi

Núi là dạng địa hình có độ cao tương đối trên 200m so với các địa hình tạo mặt bằng xung quanh. Núi có thể đứng đơn lẻ hoặc tập hợp thành dãy núi, vùng núi hoặc miền núi.

Miền núi là tập hợp của nhiều vùng núi, phân bổ trên một diện tích rộng lớn. Về mặt địa chất được cấu tạo bởi nhiều cấu trúc địa chất, các đá có tuổi khác nhau của vỏ lục địa được nâng lên trên mặt nước biển - đại dương hoặc đồng bằng lân cận. Về mặt hình thái, có sự phân dị rõ nét: đinh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu, độ cao thay đổi trên những khoảng cách không lớn. Trong miền núi, bên cạnh những địa hình dương còn có những địa hình âm: thung lũng, bồn địa tạo nên sự chênh cao tương đối từ vài trăm đến vài nghìn mét. Ví dụ: ở miền núi Tây Bắc Việt Nam. ngoài nhừng vùng núi còn có các bồn địa: Điện Biên, Văn Chấn, Than Uyên...

về quá trình hình thành, theo thuyết Kiến tạo “Địa máng” cho ràng miền núi tương ứng với miền có quá trình tạo núi. Đó là miền đã diễn ra các pha nâng cao uôn nếp tạo núi sau thời kì sụt lún mạnh của địa máng. Miền núi còn có thể hình thành bởi các đứt gãy sâu dạng khối trong các miền nền hình thành từ trước do ảnh hưỏng các pha nâng cao uốn nếp cùa địa máng nẳm kề. Địa hình miền núi hiện nay là kết quả cùa quá trình nâng cao Tân kiến tạo diền ra từ kỉ Neogen tới nay với cường độ nâng cao lớn hơn cường độ bóc mòn bồi tụ.

Theo thuyết “Kiến tạo mảng” thì miền núi được hình thành do sự va chạm giừa các mảng thạch quyển khi di chuyển ngược chiều nhau hoặc do quá trình tách dãn trong nội bộ màng ở lục địa. Khi hai mảng lục địa va chạm nhau sẽ dẫn tới hiện tượng một mảng luồn xuông, mảng kia chờm lên trên. Màng kia chờm lên trên do lực cân bàng đẳng tĩnh nên được dâng cao và các lóp đá bị uốn nếp, dứt gãy. Do các đá cỏ độ cứng khác nhau, cấu trúc địa chất khác nhau nên dưới tác dụng của quá trình ngoại lực, bề mặt bị phá hủy và chia cắt thành vùng núi. Mảng luồn xuống, do nhiệt độ cao nên vật chất nóng chảy, độ đặc kém, chúng theo khe nứt cùa mảng chờm lên thoát ra ngoài mặt hình thành các trung tâm núi lửa. Trong nội bộ màng ở lục địa, quá trình tách dãn hình thành các trũng địa hào và các vùng cao nằm kề. Dưới tác dụng cùa ngoại lực, các vùng cao sẽ bị chia cắt thành vùng núi.

2. Hi-ma-lay-a - Một ví dụ về sự hội tụ của hai mảng kiểu lục địa.

Dãy núi Hi-ma-lay-a tạo thành một vòng cung dài 2700km, làm thành biên giới tự nhiên giừa Ấn Độ và Tây Tạng, cùng như cao nguyên Tây Tạng. Độ cao cùa đỉnh Hi-ma-lay-a nhiều noi đạt đên 6,7km và 8km, trong đó đỉnh Everest đạt tới độ cao 8848m, là đinh núi cao nhất thế giới. Cao nguyên Tây Tạng nằm trong hệ thống Hi-ma-lay-a có độ cao 5km, nó cao hơn bất kì ngọn núi nào ở Bắc Mĩ trừ đỉnh Mac-kin-ley ở A-lat-.xca.

Dãy Hi-ma-lay-a nằm dọc ranh giới nén ép giữa màng Âu - Á và tiểu lục địa Ẩn Độ, là một bộ phận cùa màng Ẩn - Úc. Ban đầu chúng là những mành vỡ của lục địa cổ Gondwana. Một trong những mành vở ấy là Ấn Độ hiện nay gồm vỏ đại dương và vò lục địa, được gọi là mảng Ấn Độ. Mảng này đã di chuyển về phía Bẳc vào khoảng 80 triệu năm trước đây. Trong quá trình di chuyển phần đại dương bị hút chìm xuống mảng Âu - Á. Bản chất cùa sự hội tụ thay đổi khi phần lục địa cùa mảng đến đích. Khối lục địa Án Độ có tỉ trọng tương tự như khối lục địa Âu - Á nên nó không thể bị hút chim giống như phần đại dương. Nhưng một phần vỏ lục địa Ân Độ bị dồn ép xuống phía dưới vỏ Âu - Á. Hậu quả là vỏ lục địa bị nhân đôi ở dưới vùng này mà nay ta goi là cao nguyên Tây Tạng, ơ phía Nam, hiện tượng uôn nếp và đứt gày diễn ra hểt sức mạnh mẽ đà làm cho vỏ Trái Đất của khu vực đó dày lên, tạo thành dãy Hi-ma-lay-a. Kết quả dà làm cho vỏ lục địa ở đây dày hơn 70km và dãy Hi-ma-lay-a không chỉ là nơi cao nhất mà còn là nơi có “rễ” sâu nhất thế giới.

3.

 
0