22/02/2018, 15:04

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Toán có đáp án (Trường THCS Cao Dương)

– Thời gian làm bài 90 phút. TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2015-2016 Môn : Toán 9 Thời gian: 90 phút Bài 1 :(2 điểm) Giải phương trình và hệ phương trình sau: b) x 2 – 4x + 3 ...

– Thời gian làm bài 90 phút.

TRƯỜNG THCS CAO DƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

Năm học: 2015-2016

Môn : Toán 9

Thời gian: 90 phút

 Bài 1:(2 điểm)                                        

Giải phương trình và hệ phương trình sau:

a b) x2 – 4x + 3 = 0

 Bài 2:(2,5 điểm)

Cho (P): y = x2 và (d): y = x+2

a) Vẽ (P) và (d) trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b) Tìm toạ độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính.

 Bài 3:(2 điểm) Một ô tô dự định đi từ A đến B với vận tốc đã định. Nếu ô tô đó tăng vận tốc thêm10km mỗi giờ thì đến B sớm hơn dự định 1 giờ 24 phút ,  nếu ô tô giảm vận tốc đi 5 km mỗi giờ thì đến B muộn hơn 1 giờ. Tính độ dài quãng đường AB và vận tốc dự định.

Bài 4. (3điểm) Cho tam giác ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn (O). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H và cắt đường tròn (O) lần lượt tại M,N,P.

Chứng minh rằng:

a) Các tứ giác AEHF, BCEF nội tiếp .

b) AC = AH.AD; AD.BC = BE.AC.

c) H và M đối xứng nhau qua BC.

Bài 5. (0.5 điểm) Cho phương trình: ( m – 1)x2 – 2(m+1)x+ m – 2 = 0 (1) (m là tham số).

Tìm giá trị của m để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt.


Đáp án đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Toán 

* Bài 1:(2 điểm)

– giải đúng nghiệm (x; y) = (-1;2) và kl

– giải đúng và kl  tập nghiệm: S = { 1; 3}

* Bài 2:(2,5 điểm)

a) Lập bảng giá trị và vẽ (P), (d) đúng 5đ

b) Xác định đúng tọa độ giao điểm của (P) và (D) 1đ

* Bài 3:(2 điểm)

Chọn đúng 2 ẩn số và đặt đk úng.                   0.5đ

Lập hệ phương trình đúng                 0,75đ

Giải đúng hệ phương trình                     0,5đ

Trả lời đúng quãng đường AB là 280km, vận tốc dđ là 40 km/h  025đ

Bài 4.bai4

Vẽ hình đúng, viết gt, kl                        0.5đ

a) Cm đúng phần a 1đ

b)

CM: ΔAEH đồng dạng ΔADC

⇒ … ⇒ AE.AC = AH.AD

CM: ΔADC đồng dạng ΔBEC

⇒ … ⇒ AD.BC = BE.AC

c) CM: BC là đường trung trực của HM => M đối xứng với H qua BC.

Bài 5

Điều kiện để phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt là:   2016-03-15_2340512016-03-15_234059

0