Đề cương ôn hè môn Hóa lớp 10 lên lớp 11 năm 2015
gồm 2 phần Lý thuyết và Bài tập. A. LÍ THUYẾT Chương 5: NHÓM HALOGEN I. Clo 1. Vị trí, cấu hình, giá trị độ âm điện. Tính chất vật lí. 2. Tính chất hóa học: Tính oxi hóa mạnh. – Tác dụng với kim loại: oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối clorua của kim ...
gồm 2 phần Lý thuyết và Bài tập.
A. LÍ THUYẾT
Chương 5: NHÓM HALOGEN
I. Clo
1. Vị trí, cấu hình, giá trị độ âm điện. Tính chất vật lí.
2. Tính chất hóa học: Tính oxi hóa mạnh.
– Tác dụng với kim loại: oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo muối clorua của kim loại có hóa trị cao nhất.
– Tác dụng với hiđro: tạo khí hiđro clorua, phản ứng xảy ra khi chiếu sáng.
– Tác dụng với nước ở đk thường dưới 700C: Cl2 + H2O ⇔ HCl + HClO.
3. Điều chế:
– Trong phòng thí nghiệm: Oxi hóa axit HCl bằng các chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4.
– Trong công nghiệp: Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
II. Hiđro clorua, axit clohiđric và muối clorua
1. Hiđro clorua: (HCl) là hợp chất cộng hóa trị, tan nhiều trong nước tạo thành dd axit clohiđric.
2. Axit clohiđric:
– Tính chất vật lí: dung dịch đậm đặc bốc khói trong không khí ẩm.
– Tính chất hóa học:
+ Tính axit:
- Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Tác dụng với kim loại (- Cu, Ag, …) muối hóa trị thấp + H2↑
2HCl + Fe → FeCl2 + H2
- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước.
- Tác dụng với muối thõa mãn điều kiện phản ứng trao đổi.
– Tính khử: khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
– Điều chế:
+ Trong phòng thí nghiệm: Cho NaCl (rắn) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đ) (gọi là pp sunfat) thu được khí hiđro clorua, hấp thụ khí này vào nước được dung dịch HCl.
3. Muối clorua: hầu hết là muối tan, trừ AgCl và PbCl2.
4. Nhận biết ion clorua: dùng dd AgNO3 tạo kết tủa trắng của AgCl, kết tủa này không tan trong axit mạnh.
III. Các hợp chất có oxi của clo: (nước Gia-ven và clorua vôi, kaliclorat): Thành phần cấu tạo, tính chất, ứng dụng và cách điều chế.
IV. Flo – brom – iot:
So sánh tính chất vật lí: màu sắc, trạng thái?
Tính chất hóa học: Tác dung với kim loại, hiđro và nước.
Điều chế:
– Brom: Dùng clo oxi hóa NaBr: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
– Iot: Dùng clo, brom oxi hóa NaI. Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
V. Nhận biết các ion F–, Cl–, Br–, I–: Dùng thuốc thử: AgNO3:
- F– không tác dụng.
- Cl– tạo kết tủa trắng.
- Br– tạo kết tủa vàng nhạt.
- I- tạo kết tủa vàng.
Chương 6: OXI – LƯU HUỲNH
I. Oxi – ozon:
1.Oxi:
– Vị trí, cấu hình, giá trị độ âm điện, công thức cấu tạo. Tính chất vật lí.
– Tính chất hóa học: Tính oxi hóa mạnh:
+ Tác dụng với kim loại (-Ag, Au, Pt) Oxit kim loại → (oxit bazo)
+ Tác dụng với phi kim (- nhóm halogen) → Oxit phi kim (oxit axit)
+ Tác dụng với hợp chất.
– Điều chế:
+ Trong phòng TN: Phân hủy những chất giàu oxi và ít bền đối với nhiệt: KMnO4, KClO3, KNO3
2. Ozon:
– Tính chất hóa học đặc trưng: tính oxi hóa mạnh, mạnh hơn oxi.
2Ag + O3 → Ag2O + O2
2KI + O3 + H2O → 2KOH + O2 + I2
– Ứng dụng.
II. Lưu huỳnh:
1. Vị trí, cấu hình, các số oxi hóa trong hợp chất: -2, 0, +2, +4, +6
2. Tính chất hóa học: Vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
– Tác dụng với kim loại (- Ag, Au, Pt) và với hiđro → S thể hiện tính oxi hóa
– Tác dụng với phi kim (- I2 và N2) → S thể hiện tính khử
II. Hiđro sunfua:
1. Tính chất vật lí: là chất khí, mùi trứng thối, rất độc.
2. Tính chất hóa học:
– Tính axit yếu: lưu ý phản ứng giữa H2S với dung dịch bazơ, có thể tao 2 muối S2- và HS–.
H2S + NaOH → NaHS + H2O
H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O
– Tính khử mạnh: S-2 → S0 + 2e hoặc : S-2 → S+4 +6e
PT: 2H2S + O2 → 2S + 2H2O;
3. Điều chế: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
IV. Lưu huỳnh đioxit:
1. Tính chất vật lí: là chất khí, mùi xốc, độc.
2. Tính chất hóa học:
– Là oxit axit: lưu ý phản ứng giữa SO2 với dung dịch bazơ, có thể tạo 2 muối
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
– Vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa:
+ Thể hiện tính khử: làm mất màu bung dịch brom: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
+ Thể hiện tính oxi hóa: tạo kết tủa vàng với dung dịch H2S: SO2 + 2H2S → 3S↓ (vàng) + 2H2O
3. Điều chế:
– Trong phòng thí nghiệm: Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
– Trong công nghiệp: đốt S hoặc quặng pirit sắt:
V. Axit sunfuric:
1. Cách pha loãng H2SO4 đặc: Rót từ từ H2SO4 đặc vào nước và khuấy đều.
2. Tính chất hóa học của H2SO4 loãng: giống tính chất của axit HCl.
3. Tính chất hóa học của H2SO4 đặc:
– Tính oxi hóa mạnh: Với kim loại (chủ yếu)
Tổng quát: M + H2SO4(đ) → M2(SO4)n + H2O + sp khử (SO2, S, H2S)
- Lưu ý: + n là hóa trị cao nhất của kim loại.
+ Al, Fe không phảng ứng với H2SO4 đặc, nguội.
4. Sản xuất H2SO4: Theo 3 giai đoạn
– Sản xuất SO2.
– Sản xuất SO3.
– Hấp thụ SO3 bằng H2SO4.
VI. Muối sunfat, nhận biết ion sunfat:
– Muối sunfat: gồm 2 loại: muối sunfat và hiđrosunfat.
– Nhận biết ion sunfat: dùng dd muối BaCl2, thu được kết tủa trắng BaSO4 không tan trong axit.
B. BÀI TẬP
Dạng 1: Tính chất của các chất và điều chế (2 câu)
1/ Cho các chất sau: Al, Cu, Ag, C2H5OH, C2H2, Cl2. Oxi td được với chất nào? Viết PTPU minh họa
2/ Viết các phương trình phản ứng:
a. Clo pư với dung dịch NaOH ở đk thường
b. Clo pư với nhôm và sắt
c. Clo pư với dung dịch KI và NaBr
d. Sắt pư với dung dịch HCl
e. Axit clohiđric pư với mangan đioxit
Điều chế:
1/ Từ FeS, Na2SO3, H2SO4 loãng. Hãy trình bày phương pháp để điều chế H2S và SO2
2/ Trong phòng TN có các chất: MnO2, KClO3, dd HCl. Làm thế nào để điều chế được khí clo, khí oxi.
Dạng 2: Sơ đồ phản ứng (2 câu)
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Dạng 3: Nhận biết (2 câu)
STT | Chất nhận biết | Thuốc thử | Hiện tượng |
1 | Các oxit, muối khan,… | Dùng nước | |
2 | Các axit: HCl, HNO3, H2SO4,….
Các bazơ: NaOH, KOH, ….. |
Quì tím | Quì tím hóa đỏ
Quì tím hóa xanh |
3 |
Các ion: Mg2+, Fe2+, Fe3+, Cu2+,… |
Dung dịch kiềm: NaOH, KOH |
Tạo kết tủa:
↓ trắng của Mg(OH)2 ↓ trắng xanh của Fe(OH)2 ↓ nâu đỏ của Fe(OH)3 ↓ xanh của Cu(OH)2 |
4 |
Các ion: |
Dung dịch axit |
Tạo chất khí không màu
Tạo khí mùi xốc Tạo khí mùi trứng thối |
5 |
Các ion: F– Cl– Br– I– |
Dung dịch AgNO3 |
F– không tác dụng.
Cl– tạo kết tủa trắng. Br– tạo kết tủa vàng nhạt. I- tạo kết tủa vàng. |
6 | Nhận biết ion | Dung dịch BaCl2, hoặc Ba(OH)2 | Tạo kết tủa trắng |
Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:
1/ các dd: K2SO4, KCl, KNO3
2/ các dd: KOH, K2SO4 , KCl, KNO3
3/ các dd: HCl, KOH, NaCl, NaNO3, Na2SO4.
4/ các dd: KCl, KNO3, K2SO4, K2CO3
5/ các chất khí: SO2, O2, H2S
6/ các chất khí: CO2, SO2, O2.
7/ các chất khí: O2, O3, H2S.
8/ các chất khí: CO2, SO2, O2, H2S
Dạng 4: Bài toán tính theo ptpư (1 câu)
Cách giải: Đọc đề → chuyển các số liệu về số mol (nếu được) → Viết ptpư xác định các yêu cầu.
1/ Cho 3,2 gam bột lưu huỳnh tác dụng hết với khí oxi. Tính thể tích khí SO2 sinh ra (ở đktc).
2/ Đốt cháy nhôm trong khí clo thu được 13,35 gam nhôm clorua. Tính khối lượng nhôm và thể tích khí clo cần dùng (ở đktc).
3/ Cho 15,8g KMnO4 tác dụng hết với dd HCl đậm đặc. Hỏi thể tích khí clo (đktc) thu được là bao nhiêu
4/ Hòa tan hoàn toàn 6 gam CuO vào lượng vừa đủ 400ml dd HCl.
a. Tính nồng độ mol dd axit đã dùng?
b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
Dạng 5: Bài toán dư thiếu (1 câu)
1/ Thể tích khí SO2 tạo thành (ở đktc) là bao nhiêu khi đốt 128g lưu huỳnh trong 100 g oxi?
2/ Bao nhiêu gam SO2 được tạo thành khi đốt một hỗn hợp gồm 128g lưu huỳnh và 100 g oxi?
3/ Nung hỗn hợp gồm 3,2 gam S và 4,2 gam Fe trong ống dây kín. Sau phản ứng thu được những chất nào? Khối lượng bao nhiêu?
4/ Trộn 300ml dd HCl 0,15M với 200ml dd NaOH 0,1M. Tìm nồng độ mol/l các chất trong dd thu được?
5/ Đổ 300 ml dd NaCl 1M vào 200 ml dd AgNO3 1M.Tính khối lượng kết tủa thu được?
6/ Cho 69,6 g MnO2 tác dụng với dd HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dd NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). Xđ nồng độ mol của các chất trong dd sau pư. Biết rằng thể tích dd thay đổi không đáng kể.
Dạng 6: Kim loại, hỗn hợp kim loại phản ứng với HCl, H2SO4 loãng (1 câu)
1/ Cho 2,8 gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?
2/ Một hỗn hợp gồm 13 gam Zn và 5,6 gam Fe tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Tính thể tích khí H2 (đkc) ?
3/ Cho 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với H2SO4 loãng, dư sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m (g) chất rắn không tan. Xác định m?
4/ Cho 20,0 g hỗn hợp bột nhôm và bột sắt tác dụng với dd HCl dư thấy có 1g khí H2 bay ra . Có bao nhiêu gam muối clorua tạo ra trong dung dịch ?
5/ Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe và Al người ta cần dùng 500 ml dd HCl 1M và thu được 26,05 gam muối clorua.Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp?
Dạng 7: Kim loại phản ứng với H2SO4 đặc (1 câu)
1/ Hòa tan 6,4g kim loại đồng trong H2SO4 đặc nóng dư. Tính khối lượng khí SO2 thu được? (Đs: 6,4g)
2/ Hòa tan 5,6g kim loại nhôm trong H2SO4 đặc nóng dư. Tính thể tích SO2 sinh ra (ở đktc). (Đs: 6,72l)
3/ Cho 12 g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng hết với dd H2SO4 đặc, nguội thu được 2,24 lít khí (đktc) và m (g) chất rắn không tan. Xác định giá trị m và %m mỗi chất trong hỗn hợp đầu?
4/ Hòa tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dd H2SO4 đặc, nóng thu được 7,28 lít khí SO2 (đktc).Tính phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp?
6/ Cho 5,5 gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng thu được 5,04 lít SO2 (ở đktc) (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Tính tổng khối lượng muối có trong dung dịch A.
Tổ hóa sinh _Trường THPT Hoàng Văn Thụ