Đề thi giáo viên giỏi môn Sinh - Địa trường THCS Số 1 Phú Nhuận, Lào Cai năm học 2013 - 2014
Đề thi giáo viên giỏi môn Sinh - Địa trường THCS Số 1 Phú Nhuận, Lào Cai năm học 2013 - 2014 Đề thi giáo viên giỏi cấp trường bậc THCS môn Sinh - Địa có đáp án Đề thi giáo viên giỏi môn Sinh - Địa là ...
Đề thi giáo viên giỏi môn Sinh - Địa trường THCS Số 1 Phú Nhuận, Lào Cai năm học 2013 - 2014
Đề thi giáo viên giỏi môn Sinh - Địa
là đề thi chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường môn Sinh - Địa có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý giáo viên, giúp quý thầy cô giáo chuẩn bị tốt nhất cho bài thi chọn giáo viên dạy giỏi bậc THCS. Mời quý thầy cô giáo tham khảo.
Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Địa lý cấp THCS tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016
Đề thi giáo viên dạy giỏi môn Toán cấp THCS phòng GD&ĐT Yên Thành, Nghệ An năm 2015 - 2016
Trường THCS số 1 Phú Nhuận
|
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC GIÁO VIÊN Năm học 2013 - 2014 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Bộ Môn: Sinh – Địa |
Câu 1 (1,0 điểm): Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái trước câu trả lời mà đồng chí cho là đúng
1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm có bao nhiêu tiêu chuẩn và bao nhiêu tiêu chí?
A. 24 tiêu chí, 8 tiêu chuẩn. B. 25 tiêu chí, 6 tiêu chuẩn.
C. 26 tiêu chí, 6 tiêu chuẩn. C. 26 tiêu chí, 7 tiêu chuẩn.
2. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra đầu tiên vào năm nào?
A. Năm 1984; B. Năm 1976; C. Năm 1982; D. Năm 1958
3. Theo tiêu chuẩn PCGD THCS thì vùng 2 phải đạt bao nhiêu %?
A. 70 % trở lên; B. 75 % trở lên; C. 80 % trở lên; D. 85 % trở lên.
4. Những thu nhập nào sau đây chịu thuế thu nhập cá nhân:
A. Thu nhập từ kinh doanh. B. Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
C. Thu nhập từ trúng thưởng. D. Thu nhập từ kinh doanh, tiền lương,
Câu 2 (1,0 điểm): Đồng chí hãy lựa chọn những từ ngữ và điền vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho hợp lý: (mềm mỏng; nghiêm khắc; khắt khe; yếu đuối; thường xuyên)
"Trong nhà trường cần thiết phải có sự ...............và vui vẻ nhưng không nên biến tất cả thành trò đùa. ................phải nghiêm túc, danh dự cần có sự theo dõi, lòng nhân từ không được..............., sự qui củ không được cầu kì. Điều cơ bản là hoạt động của lí trí phải .....................".
(K.D.Usinxki- Giáo dục sư phạm)
II. Tự luận
Câu 1 (4 điểm): Đồng chí hãy cho biết nội dung của quy trình thực hiện SHCM theo phương pháp NCBH ?Theo ồng chí thì bước nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm):
a. Thế nào là tính trạng, cặp tính trạng tương phản? Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
b. Theo quan điểm của Menđen, các nhân tố di truyền tồn tại và vận động như thế nào?
Câu 3 (2 điểm)
a. Những cơ chế sinh học nào xảy ra đối với các cặp NST tương đồng ở cấp độ tế bào đã làm biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính?
b. Kí hiệu bộ NST của một loài sinh vật như sau: Aa Ee XX.
Khi giảm phân bình thường, không có trao đổi đoạn, có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Hãy viết kí hiệu các loại giao tử đó?
Đáp án đề thi giáo viên giỏi môn Sinh - Địa
Phần I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm.
1. B 2. C 3. B 4. D
Câu 2 (1,0 điểm): mỗi điền đúng được 0,25 điểm.
Vị trí điền đúng lần lượt là: nghiêm khắc, mềm mỏng; yếu đuối; thường xuyên.
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Theo nội dung của chuyên đề
Câu 2 (2 điểm).
a.
- Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.
- Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản, vì:
- Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được
- Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn.
b.
- Nhân tố di truyền là loại vật chất di truyền nằm trong nhân tế bào và quy định nên tính trạng của cơ thể sinh vật.
- Trong tế bào nhân tố di truyền(NTDT) luôn tồn tại thành từng cặp nhưng không trộn lẫn vào nhau.
- Trong quá trình phát sinh giao tử các NTDT trong cặp nhân tố di truyền phân li về giao tử, các cặp NTDT phân li độc lập nhau.
- Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử của bố với giao tử của mẹ đã đưa đến sự tổ hợp lại các cặp nhân tố di truyền.
Câu 3 (2 điểm).
a.
- Ở kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatít khác nguồn trong cặp NST tương đồng.
- Tại kì giữa I các cặp NST kép tương đồng sắp xếp ngẫu nhiên trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Ở kì sau I diễn ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng về hai cực của tế bào. Khi kết thúc phân bào hai tế bào mới được tạo thành đều có bộ NST đơn bội kép (nNST kép) khác nhau về nguồn gốc.
- Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực với các giao tử cái giúp các cặp NST tương đồng tái tổ hợp.
b. Số loại giao tử được tạo ra: 23 = 8 loại
ABDEX, ABDeX, AbdEX, AbdeX, aBDEX, aBDeX, abdEX, abdeX