Đề thi chuyên đề 2: Các nước Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ( phần 1) – Lịch sử 8
ĐỀ 1 Câu 1. Cuộc cách mạng 18/3/1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Câu 2. Trình bày những chính sách thể hiện bản chất Nhà nước kiểu mới của Công xã Pa-ri ? Câu 3. Chứng minh rằng: “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới”. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri ? Câu 4. Điền sự ...
ĐỀ 1
Câu 1. Cuộc cách mạng 18/3/1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Trình bày những chính sách thể hiện bản chất Nhà nước kiểu mới của Công xã Pa-ri ?
Câu 3. Chứng minh rằng: “Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới”. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri ?
Câu 4. Điền sự kiện vào bảng tương ứng với niên đại đã cho.
Niên đại Sự kiện
Ngày 28-9- 1864 ………………………………………………………………………………………….
Năm 1876 …………………………………………………………………………………………..
Ngày 19 -7-1870 ………………………………………………………………………………………….
Ngày 4-9 -1870 ………………………………………………………………………………………….
Ngày 18 – 3 -1871 ………………………………………………………………………………………….
Ngày 26 – 3 -1871 ………………………………………………………………………………………….
Ngày 28 – 5 – 1871 ………………………………………………………………………………………….
Câu 5. Nêu những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị của nước Anh cuối thế kỉ XIX đến thế kỉ XX ?
Câu 6. Trình bày tình hình kinh tế, chính trị của nước Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
Câu 7. Trình bày nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
Câu 8. Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị ở Đức thời kì cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
Câu 9. Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc ?
Câu 10. Nhận xét tình hình chính trị nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ?
Câu 11. Trình bày những hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân và ý nghĩa của hình thức đấu tranh đó ?
Câu 12. Những cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì ?
Câu 13. Qua những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỉ XIX, nêu những ưu điểm và hạn chế của công nhân thời đó ?
Câu 14. Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Anh, Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1.
Hướng dẫn trả lời:
-Ngày 19 – 7 – 1870 chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ. Ngày 2 – 9 – 1870, toàn bộ quân đội Pháp và Na-pô-lê ông III phải đầu hàng.
– Ngày 4-9 1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ Đế chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên Chính phủ Vệ quốc. Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, “Chính phủ Vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc” khi quyết định đầu hàng và xin đình chiến, mở cửa cho quân Phổ tiến vào nước Pháp. Nhưng nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ Thủ đô.
-Ba giờ sáng ngày 18/ 3 /1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân, Quần chúng nhân dân đã kịp thời đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân chính phủ.
Câu 2.
Hướng dẫn trả lời:
Cơ quan cao nhất của Nhà nước mới là Hội đồng Công xã. Hội đồng gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay vào đó là lực lượng vũ trang nhân dân.
Công xã tách nhà thờ ra khỏi những hoạt động của trường học và Nhà nước, nhà trường không dạy Kinh thánh.
Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: Công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chú đã bỏ trốn; kiểm soát chế độ tiền lương đối với những xí nghiệp mà chủ còn ó lại, đồng thời giảm bớt lao động ban đêm, làm cúp phạt công nhân.
Công xã đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô bản, do dân và vì dân.
Câu 3.
Hướng dẫn trả lời
– Chứng minh Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới:
+ Nhiệm vụ cấp thiết của Công xã là nhanh chóng đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nên chính quyền của giai cấp vô sản,
+ Cơ quan cao nhất của nhà nước mới là Hội đồng Công xã, tập trung trong tay các quyền lập pháp và quyền hành pháp, Công xã thành lập các uỷ ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một uỷ viên lỏng xế, chịu trách nhiệm trước Công xã, trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
+ Quân đội và cảnh sát cũ bị giải tán, thay bằng lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân để bảo vệ cách mạng, Công xã quyết định tách nhà thờ ra khỏi nhà nước song vẫn bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng.
+ Công xã không ngừng chăm lo đời sống nhân dân và đề ra nhiều biện pháp tổ chức nền kinh tế quốc dân.
+ Công xã ra lệnh hoàn trả tiền thuê nhà, hoãn nợ.
+ Công xã đề ra hệ thống giáo dục thống nhất, bắt buộc và không phải trả tiền học …
*Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri:
+ Mặc dù thảm bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh về sau của giai cấp vô sản toàn thế giới.
+ Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trong lịch sử, để lại nhiều bài học quý báu. Nó chỉ rõ rằng phải thực hiện chuyên chính vô sản và liên minh công nông, phải đập tan bộ máy nhà nước cũ và xây dựng nhà nước mới, phải có đảng tiên phong lãnh đạo,…
+ Công xã Pa-ri mãi là tấm gương sáng chói về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của giai cấp vô sản, của những người công nhân Pháp.
Câu 4
Hướng dẫn trả lời:
Câu 5. |
Hướng dẫn trả lời:
– Tình hình kinh tế
Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, do vậy mất luôn cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.
+ Nguyên nhân của sự giảm sút: Máy móc xuất hiện sớm hơn các nước nhiều chục năm; Nhiều thiết bị cũ kĩ bị tích lại.
* Các nước tư bản mới phát triển (Mĩ, Đức) cạnh tranh quyết liệt.
+ Tuy vậy,- Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
+ Công nghiệp: Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh.
* Nông nghiệp nước Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, Anh phải nhập khẩu lương thực.
-Tình hình chính trị
+ Đối nội: Anh là nước theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến với việc thể hiện chế độ hai đảng; Đang Tự do và Đang Bảo thủ thay nhau cầm quyền, song đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
+ Đối ngoại: Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
Đế quốc Anh là đế quốc thực dân.
Câu 6.
Tình hình kinh tế
* Cuối thập niên 70 trở đi, công nghiệp Pháp bắt đầu phát triển chậm lại.
+Nguyên nhân:
* Pháp thất bại trong chiến tranh Pháp- Phố, do đó phái bồi thường chiến tranh,
* Nghèo tài nguyên nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
* Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến sản xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.
+ Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ớ Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.
+ Đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
+ Đặc điểm: Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngoài, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn. Chủ nghĩa đế quốc được gọi là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
– Tình hình chính trị
+ Sau Cách mạng 9 – 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hòa thứ ba, song phái Cộng hoà đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hòa và Cấp tiến thay nhau cầm quyền.
+ Đặc điểm của nền cộng hòa là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các.
nội các.
+ Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trở mối thù với Đức tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
Câu 7.
– Trong những năm 1890 – 1900 sản lượng công nghiệp Đức tăng 163% (Anh: 49%, Pháp: 65%). Do sản xuất phát triển, việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của Đức tăng rõ rệt.
– Đến năm 1900, Đức vượt Anh về sản xuất thép, về tổng sản lượng công nghiệp, Đức dẫn đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp Đức bây giờ là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền ổn diễn ra nhiều nước khác ở châu Âu. Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là các-ten và xanh-đi-ca.
– Nông nghiệp của Đức cũng có những tiến bộ nhưng chậm chạp hơn do việc tiến hành cách mạng tư sản không triệt để. Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc và địa chủ,
Câu 8.
Hướng dẫn trả lời:
– Hiến pháp năm 1871 quy định nước Đức là một Liên bang gồm 22 quốc gia và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Trong Nhà nước liên bang, Hoàng đế là người đứng đầu, có quyền hạn tối cao (Tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức Thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội,…). Quyền lập pháp nằm trong tay hai viện ; Hội đồng Liên bang (Thượng viện) gồm đại biểu các bang và Quốc hội (Hạ viện) do bầu cử, nhiệm kì 3 năm. Các bang vẫn giữ hình thức vương quốc (có vua, Chính phủ và Quốc hội riêng) nhưng quyền hạn bị thu hẹp.
Nhà nước liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc tư sản hoá, đứng đầu là Hoàng đế Vim-hem I và Thủ tướng Bi-xmác.
– Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, những chế độ chính trị ở Đức thời kì này không phải là chế độ đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên toàn nước Đức.
Đường lối đối ngoại của Đức vào thời kì này là công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa, ráo riết chạy đua vũ trang để thỏa mãn nhu cầu của giới cầm quyền. Mâu thuẫn giữa Đức với Anh, Pháp càng thêm sâu sắc. Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Đức.
Câu 9.
Hướng dẫn trả lời:
Cuối thế kỉ XIX, trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển hơn cả.
Nguyên nhân chủ yếu là:
– Điều kiện thiên nhiên thuận lợi.
– Có nguồn tài nguyên, khoáng sản phong phú.
Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao và luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới.
– Sản xuất và tư bản tập trung.
Câu 10.
Hướng dẫn trả lời:
– Chế độ chính trị ở Mĩ đề cao vai trò Tổng thống thông qua đại diện của một trong hai Đảng thắng cử, thay phiên nhau cầm quyền; đó là Đảng Cộng hòa (đại diện cho lợi ích của đại tư bản công nghiệp và tài chính) và Đảng Dân chủ (đại diện cho lợi ích của tư bản nông nghiệp và trại chủ).
– Sau cuộc nội chiến 1861 – 1865, đời sống chính trị của người da đen được cải thiện phần nào.
– Đây cũng là thời kì Mì đẩy mạnh việc thôn tính những vùng đất đai rộng lớn ở miền Trung và miền Tây của thổ dân In-đi-an, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Từ thập niên 80, Mĩ bành trướng ảnh hưởng ở khu vực Mĩ La- tinh và Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha (1898) để tranh giành thuộc địa, chiếm Ha-oai, Cu-ba và Phi-líp-pin,… Mĩ từng bước can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Trung, Nam Mĩ thông qua việc áp dụng chính sách “cái gậy và củ cà rốt, kết hợp sức mạnh của pháo hạm và đồng đô-la.
– Mĩ đưa ra chính sách “mở cửa” nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá Mĩ tràn vào quốc gia rộng lớn này, đem lại lợi nhuận cho tư bản Mĩ.
Câu 11.
Những hình thức đấu tranh đầu tiên: Lúc đầu do nhận thức còn hạn chế, nhiều công nhân đã tưởng rằng máy móc là nguồn gốc gây nên nỗi khổ của họ. Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng là hình thức đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp vô sản. Phong trào này diễn ra cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, trước hết ở Anh rồi lan ra các nước khác. Việc đập phá máy móc không đem lại kết quả gì ngoài việc giai cấp thống trị tăng cường đàn áp. Qua kinh nghiệm của nhiều lần thất bại và sự trưởng thành về ý thức, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng được nâng cấp và có tổ chức với hình thức bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm và thành lập các nghiệp đoàn.
– Ý nghĩa của những hình thức đấu tranh:
+Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột ngày càng tăng.
+Thể hiện quy luật: ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh.
Câu 12.
Trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân nhiều nước châu Âu ngày càng đông, ngày càng đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
-Ở Pháp, năm 1831, công nhân dệt Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương giảm giờ làm.
-Năm 1834, thợ tơ Li-ông đòi thiết lập nền cộng hòa.
– Anh từ năm 1836 – 1848 diễn ra phong trào “Hiến chương” đòi phổ thông đầu phiếu, tăng lương, giảm giờ làm,
– Ở Đức năm 1844, công nhân Sơ-lê-din khởi nghĩa phá hủy nhà xưởng.
– Những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh, Pháp, Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
– Những cuộc đấu tranh này phản ánh ý thức đấu tranh giai cấp ngày càng nâng cao.
Câu 13.
Hướng dẫn trả lời:
– Ưu điểm:
+ Thể hiện được ý thức đấu tranh chống áp bức, bóc lột của giai cấp công nhân.
+Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân: Từ đấu tranh kinh tế chuyển sang đấu tranh chính trị.
-Tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
Hạn chế:
+Tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng bị thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
+ Vẫn còn nặng về đấu tranh kinh tế, đòi quyền lợi trước mắt.
Câu 14.
Hướng dẫn trả lời:
Pháp: 1831 Công nhân thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm.
1834 Công nhân các nhà máy tơ Li-ông khởi nghĩa đòi thành lập nền cộng hòa.
Anh :1836-1848 Phong trào Hiến chương đòi phổ thông đầu phiếu, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
Đức :1844 Công nhân dệt Sơ-lê-din khởi nghĩa phá hủy nhà xưởng.
Những chuyên mục hay của Lịch sử lớp 8:
- Giải bài tập Sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 8
- Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi – Đáp án môn Lịch sử lớp 8
- Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8
Xem thêm: Đề thi chuyên đề 1: Thời kì xác lập của chủ nghĩa từ thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX ( phần 3) – Lịch sử 8