18/06/2018, 11:14

Đan Mạch - Một xã hội dân chủ được xây dựng trên nền tảng pháp luật

Hệ thống chính quyền Đan Mạch được điều hành theo chế độ dân chủ đại nghị*. Điều này có nghĩa là các quyết định quan trọng nhất đều được các chính trị gia ban hành – trong Quốc hội Đan Mạch*, trong các hội đồng tỉnh* và trong các hội đồng địa phương* - tất cả đều do nhân dân bầu ra. ...

Hệ thống chính quyền

Đan Mạch được điều hành theo chế độ dân chủ đại nghị*. Điều này có nghĩa là các quyết định quan trọng nhất đều được các chính trị gia ban hành – trong Quốc hội Đan Mạch*, trong các hội đồng tỉnh* và trong các hội đồng địa phương* - tất cả đều do nhân dân bầu ra.

 

Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

Nội các và Quốc hội Đan Mạch ban hành pháp chế. Chính phủ và chính quyền nhân dân bảo đảm rằng pháp chế ấy được thực hiện đầy đủ. Tòa án – các tòa án thành phố/tỉnh, các tòa án dân sự tối cao và Tòa án Tối cao – ra các quyết định của tòa án và tuyên án trong các vụ kiện, ví dụ, giữa những cá nhân công dân, giữa những công dân và những doanh nghiệp tư nhân, hoặc giữa những công dân và các nhà chức trách thành phố.

Sự phân chia quyền lực này nhằm ngăn ngừa bất kỳ sự lạm dụng quyền lực nào và để bảo đảm tính ổn định của hệ thống chính quyền đại nghị*.

Hiến pháp Đan Mạch

Chế độ dân chủ được đưa ra vào năm 1849

Chế độ dân chủ Đan Mạch, tức là hệ thống chính quyền đại nghị, được đưa ra vào năm 1849. Nó thay thế cho chế độ quân chủ chuyên chế*, chế độ đã trao vị trí quyền lực khác thường vào tay Nhà vua từ năm 1660. Nền tảng của hệ thống chính quyền này là bản Hiến pháp tháng Sáu 1849, bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Đan Mạch. Bất kể những thay đổi trong bản Hiếp pháp, các nguyên tắc cơ bản của nó vẫn kết hợp chặt chẽ với bản Hiến pháp 1953 hiện hành.

Phụ nữ có quyền bỏ phiếu khi bản Hiến pháp Đan Mạch được sửa đổi bổ sung vào năm 1915.

Các quyền lập hiến

Bản Hiến pháp kết hợp chặt chẽ các luật lệ cơ bản của chính quyền và bảo đảm một số lượng lớn các quyền cơ bản và sự tự do.

Những luật lệ này có lẽ là những luật lệ có tác động lớn nhất đến đời sống hàng ngày của người dân Đan Mạch. Khi người ta nói về “các quyền lập hiến” của họ, họ đang nói đến sự tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng và tự do sở hữu.

Gia đình Hoàng Gia

Nền quân chủ lâu đời nhất trên thế giới

Chế độ quân chủ Đan Mạch là chế độ lâu đời nhất trên thế giới. Tồn tại hơn một nghìn năm với nhiều vị vua, nữ hoàng, hoàng tử và công chúa cai trị Đan Mạch. Vị vua Đan Mạch được biết đến đầu tiên là Gorm Già (Gorm den Gamle), người đã trị vì vào thế kỷ thứ 10 sau công nguyên. Từ năm 1660 đến 1849, Đan Mạch được điều hành bởi chế độ quân chủ chuyên chế.

Chế độ quân chủ lập hiến

Ngày nay, Đan Mạch thuộc một chế độ quân chủ lập hiến điều hành theo một cơ cấu dân chủ. Điều này nghĩa là quyền lập pháp được cùng trao cho nhà Vua và Quốc hội.

Quốc hội Đan Mạch có quyền ngoại lệ trong việc thông qua các dự luật, nhưng họ phải được quốc chủ ký tên đồng ý để chúng trở thành đạo luật. Gia đình Hoàng gia không có các quyền lực chính trị, nhưng các thành viên của nó đảm nhiệm một số lượng lớn các trách nhiệm đại diện trong và ngoài Đan Mạch

Sự sửa đổi bổ sung bản Hiến pháp Đan Mạch được thông qua vào năm 1953 đã chấp thuận sự đề cử người kế vị nữ giới vào ngai vàng.

Quyền lập pháp

Quốc hội quốc gia Đan Mạch, Folketinget, có 179 thành viên được tập hợp nên từ một lượng lớn các đảng phái chính trị. Các nghị sĩ Đan Mạch được bầu theo nhiệm kỳ tối đa bốn năm. Tuy nhiên, Thủ tướng Đan Mạch có quyền giải tán Quốc hội và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu trước thời điểm kết thúc của nhiệm kỳ bốn năm.

Hai thành viên của Quốc hội Đan Mạch được chọn từ khu vực Greenland và hai từ quần đảo Faroe.

Tính công khai và tính minh bạch

Tính công khai và tính minh bạch nằm trong các đặc điểm quan trọng của một chính quyền đại nghị. Do vậy, tất cả những cuộc họp quốc hội đều mở cửa cho quảng đại quần chúng, và bất kỳ công dân nào cũng có thể liên lạc và đặt câu hỏi cho những chính trị gia. Hệ thống chính trị cũng được toàn bộ cử tri giám sát và đánh giá qua báo chí.

  

Nữ hoàng Margrethe đệ nhị

Nữ hoàng Margrethe đệ nhị là Quốc vương Đan Mạch từ năm 1972. Gia đình hoàng gia Đan Mạch rất nổi tiếng và trên nhiều khía cạnh, được xem là biểu tượng của những giá trị và sự thống nhất quốc gia.

Quyền hành pháp

Cơ quan hành pháp nhân dân

Chính phủ bao gồm các bộ trưởng từ một hoặc vài đảng phái chính trị và đứng đầu là Thủ tướng. Nếu Chính phủ không được sự ủng hộ của phần lớn đại biểu trong Quốc hội, chính phủ đó phải từ chức hoặc kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử. Thủ tướng sẽ bổ nhiệm nội các, và mỗi một bộ trưởng được trao trách nhiệm trong lĩnh vực của riêng từng người. Quyền hành pháp được trao cho các bộ - bao gồm các cơ quan thẩm quyền địa phương và các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh – được biết đến dưới tên chung “cơ quan hành pháp nhân dân”.

Các nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ và các bộ là chuẩn bị và quản lý pháp chế.

Quyền tư pháp

Các tòa án độc lập

Các tòa án Đan Mạch mang tính độc lập. Điều này nghĩa là cả Chính phủ và Quốc hội đều không thể gây ảnh hưởng đến các quyết định của tòa án.

Đan Mạch có một Tòa án Tối cao, hai tòa án dân sự tối cao và 82 tòa án thành phố/tỉnh. Ngoài ra, có rất nhiều tòa án đặc biệt giải quyết các vụ việc trong những lĩnh vực đặc biệt. Ví dụ như Tòa án Công nghiệp Đan Mạch (Arbejdsretten) và Tòa án Thương mại và Hàng hải Đan Mạch (Sø- og Handelsretten).

Các tòa án địa phương và Tòa án Dân sự Tối cao

Hầu hết các vụ việc – cả dân sự lẫn hình sự - đều được cố gắng giải quyết tại các tòa án khu vực*. Hầu hết các bản kháng án từ một tòa án địa phương đều chuyển lên tòa án dân sự tối cao*.

Tòa án Tối cao

Tòa án Tối cao Đan Mạch là tòa án quốc gia cao nhất Đan Mạch. Nó là tòa án của cấp độ kháng án cuối cùng. Điều này nghĩa là Tòa án Tối cao chỉ giải quyết những trường hợp kháng án – thường là từ một trong các Tòa án Dân sự Tối cao. Các quyết định của Tòa án Tối cao Đan Mạch mang tính chất cuối cùng và kết thúc.

Tòa Phúc thẩm Đặc biệt

Bất kỳ công dân nào cũng có thể khiếu nại lên Tòa Phúc thẩm Đặc biệt (Den Særlige Klageret) nếu người đó yêu cầu mở lại một vụ kiện hình sự, ví dụ, nếu có thêm thông tin mới, hoặc người đó không thỏa mãn với cách mà thẩm phán hoặc luật sư bị cáo giải quyết vụ kiện.

Các thành phố tự trị và các tỉnh

Liên quan mật thiết với người dân

Đan Mạch được phân chia thành những thành phố và tỉnh được điều hành bởi các hội đồng dân bầu một cách độc lập. Điều này nhằm bảo đảm các quyết định đều liên quan mật thiết với người dân, càng nhiều càng tốt.

Trong khi Quốc hội và Chính phủ Đan Mạch lập nên cơ cấu chức năng cho xã hội Đan Mạch, các thành phố và các tỉnh lại chịu trách nhiệm thực thi đầy đủ nó.

Do vậy, Quốc hội chấp thuận một đạo luật (Đạo luật Hòa hợp Dân tộc Đan Mạch*) cho phép các thành phố đưa ra sáng kiến nhằm hỗ trợ sự hòa nhập của những công dân mới vào xã hội Đan Mạch.

Các đảng phái chính trị và các nhóm không đảng phái

Các thành phố có một thị trưởng và các thành viên của hội đồng địa phương đứng đầu, tất cả họ đều được lựa chọn qua bầu cử trực tiếp. Các cuộc bầu cử hội đồng địa phương và tỉnh được tổ chức bốn năm một lần. Cả các đảng phái chính trị và các nhóm không đảng phái đều chạy đua trong những cuộc bầu cử này.

Chính quyền thành phố tự trị

Trong nhiều khía cạnh, các thành phố được phép theo đuổi các chính sách địa phương. Đây là lý do tại sao mức thuế, số lượng các cơ sở trông trẻ ban ngày, các khu nhà an dưỡng, các hoạt động thư giãn và các hoạt động văn hóa ở thành phố này lại khác biệt so với thành phố khác.

Chính quyền khu vực

Các hội đồng tỉnh giải quyết nhiều nhiệm vụ cần được giải quyết ở cấp độ khu vực. Ví dụ, các thành phần trong hệ thống vận tải công cộng, việc điều hành các bệnh viện và sự quản lý giám sát môi trường tổng thể.

Các cuộc bầu cử và tham gia vào chính trị

Quyền bỏ phiếu

Đến tuổi 18, tất cả công dân đều có quyền đi bỏ phiếu và tranh cử trong các cuộc bầu cử hội đồng địa phương và tỉnh. Tuy nhiên, đối với những người có quốc tịch ngoài EU* và các quốc gia Bắc Âu, chỉ người cư trú lâu dài tại Đan Mạch với thời gian ba năm gần đây nhất trước cuộc bầu cử mới được quyền này.

Để tham gia vào các cuộc bầu cử quốc gia và các cuộc trưng cầu dân ý, bạn phải có được quốc tịch Đan Mạch.

Các công dân đến từ các quốc gia thành viên EU được quyền bỏ phiếu tại các cuộc bỏ phiếu cho Nghị Viện Châu Âu* - ở tại quốc gia họ cư trú hoặc tại quốc gia bản xứ của họ.

Bỏ phiếu – một nghĩa vụ công dân quan trọng

Trước một cuộc bỏ phiếu hoặc trưng cầu dân ý, những công dân có quyền bỏ phiếu sẽ nhận một lá phiếu thông báo địa điểm và thời gian bỏ phiếu.

Sử dụng quyền bỏ phiếu là điều cơ bản chứng tỏ mình là một công dân Đan Mạch. Nó cũng là hình thức quan trọng mà một cá nhân công dân có thể gây ảnh hưởng đến cộng đồng và đời sống hàng ngày của chúng ta.

Các đảng phái chính trị

Nếu bạn muốn gây ảnh hưởng đối với sự bổ nhiệm các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử hội đồng địa phương và tỉnh - hoặc nếu bạn muốn được tự mình tranh cử - bạn có thể tham gia vào một đảng phái chính trị hoặc tự bổ nhiệm mình vào một nhóm không đảng phái.

Để ảnh hưởng đến sự bổ nhiệm các ứng cử viên trong cuộc bầu cử quốc gia, bạn phải là thành viên của một đảng phái chính trị.

  

Các Hội đồng Hòa hợp

Dân tộc Hầu hết các thành phố có nhiều cơ quan tư vấn khác nhau phụ trách những vấn đề đặc biệt. Chúng bao gồm các hội đồng người về hưu, hội đồng thanh niên và các hội đồng hòa hợp dân tộc. Nhiệm vụ của các hội đồng hòa hợp dân tộc là hướng dẫn cho các hội đồng thành phố các vấn đề hòa hợp dân tộc. Nhà chức trách thành phố bạn sẽ cho bạn biết liệu một hội đồng hòa hợp dân tộc đã được – hoặc sẽ được – thành lập trong thành phố của bạn hay không, và nếu không, bạn có thể hỏi người để thành lập nên nó. Chính quyền thành phố bắt buộc cung cấp các dịch vụ văn phòng cho Hội đồng Hòa hợp Dân tộc. Đề cập đến các cuộc bầu cử hội đồng thành phố, các hội đồng hòa hợp dân tộc chỉ định những người đại diện cho Hội đồng các Dân tộc Thiểu số toàn quốc (Rådet for Etniske Minoriteter) trong số những thành viên tị nạn hoặc nhập cư. Cơ quan này tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Các vấn đề về Người tị nạn, Nhập cư và Hòa hợp Dân tộc về các vấn đề quan trọng đối với những người tị nạn và nhập cư
 
 

Các đảng phái chính trị và các tổ chức phi chính phủ (NGO)

Bạn có thể tác động đến xã hội theo nhiều cách khác ngoài việc bỏ phiếu tại các cuộc bầu cử hoặc trở thành thành viên của một đảng phái chính trị, ví dụ, bằng cách trở thành một thành viên tích cực của một hiệp hội quan tâm đến các quyền lợi của những nhóm người cụ thể, tức là một nhóm có chung lợi ích hoặc NGO. Các NGO có vai trò quan trọng trong nền dân chủ Đan Mạch vì họ đóng góp tích cực vào công việc xã hội, và bởi vì họ được yêu cầu đóng góp ý kiến cho những đề xuất của các chính trị gia. Trước khi một dự luật được thảo luận trong Quốc hội Đan Mạch, nó thường được đệ trình lên ban cố vấn với nhiều tổ chức có quan điểm và mối quan tâm cụ thể để xin ý kiến. Các NGO – như các tổ chức bệnh nhân, tổ chức môi trường hoặc tổ chức công nghiệp – cũng tìm kiếm để thuyết phục các chính trị gia để trình hoặc thông qua các đề xuất có lợi cho phía họ đang ủng hộ.

Một xã hội được xây dựng trên nền tảng pháp luật

Việc Đan Mạch thuộc chế độ dân chủ cũng ngụ ý ám chỉ rằng nó là một xã hội lập hiến (được xây dựng trên nền tảng pháp luật). Điều này nghĩa là quyền hành pháp được điều hành một cách dân chủ, và rằng các tòa án không liên quan gì đến cơ quan điều hành. Nó cũng có nghĩa rằng mọi người có các quyền lợi và quyền tự do cơ bản, rằng mọi người có trách nhiệm tuân thủ luật pháp và được quyền nhận sự đối xử công bằng, trước cả tòa án lẫn các cơ quan điều hành có thẩm quyền.

Tính bí mật nghề nghiệp

Tất cả nhân viên chính quyền nhân dân đều phải tuân thủ tính bí mật nghề nghiệp. Do vậy, họ cần sự chấp thuận của bạn để chuyển đi bất kỳ thông tin nào họ có thể có người từ bạn đến người khác, ví dụ người tuyển dụng hoặc bác sĩ của bạn.

Truy nhập vào các tài liệu

Theo Luật Quản Lý Công Cộng Đan Mạch, bạn được quyền truy nhập vào các tài liệu của chính bạn. Nếu bạn xin truy nhập vào những tài liệu này, thường bạn sẽ được chỉ dẫn các nội dung của các tài liệu.

Tuy nhiên, các đơn xin truy nhập tài liệu có thể bị từ chối nếu nhà chức trách có liên quan thấy rằng việc phơi bày những thông tin như thế có thể gây bất lợi cho một bên thứ ba.

Ban Thanh Tra Quốc Hội Đan Mạch

Ban Thanh Tra Quốc Hội Đan Mạch được Quốc hội bổ nhiệm và giải quyết với những vấn đề có liên quan đến những sai lầm hoặc thiếu sót trong các công việc điều hành nhân dân. Ban Thanh Tra có thể can thiệp hoặc để tiếp tục một vụ kiện hoặc theo đuổi ý kiến của riêng thanh tra viên. Ban Thanh Tra hoạt động độc lập với Chính phủ.

Bất kỳ ai nghi ngờ các nhà chức trách không tuân thủ các luật lệ và qui tắc hoặc phạm lỗi trong quá trình xử lý sai lầm có thể liên lạc Ban Thanh Tra để được giúp đỡ. Tuy nhiên, tất cả các hình thức kiện tụng khác phải được trình lên xem xét mọi mặt trước tiên. Dịch vụ thanh tra là miễn phí đối với tất cả mọi công dân.

 

Các quyền công dân và cách thức đệ trình các đơn kiện về các nhà chức trách nhà nước

Luật Quản Lý Công Cộng Đan Mạch yêu cầu các nhà chức trách đối xử với mọi công dân một cách công bằng. Theo Luật này, các lý do phải được nêu lên khi từ chối tiếp nhận một đơn xin hoặc một yêu cầu. Hơn nữa, các nhà chức trách phải luôn cung cấp hướng dẫn có liên quan đến nơi nào và làm thế nào để đệ trình đơn kiện. Luật bao gồm các điều khoản về thời gian được phép đối với việc xử lý một đơn kiện và đối với loại thông tin mà những người dân được quyền biết. Một cách sơ lược, Luật này xác nhận các luật lệ đối với các quá trình xử lý để được các bộ, ngành, hội đồng, ban và ủy ban, cũng như các nhà chức trách thành phố và tỉnh tuân theo.

Tội phạm và hình phạt

Nếu có các lý do để nghi ngờ rằng một người đã phạm tội, cảnh sát sẽ điều tra, ban khởi tố sẽ chính thức kết tội và tòa án sẽ quyết định liệu người có liên quan nên bị trừng phạt hay không.

Quyền được thưa kiện trước một thẩm phán trong vòng 24 giờ

Bất kỳ ai bị bắt và bị buộc tội đều có quyền được thưa kiện trước một thẩm phán trong vòng 24 giờ. Thẩm phán sẽ quyết định liệu một người có nên bị giam giữ trong suốt các quá trình điều tra thêm hay không.

Đối tượng tình nghi trong một vụ án hình sự có quyền im lặng trong quá trình hỏi cung và được quyền có một luật sư.

Bắt phạt và tống giam

Có hai hình thức phạt khác nhau: bắt phạt và tống giam.

Án treo và án giam

Một bản án phạt tù có thể thuộc loại hoặc án treo hoặc án giam. Những người nhận án treo sẽ vào tù chỉ khi họ phạm các tội hình sự mới. Tuy nhiên, các điều kiện khác có thể được áp đặt với người phạm tội, thí dụ như sự tự nguyện chấp nhận hình phạt.

Không có án tử hình

Đan Mạch không có án tử hình, vì thế hình thức phạt tù chung thân là sự tuyên án nghiêm trọng nhất mà tòa án có thể đặt ra.

Thanh niên dưới 15 tuổi

Thanh niên dưới 15 tuổi không thể bị bắt giam. Thay vào đó, một số biện pháp xã hội nào đó sẽ được tiến hành chống lại chúng.

Ví dụ, thanh niên có thể phải tham gia nhiều khóa huấn luyện khác nhau hoặc được gửi đến một cơ quan trẻ vị thành niên có bảo đảm.

Hồ sơ phạm tội

Cả những bản án treo lẫn án giam có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Bất kỳ người phạm tội bị kết án nào cũng sẽ có một hồ sơ phạm tội cho biết loại hình phạm tội có liên quan và bản án đã kết luận.

Điều này có thể có nghĩa rằng những người phạm tội có thể cảm thấy khó khăn sau này khi tìm một công việc vì những nhà tuyển dụng có thể yêu cầu một bản sao của hồ sơ phạm tội của họ trước khi thuê họ.

Miễn phí tư vấn pháp luật

Sự giúp đỡ tài chính từ các nhà chức trách chính quyền

Bất kỳ ai có thu nhập thấp có thể xin miễn phí tư vấn pháp luật về các quá trình pháp lý. Nếu bạn được miễn phí tư vấn pháp luật, bạn sẽ nhận được sự trợ giúp tài chính từ các nhà chức trách chính quyền đối với phí tư vấn pháp luật và bất kỳ chi phí nào phải được trả trong các quá trình pháp lý.

Tư vấn pháp lý

Nếu bạn có vấn đề liên quan đến pháp luật, bạn có thể liên lạc với một trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Vụ Tư vấn Pháp lý (Advokatvagten). Tại đây, các luật sư sẽ cho bạn lời khuyên ẩn danh về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, hoặc miễn phí hoặc mất một khoản phí vừa phải.

Cảnh sát Đan Mạch

Bất kỳ ai cũng có thể liên lạc với cảnh sát

Trách nhiệm chính của cảnh sát là giữ gìn pháp luật và trật tự và để ngăn chặn, điều tra và giải quyết các vụ án. Bất kỳ ai cũng có thể liên lạc với cảnh sát để nhờ giúp đỡ trong việc tìm kiếm những vật bị thất lạc hoặc những người mất tích, và tường trình những vụ phạm tội.

Bạn có thể, ví dụ, liên lạc với cảnh sát nếu bạn trở thành nạn nhân của một vụ mất trộm hoặc ngược đãi, hoặc nếu bạn nghĩ bạn bị phân biệt đối xử.

Cảnh sát cũng phát hành hộ chiếu và bằng lái xe.

 

Các cuộc biểu tình

Bất kỳ ai ở Đan Mạch đều được quyền biểu tình, nếu cảnh sát được thông tin trước về cuộc biểu tình. Cảnh sát cũng có thể có mặt tại các cuộc biểu tình để bảo đảm rằng những cuộc biểu tình được tiến hành theo một cách thức hòa bình.

Hợp tác SSP

Trong nhiều lĩnh vực, cảnh sát hợp tác với các quan chức xã hội và các trường học dưới một nỗ lực hợp tác, được nhắc đến với tên gọi hợp tác SSP (Skole, Sociale Myndigheder và Politi), để ngăn chặn tội ác giữa những thanh thiếu niên.

Các luật lệ dành cho cảnh sát

Cảnh sát phải tuân thủ các luật lệ và quy tắc khi ngăn chặn, bắt giữ và chất vấn một người. Ví dụ, họ có thể không sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, và họ phải tuyên bố các quyền của người bị bắt giữ.

Cảnh sát hưởng sự hỗ trợ của cộng đồng

Nói chung, cảnh sát là một trong những nhóm nghề nghiệp ở Đan Mạch được dân chúng đãi ngộ. Bất kỳ ai không hài lòng với cách thức cảnh sát đối xử với họ có thể kiện trước các ủy viên công tố*.

Khi cơ quan công tố nhận đơn kiện, nó sẽ được Ủy ban Khiếu nạ̣i Cảnh sát Đan Mạch*, một cơ quan độc lập có thể ảnh hưởng đến quá trình ủy viên công tố giải quyết vụ kiện, xem xét một cách kỹ lưỡng.

Tự ý phán xử là điều bị ngăn cấm

Tự ý phán xử, chẳng hạn trả đũa cho hành động bị quấy rối bằng cách đánh ai đó, là điều bị ngăn cấm và là một hành động có thể bị trừng phạt.

Vai trò của Đan Mạch trong một thế giới rộng lớn hơn

Hợp tác quốc tế

Là một quốc gia nhỏ bé, Đan Mạch chú trọng quan tâm đến mối quan hệ hợp tác gần gũi vượt qua các hàng rào biên giới quốc gia. Do vậy, Đan Mạch được ràng buộc trong nhiều loại hình hợp tác quốc tế.

Đan Mạch là một thành viên của, ví dụ, Liên minh Châu Âu (EU), Hội đồng Châu Âu, Liên Hợp Quốc (UN), Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Các hiệp định quốc tế

Trong mối liên hệ này, Đan Mạch đã ký nhiều hiệp ước quốc tế về bảo vệ nhân quyền, bao gồm hiệp ước quốc tế chống đánh đập tra tấn, hiệp ước quốc tế chống phân biệt chủng tộc, hiệp ước quốc tế chống phân biệt đối xử với nữ giới và hiệp ước quốc tế về quyền trẻ em.

Là một thành viên của Ủy ban Châu Âu, Đan Mạch đã tán thành và phê chuẩn Hiệp ước Châu Âu về Nhân quyền, hiệp ước có tác động đáng kể đến luật pháp Đan Mạch.

Liên minh Châu Âu (EU)

Từ năm 1973, Đan Mạch đã là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) – được biết đến trước đó với tên gọi Cộng đồng Kinh tế Châu Âu. Từ khi Đan Mạch gia nhập Cộng đồng, khối EU ngày càng tăng cường ảnh hưởng trong nhiều các vấn đề, và người dân Đan Mạch thường bị chia rẽ trong vấn đề mối quan hệ của Đan Mạch với Liên minh Châu Âu.

Liên hợp quốc (UN)

Thông qua mối quan hệ của mình với Liên Hợp Quốc, Đan Mạch mong muốn giúp đỡ mọi người có hoàn cảnh khó khăn, muốn hợp tác làm việc hướng đến nền hòa bình và sự tiến bộ trên thế giới và muốn giúp đỡ trong vấn đề tôn trọng các quyền con người.

Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

Tư cách thành viên trong khối liên minh quân sự NATO và OECD, tổ chức kinh tế châu âu, của Đan Mạch đã đưa Đan Mạch, Mĩ, Canada và một số lượng lớn các quốc gia Châu Âu xích lại gần nhau.

Các chương trình hợp tác phát triển quốc tế

Đan Mạch là một trong vài quốc gia trên thế giới đóng góp nhiều hơn tỉ lệ 0,7% tổng thu nhập quốc dân theo tiêu chí của Liên Hợp Quốc vào các chương trình hợp tác phát triển tại các nước nghèo trong khu vực châu Phi, châu Á và Mĩ Latinh.

Sự giúp đỡ kinh tế được phân phối thông qua Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác, hoặc được trực tiếp chuyển từ Đan Mạch đến các nước nhận sự giúp đỡ.

Trên phạm vi lớn, sự giúp đỡ được dựa trên mối quan hệ hợp tác gần gũi với các quốc gia nhận sự giúp đỡ, nhằm cho phép họ gánh vác trách nhiệm đối với sự phát triển xã hội của chính mình.

Giúp đỡ những người nghèo nhất, bình đẳng giới tính, dân chủ, các quyền con người và cứu tế là một vài trong số những từ then chốt trong chương trình viện trợ phát triển của Đan Mạch.

0