18/06/2018, 11:14

Nhập cư và nhập tịch

Nhập cư vào Đan Mạch Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều người đã và đang nhập cư vào Đan Mạch. Ngoại trừ dòng người nhập cư đều đặn trong suốt nhiều thời kỳ từ các quốc gia láng giềng như Đức, Ba Lan và Thụy Điển, các nhóm nhập cư nổi tiếng khác bao gồm người Hà Lan vào đầu thế kỷ 16, người Do Thái ...

Nhập cư vào Đan Mạch

Trong nhiều thế kỷ qua, nhiều người đã và đang nhập cư vào Đan Mạch. Ngoại trừ dòng người nhập cư đều đặn trong suốt nhiều thời kỳ từ các quốc gia láng giềng như Đức, Ba Lan và Thụy Điển, các nhóm nhập cư nổi tiếng khác bao gồm người Hà Lan vào đầu thế kỷ 16, người Do Thái từ thế kỷ 17 và người Pháp theo đạo Tin Lành vào cuối thế kỷ 17. Vào thập niên 1970, các công ty Đan Mạch tuyển dụng những người lao động đến Đan Mạch, đặc biệt từ Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Nam Tư và Ma-rốc, và trong những năm gần đây, nhiều người đang đổ về Đan Mạch từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt với tư cách là những người tị nạn hoặc để được đoàn tụ với gia đình của họ.

  

Những cuộc viếng thăm và những chuyến lưu lại ngắn ngày

Để được chấp thuận vào Đan Mạch, bạn phải có một hộ chiếu đang trong thời gian hiệu lực hoặc các giấy tờ thông hành được cấp phép. Bất kỳ công dân nước ngoài nào muốn ở lại Đan Mạch hơn ba tháng thường phải có giấy phép cư trú. Nếu bạn đến Đan Mạch với mục đích kiếm việc làm, bắt buộc bạn phải có cả giấy phép cư trú lẫn giấy phép làm việc. Đan Mạch đã ký một thỏa thuận hợp tác đặc biệt với các nước Bắc Âu – Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland. Do vậy, những công dân đến từ các quốc gia này được đối xử theo các quy chế đặc biệt. Điều này cũng được áp dụng đối với những công dân đến từ EU* và các quốc gia thành viên Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA) và từ Thụy Sĩ. Các công dân Bắc Âu không cần sự cho phép trước khi đi vào và/hoặc cư trú tại Đan Mạch. Theo các quy định đặc biệt của EU về vấn đề tự do di chuyển giữa các nước, các công dân từ các quốc gia thành viên EU/EEA và Thụy Sĩ có thể được cấp giấy chứng nhận cư trú từ các tỉnh có liên quan.

Người nhập cư và con cháu những người nhập cư sống tại Đan Mạch, các số gần đúng:

Nguồn: Danmarks Statistik và Bộ Các Vấn Đề về Người Tị Nạn, Nhập Cư và Hòa Hợp Dân Tộc.

1980: 153.000
1990: 215.000
2001: 396.000

Thị thực

Công dân từ nhiều quốc gia phải có thị thực để đến thăm Đan Mạch, ví dụ, để tham dự các sự kiện văn hóa hoặc các chuyến công tác, du lịch hoặc đi thăm gia đình. Một tấm thị thực không cho phép chủ nhân của tấm thị thực đó làm việc tại Đan Mạch và bình thường, nó được cấp theo chu kỳ chỉ có ba tháng. Trang chủ của Cục di trú Đan Mạch* cung cấp một danh sách các quốc gia mà các công dân tại các quốc gia ấy cần phải thị thực để đến Đan Mạch. Những người nước ngoài phải xin thị thực trước khi đến Đan Mạch. Thường thường đơn xin được người đại diện của Đan Mạch (đại sứ quán, v.v.) tại quốc gia bản xứ của người nước ngoài xử lý. Đan Mạch đã tham gia vào Hiệp ước Schengen, và do vậy, một thị thực nhập cảnh Đan Mạch thường có hiệu lực trong toàn bộ khu vực Schengen.

Những người tị nạn và người tìm nơi lánh nạn

Hiệp ước Geneva và Hiệp ước Châu Âu về Nhân quyền

Đan Mạch đã ký vào hiệp ước ngày 28 tháng Bảy năm 1951 về người tị nạn của Liên Hợp Quốc - còn được gọi là Hiệp ước Geneva - và do vậy, cam kết bảo vệ bất kỳ người nào bị ngược đãi vì các lý do chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng tôn giáo hoặc chính trị. Những người như thế có được một tình trạng được gọi là những người tị nạn theo hiệp ước. Ngoài tất cả những người tị nạn đến Đan Mạch hàng năm ra, 500 người được nhận vào trên cơ sở thỏa thuận giữa Đan Mạch và Cao ủy về Người tị nạn của Liên Hợp Quốc (UNHCR). Ngoài Hiệp ước về Người tị nạn, Đan Mạch đã ký các hiệp ước quốc tế khác, như Hiệp ước Châu Âu về Nhân quyền và Hiệp ước chống Đánh đập tra tấn của Liên Hợp Quốc. Những hiệp ước này cho phép Đan Mạch bảo vệ những kiều dân nước ngoài khỏi bị ép buộc trở về quốc gia bản xứ của họ nếu họ bị đe dọa tử hình, tra tấn và bị ngược đãi một cách vô nhân đạo hay làm mất nhân phẩm con người.

Những người tìm nơi lánh nạn

Người tìm nơi lánh nạn là một kiều dân nước ngoài xin phép cư trú với tư cách là một người tị nạn tại một quốc gia khác. Khi một đơn xin lánh nạn được đệ trình tại Đan Mạch, Cục di trú Đan Mạch* sẽ quyết định yêu cầu lánh nạn đó cần được giải quyết ở Đan Mạch hay tại một quốc gia thành viên EU khác, hoặc đơn xin đó nên được chuyển đến một quốc gia thứ ba an toàn nào đó nằm ngoài EU hay không.

Nếu được đồng ý cho lánh nạn

Nếu Cục di trú Đan Mạch thấy rằng người tìm nơi lánh nạn đáp ứng các điều kiện của cơ chế xin lánh nạn, thì người đó sẽ được cho phép ở lại Đan Mạch với tư cách là một người tị nạn. Sau đó, Cục di trú Đan Mạch sẽ quyết định xem người tị nạn sẽ được phép sống tại thành phố nào.

Nếu bị từ chối cho lánh nạn

Nếu bị từ chối cho lánh nạn, quyết định sẽ được tự động kháng cáo lên Ủy ban Người tị nạn (Flygtningenævnet). Ủy ban Người tị nạn có thể hoặc bảo lưu quyết định của Cục di trú Đan Mạch hoặc bác bỏ nó bằng cách cho phép lánh nạn.

Đoàn tụ gia đình

Những thành viên gia đình gần gũi nhất mới có đủ tư cách

Theo Đạo luật Ngoại kiều Đan Mạch*, và nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định, thì những người có địa chỉ thường trú tại Đan Mạch có thể hợp đoàn tụ với những họ hàng có quan hệ gần gũi nhất với họ. Đây được gọi là đoàn tụ gia đình. Các thành viên gia đình có đủ tư cách cho việc đoàn tụ điển hình bao gồm vợ hoặc chồng và con nhỏ.

Mối quan hệ hôn nhân hoặc chung sống như vợ chồng phải chân thật

Không thể cho phép cư trú trên cơ sở một mối quan hệ hôn nhân hoặc chung sống như vợ chồng không chân thật, mà mục tiêu duy nhất của những mối quan hệ như thế là cung cấp cho người nộp đơn một giấy phép cư trú.

Các yêu cầu liên quan đến nhà ở, tình trạng tài chính, tuổi tác, v.v.

Để được phép đoàn tụ gia đình, bạn phải đáp ứng được một số các yêu cầu nhất định nào đó tùy thuộc vào dạng phân loại của bạn. Những yêu cầu như thế có thể liên quan đến nhà ở và các điều kiện thu nhập của người cư trú, hoặc nó có thể là yêu cầu một cuộc hôn nhân trên 24 tuổi và có mối quan hệ phụ thuộc vào Đan Mạch lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác đối với cả hai phía. Một trong những mục đích của những đòi hỏi này là để bảo vệ những người còn rất trẻ khỏi bị ép buộc kết hôn trái với ý muốn của mình, và để bảo đảm nền tảng tốt nhất có thể có đối với quá trình đoàn tụ.

Giấy phép cư trú

Cấp phép cư trú vô thời hạn

Giấy phép cư trú với cơ chế cư trú lâu dài được cấp chủ yếu cho những người tị nạn và những người được đoàn tụ với gia đình của họ. Nếu bạn được cấp giấy phép cư trú với cơ chế cư trú lâu dài, bạn có thể lấy được giấy phép cư trú vô thời hạn sau vài năm, nếu bạn đã cố gắng hòa nhập với xã hội Đan Mạch, và bạn đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Trong số các yêu cầu khác đó, bạn có thể không nợ nần với số tiền trên mức nào đó đối với các cơ quan thẩm quyền nhà nước hoặc phạm vào các tội nghiêm trọng.

Giấy phép cư trú có thể bị thu hồi

Nếu bạn có được giấy phép cư trú của mình bằng cách gian lận hoặc được trình báo là một người không cần đến trong Hệ thống Thông tin Schengen*, bạn có nguy cơ bị thu hồi lại giấy phép cư trú, bất kể nó được cấp trong khoảng thời gian bị giới hạn hoặc không giới hạn.

Một giấy phép cư trú có thời hạn cũng có thể bị thu hồi vì những lý do khác, chẳng hạn nếu thông tin được cung cấp theo mẫu đơn xin hoặc trong giấy phép cư trú không chính xác hoặc không còn có giá trị. Chẳng hạn, nếu bạn được đoàn tụ với vợ hoặc chồng của bạn tại Đan Mạch, nhưng không còn chung sống với nhau nữa, thì giấy phép cư trú của bạn thường là sẽ bị thu hồi lại.

Cho đến khi được cấp giấy phép cư trú lâu dài, những người tị nạn mới được hưởng sự bảo vệ của xã hội Đan Mạch trong những lần như khi họ có thể bị ngược đãi khi quay trở về quốc gia bản xứ của họ. Điều này ngụ ý, trong số những điều khác, rằng giấy phép cư trú có thời hạn của bạn có thể bị thu hồi nếu bạn đi nghỉ tại quốc gia bản xứ của mình.

Cuối cùng, giấy phép cư trú của bạn - cho dù nó có thời hạn hoặc vô thời hạn - sẽ mất hiệu lực nếu bạn bỏ rơi tổ ấm của mình tại Đan Mạch hoặc cư trú bên ngoài Đan Mạch trong một khoảng thời gian dài hơn.

Trục xuất

Bất kỳ người nước ngoài nào bị kết án phạm một tội ác nghiêm trọng đều có thể bị trục xuất khỏi Đan Mạch.

Vấn đề hồi hương

Hướng dẫn và sự giúp đỡ tài chính

Nếu vào một lúc nào đó, bạn xem xét việc quay trở về quốc gia bản xứ của mình, nhưng không chắc liệu việc đó có an toàn hay không, hoặc bạn và gia đình bạn sẽ có thể đương đầu với vấn đề tài chính như thế nào, bạn có thể tìm lời khuyên từ Hội đồng Người tị nạn Đan Mạch (Dansk Flygtningehjælp). Hơn thế nữa, chính quyền thành phố có thể cấp sự hỗ trợ tài chính cho bạn và gia đình bạn để hồi hương về quốc gia bản xứ hoặc quốc gia cư trú trước kia của bạn.

Sự đánh giá bởi nhà chức trách thành phố

Nếu bạn xem xét việc quay trở về quốc gia bản xứ hoặc quốc gia cư trú trước kia của mình, bạn nên liên lạc với chính quyền thành phố nơi bạn sinh sống. Căn cứ trên sự đánh giá tình hình tài chính của bạn, họ sẽ xác định số tiền thanh toán cho việc trợ giúp tài chính mà bạn được quyền hưởng. Tiền hỗ trợ bao gồm các chi phí đi lại, chi phí di chuyển và các thanh toán, giúp chi trả và vận chuyển các thiết bị kinh doanh và các chi phí bảo hiểm y tế và thuốc thang theo đơn mà bạn có.

Phí thanh toán hồi hương có lợi đối với các thành viên gia đình hợp nhất phụ thuộc vào một số yêu cầu nhất định

Nếu bạn đến Đan Mạch với mục đích đoàn tụ gia đình và mong muốn quay trở về quốc gia bản xứ của mình, bạn chỉ có thể có được sự hỗ trợ tài chính nếu bạn trở về cùng với thành viên gia đình mà bạn được đoàn tụ.

Chỉ được hỗ trợ một lần

Tiền hỗ trợ để quay trở về quốc gia bản xứ hoặc quốc gia cư trú trước kia của bạn chỉ được cấp một lần.

Tiền trợ cấp phục hồi

Nếu bạn ít nhất 65 tuổi, hoặc ít nhất 55 tuổi và không còn đủ năng lực làm việc, bạn được quyền hưởng tiền trợ cấp phục hồi. Bạn có thể nhận được trợ cấp đặc biệt này vào mỗi tháng trong năm năm. Để đạt tiêu chuẩn đối với sự trợ cấp này, bạn phải có giấy phép cư trú vô thời hạn và là người cư trú liên tục tại Đan Mạch trong vòng ít nhất năm năm.

Quyền công dân (quốc tịch) Đan Mạch

Theo Hiến pháp Đan Mạch, quyền cấp quốc tịch Đan Mạch nhìn chung thuộc về Quốc Hội. Quốc hội sử dụng quyền này trong việc ban hành cái gọi là Luật quốc tịch trên cơ sở đúng với thủ tục. Do vậy, để đủ tư cách có được quyền công dân Đan Mạch, bạn phải thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định đã được Quốc hội Đan Mạch thiết lập nên.

Những tiêu chuẩn này bao gồm kiến thức nhất định về tiếng Đan Mạch, được chứng minh qua chứng chỉ được cấp bởi một trung tâm đào tạo ngôn ngữ hoặc các tổ chức giáo dục khác. Bạn cũng phải đạt được một số yêu cầu liên quan đến thời gian bạn sống tại Đan Mạch. Về cơ bản, bạn phải là người cư trú liên tục tại Đan Mạch trong vòng ít nhất chín năm. Đối với những người tị nạn và người dân không có tư cách công dân, thời gian cư trú bắt buộc chỉ là tám năm. Người nộp đơn đã có hành vi phạm tội không thể có được quyền công dân Đan Mạch cho đến sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu là hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, người ấy sẽ không bao giờ được trở thành công dân Đan Mạch, hoặc bạn không thể trở thành công dân Đan Mạch nếu bạn có bất kỳ khoản tiền nợ nào đối với các cơ quan thẩm quyền nhà nước, chẳng hạn tiền thanh toán (tiền hoàn trả lại) quá hạn của những khoản trợ cấp công cộng, các khoản vay, các loại thuế và thuế hàng hóa nào đó.

Bạn ít nhất phải 18 tuổi trước khi xin cấp quốc tịch Đan Mạch. Bạn nên nộp đơn xin của mình cho cảnh sát tại khu vực cảnh sát bạn cư trú. Cảnh sát cũng sẽ cho bạn biết đơn xin sẽ được giải quyết trong bao lâu.

Một số công dân có thể được cấp quốc tịch Đan Mạch qua tờ khai. Ngoài các công dân được sinh ra tại Đan Mạch và các công dân thuộc các nước Bắc Âu khác, điều này cũng áp dụng cho các kiều dân nước ngoài còn trẻ không có hồ sơ phạm tội đã sống tại Đan Mạch ít nhất 10 năm. Bạn có thể lấy thêm thông tin và mẫu đơn xin tại tỉnh bạn cư trú.

Khi bạn được cấp quốc tịch Đan Mạch, bạn được quyền giữ một hộ chiếu Đan Mạch và bỏ phiếu và được tranh cử tại các cuộc bầu cử quốc gia.

0