Thông tin

Mã trường TSN

Số điện thoại

Email

Website //www.ntu.edu.vn

Địa chỉ Số 2 Nguyễn Đình Chiểu,Tp. Nha Trang

Đại Học Nha Trang

Trường Đại học Nha Trang (Nha Trang University - NTU) là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ của Trường: 02, Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Nha Trang thuộc tọa độ 12o Vĩ Bắc, 109o Kinh Đông, km 1453 trên quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội 1278 km và thành phố Hồ Chí Minh 450 km.

Trường Đại học Nha Trang (Nha Trang University - NTU) là cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Địa chỉ của Trường: 02, Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Nha Trang thuộc tọa độ 12o Vĩ Bắc, 109o Kinh Đông, km 1453 trên quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội 1278 km và thành phố Hồ Chí Minh 450 km. Là thành phố bên bờ biển Đông, có thể đến Nha Trang dễ dàng bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Là địa danh du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn, thành phố Nha Trang cuốn hút mọi người bởi vẻ đẹp tuyệt vời của vịnh Nha Trang, một trong những vịnh đẹp nhất thế giới. Biển Nha Trang, Khánh Hòa còn là ngư trường quan trọng với nhiều hải sản phong phú, quý hiếm. Cơ sở chính của Trường Đại học Nha Trang tọa lạc trên khu vực đồi La San, phường Vĩnh Thọ, cách trung tâm thành phố 4 km về phía Bắc, gồm quần thể các ngọn đồi có diện tích hơn 20 hecta cạnh khu du lịch Hòn Chồng. Với địa hình độc đáo của đồi núi xen kẽ bên cạnh vịnh Nha Trang, các công trình kiến trúc phục vụ học tập và sinh hoạt được kết nối bởi những con đường trải nhựa uốn lượn dưới bóng cây xanh mát, Đại học Nha Trang là một trong những trung tâm đào tạo, văn hóa lớn của khu vực và một địa chỉ du lịch hấp dẫn của thành phố biển Nha Trang. Đại học Nha Trang là trường đa ngành, với các chuyên ngành thủy sản là truyền thống và thế mạnh, đào tạo cán bộ trình độ đại học và trên đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ nghề cá cả nước, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Nam Trung bộ và Tây Nguyên, đặc biệt cho tỉnh Khánh Hòa. Nhà trường hiện có gần 700 cán bộ viên chức, trong đó có 450 cán bộ giảng dạy với 14 giáo sư, phó giáo sư, gần 100 giảng viên cao cấp và giảng viên chính. Hơn 50% cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ. Số còn lại có hơn 150 người đang học các lớp cao học và nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài. Lưu lượng sinh viên đại học có gần 23.000 người, trong đó khoảng 10.000 đang học tại cơ sở Nha Trang, cùng với gần 1200 học viên cao học và 70 nghiên cứu sinh. Đảng bộ Trường Đại học Nha Trang trực thuộc Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, có 23 chi bộ trực thuộc với 325 đảng viên. Bộ máy tổ chức của Trường gồm Ban Giám hiệu do Hiệu trưởng đứng đầu cùng với các Phó Hiệu trưởng, 8 đơn vị tham mưu và phục vụ, 1 Phân hiệu, 9 khoa với 44 bộ môn trực thuộc, 8 viện và trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo. 8 Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên là nơi tập hợp cán bộ viên chức và sinh viên thực hiện quyền và nghĩa vụ trong công tác và học tập, đoàn kết xung quanh Đảng ủy và Ban Giám hiệu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Trường có hơn 100 phòng học thuộc 12 tòa nhà được trang bị khá hiện đại với lưu lượng 6000 sinh viên một ca học, cùng hàng chục phòng thí nghiệm, phòng hội thảo chuyên đề đạt tiêu chuẩn quốc tế. Gần 1000 máy tính phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, quản lý, khai thác và quảng bá thông tin của Trường trên internet. Thư viện đại học được trang bị hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu. Hệ thống phòng ở của ký túc xá thiết kế khép kín phục vụ cho 2500 sinh viên nội trú. Các công trình thể thao, vui chơi giải trí và cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, tạo cho khuôn viên Trường có vẻ đẹp đặc trưng. Hàng năm Nhà trường tuyển sinh khoảng 150 học viên cao học, 10 nghiên cứu sinh, gần 3000 sinh viên hệ đại học chính quy, 1200 sinh viên hệ liên thông và bằng hai, 2500 sinh viên hệ vừa học vừa làm. Chương trình đào tạo của 25 chuyên ngành với 185 môn học bậc đại học thường xuyên được đổi mới và cập nhật. Quy trình đào tạo theo học chế tín chỉ được bắt đầu từ năm 1995 và đã được đưa vào áp dụng triệt để từ năm 2010. Nhà trường còn liên kết đào tạo với nhiều địa phương trong cả nước. Đến năm 2013, Trường đã đào tạo được trên 25.000 kỹ sư và cử nhân hệ chính quy, gần 1050 thạc sĩ và trên 60 tiến sĩ (trong đó có hàng trăm tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư cho các nước bạn); trên 10.000 kỹ sư, cử nhân hệ vừa học vừa làm. Cùng với việc tạo nhiều nguồn kinh phí và sự hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương… để củng cố, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, Nhà trường rất chú ý đến các hoạt động tạo dựng và thúc đẩy phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt trong sinh viên. Nhà trường hiện đang hợp tác đào tạo, nghiên cứu với gần 50 viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Đồng thời đang thực hiện nhiều dự án quốc tế lớn.1 Những kết quả đó phản ánh sự cố gắng của toàn thể cán bộ viên chức và sinh viên dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban Giám hiệu, nhằm khẳng định vị trí và truyền thống của trường đầu ngành thủy sản, trung tâm đào tạo đa ngành và nghiên cứu khoa học lớn của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với nội lực truyền thống của nửa thế kỷ qua, Trường Đại học Nha Trang đang bước vào thế kỷ 21 với sức lực, trí tuệ của đơn vị Anh hùng lao động. 1 Các số liệu trên tính đến hết năm 2013 9 GIAI ĐOẠN 1 KHOA THỦY SẢN, TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG (1959 –1966) BỐI CẢNH Sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta bước vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ và tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng chế độ mới - chế độ Xã hội chủ nghĩa. Hội nghị lần thứ 7 và 8 Ban chấp hành Trung ương (khóa II) xác định: “Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt yếu là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam, trong đó ở miền Bắc cải cách ruộng đất vẫn là công tác trung tâm, nhưng khôi phục kinh tế là trọng yếu”. Miền Bắc bắt tay vào khôi phục kinh tế và xây dựng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện vô cùng khó khăn từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Trước năm 1945 nền giáo dục nước ta phát triển chậm, số người chưa biết chữ chiếm tỉ lệ lớn, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật chỉ là con số rất nhỏ bé. Tính đến năm 1955, ở miền Bắc chỉ có 2 trường đại học, đó là Đại học Sư phạm và Đại học Y - Dược, năm 1956 có thêm 3 trường: Đại học Bách khoa, Tổng hợp và Nông Lâm. Đây là những trường đầu tiên đào tạo cán bộ trình độ cao cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của Miền Bắc. Năm học 1956 – 1957, ngành giáo dục đại học đã có 3664 sinh viên. So với các trường khác, Đại học Nông Lâm có quy mô nhỏ nhất. Trường được thành lập ngày 12/10/1956 tại Văn Điển (xã Quỳnh Đô, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông) với 3 khoa: Nông học (2 chuyên ngành Trồng trọt và Cơ khí nông nghiệp), Chăn nuôi Thú y và Lâm học1 . Tháng 10/1958, Trường Đại học Nông Lâm sát nhập với một số viện, phòng và đổi thành Học viện Nông Lâm2 . Mỗi ngành của Học viện gồm một khoa và một ban nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Học viện có các trại nghiên cứu nông, lâm tại Phú Thọ, Thái Bình, Hải Phòng … 1 Ông Bùi Huy Đáp là Giám đốc, ông Đặ 10 Học viện Nông Lâm chỉ có các ngành về nông nghiệp và lâm nghiệp, chưa đào tạo kỹ sư thủy sản, trong khi ngành thủy sản Miền Bắc đang xây dựng và phát triển, rất cần lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có trình độ cao. THÀNH LẬP KHOA THỦY SẢN Trước yêu cầu xây dựng và phát triển ngành thủy sản, Bộ Nông Lâm chỉ thị cho Học viện Nông Lâm tổ chức đào tạo cán bộ thủy sản trình độ đại học. Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, Bộ trưởng Bộ Nông Lâm ký Nghị định số 21- NL/TC/NĐ, ngày 01/8/1959 thành lập Khoa Thủy sản thuộc Học viện Nông Lâm1 . Khoa Thủy sản có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học kỹ thuật về thủy sản. Khoa gồm có các ngành Đánh cá, Nuôi cá và Chế biến thủy sản. Từng ngành có nhiều bộ môn. Khoa có một Chủ nhiệm phụ trách và một Phó Chủ nhiệm giúp việc Chủ nhiệm. Tổ chức chi tiết nội bộ Khoa do Học viện quy định. Nghị định được công bố tại Văn Điển, nơi đứng chân của Học viện. Tháng 8/1959, Học viện tuyển sinh khóa 4 năm học 1959-1960, trong số đó một bộ phận được trở thành sinh viên khóa 1 của Khoa Thủy sản2 . Thời gian này nước ta chưa có cán bộ giảng dạy đại học chuyên ngành thủy sản. Học viện bổ nhiệm ông Phạm Văn Thích, Thường vụ Đảng ủy làm chủ nhiệm Khoa Thủy sản. Các ông Đào Trọng Hùng3 , Ngô Khắc Truy4 , Nguyễn Chí Bảo5 cùng các ông Nguyễn Huy Thấn, Trương Bích6 được điều động về. Họ là những cán bộ giảng dạy đầu tiên của Khoa7 . Khoa được trang bị 7 kính hiển vi, 4 cân tiểu li và một số dụng cụ giải phẫu sinh vật… là những thiết bị ban đầu ít ỏi dùng làm phương tiện giảng dạy, học tập. Chuẩn bị cho khai giảng khóa 1 của Khoa Thủy sản, Học viện xác định trước mắt phải dựa vào chương trình đào tạo kỹ sư thủy sản của Trung Quốc. Đến cuối năm 1959, Khoa Thủy sản đã có một số cán bộ giảng dạy các môn khoa học cơ bản và ngoại ngữ, có thể đáp ứng được công tác quản lý và giảng dạy, chuẩn bị triển khai học tập giai đoạn đầu cho sinh viên khóa 1. Đảng viên ban đầu chỉ có 2 đồng chí Phạm Văn Thích và Trương Minh Bửu8 . Tháng 9/1959 thành lập chi đoàn giáo viên Khoa Thủy sản, đồng chí Nguyễn Huy Thấn Bí thư. 1 Thứ trưởng Bộ Nông Lâm Lê Duy Trinh ký ban hành Nghị định này. Công báo số 31- 1959. 2 Tính theo khóa nhập học vào Khoa Thủy sản cho đến ngày nay. 3 Tốt nghiệp khoa Sinh, Đại học Sư phạm. 4 Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp. 5 Cán bộ giảng dạy trong quân đội. 6 Cán bộ giảng dạy tiếng Trung. 7 Từ năm 1958, Học viện đã chọn gần 100 sinh viên khóa 1, 2 đi học ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, họ sẽ là nguồn cán bộ giảng dạy quan trọng lần lượt được bổ sung cho Học viện, trong đó có Khoa Thủy sản. 8 Đến cuối 1959 có thêm 2 đảng viên được bổ sung là Phan Nghinh và Phạm Thế mới tốt nghiệp trung cấp Thủy sản. 11 Ngày 5/9/1959, tại Văn Điển, Khoa Thủy sản đón 151 sinh viên nhập học khóa 1 ngành thủy sản. Họ là học sinh phổ thông, học sinh Miền Nam và bổ túc công nông. Khóa 1 chia thành ba lớp: Nuôi cá 1 (thầy Nguyễn Chí Bảo chủ nhiệm, sinh viên Nguyễn Xuân Lộc làm lớp trưởng), Chế biến 1 (thầy Đào Trọng Hùng chủ nhiệm, sinh viên Đào Danh Giá lớp trưởng) và lớp Đánh cá 1 1 (sinh viên Huỳnh Công Hòa lớp trưởng, từ học kỳ 2, thầy Phan Thế Phương chủ nhiệm). Năm học 1959 – 1960, số lượng sinh viên của Học viện tăng lên, khu vực Văn Điển không còn phù hợp. Được phép của Bộ Nông - Lâm, Học viện chuyển về cơ sở ở Trại Bông (xã Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội)2 . Thầy và trò Khoa Thủy sản là lực lượng đầu tiên sang Trâu Quỳ tham gia xây dựng địa điểm mới của Học viện vào cuối tháng 9/1959. TỔ CHỨC XÂY DỰNG BAN ĐẦU Khi chuyển về Trâu Quỳ, thầy trò Khoa Thủy sản sinh hoạt, học tập trong những ngôi nhà tranh tre dựng tạm. Vừa học tập, vừa lao động làm vườn cây và một số công trình khác3 . khác3 . Tinh thần làm việc và kỷ luật của sinh viên khóa 1 rất cao, lao động nhiệt tình. Đó là bước khởi đầu của truyền thống tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn gian khổ để học tập tốt của sinh viên ngành Thủy sản. Học kỳ đầu tiên, khóa 1 chủ yếu tập trung ngoại ngữ. Học kỳ 2 năm học 1959 – 1960, Khoa được bổ sung thêm các kỹ sư Phan Thế Phương, Trần Nhất Anh ngành Khai thác, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Kim Độ ngành Nuôi, tốt nghiệp Học viện Thủy sản Thượng Hải (Trung Quốc)4 . Như vậy, cán bộ giảng dạy ngành Khai thác và và Nuôi là những giảng viên chuyên ngành đầu tiên của Khoa Thủy sản. Ngoài ra Khoa còn mời một số giáo viên của Đại học Bách khoa giảng dạy các môn nhiệt, điện, hóa công, hóa thực phẩm... Từ tháng 10/1959, tiếp tục bổ sung các ông Phạm 12 Về chính quyền, ông Phạm Văn Thích Chủ nhiệm khoa, ông Phan Thế Phương Phó chủ nhiệm khoa kiêm phụ trách bộ phận giáo vụ, ông Trương Minh Bửu Bí thư chính trị Khoa1 . Ông Phan Nghinh thư ký Khoa. Bước đầu chưa có bộ môn, chỉ có các tổ giáo viên: Chế biến (ông Đào Trọng Hùng tổ trưởng), Nuôi cá (ông Nguyễn Chí Bảo tổ trưởng), Đánh cá (ông Trần Nhất Anh tổ trưởng) và tổ Giảng dạy tiếng Trung (ông Nguyễn Huy Thấn phụ trách). Giảng dạy các môn cơ bản do giáo viên các khoa khác đảm nhiệm. Từ năm 1960, bắt đầu xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên ngành 2 . Năm học 1960 – 1961, Học viện tuyển 136 sinh viên khóa 2 cho Khoa Thủy sản, vẫn gồm 3 lớp: Đánh cá, Nuôi cá và Chế biến. Học kỳ 2 của năm học, một số chuyên gia Trung Quốc được mời về Học viện. Ngoài nhiệm vụ cố vấn cho ngành thủy sản, họ còn tham gia giảng dạy cho sinh viên và bổ túc chuyên môn cho giảng viên của Khoa. Đó là các thầy Kỷ Gia Sinh, Hoàng Chí Bân (chế biến), Trương Ấm Kiều, thầy Đặng (đánh cá) và thầy Vương (nuôi cá). Sinh viên Bành Nghị kiêm phiên dịch cho lớp Nuôi cá, thầy Phan Thế Phương tham gia phiên dịch cho lớp Đánh cá cùng các phiên dịch khác của Học viện. Do kinh phí trang bị cơ sở vật chất không đáng kể, bằng số tiền ít ỏi, mọi người tìm đến xí nghiệp hóa chất ở Bạch Mai, các xưởng thủy tinh khu vực Hà Nội, ra cả chợ trời …để mua chai lọ, dụng cụ cũ về xây dựng phòng thí nghiệm. Thầy Đào Trọng Hùng cùng sinh viên lựa chọn, chuyên chở, cọ rửa sắp xếp. Sau một thời gian, hình thành được hai phòng thí nghiệm hóa học và vi sinh vật. Tuy đơn sơ, nhưng đó là một cố gắng ban đầu đáng quý của thầy trò Khoa Thủy sản. Sinh viên ngành Nuôi được thực hành tại trại cá nước mặn, lợ Quý Kim3 (Hợp Đức, Kiến Thụy, Hải Phòng). Năm 1960, Học viện cho xây dựng trại nuôi cá nước ngọt tại Cổ Bi4 (Gia Lâm, Hà Nội) diện tích khoảng 14000 m2 . Trại Cổ Bi là nơi thí nghiệm sản xuất, nhưng do độ pH ở đây quá cao không thích hợp cho việc nuôi cá nên phải cải tạo rất vất vả. Với vốn kiến thức đã học và kinh nghiệm dân gian, cán bộ trại Cổ Bi dần cải tạo được môi trường nước và đã nuôi cá thành công, trở thành nơi học tập, thí nghiệm rất thuận tiện, hiệu quả. Vừa học tập, lao động, vừa tổ chức các hoạt động phong trào thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, tăng gia… Khoa Thủy sản tuy mới thành lập nhưng đã trở thành khoa xuất sắc của Học viện Nông Lâm. 1 Chức danh cán bộ chính trị của các đơn vị thời kỳ này. 2 Đến năm 1963 mới tạm có kế hoạch ổn định. 3 Trại do ông Nguyễn Đức Nhuận phụ trách 4 Trại do ông Phạm Thế phụ trách. Trại này là tiền thân của Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1 hiện nay 13 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Tháng 9/1960, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III được tổ chức. Báo cáo chính trị của Đại hội khẳng định: “… Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu…”, vì vậy “công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”. Muốn vậy phải “…làm cho đông đảo người dân lao động có trình độ văn hóa phát triển, nắm được khoa học kỹ thuật và …xây dựng một nền văn hóa, khoa học và kỹ thuật hiện đại”. Đường lối Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III chỉ rõ tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật và giáo dục đại học đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hội nghị quốc tế về nghề cá lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội (tháng 5/1960) và hội nghị Tây bộ Thái Bình Dương về nghề cá được tổ chức vào tháng 8/1960 tại Liên Xô. Đại diện nghề cá Việt Nam1 có mặt tại các hội nghị trên tạo được sự chú ý của quốc tế và khẳng định vị trí của những người làm công tác đào tạo cán bộ thủy sản trình độ đại học của Việt Nam. Tháng 5/1960, Chính phủ tổ chức lại Bộ Nông Lâm thành 4 cơ quan: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường quốc doanh, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản. Việc thành lập Tổng cục Thủy sản2 đánh dấu bước phát triển mới của ngành Thủy sản, là mốc quan trọng trong sự phát triển của nghề cá Việt Nam. Những sự kiện trên đã nâng cao vị thế của ngành Thủy sản đối với xã hội. Năm học 1961 – 1962, khóa 3 của Khoa Thủy sản nhập học, vẫn gồm ba lớp Đánh cá, Nuôi cá và Chế biến thủy sản. Ngoài giảng dạy và học tập tốt, Khoa luôn là đơn vị dẫn đầu về tăng gia sản xuất và văn hóa văn nghệ. Nhóm xiếc của Khoa luôn có mặt trong các đợt hội diễn của Học viện và khu vực. Nhóm được duy trì khá lâu và trở thành hình ảnh khó quên đối với thầy trò Khoa Thủy sản. Các đợt kỹ sư mới tốt nghiệp được lần lượt bổ sung về Khoa. Năm 1962: Trần Lê Thể, Ngô Đình Chùy, Nguyễn Giao, Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Trọng Đỉnh, Vũ Quang Nhung, Thái Bá Hồ (Học viện Thủy sản Thượng Hải), Trần Nguyệt Thu (Trường Đại học Vũ Hán); Năm 1963: Hồ Thế Ân, Trịnh Hoàng Trữ, Nguyễn Thị Muội, Ngô Xuân Hiến, Nguyễn Chính (Học viện Thủy sản Thượng Hải), Dương Tuấn (Trường Đại học Vũ Hán); Cũng năm 1963 một số kỹ sư vừa tốt nghiệp tại Liên Xô cũng được điều động về: Nguyễn Phạm Thụ, Bùi Văn Đệ, Hoàng Minh Trung, Hoàng Công Hác, Nguyễn Văn Hồng, Trần Đình Trọng... Ngoài ra, Khoa còn được tăng cường cán bộ tốt nghiệp ở các trường đại học và trung cấp trong nước. Các bộ môn được thành lập để triển khai đào tạo chuyên ngành cho khóa 1 và khóa 2: 1 Ông Phạm Văn Thích, chủ nhiệm khoa Thủy sản tham dự hội nghị này. 2 Ông Lê Duy Trinh là Chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Thủy sản. 14 - Chế biến: ông Đào Trọng Hùng (Trưởng bộ môn), Ngô Khắc Truy, Mai Trung Công, Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Giao, Nguyễn Trọng Đỉnh, Nguyễn Tổng, Lê Thị Đức … - Khai thác: ông Phan Thế Phương (Trưởng bộ môn), Ngô Đình Chùy, Hoàng Kim Tín, Trần Lê Thể, Nguyễn Phạm Thụ, Hoàng Công Hác … - Nuôi cá: ông Trần Nhất Anh (Trưởng bộ môn), Vũ Quang Nhung, Thái Bá Hồ, Dương Tuấn, Trần Nguyệt Thu, Trần Đình Trọng, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Kim Độ1… - Tổ tiếng Trung Quốc gồm ông Nguyễn Huy Thấn, Trương Bích, Nguyễn Văn Hằng... Số cán bộ mới bổ sung chưa có ai qua giảng dạy, về nhận lớp và lên bục giảng ngay nên còn nhiều bỡ ngỡ. Một trong những công việc nặng nề nhất là xây dựng chương trình môn học và biên soạn tài liệu giảng dạy chuyên ngành. Tài liệu giảng dạy trong nước hầu như không có, chỉ dựa vào tài liệu của số cán bộ đi học ở nước ngoài về, trong khi yêu cầu học tập chuyên ngành của khóa 1, khóa 2 rất gấp. Quá trình truyền đạt “sang tay”, thầy hình thành được giáo án thích hợp và tự bồi dưỡng khả năng sư phạm, trò tự nghiên cứu chủ động tiếp thu kiến thức. Bằng sự nhiệt tình và say mê nghề nghiệp, họ đã tự khắc phục vượt qua khó khăn ban đầu. Thời gian này, bộ môn Chế biến biên soạn một số tài liệu giảng dạy: “Vi sinh vật đại cương” (Đào Trọng Hùng, 1962), “Phân tích kiểm nghiệm hóa học thủy sản” (Ngô Khắc Truy, 1962), “Công nghệ chế biến thực phẩm Thủy sản” (Nguyễn Trọng Cẩn, 1964). Tuy chưa thật hoàn thiện, nhưng các tài liệu trên được coi là cố gắng rất lớn của các thầy. Từ năm 1962, Khoa Thủy sản được tiếp nhận một số phòng thí nghiệm cơ bản, cơ sở và chuyên môn khá hiện đại do Liên Xô viện trợ. Đây là một nguồn cơ sở vật chất rất quý giá phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của khoa. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III xác định: “nâng cao trình độ văn hóa của người dân, đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ xây dựng kinh tế… Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, xúc tiến công tác khoa học kỹ thuật…”. Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (tháng 7/1961) bàn về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi và mở mang thêm nghề rừng, nghề cá. Các nghị quyết của Đảng có tác động lớn đến phát triển sản xuất. Vì thế nhu cầu đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của các trường đại học cần phải đẩy mạnh hơn. Ngoài việc sắp xếp lại hệ thống trường, viện cho phù hợp, Chính phủ cho thành lập các trường đại học mới. 1 Ông Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Kim Độ tốt nghiệp Đại học Hải dương Sơn Đông (Trung Quốc). 15 Đầu năm 1963, Khoa Lâm học tách thành Trường Đại học Lâm nghiệp1 , Học viện Nông Lâm được đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp2 . Khoa Thủy sản trực thuộc Trường Đại học Nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp bổ nhiệm ông Trần Văn Thai 3 làm Chủ nhiệm Khoa Thủy sản4 kiêm Bí thư Liên chi ủy Khoa, ông Phan Thế Phương Phó Chủ nhiệm Khoa. Đến cuối 1963, Khoa có 12 lớp với gần 500 sinh viên, 53 cán bộ giảng dạy và quản lý. Các lớp có tinh thần đoàn kết cao trong học tập và lao động, có trách nhiệm và ý thức kỷ luật nghiêm. Nề nếp quân sự hóa được duy trì chặt chẽ, đúng chín rưỡi tối điểm danh cán bộ giáo viên, vào giờ quy định buổi tối, sinh viên phải có mặt đầy đủ trên lớp để ôn bài, người nào có kết quả học tập thấp tự giác không ra khỏi ký túc xá để tranh thủ học thêm... Vì vậy Khoa luôn là đơn vị dẫn đầu về học tập, rèn luyện của Trường Đại học Nông nghiệp. Phong trào thể dục thể thao cũng rất sôi nổi. Những vận động viên xuất sắc khối các trường đại học thành phố Hà Nội luôn có tên các thầy Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Trọng Đỉnh, Nguyễn Chí Bảo…Năm 1964, thầy Nguyễn Trọng Cẩn đạt Huy chương Đồng về nhảy xa tại Đại hội TDTT toàn quốc. Liên chi ủy Khoa bồi dưỡng phát triển đảng trong số cán bộ trẻ và những sinh viên xuất sắc. Hai đồng chí Đào Trọng Hùng và Nguyễn Tổng được kết nạp đảng đợt đầu tiên, tiếp sau là các đồng chí Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Ngọc Huỳnh, Trần Lê Thể... Công đoàn Khoa5 có nhiều cố gắng chăm lo đến đời sống vật chất tinh thần của đoàn viên, tổ chức vận động đoàn viên tham gia các phong trào của trường, tăng gia sản xuất, củng cố lực lượng tự vệ tuần tra canh gác, sẵn sàng chiến đấu… Đoàn thanh niên của Khoa là một đơn vị có phong trào hoạt động mạnh. Cán bộ Đoàn đều là những sinh viên học giỏi và có năng lực tổ chức. Những năm 1963, 1964 Mỹ tăng cường chiến tranh ở miền Nam và chuẩn bị mở rộng ra cả nước. Không khí thời chiến ở miền Bắc ngày càng tăng. Ngoài việc sẽ bố trí sơ tán sang các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng … Trường Đại học Nông nghiệp xây dựng một địa điểm sơ tán tại hai xã Độc Lập và Cai Bộ, huyện Quảng Uyên, Cao Bằng. Địa danh này được gọi là cơ sở Chiến thắng. Tại đây, một số cơ sở vật chất quan trọng được chuyển lên, có thể sẵn sàng phục vụ khoảng 800 sinh viên và 100 cán bộ, công nhân viên. Khoa Thủy sản được bố trí tại khu D (bản Nà Chầu). Tháng 7/1963, khóa 1 tốt nghiệp. 1 Trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp 2 Ông Chu Văn Biên làm Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy. 3 Phó Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi – Thú y, Học viện Nông Lâm 4 Ông Phạm Văn Thích chuyển làm Viện trưởng Viện khoa học Nông nghiệp. 5 Ông Phan Nghinh làm thư ký công đoàn đầu tiên 16 Đây là những kỹ sư đầu tiên cho ngành Thủy sản Việt Nam được đào tạo chính quy trong nước. Tuy chương trình nội dung môn học chưa hoàn chỉnh, cơ sở vật chất còn khó khăn thiếu thốn, kinh nghiệm của giáo viên chưa nhiều, nhưng chất lượng đào tạo vẫn đảm bảo tốt1 . Khóa 1 ra trường hầu hết đều trưởng thành và góp sức không nhỏ cho sự phát triển của ngành Thủy sản nước nhà. Những sinh viên xuất sắc: Nguyễn Tấn Trịnh, Nguyễn Thế Ánh, Huỳnh Công Hòa2… được giữ lại bổ sung vào lực lượng cán bộ của Khoa Thủy sản. Bên cạnh việc tổ chức tốt công tác đào tạo, ngay từ năm 1962, các đề tài nghiên cứu khoa học xuất phát từ yêu cầu thực tế đã được triển khai đạt hiệu quả tốt. Tiêu biểu là: Dùng khí ôxy phục vụ vận chuyển cá giống: Hàng năm, khi đến mùa mưa lũ, nhân dân ven sông Hồng thường vớt cá bột về ương nuôi và dùng quang gánh với đôi thúng quét sơn để vận chuyển đi xa. Thao tác vất vả nhưng hiệu quả rất thấp. Thầy Nguyễn Chí Bảo, giáo viên sinh lý học động vật nghiên cứu bơm ôxy vào túi nilon nước đựng cá bột, từ đó việc đưa cá giống đi xa đạt hiệu quả cao và thuận tiện. Tổng cục Thủy sản đã tổ chức vận chuyển cá giống, cá bố mẹ vượt Trường Sơn đến tận các tỉnh thuộc Khu Năm3 bằng phương pháp này. Cho cá mè hoa đẻ nhân tạo: Đây là công trình được triển khai đầu tiên ở nước ta từ năm 1963, do các thầy Vũ Quang Nhung, Trần Đình Trọng, Phạm Thế, Trần Tới, Ngô Quang Phẩm, Phan Trọng Hậu… thực hiện tại trại cá Cổ Bi. Sự kiện cho cá mè hoa đẻ nhân tạo gây được tiếng vang lớn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến tận nơi biểu dương và động viên anh chị em tiếp tục nghiên cứu để có thể chủ động về những giống cá có hiệu quả kinh tế khác. Thủ tướng tặng giấy khen cho cán bộ giáo viên trại cá Cổ Bi, Khoa Thủy sản. Năm 1964, thầy Vũ Quang Nhung (tiếp sau đó đến cô Đặng Thị Hồng Kỳ) phối hợp với bệnh viện C (Hà Nội) chiết xuất thành công kích dục tố prolan B (đang phải nhập của nước ngoài) để kích thích cho cá đẻ tái phát lên hai, ba lần với số lượng nhiều và chất lượng tốt, đồng thời rút ngắn chu kỳ đẻ của cá mẹ từ 45 ngày xuống còn 25 ngày. Công trình này giúp phong trào nuôi cá nước ngọt ở Miền Bắc phát triển mạnh. 

Bài liên quan

Đại học Tân Trào

Là một đơn vị mạnh nhất trong Tỉnh về đội ngũ có trình độ cao, trường Đại học Tân Trào đã có nhiều đóng góp trong công tác NCKH của Tỉnh, tham gia tích cực các công trình nghiên cứu cấp Bộ, Tỉnh, các dự án của trung ương và địa phương, những năm gần đây trường Đại học Tân Trào đã có nhiều sản phẩm ...

Đại Học Thương Mại

Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 380.000 m2. Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp nhất trong các trường đóng tại Hà Nội.

Đại Học Thủy Lợi ( Cơ sở 2 )

Chiến lược phát triển Trường Đại học Thuỷ lợi giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030 sẽ trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa ...

Đại Học Thủy Lợi ( Cơ sở 1 )

Trường Đại học Thuỷ lợi là trường đại học công lập có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các ngành khoa học, kỹ thuật, kinh tế và quản lý, đặc biệt trong lĩnh vực thuỷ lợi, môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên ...

Đại học Kiên Giang

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018: 1500  Mã Trường: TKG 2.1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương theo Điều 6 của Quy chế Tuyển sinhhệ chính quy năm 2017 và thông tư 07 về việc sữa đổi, bổ sung tên một số diều của quy chế tuyển sinh Đại học Chính quy; ...

Đại Học Hùng Vương

Trường Đại học Hùng Vương là đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đại Học Hải Phòng

Những nội dung cơ bản về sứ mạng của Trường được hình thành từ năm 2000 (Khi trường mang tên là Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng). Khi đổi tên thành Trường Đại học Hải Phòng (tháng 4/2004), sứ mạng của Trường được bổ sung và khẳng định: Trường Đại học Hải Phòng là một trong những trung tâm đào tạo ...

Trường Sĩ  Quan Tăng – Thiết Giáp

Mã tuyển sinh: TGH Cơ quan chủ quản: Bộ Quốc phòng Địa chỉ: Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc Email: anhducttg@gmail.co Trường sĩ quan Tăng Thiết Giáp tuyển sinh 2018 TRƯỜNG SĨ QUAN TĂNG THIẾT GIÁP Mã trường Mã ngành   Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu  - Xã Kim Long, Tam Dương, Vĩnh Phúc ...

Đại Học Vinh

Trường Đại học Vinh là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, luôn hướng tới sự thành đạt của người học.

Đại Học Thể Dục Thể Thao TPHCM

Kể từ ngày thành lập đến nay, trường đã xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể phù hợp với quá trình phát triển của trường qua từng giai đoạn cụ thể, Việt nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong xu thế hội nhập với quốc tế hiện nay. Trường ĐH TDTT TP HCM nói ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...