Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh (ĐH TDTT TP.HCM) tiền thân là trường Cán bộ Thể dục Thể thao Miền Nam được thành lập ngày 28/01/1976. Thời gian này tập luyện tại sân vận động Hoa Lư và ở ký túc xá tại 98 Trần Quang Khải Quận 1 – Tp Hồ Chí Minh. Ngày 26/10 năm 1977 trường được đổi tên thành Trường Trung học Thể dục Thể Thao TW2 theo quyết định số 458/TC của Tổng cục Thể dục Thể dục Thể thao. Giai đoạn này trường đặt tại số 2 Lê Đại Hành-Q11 (1977–9/1990 ). Khai Giảng Khoá I Trung Cấp TDTT Đầu Tiên
Tháng 7/1977 trường Trung học TDTT TW2 liên kết với trường Đại học TDTT Từ Sơn – Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) mở khóa đào tạo Đại học TDTT đầu tiên. Trong thời gian đầu xây dựng nhà trường còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Sinh viên các khóa vừa phải đảm bảo việc học tập vừa phải tham gia lao động xây dựng nhà trường.
Ngày 18/9/1985 theo quyết định số 234/HĐBT của Hội đồng bô trưởng (nay là Chính phủ), Trường Trung học TDTT TW2 được chính thức đổi tên và nâng cấp thành trường Đại học TDTT II.
Cổng Số 2 Lê Đại Hành_Q11 (1986)
Đến tháng 9/1990 trường Đại học TDTT II được chuyển địa điểm từ trường đua Phú Thọ cũ số 2 Lê Đại Hành (Q11) đến địa điểm chính thức mới khu phố 6, phường Linh Trung , quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
Đến năm 2008 trường chính thức đổi tên như hiện nay : Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2011, Trường Đại học TDTT Tp.HCM đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng 3
Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Hoàng Tuấn Anh gắn Huân chương Độc lập hạng 3 lên cờ truyền thống Trường
Nhìn lại chặng đường 40 năm phát triển và hội nhập của Nhà trường, chúng ta đều có quyền vui mừng và tự hào với những thành tựu đã đạt được. Từ khi mới được thành lập, đội ngũ cán bộ còn rất thiếu thốn, điều kiện sống, làm việc, giảng dạy, tập luyện không ổn định, lại phải trải qua 3 lần chuyển địa điểm, với muôn vàn khó khăn; Song, bằng lòng nhiệt huyết, yêu nghề, ý chí sáng tạo, vượt khó, đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh của Nhà trường đã cùng nhau chung tay góp sức vượt qua những khó khăn để xây dựng nên một cơ ngơi bề thế, hiện đại như ngày hôm nay. Với mô hình kết hợp giữa đào tạo và huấn luyện, trường Đại học TDTT TP.HCM đã luôn gắn chặt, kết nối các nhiệm vụ với nhau để hoàn thành tốt các chỉ tiêu về đào tạo cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; tổ chức triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang tính thức tiễn, ứng dụng trực tiếp cho công tác giảng dạy, huấn luyện. Trong thời kỳ đổi mới, Nhà trường đã có nhiều cố gắng mở rộng hợp tác quốc tế, hiện đại hóa cơ sở vật chất, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên để đáp ứng với yêu cầu phát triển mới. Lãnh đạo ngành TDTT rất vui mừng với những thành quả đạt được, trân trọng sự nỗ lực vươn lên, tìm tòi, vượt khó của tập thể nhà trường, đặc biệt là đội ngũ các thầy giáo, cô giáo.
NGUT.GS.TS Lê Quý Phượng - Hiệu trưởng nhà trường
NGUT.GS.TS Lê Quý Phượng - Hiệu trưởng nhà trường nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc
TỔNG QUAN CHUNG
* Mở đầu: Báo cáo TGĐ theo 10 tiêu chuẩn tương ứng với 61 tiêu chí sẽ được trình bày chi tiết trong bản báo cáo tự đánh giá của trường ĐH TDTT TP HCM. Song để thể hiện một cách tổng quát và đầy đủ các lĩnh vực hoạt động của trường ĐH TDTT TP HCM trong phần trình bày của bản báo cáo tự đánh giá sẽ nêu các đặc trưng cơ bản, những thành tựu và kết quả đạt được của trường qua 38 năm phát triển và hội nhập về công tác đào tạo nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể thao. Trên cơ sở đó, trường sẽ xây dựng kế hoạch hành động khắc phục những tồn tại theo mốc thời gian cụ thể có xem xét ưu tiên cho từng lĩnh vực nhất định.
Tiêu chí 1: Sứ mạng của trường ĐH TDTT TP HCM
Tiêu chí 1: Sứ mạng của trường ĐH TDTT TPHCM : Được xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, các nguồn lực và định hướng phát triển của nhà trường; phù hợp và gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước ...
- Hướng mọi hoạt động của trường vào yêu cầu của người học và xã hội.
- Tạo dựng môi trường văn hóa chất lượng dạy - học hiện đại, người học có cơ hội tự học suốt đời.
-Triệt để áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong đào tạo.
- Gia tăng tính cạnh tranh đảm bảo sự phát triển bền vững của Trường.
* Những điểm mạnh:
- Trường ĐH TDTT TPHCM xác định sứ mạng và tầm nhìn đến 2015 và 2020; đề ra những nhiệm vụ cụ thể và xây dựng chức năng hoạt động của từng đơn vị (27 đơn vị); thông qua bảng quy chế cụ thể của từng đơn vị. Dựa trên các điều kiện đảm bảo và nguồn lực hiện có của nhà trường về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, trình độ của giảng viên (học vị,học hàm). Từ đó đề ra tầm nhìn sứ mạng phương án phát triển trường theo phân kỳ các giai đoạn cụ thể đến 2010-2015-2020. Khi xây dựng nguồn nhân lực và định hướng phát triển của trường có gắn kết với mục tiêu chiến lược cụ thể phù hợp với quan điểm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của TPHCM đến 2020. Tầm nhìn và sứ mạngcủa trường đã được thông tin đầy đủ và công khai trên các tạp chí và trang Web của trường.
- Tầm nhìn và sứ mạng của trường đã được tổ chức NQA của vương quốc Anh đánh giá và công nhận đạt chất lượng QMS ISO 9001: 2008 – Được hiệp hội chất lượng thành phố công nhận là thành viên.
* Những tồn tại và kế hoạch hành động:
+ Những tồn tại :
- Hội nhập theo xu thế toàn cầu hoá chưa mạnh mẽ, ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu của người học là rất lớn nhưng xét về điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu.
- Chức năng nhiệm vụ có quy định cụ thể nhưng trong quá trình thực hiện vướng một số vấn đề đặc biệt là tính phối hợp.
- Nhận thức về xã hội học tập, xã hội thông tin và lựa chọn môn thể thao để tập luyện suốt đời vẫn còn hạn chế.
- Nhận thức và hành động để thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của trường đến các đối tượng còn một số mặt hạn chế.
+ Hành động khắc phục :
- Phải chủ động và tích cực, xây dựng nhiều biện pháp kích cầu tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong toàn trường .
- Nâng cao về mặt nhận thức và trách nhiệm của từng cán bộ và giảng viên thực hiện đúng theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị và mô tả công việc của từng cá nhân cần phải đề cao.
- Phát huy tính phối hợp trong quá trình thực hiện công việc giữa đơn vị trong toàn trường nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng.
- Nâng cao nhận thức thông qua thông tin tuyên truyền thường xuyên về tầm nhìn và sứ mạng tới các khách thể một cách đầy đủ và chính xác, từ đó giúp mọi người hiểu, biết và thực hiện thật tốt sứ mạng và tầm nhìn để phát triển nhà trường, hiện nay và trong tương lai theo xu thế hội nhập khu vực và thế giới .
Mức đánh giá tiêu chí 1 : ĐẠT
Tiêu chí 2: Mục tiêu của trường ĐH TDTT TP HCM :
Được xác định phù hợp với mục tiêu đào tạo trình độ đại học quy định tại Luật Giáo dục và tầm nhìn sứ mạngcủa nhà trường đã được tuyên bố và phổ biến công khai; định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh và triển khai thực hiện đầy đủ cụ thể đến các khách thể và toàn xã hội
1- Chương trình các ngành học, các học phần/ môn học của các cấp đào tạo luôn được cải tiến phù hợp với yêu cầu tương lai của Việt Nam và khu vực Asean. Đảm bảo vòng đời của chương trình đào tạo không quá 3 năm.
2- 100% các học phần/ môn học của Khoa/Bộ môn có đề cương chi tiết được phê duyệt trước khi giảng.
3- 90% GV đăng ký và tiến hành cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm.
4- 90% số người học không vi phạm qui định, nội qui của Trường, nhất là qui chế thi.
5- Quản lý điểm thi an toàn, chính xác 100%.
6- Từ năm học 2008 – 2009 tổ chức đào tạo theo tín chỉ bậc đại trong trường.
7- Được kiểm định, công nhận chất lượng của Bộ GD&ĐT trong năm 2009.
8- Mức hài lòng của người học về giảng dạy là 75%.
9- Mức đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo đối với người sử dụng lao động là 75%
* Những điểm mạnh :
- Kể từ ngày thành lập đến nay, trường đã xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể phù hợp với quá trình phát triển của trường qua từng giai đoạn cụ thể, Việt nam đã trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong xu thế hội nhập với quốc tế hiện nay. Trường ĐH TDTT TP HCM nói riêng và hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung cần phải đổi mới các lĩnh vực hoạt động để nâng cao chất lượng trong dạy, học đáp ứng nhu cầu xã hội học tập, xã hội thông tin, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội góp phần nâng cao thành tích thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực châu lục và thế giới.
- Nhà trường thực hiện chuẩn hóa các lĩnh vực hoạt động, xây dựng các văn bản pháp quy phù hợp với chủ trương đường lối chính sách và chiến lược phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam trong thế kỷ 21. Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, chính sách chất lượng đã được thông tin chính xác và đầy đủ trên các tạp chí, thông tin trên trang web củatrường.
- Mục tiêu của trường đã xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và các nguồn lực của nhà trường, được thể hiện thông qua các văn bản liên quan đến lịch sử thành lập và phát triển của trường, nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng bộ và được cụ thể hóa trong hội nghị cán bộ viên chức hàng năm của đơn vị và của toàn trường .
* Những tồn tại và kế hoạch hành động :
+ Những tồn tại:
- Là một trường đặc thù trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật – TDTT nên lực lượng giáo viên, giảng viên dễ bị chi phối vào các lĩnh vực khác như còn tổ chức thi đấu, tham gia giám sát, trọng tài các giải thể thao, đại hội thể thao, huấn luyện cho các đơn vị địa phương, làm nhiệm vụ tại các đội tuyển quốc gia.
- Tính phối hợp để thực hiện mục tiêu trong công việc đạt hiệu quả chưa cao.
- Nguồn ngân sách dành cho trường còn hạn chế (Trường công lập chịu sự điều chỉnh từ ngân sách nhà nước nên không độc lập tự chủ về ngân sách)
- Tài liệu nghiên cứu trong nước và nước ngoài về lĩnh vực thể thao còn ít. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập chưa đảm bảo đầy đủ.
- Chuyển giao kết quả nghiên cứu các lĩnh vực khoa học công nghệ trong tuyển chọn và đào tạo đến các đơn vị chưa được phổ biến rộng rãi.
+ Hành động khắc phục :
- Từ năm học 2008 – 2009 trường tiếp tục tuyên truyền và phổ biến rộng rãi mục tiêu của trường bằng nhiều hình thức khác nhau như trên trang Web, các phương tiện thông tin đại chúng, và sách giới thiệu về trường, hàng quý đều xuất bản tạp chí thông tin của trường (Đã được Bộ Thông tin - Truyền thông cấp phép), định kỳ lấy ý kiến từ các cơ sở tuyển dụng và cựu sinh viên vào dịp hè hàng năm. Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ làm nhiệm vụ kế thừa, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy khoa học của nhà trường.
- Có kế hoạch nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên, viên chức và giảng viên, để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Xin chủ trương và nếu được sự cho phép của đơn vị chủ quản Bộ VH,TT&DL để nhà trường thành lập thêm một đơn vị: Trung tâm tư vấn dịch vụ TDTT nhằm chuyển giao các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực hoạt động TDTT đến các đơn vị có nhu cầu sử dụng.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học các lĩnh vực mới, để bổ sung cho tài liệu của nhà trường, phục vụ tốt cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của trường ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế với nước ngoài để bổ sung tài liệu và thường xuyên cập nhật kiến thức mới, góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng trong tuyển chọn, đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường
- Tận dụng các cơ sở hiện có, đồng thời nâng cấp, cụ thể là cải tạo các hội trường, nâng tầng để đảm bảo cơ sở vật chất cho giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Mở lớp bồi dưỡng để cập nhật kiến thức mới cho các đơn vị địa phương .
Mức đánh giá tiêu chí 2 : ĐẠT