25/05/2018, 00:05

Quan hệ giữa các khái niệm

chính là quan hệ giữa ngoại diên của các khái niệm. Giữa các khái niệm, có thể có các quan hệ sau đây : ABQuan hệ đồng nhất. Hai khái niệm đồng nhất là hai khái niệm có cùng ngoại diên. Ví dụ : Paris ...

chính là quan hệ giữa ngoại diên của các khái niệm. Giữa các khái niệm, có thể có các quan hệ sau đây :

ABQuan hệ đồng nhất.

Hai khái niệm đồng nhất là hai khái niệm có cùng ngoại diên.

Ví dụ : Paris (A) thủ đô nước Pháp (B).

Đây là hai khái niệm đồng nhất vì Paris chính là thủ đô nước Pháp thủ đô nước Pháp cũng chính là Paris. Nghĩa là ngoại diên của hai khái niệm này cùng phản ánh một đối tượng.

Tương tự ta có : Tam giác cân Tam giác có hai góc bằng nhau, Nguyễn Du tác giả Truyện Kiều là những khái niệm đồng nhất. Như vậy, hai khái niệm đồng nhất là hai khái niệm mà ngoại diên của chúng có chung số đối tượng.

Quan hệ bao hàm.

Quan hệ giữa một khái niệm rộng hơn với một khái niệm hẹp hơn.

ABQuan hệ bao hàm là quan hệ giữa hai khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này chứa trong nó ngoại diên của khái niệm khác.

Ví dụ : Học sinh (A) Học sinh trung học (B).

Một bộ phận của Học sinh Học sinh trung học, ngoại diên của khái niệm Học sinh bao hàm ngoại diên khái niệm Học sinh trung học.

Tương tự ta có các khái niệm Người lao động Công nhân hoặc Thực vật Cây trâm bầu là những khái niệm có quan hệ bao hàm.

Lưu ý : Không nên lẫn lộn Quan hệ bao hàm giữa các khái niệm với Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận trong cấu trúc của đối tượng.

Ví dụ : quan hệ giữa : Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục Sở Giáo dục, Trái Đất Hệ mặt trời v.v… là quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.

Rõ ràng Quận Tân Bình là một đơn vị hành chính nằm trong Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng khái niệm Thành phố Hồ Chí Minh lại không bao hàm khái niệm Quận Tân Bình vì khái niệm Thành phố Hồ Chí Minh là khái niệm đơn nhất, nghĩa là ngoại diên của nó hẹp nhất, chỉ có một đối tượng duy nhất, do đó nó không thể bao hàm một đối tượng nào khác.

Quan hệ giao nhau.

15Hai khái niệm giao nhau là hai khái niệm mà ngoại diên của chúng có một số đối tượng chung.

ABVí dụ : Sinh viên (A) và Vận động viên (B) là hai khái niệm giao nhau vì có một số Sinh viên (A) Vận động viên (B) và ngược lại, có một số Vận động viên (B) Sinh viên (A).

Tương tự ta có các khái niệm Thầy giáo Nhà thơ, Phụ nữ Người anh hùng v.v… là những khái niệm giao nhau.

Như vậy, hai khái niệm giao nhau là hai khái niệm mà một bộ phận ngoại diên của chúng trùng nhau. Nghĩa là một bộ phận của ngoại diên khái niệm này đồng thời là một bộ phận của ngoại diên khái niệm kia.

Quan hệ cùng nhau phụ thuộc.

Là quan hệ giữa các hạng trong cùng một loại.

Quan hệ cùng phụ thuộc là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng không có đối tượng chung, ngoại diên của chúng chỉ là những bộ phận của ngoại diên một khái niệm khác.

A231Ví dụ : Hà nội (1), thành phố Hồ Chí Minh (2), Luân đôn (3) và thành phố (A).

Hà nội (1), thành phố Hồ Chí Minh (2), Luân đôn (3) là những khái niệm ngang hàng (khái niệm hạng) cùng phụ thuộc khái niệm thành phố (A) (khái niệm loại).

Quan hệ mâu thuẫn.

ABCHai khái niệm mâu thuẫn là hai khái niệm có nội hàm phủ định lẫn nhau, ngoại diên của chúng hoàn toàn tách rời (không có đối tượng chung) và tổng ngoại diên của chúng đúng bằng ngoại diên của một khái niệm khác.

Ví dụ : Nam đoàn viên (A) Nữ đoàn viên (B).

Hai khái niệm này tách rời nhau nhưng nếu gộp ngoại diên của chúng lại thì đúng bằng ngoại diên của khái niệm Đoàn viên (C).

Tương tự ta có các khái niệm : Học giỏi và Học không giỏi là những khái niệm mâu thuẫn. Vì nội hàm của chúng phủ định nhau và ngoại diên của chúng đúng bằng ngoại diên của khái niệm : Học lực.

Quan hệ đối chọi.

ABCHai khái niệm đối chọi là hai khái niệm mà nội hàm của chúng có những thuộc tính trái ngược nhau, còn ngoại diên của chúng chỉ là hai bộ phận của ngoại diên một khái niệm khác.

Ví dụ : Học giỏi (A) và Học kém (B) ; Trắng (A) và Đen (B) ; Tốt (A) và Xấu (B).

là những khái niệm đối chọi nhau vì nội hàm của các cặp khái niệm có những thuộc tính trái ngược nhau, còn ngoại diên của chúng chỉ là những bộ phận của ngoại diên các khái niệm : Học lực (C), Màu sắc (C), Phẩm chất (C).

0