23/05/2018, 15:47

Đặc điểm của sản phẩm Quế, Hồi, Sả

Cây Quế (Cinnamomum cassia.BL) Ở nước ta tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên cho đến nay quế tự nhiên đã không còn nữa và thay vào đó cây quế đã được thuần hoá thànhh . Ở nước ta có 4 vùng trồng quế, mỗi vùng có những sắc thái riêng về tự ...

Cây Quế (Cinnamomum cassia.BL)

Ở nước ta tự nhiên mọc hỗn giao trong các khu rừng tự nhiên nhiệt đới ẩm, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên cho đến nay quế tự nhiên đã không còn nữa và thay vào đó cây quế đã được thuần hoá thànhh . Ở nước ta có 4 vùng trồng quế, mỗi vùng có những sắc thái riêng về tự nhiên, nguồn lợi thu được từ quế và tên gọi khác nhau gắn với vùng, tên dân tộc như: Quế Thanh, Quế Quỳ, Quế Quảng, Quế Yên Bái, Quế Bì, Mạy quế…

Rừng quế ở Văn Yên - Yên Bái

Rừng quế ở Văn Yên – Yên Bái

Sử dụng và công dụng của quế:

Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế và tinh dầu quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu và chăn nuôi. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa – cây quế còn đóng góp vào định canh – định cư, xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

Vỏ và tinh dầu quế được sử dụng làm thuốc để chữa một số bệnh đường tiêu hoá, đường hô hấp, kích thích sự tuần hoàn của máu, lưu thông huyết mạch, làm cho cơ thể ấm lên chống lại giá lạnh và có tính chất sát trùng. Quế được nhân dân coi như một trong bốn vị thuốc rất có giá trị: Sâm, Nhung , Quế, Phụ.

Theo tác giả Lê Trần Đức trong: “Cây thuốc Việt Nam” trang 263 “… Nhục quế vị ngọt cay tính nóng, thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng sức nóng, chữa các chứng trúng hàn, hôn mê, mạch chạy chậm, nhỏ, tim yếu (truỵ mạch, huyết áp hạ) và bệnh dịch tả nguy cấp…”

 Theo tài liệu y học, quế có những tác dụng trong điều trị một số bệnh sau:

– Làm giảm Cholesterol: Chỉ cần dùng nửa thìa quế trong bữa ăn hàng ngày có thể giúp giảm lượng cholesterol. Quế cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và Triglycerids (acid béo trong máu).

– Giảm lượng đường trong máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Dùng nửa thìa quế mỗi ngày giúp cải thiện mức độ nhạy cảm insulin và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Khi mức insulin được cải thiện, cân nặng và bệnh tim mạch cũng sẽ được kiểm soát.

– Trị bệnh tim mạch: Quế giúp củng cố sức khỏe hệ tim mạch vì thế tránh cho cơ thể khỏi các rắc rối liên quan tới tim mạch. Cho 1 lượng quế nhỏ khi chế biến đồ ăn rất tốt cho những người mắc bệnh động mạch vành và bệnh cao huyết áp.

– Phòng chống bệnh ung thư: Một nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy quế có tác dụng khống chế sự sinh sôi của các tế bào ung thư bạch cầu. Chất xơ và canxi trong quế giúp loại bỏ các dịch mật thừa, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt với tế bào ruột, từ đó giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

– Ngừa sâu răng và làm sạch miệng: Quế từ lâu đã  được biết đến là một trong những thảo dược có tác dụng điều trị sâu răng và giữ cho miệng được hơi thở thơm tho.

– Điều trị các vấn đề về hô hấp: Những người bị cảm lạnh, ho dai dẳng, viêm xoang nên dùng ăn hốn hợp 1 thìa mật ong trộng với 1/4 thìa quế hàng ngày trong 3 ngày liên tục. Quế cũng giúp điều trị cảm cúm và chứng sung huyết.

– Bổ não: Quế kích thích hoạt động của não như một loại thuốc bổ, giúp loại trừ sự căng thẳng thần kinh cũng như suy giảm trí nhớ.

– Giảm các bệnh truyền nhiễm: Với khả năng chống khuẩn, chống nấm, chống vi rút, chống các vật ký sinh và là chất khử trùng nên quế rất hữu hiệu trong việc chống viêm nhiễm cả bên trong và ngoài. Quế được xem là rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nấm âm đạo, nấm vòm họng. ngừa bệnh viêm nhiễm vùng âm đạo, nhiễm trùng vòm họng, loét dạ dày và chấy trên đầu.

– Giảm đau do viêm khớp: Trong quế có chứa nhiều hợp chất chống viêm có tác dụng giảm đau và viêm do bệnh thấp khớp gây ra. Một nghiên cứu của trường đại học Copenhagen cho thấy: nếu dùng nửa thìa bột quế và 1 thìa mật ong mỗi sáng sẽ giúp giảm đau khớp đáng kể (sau 1 tuần sử dụng) và có thể đi lại không đau (sau 1 tháng sử dụng).

– Chống nghẽn mạch: Hợp chất cinnamaldehyde trong quế rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa máu vón cục vì thế rất tốt với những người bị bệnh tim mạch. Quế còn giúp làm sạch thành mạch máu và tăng cường lưu thông máu, đảm bảo cung cấp ôxy cho các tế bào ttrong cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra, quế còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, lợi tiểu tự nhiện và hỗ trợ bài tiết nước tiểu, giảm ngúa, làm lành vết thương…

Quế được sử dụng để làm gia vị vì quế có vị thơm, cay và ngọt có thể khử bớt được mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho các món ăn hấp dẫn hơn, kích thích được tiêu hoá. Quế còn được sử dụng làm hương liệu trong sản xuất bánh kẹo, rượu.

Bột quế được trộn với các vật liệu khác để làm hương khi đốt lên có mùi thơm được sử dụng nhiều trong các lễ hội, đền chùa, thờ cúng trong nhiều nước châu á nhất là các nước có đạo phật, đạo Khổng Tử, đạo Hồi.

Gỗ quế, vỏ quế để làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như bộ khay, ấm, chén bằng vỏ quế, đĩa quế, tăm và hộp đựng tăm, hộp đựng đồ trang sức, đế lót dầy có quế.

Gần đây bột quế còn được dùng trong thức ăn gia súc để làm tăng chất lượng thịt các loại gia súc, gia cầm.

Cây Hồi (Illicium  verum)

Ở nước ta đến nay vẫn chưa gặp hồi sinh trưởng ở trạng thái tự nhiên, hoang dại. Hiện nay hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quan, Bình Gia,  Cao  Lộc,  Bắc  Sơn,  Chi  Lăng,  Văn  Lãng,  Thành phố  Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định…) và Quảng Ninh (Bình Liêu). Gần  đây hồi  đã  được  đưa về trồng ở Cao  Bằng (Đông Khê) và Bắc Kạn (Na Rì).

Trên thế giới hồi  cũng  được  trồng  nhiều  tại  miền  Nam  Trung  Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam), gần đây đã được nhập trồng tại Nhật Bản, Ấn Độ. Thu hoạch hồi ở Văn Lãng - Lạng SơnThu hoạch hồi ở Văn Lãng – Lạng Sơn

Sử dụng và công dụng:

Sản phẩm chính của hồi là tinh dầu ở quả và lá. Thành phần chủ yếu của tinh dầu  là  transanethol  (80-98%); ngoài  ra  còn  có  khoảng  trên  20 hợp chất khác. Tinh dầu hồi được sử dụng nhiều làm gia vị, làm thuốc, sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt và bánh kẹo. Hương vị hấp dẫn của hồi vừa có tác dụng kích thích tiêu hoá, vừa gây cảm hứng ngon miệng. Cành lá và quả hồiCành lá và quả hồi

Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây hồi còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa, cây hồi còn đóng góp vào định canh – định cư, xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.

Trong y học dân tộc ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…, hồi được dùng làm thuốc gây trung tiện, kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, giảm đau, giảm co bóp trong dạ dày, trong ruột, lợi sữa, chữa trị nôn mửa, đau cơ, thấp khớp, đau lưng, ngộ độc thịt cá và chữa trị khi bị rắn độc cắn…

Qủa hồi sau khi sơ chếQủa hồi sau khi sơ chế

Tây y coi tinh dầu hồi có tính kích thích, tăng cường nhu động ruột, dùng chữa đau bụng, tăng tiết dịch đường hô hấp, giúp tiêu hoá, giảm đau, khử đờm. Tinh dầu hồi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao và nhiều loại vi khuẩn khác, nên được dùng làm thuốc sát khuẩn, trị nấm ngoài da và ghẻ lở. Hồi còn được dùng trong việc sản xuất, chế biến thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, diệt chấy, rận, rệp, và một số loại ký sinh trùng ở gia súc.

Gần đây, các nhà khoa học đã ngiên cứu và chiết xuất được acid shikimic từ quả hồi là thành phần chính để bào chế thuốc kháng vius Tamiflu dùng trong phòng chống dịch cúm H5N1. Tinh dầu hồiTinh dầu hồi

Cây Sả (Cymbopogon citratus)

Sả là một loại cây thân thảo, thường mọc thành từng bụi cao khoảng 0,8-1,0 m. Thân rễ có mầu trắng hoặc hơi tím, có nhiều đốt, lá hẹp dài, mép lá hơi nhám. Bẹ lá ôm chặt với nhau rất chắc tạo thành một thân giả (mà ta thường gọi là củ).

Sả được trồng phổ biến ở trong cả nước và được dùng làm gia vị trong chế biến nhiều món ăn, lá để trưng cất tinh dùng trong y học và chế biến mỹ phẩm. Ngoài ra sả còn là vị thuốc dân gian trong đông y, xua đuổi muỗi và côn trùng, rắn….

Sử dụng và công dụng:

Theo Đông y, sả được dùng với tên thuốc là hương mao hay hương thảo sả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm, đầy bụng, tiêu chảy

Phổ biến nhất trong nhân dân là nồi nước xông lá sả phối hợp với một số lá khác như lá tre, lá cúc tần, lá bưởi, lá tía tô…  mỗi thứ một nắm, đem nấu nước xông cho ra mồ hôi để chữa cảm sốt, nhức đầu.

Phụ nữ cũng thường nấu nước lá sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu và có thể tránh được một số bệnh về tóc.

Tinh dầu sả được trưng cất chủ yếu từ lá, thành phần chủ yếu của tinh dầu sả là geraniola và citronelola do vậy có mùi thơm đặc biệt phảng phất mùi thơm của chanh.

Tinh dầu sả bôi lên da hoặc phun trong nhà có thể xua đuổi được ruồi, muỗi và các loài côn trùng khác như dĩn, bọ chét… do đó thường được dùng làm thuốc trừ muỗi và khử mùi hôi. Sản phẩm tinh dầu sảSản phẩm tinh dầu sả

Thị trường tiêu thụ sản phẩm Quế, Hồi, Sả

Với giá trị nhiều mặt và công dụng về công nghiệp thực phẩm, y dược, mỹ phẩm của các sản phẩm từ quế, hồi, sả. Đặc biệt trong xu thế sử dụng các sản phẩm thuốc chữa bệnh từ thảo dược nên các sản phẩm trên đang được người dân trong nước và nước ngoài ưa chuộng và sử dụng nhiều. Vì vậy, các loài cây trên đã và đang được mở rộng vùng canh tác góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào miền núi. Nhiều vùng các loài cây trên đã trở thành loài chiến lược giúp nhân dân làm giầu như cây Hồi ở Lạng Sơn, Quế ở  Yên Bái và Quảng Nam.

Sản phẩm có thể tiêu thụ ở dạng thô như quế thanh, nhục quế, hoa hồi, củ và lá sả cho tiêu dùng trong chế biến thực phẩm, làm các vị thuốc trong đông y. Cả ba loài cây trên đều có thể chế biến chưng cất tinh dầu dùng trong công nghiệp thực phẩm, y học, chế biến mỹ phẩm… Vì vậy, thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm từ quế, hồi và sả cũng đa dạng ở tại các địa phương trong nước và xuất khẩu.

0