09/06/2018, 21:41

Công nguyên là gì? - Câu hỏi hay

Thời điểm cách đây 2013 năm người ta gọi đó là Công Nguyên. Tôi thực sự không hiểu Công nguyên là gì, thời điểm đó diễn ra như thế nào và tại sao lại lấy nó làm mốc để tính số thứ tự của năm trước hoặc sau? ...

Thời điểm cách đây 2013 năm người ta gọi đó là Công Nguyên. Tôi thực sự không hiểu Công nguyên là gì, thời điểm đó diễn ra như thế nào và tại sao lại lấy nó làm mốc để tính số thứ tự của năm trước hoặc sau?

Công Nguyên, viết tắt CN, là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN) hay trước Tây lịch (TTL). Trong tiếng Việt đôi khi bắt gặp cách dùng sau Công Nguyên (hay viết tắt là SCN), tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý[1], và cách dùng đúng hơn là Công Nguyên, mặc dù tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công Nguyên.
Dionysius Exiguus sáng chế ra năm Công Nguyên để tính ngày lễ Phục Sinh

Khái niệm Công Nguyên được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ 6 khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch Julius và Gregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ Bede trong tác phẩm Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.

Tóm lại: Bạn thường nghe thấy những cụm từ như “năm 20 trước Công Nguyên” hay “1000 năm trước Công Nguyên” và tôi chắc rằng bạn sẽ thắc mắc vậy thì mốc thời gian “Công Nguyên” là bao giờ? Đó là khi mà Chúa của người theo đạo Thiên Chúa ra đời. Thời khắc đó được gọi là Công Nguyên và vì vậy không có năm 0 sau công nguyên mà chỉ có năm 1, năm 2,năm 1900, năm 2000 sau Công Nguyên (tiếng Anh sau Công Nguyên là A.D – Anomi Domini và trước công nguyên được viết tắt là B.C – Before Christ). Thông thường người ta quy ước rằng những năm sau Công Nguyên thì không phải sử dụng cụm từ “sau Công Nguyên” mà chỉ áp dụng với những năm “trước Công Nguyên” (ví dụ sẽ phải nói là năm 1000 trước Công Nguyên nhưng chỉ cần nói năm 2000 thì mọi người ngầm hiểu đó là năm 2000 sau Công Nguyên). - (Hoàng Dũng)

Tôi không theo đạo nào nhưng nghĩ rằng "Nguyên" là thời đại hay lịch còn "Công" là Công Giáo. Cách đây 2013 năm, Chúa Giê-su ra đời và người ta lấy mốc đó bắt đầu tính "lịch Công Giáo" tức "Công Nguyên". Tính theo 2 chiều: trước CN và sau CN. - (shan shin)

Công Nguyên, viết tắt CN, là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN) hay trước Tây lịch (TTL). Trong tiếng Việt đôi khi bắt gặp cách dùng sau Công Nguyên (hay viết tắt là SCN), tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý[1], và cách dùng đúng hơn là Công Nguyên, mặc dù tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công Nguyên.

- (ND)

Công nguyên là tính theo lịch thiên chúa (tức là Dương lịch hay Lịch phương Tây mà hiện nay đang dùng phổ biến trên thế giới), tức năm chúa giê-su ra đời được đánh dấu là năm thứ 1 sau công nguyên (không có năm thứ 0). Do đó thời điểm trước đó thì được tính lùi là trước công nguyên. Ngoài lịch thiên chúa thì các tôn giáo khác cũng có lịch riêng, ví dụ: như năm 2013 hiện nay theo Phật lịch là năm thứ 2557 (năm mà Phật Thích-ca nhập cõi niết bàn), các dân tộc, quốc gia trong lịch sử cũng có lịch của họ, vi dụ như lịch: của người maya, lịch của la mã, trung hoa, ấn độ... nhưng hiện nay người ta đều thống nhất sử dụng chung Tây lịch (lịch thiên chúa) . - (mai kha)

Nguyên là niên đại, Công là Công giáo. Như vậy công nguyên là niên đại được đánh dấu cho việc bắt đầu của Công giáo. Năm số 0 là năm mà chúa Jesus ra đời. - (Tân)

Đó là thời điểm Chúa Giê-su ra đời và người ta lấy năm đó làm mốc để phân định thời gian.Nếu mà những năm trước đó thì gọi là trước công nguyên và tính lui dần.Còn những năm sau mốc này thì gọi là sau công nguyên. - (drlichkrongbong)

Công Nguyên là thời điểm Chúa Jesus sinh ra đời.
Việc Giáng Sinh của Chúa Jesus hay Đấng Cứu Thế ảnh hưởng đến cả dòng lịch sử của nhân loại vì vậy người ta lấy mốc thời gian Chúa Jesus sinh ra để làm cột mốc cho kỉ nguyên mới của nhân loại!! - (Vietnamese Christian)

Là năm Chúa Giê-su sinh ra đời. - (nganguyen)

Công Nguyên là năm Chúa Jesus ra đời đó bạn. - (NgocViet Nguyen)

Giống như trong trục tọa độ Đề-các, có 1 điểm được đánh dấu là mốc số 0. Tương tự như vậy, thời gian cũng được chia thành các năm. Và có 1 năm được đánh dấu là năm 0. Thời điểm cách đây 2013 năm được người ta chọn là năm 0 hay còn gọi là năm Công nguyên vì lý do: NĂM ĐÓ LÀ NĂM CHÚA GIÊ SU RA ĐỜI - (Hoàng Thanh)

tôi cũng ko biết. - (hung)

Khi Chúa Jesus được sinh ra, người ta lấy năm đó là năm thứ nhất và chia ra hai dòng lịch sử là trước công nguyên (hay trước Chúa) và sau công nguyên (sau Chúa) - (Nguyễn Nam)

Trước Công Nguyên tiếng Anh gọi là Before Christ (B.C.) - (Benly)

Công Nguyên là năm Chúa Jesus ra đời. Năm đó được đánh dấu là năm thứ nhất Công Nguyên.
Bạn vào các nhà thờ Công Giáo thấy có biểu tượng 1 người bị treo trên thập giá đó chính là Chúa Jesus.
Đạo Công Giáo ngày nay khởi nguồn từ Chúa Jesus. Năm thứ nhất Công Nguyên là năm đầu tiên của Kỷ Nguyên đạo Công Giáo. - (hoanghung56)

Tôi có dịp nói chuyện với 1 người Ý. Họ nói cách tính lịch xa xưa rất phức tạp. Đại khái như vầy: họ được học lịch sử rằng, nước La Mã ngày xưa vì muốn tính toán một cách khoa học nên nói đây là năm 1 (không có năm 0). Và kể từ đó người ta tính các năm tiếp theo bằng cách cộng dồn thêm 1. Không liên quan tới Chúa Giê-su gì cả. Còn năm đó cũng là năm sinh của Giê-su thì cũng là trùng hợp. Đó là lịch sử. Còn sao đó thì là gì thì nó thuộc phạm trù xã hội, tôn giáo rồi. Không biết anh chàng người Ý nói đúng hay sai nhưng nói một cách ngắn ngọn là Công Nguyên là một mốc thời điểm mà người ta (người Lã Mã) tính năm bằng cách cộng dồn thêm 1 vào năm trước, còn những năm trước thời điểm này thì trừ ra và thêm chữ trước công nguyên. Và năm 01 (năm thứ 1) cũng trùng hợp với năm của chúa Giê-su ra đời. (Tôi tự nghĩ là nếu là lấy mốc chúa sinh ra đời thì sao không lấy luôn ngày 1 tháng 1 năm 1 chính là ngày sinh của Giê-su luôn mà lại này 25-12. Chắc bạn người Ý nói đúng.) - (Mai Biên)

dù bạn tin hay không tin thì tuổi của bạn vẫn phải phụ thuộc vào ngày CHÚA GIÊ-XU (JESUS CHRIST) giáng thế, vậy là mùa giáng sinh năm nay có ý nghĩa cho bạn đấy. - (thiên phúc)

Công nguyên: là kỷ nguyên Công giáo, tức thời kỳ bắt đầu có công giáo (được xác nhận là năm 1 - năm thứ nhất). Trước thời kỳ này, Công giáo chưa có, nên không có Công nguyên. Và những năm trước năm thứ nhất gọi là Trước Công nguyên. Kể từ năm thứ nhất Công nguyên trở về sau, gọi là năm Công nguyên. Ví dụ năm nay là năm 2013 Công nguyên - chứ không phải là năm 2013 SAU Công nguyên như nhiều người hay nhầm lẫn. Chỉ có Sau Công nguyên khi nào Công nguyên kết thúc và một kỷ nguyên mới ra đời. - (Linh)

Bạn ducnguyencntt nói chua đúng.Năm thứ 1 không phải là năm tính ra lịch.Mà chính xác như tất cả các bạn đã nói.Năm chúa Giesu sinh ra được tính là năm thứ 1.từ chúa Giesu sinh ra tới hôm nay là 2013 năm.Còn năm bắt đầu tính dương Lịch (công Nguyên) là khoảng năm thứ 600 sau CN.

các nước trên thế giới thường mỗi nước sài 1 lịch,tùy theo các đời Vua chúa nước đó.Ví dụ như VN ta,lịch sử cũ thường ghi niên đại năm thứ 48 đời nhà Trần chẳng hạn,hoặc năm thứ 23 đời nhà Lê.Cứ dòng họ Vua nào Cha truyền con nối tới hết dòng khi đổi qua triều đại khác sẽ là năm thứ 1.Ví dụ đời nhà Lý,tới lý Chiêu Hoàng là nữ,nên sau đó trao quyền cho Trần Thủ Độ và bắt đầu năm thứ 1 đời Trân.
Như vậy với giao thương thế giới mở rộng,mà sài lịch theo mỗi nước 1 kiểu thì rất phức tạp.Vì vậy người Châu Âu đã sáng chế ra Dương Lịch và lấy năm Chúa giesu ra đời làm mốc đầu tiên.Vì vậy thế giới mới có lịch thống nhất để tính mốc lịch sử THẾ GIỚI và giao thương giữa các nước. - (Nguyễn Hải)

trước công nguyên là khi chúa chưa ra đời!
sau công nguyên là khi chúa đã ra đời
đấy chỉ gọi là 1 mốc thời gian thôi - (đỗ)

Công = Công giáo ; Nguyên = Kỷ nguyên, khoảng thời gian. Công nguyên là dấu mốc tính thời gian theo lịch Công giáo (Thiên Chúa giáo) - (Hoang Lam)

sao không có Phật Nguyên nhỉ. - (Ta Manh Ha)

Về từ ngữ thì giải thích ngắn gọn như sau:
Công Nguyên là từ Hán-Việt, ghép của 2 từ "Kỷ Nguyên-Công Giáo"
Ý nghĩa là thời điểm bắt đầu của kỷ nguyên công giáo, tức là khi chúa ra đời.
Cách gọi bằng tiếng Anh hay viết tắt là BC hay DC đều mang nghĩa giống như vậy - (Thanh Nguyen)

Hiểu nôm na Công nguyên là cách tính thời gian bắt đầu của một thời đại nào đó. Hiện nay hầu như cả thế giới sử dụng lịch công giáo (dương lịch). Vậy trước Công nguyên nghĩa là khoảng thời gian trước khi Chúa ra đời, thời gian từ năm 1 đền năm 2013 gọi là năm Công nguyên, từ trước tới nay chúng ta quen gọi từ năm 1 đến năm 2013 sau Công nguyên là sai. Chỉ khi nào thời đại Chúa Jesus kết thúc, một thời đại mới bắt đầu mới có năm sau Công nguyên. - (dinhhoa2909)

Hệ thống lịch hiện đang được sử dụng phổ biến là lịch Tây phương, bị chi phối bởi tín ngưỡng phương Tây, mà ở đây là Thiên chúa giáo. BC= Before Christ, AC = anno domini, hiểu nôm na là thời gian trước và sau khi chúa Giê-su sinh ra đời.
Trên thực tế, việc xác định này cũng không thực sự chính xác, vì thời điểm chúa Giê-su sinh ra đời là vào khoảng các năm 4 - 6 BC, chứ không phải là vào năm 1 AC.
Ở nước ta, ngoài Âm lịch còn có tồn tại Phật lịch, là lấy sự kiện đức Thích ca Mâu ni qua đời (nhập niết bàn) để làm năm thứ 1 (tức năm 624 BC). Trước đó 80 năm, đánh dấu thời điểm Phật sinh ra đời, gọi là Phật đản. - (geek)

Học lịch sử ở phổ thông đã có nhắc đến vấn đề này rồi mà,Công Nguyên tức là năm Chúa giáng sinh theo La Mã,năm đó là năm 0 rồi tới nay là 2013.... - (Phat Nguyen Huynh Tam)

Công nguyên là ngày chúa Giê su ra đời. cái cách tính này bị lệ thuộc tây lịch hơn. chứ trong âm lịch k có khái niệm công nguyên - (Trần Thiếu Gia)

Là năm chúa ra đời theo tín ngưỡng của Kito giáo đó bạn, lịch dương mà mình đang xài là lịch Kito giáo, lịch âm là lịch của TQ, còn 1 loại lịch nữa là lịch Phật Giáo (Phật lịch) nhưng lịch này không được phổ biến cho lắm. - (leenguyen1985)

Đơn giản vì cách đây 2103 Năm CHÚA JESUS ra đời.Từ đó người ta lấy đó làm mốc lịch sử(Năm đó là năm 0 và đến giờ la 2013 năm).Trước sự kiện đó gọi là Trước Công Nguyên,Sau sự kiện đó gọi la sau Công Nguyên. - (Pham Tuấn)

Không phải tìm hiểu nhiều lắm, bạn chỉ cần hiểu đơn giản là năm đó người ta phát minh ra lịch và bắt đầu tính năm. Trước đó gọi là trước công nguyên thì người ta chỉ ước lượng thôi, VD là 200 năm trước công nguyên là ước lượng thôi. Chính vì thế lịch trước công nguyên thường chạy lùi về công nguyên (tức là cách công nguyên bằng đó năm về trước) - (ducnguyencntt)

Trước Công Nguyên tiếng anh là BC (before Christ)
Sau công nguyên là AD (after death or tiếng là tinh là anno domini)
Nó liên quan đến 1 sự kiện lịch sử có thật về Chúa Jesus Christ. - (Lê Hoàng Phục Hưng)

Lưu ý là dương lịch không có năm 0 mà bắt đầu bằng năm 1 như các bạn nói ở trên - (Phan Rang)

Công nguyên là sau khi chúa Giê Su ra đời - (past love)

Cac bạn nói ko được chuẩn. Theo các bạn mốc công nguyên có trước hay giesu có truoc? Giesu sinh năm 0 nhưng lại là rạng sáng ngày 25/12. Mang thai thi 9 thang 10 ngay. Vậy là công nguyên không liên quân gi đến công giáo. Xin hỏi các bạn" một công nguyên có bao nhiêu năm" có khi phải hỏi giáo sư sử hoc nguyễn văn lan rồi - (Dinh chien)

Có bác båo có nãm 0. Có bác båo không có nãm 0 không biêt theo ai ? Tôi không biêt tąi sao ląi lây ngày 25/12 là ngày ky niêm vè Chúa (mà không là ngày đãu tiên tưc là ngày 01/01) và ngày đâu tiên Noël là ngày 25/12/01 hay là nãm trươc đó 1 nãm? Mong các bác góp ý! Rât mong!! - (TRONG)

Nói nôm na thì là bắt đầu có Dương lịch, tức là cách đây 2013 năm là hình thành lên Công Nguyên. - (ruta_ngamngui05)

Công Nguyên trong tiếng anh thường được viết tắt là A.D, viết tắt của "anno Domini", tiếng latinh có nghĩa là năm của chúa. Chính vì thế Công Nguyên được cho là năm chúa giê su ra đời. Tất cả các thời điểm trước đó ta gọi là trước công nguyên (B.C viết tắt của Before Christ), tất cả các thời điểm diễn ra sau đấy ta gọi là sau công nguyên. Cái này cũng là do người Châu Âu dựa vào 1 sự kiện quan trọng và lấy đấy làm mốc, nhưng do sự phổ biến của nó nên ngày nay cả thế giới đều dùng chung. - (phong.nguyen)

công nguyên là năm Chúa Giê Su sinh ra - (Ki)

Theo mình biết Công Nguyên là thời điểm chúng ta bắt đầu tính năm.và thời điểm đó được lấy từ năm Đức Chúa Giêsu ra đời.như vậy chúng ta đã có 2013 lần đón Giáng Sinh (Noel) và năm nay là năm thứ 2013 - (Hùng)

Theo tôi Công Nguyên là một mốc thời gian của một loại lịch đếm thời gian. Cụ thể ở đây là lịch dương "lich thiên chúa giáo", lịch thiên chúa giáo xuất hiện sau các loại lịch cổ khác nhưng được dùng nhiều nhất và ngày ra đời của loại lịch này người ta gọi là Công Nguyên! - (luongno)

công nguyên là năm Chúa Jesus ra đời - (Phạm Cao Vinh Thăng)

Công nguyên là năm được tính từ lúc Chúa Jesus ra đời - (Trungnguyen)

Công Nguyên, viết tắt CN, là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN) hay trước Tây lịch (TTL). Trong tiếng Việt đôi khi bắt gặp cách dùng sau Công Nguyên (hay viết tắt là SCN), tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý[1], và cách dùng đúng hơn là Công Nguyên, mặc dù tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công Nguyên.

- (Anh Đức Nguyễn)

Theo lịch thiên chúa giáo thì lấy năm chúa ra đời là năm 1 . Sau Công nguyên ký hiẹu là AC; Anno Domini nghĩa là năm của Chúa, B.C Before Christ, là ký hiệu sau công nguyên, nghĩa là trước khi có Jesu. Văn minh phương Tây hiện nay là mạnh nhất thế giới, nên chúng ta phải theo họ. - (Nguyễn Anh)

Công Nguyên, viết tắt CN, là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu - (Triết Gia)

Công Nguyên là năm sinh của Chúa. Năm 2013 sau công nguyên có nghĩa là Chúa đã sinh ra cách đây 2013 năm. - (sondoxuan)

Quy ước là năm chúa Jesu ra đời thôi. lịch Tây liên quan tới Thiên chúa mà - (myamytz)

Cong Nguyen Duroc tinh nam sinh cua chua giesu - (Tran hi loan)

Công Nguyên, viết tắt CN, là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu. - (Thanh)

Theo e được biết công nguyên là thời điểm Chúa Giê Su ra đời. Năm đó là năm 0, từ đó đến nay là 2013 năm - (Hoàng)

Cách đây 2013 năm là ngày Đức Chúa giáng sinh, người ta lấy năm đó là năm 01. Những năm trước đó gọi là trước công nguyên. - (Nguyễn Thành)

Công nguyên là năm chúa Giê-Su (Jesus Chris) ra đời. - (Benly)

theo mình nhớ khi học lịch sử văn minh phương tây thì đức chúa jesu ra đời vào năm thứ tư trước công nguyên chứ kô phải vào năm thứ 1 của công nguyên.. - (hiendoan)

nguoi phat minh ra Duong lich ngay nay la mot nguoi cong giao. Do do, ong ta lay nguoc ve thoi diem Chu Jesu ra doi la nam bat dau "ky nguyen Cong giao". Cac ban nen hieu "Cong nguyen" la mot thoi ky chu khong phai mot thoi diem. Do do "sau Cong nguyen" chua biet den bao gio moi den. - (Dat)

doc sach lich su lop 6 la biet - (ducbao.trinh)

tóm lại chưa có ai trả lời chúa sinh ra vào ngày 25 tháng 12 năm 0001 mà không là ngày 1 tháng 1 năm 0001. ngày bắt đầu dương lịch. vậy lịch có từ trước khi chúa ra đời??? - (Hải Sơn)

Các vị cứ dựa trên các thuật ngữ tiếng Việt để tranh cãi thành ra đi đến chổ lẩn quẩn, tại sao không dựa vào từ gốc của người đặt ra để bàn luận: BC (Before Chris - trước Thiên chúa) và AD (anomi domini - kỷ nguyên Ki tô). Cách dùng thuật ngữ "sau công nguyên" là sự vô trách nhiệm của những nhà làm từ điển. - (Thinh TruongCong)

Năm chúa jesus ra đời sao ko lây ngày 1/1 mà là ngày 25/12, rỏ ràng năm lịch trước chúa ra đời hơn 12 tháng. - (minh thanh)

Khi Jesus ra đời chưa có lịch này vì lúc đó chỉ là đứa trẻ chưa được phong chúa. Trong những năm ấy (từ lúc Jesus sinh ra đến lúc được phong chúa) không biết người phương Tây dùng lịch gì? Người phương Đông thời ấy và đến nay vẫn dùng lịch tính theo mặt trăng gọi là âm lịch - (Kỳ Thực)

Công Nguyên là 1 từ ghép:
- Công: Công Giáo - Kito giáo - Tôn giáo cho Đức Jesus sáng lập ra.
- Nguyên : Kỷ nguyên
Tóm lại đó là cái mốc đánh dấu sự ra đời của Đức Jesus, người sáng lập ra Thiên Chúa giáo. Vì tôn giáo này phát triển trên khắp Châu Âu nên ảnh hưởng đến các nền văn hóa, cách tính thời gian (đặc biệt là nền văn minh La Mã). Họ đã đánh dấu mốc thời gian đó bằng năm số 0 và gọi đó là Công Nguyên. Nền văn minh La Mã đã đưa cách tính lịch này phổ biến khắp nơi. Chúng ta cũng sử dụng cách tính lịch này vì thế. - (Việt Thái)

Công Nguyên là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu. Công Nguyên được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ 6 khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch Julius và Gregory - (khang xuân phong)

Công nguyên uh? Công là trong từ công trình, nguyên là trong từ nguyên vẹn, có nghĩa là công trình nguyên vẹn. - (son roon)

Ví dụ vào khoảng 500 trước CN, người viết sử thời đó ghi là năm nào vậy? Vì không thể biết để đếm lùi ngày chúa sinh ra - (concobe)

Có lẽ đấy là mốc thời điểm chúa Giê su (Crist) chào đời, vì thế trước thời điểm đó (trước Công nguyên) viết tắt là B.C (before Crist), tương tự là sau Công nguyên A.C (after Crist),
Lịch (dương lịch) của chúng ta có nguồn gốc của giáo hội thiên chúa giáo đặt ra. - (Quoc Thinh)

Công nguyên là năm Chúa Giêsu sinh ra - (Vinh khanh)

Theo mình nghĩ người ta tính dựa vào sự ra đời của Đạo Công giáo đó bạn. - (Phương Yến)

Theo tôi biết thì Công nguyên là nam chúa Jesu ra đời. Theo lịch phương tây lấy năm đó làm mốc. - (Duy hung)

Thời điểm công nguyên cách đây 2013 năm là thời điểm mà Chúa Giê-Su ra đời, người ta lấy mốc Chúa Giê-Su ra đời là năm công nguyên ( năm 0 ). Trước chúa Giê Su ra đời là những năm trước Công nguyên và những năm sau năm Chúa Giê Su ra đời là năm sau công nguyên cụ thể.
Đây là kiến thức cơ bản đã được học từ tiểu học ( nếu tôi ko nhầm ). Mong bạn sau này chú ý học hơn ^^! - (aloha)

Là năm chúa sinh  - (Nguyễn Hoàn Thiện)

Công nguyên được tính từ thời điểm chúa Giêsu ra đời! theo mình hiểu là như vậy! - (dinhhung47)

đây là lịch của người Công Giáo. Trước Công Nguyên là trước khi Chúa Giê-su giáng sinh. Sau Công Nguyên là sau khi Chúa giáng sinh - (xninh)

Theo mình biết thì Công Nguyên được tính từ thời điểm ngày Chúa Jesus ra đời. tức là ngày 25/12. Còn lý do tại sao lại lấy mốc này thì mình cũng như bạn, không rõ. - (Duy Đào)

Là ngày chúa sinh ra đời - (The Anh)

Năm công nguyên được lấy mốc là năm Chúa Jesu ra đời, trước năm ấy gọi là trước Công nguyên - (Hoàng An)

Lịch thời gian hiện tại lấy năm chúa Giê-su ra đời làm mốc thời gian, năm đó được gọi là công nguyên - (PT)

Là ngày chúa Jesus sinh ra đời. Người công giáo lấy đó là ngày đầu tiên của bộ lịch thiên chúa giáo mà chúng ta đang sử dụng hiện nay. - (Hải)

Khái miệm công nguyên được dùng để phân biệt mộc thời gian trước và sau công nguyên. Nó bắt nguồn từ trong quan niệm của Thiên Chúa giáo. Công trong Công giáo và Nguyên là khởi nguyên, bắt đầu. Điều này có nghĩa là, từ năm 0 trăm trở về trước là trước CN, trong TC giáo nó gắn liền với quan niệm trước khi Chúa Giêsu ra đời với cuốn kinh Cựu ước. Sau CN là thời kì Chúa Giêsu cứu chuộc nhân loại về những tội lỗi mà con người đã gây ra, gắn liền với cuốn Tân ước. - (nguyenanhcdspnt)

“Công Nguyên” . Đó là khi mà Chúa của người theo đạo Thiên Chúa ra đời. Thời khắc đó được gọi là Công Nguyên và vì vậy không có năm 0 sau công nguyên mà chỉ có năm 1, năm 2,năm 1900, năm 2000 sau Công Nguyên (tiếng Anh sau Công Nguyên là A.D – Anomi Domini và trước công nguyên được viết tắt là B.C – Before Christ). Thông thường người ta quy ước rằng những năm sau Công Nguyên thì không phải sử dụng cụm từ “sau Công Nguyên” mà chỉ áp dụng với những năm “trước Công Nguyên” (ví dụ sẽ phải nói là năm 1000 trước Công Nguyên nhưng chỉ cần nói năm 2000 thì mọi người ngầm hiểu đó là năm 2000 sau Công Nguyên).
(suu tam) - (Ben)

Tương truyền đó là năm ra đời của chúa Jesus, và phương tây lấy đó là năm đầu tiên trong bộ lịch của họ :3 đại loại như "1 thời đại mới bắt đầu" đó mà  - (Hiyachan)

Chào bạn,
Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Công Nguyên là thời điểm Chúa Jesu ra đời. Sau này, người ta đánh dấu mốc thời điểm đó là gọi Công Nguyên tức là năm 0. Con số này chỉ mang tính tượng trưng thôi, có nghĩa là tính tới thời điểm hiện tại là khoảng ~ 2013 năm sau khi Chúa Jesu sinh ra.
Thân chào bạn. - (Anh Ly)

Theo tôi biết, Công nguyên đánh dấu thời điểm chúa Giê-su ra đời. Cho nên, khi nói đến những năm trước công nguyên, trong tiếng Anh người ta dùng từ "BC" viết tắt của chữ "Before Christ", tức là trước Chúa Jesus. Còn thời điểm "sau Công nguyên" người ta viết tắt là AD, theo tiếng Latin là Anno Domini. - (Hoa Tigon)

công nguyên được tính theo mốc bắt đầu từ ngày chúa jesu ra đời đó bạn - (Công Một Hai Ba)

Công Nguyên là Kỷ nguyên Công giáo, trong đạo Công Giáo (Thiên Chúa Giáo hay Kitô Giáo, người ta quy ước với nhau lấy năm Chúa Giêsu (Jesus) sinh ra đời làm năm thứ 1, tính đến nay đã được 2013 năm (Anno Domini) . Nếu tính về phía trước thì - 100 năm, hay là 100 BC (Before Christ), có nghĩa là 100 năm trước khi Chúa Giêsu ra đời.
Lịch hiện hầu hết thế giới đang dùng là Dương Lịch, hay là Lịch Gregorio, nguồn gốc từ lịch Julian (Nước Nga Sa Hoàng dùng) do Hoàng Đế Roma Julian ban hành. - (Văn Lê)

 Thời điểm cách đây 2013 năm là thời điểm bắt đầu kỉ nguyên Công Nguyên, thời điểm chúa Giê-Su ra đời. Chúng ta đang sống trong thời kì công nguyên, được bắt đầu từ năm chúa ra đời, đại loại Công Nguyên không phải là 1 thời điểm mà là 1 khoảng thời gian. Đây là cách lấy mốc riêng của Tây Lịch, một điều cần thiết để ghi chép lại lịch sử. Các loại lịch khác, thì sẽ có các mốc khác nhau. - (Tuấn Anh)

từ thời điểm năm 1 đến 2013 là tính theo lịch người phương tây.lúc đấy là chúa giêsu ra đời nên người tây tính là năm 1.còn trước đấy là tính theo lịch phật - (quoctinh)

Công Nguyên: Công-công giáo, nguyên-năm. Theo niềm tin của người công giáo thì mốc thời gian Chúa Jesus sinh ra là năm 0, và chết vào năm 33 tuổi, thì thời gian trước khi Chúa sinh ra được gọi là Trước Công nguyên ( Before Christ), sau khi Chúa sinh ra là Sau Công Nguyên. - (Catholic)

gặp cách dùng sau Công Nguyên (hay viết tắt là SCN), tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý[1], và cách dùng đúng hơn là Công Nguyên, mặc dù tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công Nguyên.

Dionysius Exiguus sáng chế ra năm Công Nguyên để tính ngày lễ Phục Sinh
Khái niệm Công Nguyên được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ 6 khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch Julius và Gregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ Bede trong tác phẩm Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.
Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Dionysius đã tính sai, và rằng trên thực tế Chúa Giêsu sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN. Dữ kiện muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của Chúa Kitô là cái chết của Herod Đại Đế vào năm 4 TCN.
Chữ tương đương với Công Nguyên trong tiếng Latinh là Anno Domini, viết tắt AD hay A.D., nghĩa là Năm của Chúa hay Kỉ nguyên Kitô. Nó được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh, thường đặt trước số năm, ví dụ AD 128. Hiện nay còn có chữ viết tắt CE (Common Era) thay thế cho AD và được đặt sau số năm, ví dụ 128 CE, khi người dùng không muốn nó mang sắc thái tôn giáo liên quan đến Chúa Kitô. Hiếm hơn còn có E.V., viết tắt của Era Vulgaris trong tiếng Latin.
Trước Công Nguyên trong tiếng Anh là Before Christ (Trước Chúa Kitô), viết tắt BC, được đặt sau số năm, ví dụ 320 TCN. Ngoài ra còn có cách viết khác không phổ biến lắm, khi người dùng không muốn nó mang sắc thái tôn giáo liên quan đến Chúa Kitô, là BCE (Before Common Era), nó cũng được đặt sau số năm, ví dụ 320 TCN.
Chữ Công Nguyên trong tiếng Việt xuất xứ từ tiếng Hoa 公元, viết tắt từ chữ Công Lịch Kỉ Nguyên (Hoa phồn thể: 公曆紀元; Hoa giản thể: 公历纪元) nghĩa là Kỉ nguyên dùng lịch chung, chứ không phải là Kỉ nguyên Công giáo như nhiều người thường hiểu lầm.[cần dẫn nguồn] Chữ Công trong Công lịch mang nghĩa Chung, còn được dùng với các từ chữ Hán khác như công thước (met), công lý (kilomet), công cân (kilogram).[cần dẫn nguồn] - (Hoanglong Tran)

Công nguyên ghi nhận chúa Jesu ra đời, đánh dấu thời kỳ tân ước,trước đó là kỳ cựu ước, công nguyên là kỷ nguyên của thiên chúa đó bạn - (Peter)

Bạn nên tìm hiểu nhé! (Thời điểm đó đế chế La Mã đang thống trị Bắc Phi và toàn cõi Châu Âu và cả một phần Trung Đông, nói chung là thống trị các vùng đất bao quanh Địa Trung Hải)
Có liên quan tới Chúa Giesu và Thiên Chúa giáo. Còn từ "Công nguyên" cũng giống như "Thiên Niên Kỷ", "Thập Kỷ" và "Thế Kỷ" nó chỉ là cái tên. Và tính chất khác nhau "Công Nguyên là đường thẳng không có điểm đầu và điểm cuối". Còn lại là đoạn thẳng có điểm khởi đầu và kết thúc. Đoạn thẳng bắt buộc phải nằm trên đường thằng "Công Nguyên". Giống trục số Tự Nhiên (N), số 0 là "Công Nguyên". - (NVD)

Công Nguyên, viết tắt CN, là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN) hay trước Tây lịch (TTL). Trong tiếng Việt đôi khi bắt gặp cách dùng sau Công Nguyên (hay viết tắt là SCN), tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý, và cách dùng đúng hơn là Công Nguyên, mặc dù tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công Nguyên.

- (Sơn Nguyễn)

Theo tôi biết thì lịch hiện nay của chúng ta dùng (Dương lịch hay còn gọi là Công lịch - Công ở đây là Công giáo (đạo Thiên Chúa Giáo)). Ngày đầu tiên của dương lịch là ngày ra đời của chúa Jesu. - (Dũng Hoàng)

"công" là công giáo
"nguyên" là lịch
vậy ta hiểu theo nghĩa hán việt có nghĩa là lịch của công giáo. tức lịch phương tây được tính từ khi chúa jesu ra đời. và lịch này được sử dụng trên toàn thế giới đến ngày nay.
Lịch này vẫn chậm hơn lịch của phật giáo hàng nghìn năm. - (hải đăng)

lấy từ mốc của Chúa Giesu ra đời . Cái này ngày xưa trên một chương trình của VTV3 nói rồi nhưng không nhớ lắm hìhi. - (phamvandinh190288)

Công ở đây được hiểu là quốc tế
Nguyên nghĩa là năm
Công nguyên nghĩa là năm quốc tế ở đây hiểu là năm dương lịch
Ví dụ năm 2013 được hiểu là năm thứ 2013 dương lịch
Trong dương lịch người ta lấy năm chúa Jesu ra đời làm năm bắt đầu tức năm thứ nhất - (minh)

Tôi thấy tất cả các ý kiến đều đúng. cám ơn - (kim)

Theo Tây Lịch thời khắc chúa Jesus ra đời là năm thứ nhất quan trọng lấy làm mốc (Sinh ra đã có tuổi nên không thể tính 0 tuổi được). Vậy 2013 năm về trước họ nói là trước công nguyên. - (Lê Hải)

Bạn Thanh Nguyen nói rất đúng, thế nhưng tôi vẫn không hiểu, như có bạn đã nói: Năm Công nguyên bắt đầu từ 01/01/0001 nhưng Chúa thì mãi tới cuối năm mới được sinh ra. Thời gian từ 24/12/0001 trở về trước gọi là TCN hay CN? - (batvantiensinh)

Công Nguyên là thời điểm giữa thời gian đếm ngược và đếm xuôi. Trước Công Nguyên người ta đếm từ số lớn đến số nhỏ như: 2000, 1999, 1998... và cho đến năm 0, sau đó người ta đếm suôi 1, 2, 3... cho nên năm 0 là năm mốc rất quan trọng của cách đếm. Sau này đạo Thiên Chúa hình thánh và gán năm 0 là năm Chúa ra đời chứ không phải vì Chúa ra đời nên người ta gọi là năm Công Nguyên đâu. Thực chất theo tòa thánh Vatican, Chúa sinh ra vào năm 3 trước Công Nguyên. - (Phạm Văn Quyết)

KỶ NGUYÊN BẮT ĐẦU ĐẠO CÔNG GIÁO, NĂM THỨ NHẤT CÁCH ĐÂY 2013 NĂM! - (Ing Lam Van Hoan)

Công là công lịch,nguyên là kỷ nguyên.vay công nguyên là kỷ nguyên công lịch - (hạo nhiên)

Công là Công Giáo, Nguyên là Kỷ Nguyên. Vậy, Công Nguyên có nghĩa là kỷ nguyên Công Giáo. Có điều người ta dùng chưa chuẩn là sau CN, vì, hiện tại Công Giáo vẫn còn nên không thể nói là sau CN được; đúng hơn phải dùng thế này: trước CN và CN. - (nguyễn tú)

A.D = Anno Domini theo tiếng Latinh, và có nghĩa là "Năm của Chúa", chứ không phải là Anomi Domini theo tiếng anh như bạn nói. Có một chút nhầm lẫn ở đây. Dù sao cũng rất cảm ơn bạn vì bài chia sẻ rất chi tiết. Thân ái. - (Si Nghi)

cong nguyên được tính từ năm nào xin cho biết cụ thể - (vudangphuongyk)

Bạn Linh giải đáp rất rõ ràng. Xin cám ơn bạn - (Hoàng Anh)

la luc christ(jesus) sinh ra, la coc moc. boi vay nguoi ta moi sai tu BC(before Christ) - (van)

Tôi muốn biết người ta làm thế nào để dẫn đường điện ra đảo Phú Quốc, đi dây trên bề mặt lòng biển hay phải đào xuống rồi mới đi dây và an toàn không? Xin cảm ơn. - (Ngọc Phương)

A.D = Anno Domini theo tiếng Latinh, và có nghĩa là "Năm của Chúa", chứ không phải là Anomi Domini theo tiếng anh như bạn nói. Có một chút nhầm lẫn ở đây. Dù sao cũng rất cảm ơn bạn vì bài chia sẻ rất chi tiết. Thân ái. - (Gửi bạn Hoàng Dũng)

Công nguyên là năm sinh của chúa Giê-su. - (Nguyễn Tiến Văn)

Trước công nguyên được tính theo chiều đại nguyên thuỷ , còn sau công nguyên được tính sau trận đại hồng thuỷ - (Kiên)

vui quá - (tieuhoccoam)

Có nghĩa là : Thời gian thì vô tận, mỗi nước có cách tính lịch riêng của mình , Phương đông nói chung dựa vào chu kì của mặt trăng quay quanh trái đất ( âm lịch ). Phương Tây dựa vào chu kì của mặt trời quay quanh trái đất ( dương lịch ). Trong tất cả các sự kiện diễn ra ở Châu Âu không có sự kiện nào quan trọng hơn sự kiện Chúa ra đời nên người ta đã lấy sự kiện này là năm mở đầu công nguyên Christmas . trước công nguyên là ( BEFORE Christmas ) . Trong sách nước ngoài người ta gọi tắt là BC. Tương tự sau công nguyên là AFTER Christmas ( A. C). Khi các nước phương tây xâm lược các nước trên thế giới cũng đồng thời họ truyền bá cách tính lịch như vậy. Các sử gia của Việt Nam dịch là " công nguyên " .
Tóm lại " công nguyên" nghĩa là chúa ra đời bắt đầu là năm mở đầu công nguyên . Thiên niên kỉ thứ 1 . - (Diễm)

Công nguyên được tính là từ khi chúa ra đời, nó đánh giá cho một thời kỳ mới, thời kỳ con người là đấng tối cao mà đại diện là chúa... - (Tiến Đạt)

Công Nguyên, viết tắt CN, là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN) hay trước Tây lịch (TTL). Trong tiếng Việt đôi khi bắt gặp cách dùng sau Công Nguyên (hay viết tắt là SCN), tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý[1], và cách dùng đúng hơn là Công Nguyên, mặc dù tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công Nguyên.
Dionysius Exiguus sáng chế ra năm Công Nguyên để tính ngày lễ Phục Sinh

Khái niệm Công Nguyên được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ 6 khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch Julius và Gregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ Bede trong tác phẩm Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum (Lịch sử giáo hội của người Anh, 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.

Tóm lại: Bạn thường nghe thấy những cụm từ như “năm 20 trước Công Nguyên” hay “1000 năm trước Công Nguyên” và tôi chắc rằng bạn sẽ thắc mắc vậy thì mốc thời gian “Công Nguyên” là bao giờ? Đó là khi mà Chúa của người theo đạo Thiên Chúa ra đời. Thời khắc đó được gọi là Công Nguyên và vì vậy không có năm 0 sau công nguyên mà chỉ có năm 1, năm 2,năm 1900, năm 2000 sau Công Nguyên (tiếng Anh sau Công Nguyên là A.D – Anomi Domini và trước công nguyên được viết tắt là B.C – Before Christ). Thông thường người ta quy ước rằng những năm sau Công Nguyên thì không phải sử dụng cụm từ “sau Công Nguyên” mà chỉ áp dụng với những năm “trước Công Nguyên” (ví dụ sẽ phải nói là năm 1000 trước Công Nguyên nhưng chỉ cần nói năm 2000 thì mọi người ngầm hiểu đó là năm 2000 sau Công Nguyên). - (huyền bùi)

Sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu thì mình có 1 số thông tin, theo chủ quan thì mình nói thế này: Mình có 1 trục thời gian mà trục này bắt đầu bằng con số 1 tăng dần đến con số 13.789.000.000 rồi đến con số được gọi là Công nguyên và con số này tăng dần đến hiện nay 2015. vậy Công nguyên nó sẽ là con số >= 1, theo nhiều tài liệu nghiên cứu nói rằng năm bắt đầu Công nguyên không phải là năm chúa Jê su ra đời mà là năm ông được hơn 15 tuổi. Như vậy trước công nguyên tồn tại được khoảng 13 tỷ 789 triệu năm tính từ khi vũ trụ hình thành đến năm chúa Jê su được 15 tuổi thì kết thúc, sau đó năm được tính trở lại là 1. Năm 1----------13.789.000.000 - 1(CN) ----------2015 -----> + ....... có thể 13.789.000.000 sẽ kết thúc CN này?? và 1 vũ trụ khác sẽ lại hình thành. Hoặc có thể biểu diễn theo cách này: Năm (-13.789.000.000) ------------ (-1) -> 1 (CN) ----------2015 (hiện nay) ---------- > + - (Xu Xì Po)

231 TCN đến 221 TCN vậy có nghĩa là 221 lớn hay 231 lớn - (Phong Le)

Như vậy là Phật được ra đời trước chúa? - (Hoang Long)

Công Nguyên, viết tắt CN, là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu. Các năm trước đó được gọi là trước Công Nguyên (TCN) hay trước Tây lịch (TTL). Trong tiếng Việt đôi khi bắt gặp cách dùng sau Công Nguyên (hay viết tắt là SCN), tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý[1], và cách dùng đúng hơn là Công Nguyên, mặc dù tại Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công Nguyên. - (Cuong Le)

gì cũng được - (Nguyên Hưng Đoàn)

E không hiểu thế kết thúc cn năm bao nhiêu ... - (levanvang)

Hiểu đơn giản là số 0 chỉ là một điểm bắt đầu của 1 vòng tròn hay 1 một đường thẳng ... thôi. Trong toán học số 0 đứng trước không có giá trị, vậy ta chỉ có năm 1 công nguyên. - (buithiminhan)

TCN ma lui xa ve truoc nhieu nua thi moc thoi gian duoc tinh tu dau. - (kím)

0