Tại sao nước đọng trên lá sen có hình tròn? - Câu hỏi hay
Tôi thấy nước đọng lại trên những lá sen, thường có giọt nước nhỏ và có hình tròn. Vì sao vậy? Độc giả có câu trả lời cho thắc mắc của bạn Ha Linh mời đăng vào phần "Ý kiến của bạn" phía dưới. Nếu có câu hỏi, độc giả có ...
Tôi thấy nước đọng lại trên những lá sen, thường có giọt nước nhỏ và có hình tròn. Vì sao vậy?
Độc giả có câu trả lời cho thắc mắc của bạn Ha Linh mời đăng vào phần "Ý kiến của bạn" phía dưới. Nếu có câu hỏi, độc giả có thể gửi về địa chỉ:
Đây là kiến thức cơ bản thôi mà bạn. Trong môn vật lí cấp 3 tức trung học phổ thông có chương Chất lỏng-hiện tượng không dính ướt. Lá sen và lá của một số thực vật là chất không dính ướt. Khi giọt nước tiếp xúc với chất không dính ướt sẽ không chịu lực căng mặt ngoài. Khi đó lực hút giữa các phân tử nước với nhau hướng vào tâm khối nước làm nước co cụm lại. Vì lực hút bên trong khối nước được phân bố đều nên khối nước luôn tròn nhưng vẫn chịu lực hút trái đất ( trọng lực) và phản lực của lá nên hình dạng khối nước tròn và dẹt. - (lê trung)
Vì lá sen hình tròn nên nó bắt giọt nước cũng phải hình tròn, chứ nếu lá sen hình vuông thì giọt nước cũng phải hình vuông thôi... - (Giáo sư nghiên cứu sen)
Mặt lá sen không thấm nước, và hầu như ở các nơi không thấm nước, nước đều co lại thành hình tròn do lực hút và sức căng bề mặt. Có thể giải thích hiện tượng này là do bên trong khối nước các phân tử hút lẫn nhau, trong khi đó do trọng lực và mặt nghiêng của lá các phần tử có xu thế bị kéo ra ngoài khối nước (để tạo thành dòng chảy), cả 2 tạo thành sức căng bề mặt của khôi nước. Nếu không đủ lớn để kéo khối nước khỏi vị trí, các lực sẽ được phân bố đều tạo nên một hình tròn trên lá. - (smart)
lá sen có một chất không thấm nước, vì thế lá sen sẽ ko bị dính ướt khi có nước. Hạt nước trên lá sen sẽ tồn tại ở dạng tự do. Khi ở dạng tự do, dưới tác dụng của sức căng bề mặt, hạt nước sẽ có xu hướng hình thành hình dạng mà diện tích mặt ngoài của nó nhỏ nhất( dưới tác dụng của sức căng bề mặt chất lỏng). Trong những hình có cùng thể tích thì hình cầu là hình có diện tích mặt ngoài nhỏ nhất. Vì thế giọt nước nhỏ trên lá sen sẽ có dạng hình cầu - (Cao Hieu)
đơn giản thôi bạn.
vì các yếu tố như sức căng mặt ngoài của chất lỏng, và lớp múi micro trên mặt lá sen mà lá không thấm nước có dạng hình cầu:
ở dạng hình cầu còn có thể hiểu là ở hình dạng đó năng lượng là thấp nhất của cả hệ nên như trái đất hay các vệ tinh, hành ting thường có hình cầu. - (thierry nguyen)
đây là hiện tượng hydrophobic, lực căng mặt ngoài không giải thích được trường hợp dầu và nước đâu - (thích gặm chân giò)
sức căng mặt ngoài của nước, học từ năm cấp 3 mà - (Giang Nam Pham)
trước hết là do bề mặt lá sen có kết cấu đặc biệt khiến cho nước không thấm được ( có lông tơ mịn thì phải) tiếp theo là do nước chịu ảnh hưởng của lực căng mặt ngoài, lực này có xu hướng thu hẹp diện tích bề mặt của vật chất (không chỉ có nước mà còn có nhiều chất khác), nếu lực này đủ mạnh nó sẽ làm vật chất có hình cầu - (Thanh)
Bản thân giọt nước trong điều kiện bình thường có hình cầu. Nếu bạn chú ý nhìn khi mưa, giọt nước mưa cũng dạng hình cầu. Trên mặt lá sen có một lớp lông mịn màng nâng giọt nước lên làm cho nước không thể thấm ướt lá sen, cho nên giọt nước trên lá sen vẫn giữ được hình cầu, nên nó có thể lăn đi lăn lại được. Nếu chúng ta đem giọt nước nhỏ lên giấy dầu hay ni lông do nước không thấm ướt giấy dầu, ni lông nên giọt nước ấy cũng tròn xoe trên mặt giấy giống như trên lá sen vậy. - (Phan Dương Mậu)
đó là hiện tượng căng bề mặt của nước - (giosongduong)
Vì lá sen không dính ướt nước nên lực căng bề mặt nước khiến giọt nước co lại để thành diện tích bề mặt nhỏ nhất. - (Matt Nguyen)
do trên mặt của lá sen cũng giống như lá khoai nước có hiện tượng không dính ướt, khi hơi nước, hoặc nước có trên bề mặt lá sen chúng sẽ không bị lan rộng ra mà dưới sức hút của các phân tử nước với nhau chúng sẽ thu lại thành những giọt nước, nó có hình tròn vì sức hút phân tử nước được cân bằngvới nhau, giống như khi ta té giọt nước lên không khí vậy , chúng cũng có hình tròn. - (hung cuong AC)
Để giải tích hiện tượng này tôi xin giúp bạn tìm hiểu một số hiện tượng vật lý sau:
1) Lực căng bề mặt của chất lỏng: có phương tiếp tuyến với mặt thoáng và vuông goc với đường giới hạn của mặt thoáng, có chiều sao cho tác dụng của lực này làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
--> như vậy chất lỏng luôn có xu hướng co lại làm giảm diện tích mặt thoáng và hình cầu (hình tròn) là hình có diện tích mặt thoáng nhỏ nhất.
2) Hiện tượng dính ướt:
Khi lực hút giữa các phân tử của mặt vật rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn so với lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì xảy ra hiện tượng dính ướt. Ngược lại, khi lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau lớn hơn lực hút giữa các phân tử của mặt vật rắn với các phân tử chất lỏng thì xảy ra hiện tượng không dính ướt.
---> Như vậy: Bề mặt lá sen có hiện tượng không dính ướt giúp các giọt nước dễ dàng co lại thành hình cầu theo xu hướng giảm mặt thoáng - (Vũ Đức Ân)
Bởi vì lực căng mặt ngoài của nước có xu hướng làm mặt nước co lại, mà cùng 1 thể tích thì hình cầu có diện tích bề mặt nhỏ nhất. - (Ha Linh)
tại vì nó ko vuông - (getoopenner)
Những giọt nước sót lại trên lá sau mưa hoặc sự tích tụ của hơi nước trong sương thường nhỏ vì khi nhiều chúng nặng đã bị rơi xuống do trọng lượng và sự bất cân bằng của lá. Sở dĩ giọt nước có hình cầu vì nó chỉ bị các lực hút phân tử cân bằng nhau mọi hướng, trừ hướng xuống đất lớn hơn vì có thêm trọng lực mà không bị kéo giãn xuống thân lá sen(hoặc môn)do lá không dính ướt nước( lực hút giữa lá sen và nước nhỏ hơn lực hút phân tử của nước, và bất kì giọt chất lòng nào nằm trên chất liệu không dính ướt nó cũng có dạng cầu như vậy.) - (vat.ly.ung.dung.98)
Hiện tượng này các nhà khoa học gọi là "Hiệu ứng lá sen" (Lotus efect). Hiện tượng này liên quan đến năng lượng bề mặt của chất nền (ở đây là bề mặt lá sen), sức căng bề mặt của chất lỏng (nước) và cấu tạo bề mặt chất nền. - (khuongdun)
trên lá sen có các lông nhỏ gần sát nhau, mêm và ko dính nước, vậy nên khi đổ nước lên lá thì nước ko dính trực tiếp vào lá nên nước tự do mà nước ở thể tự do luôn có xu hương trở về hình cầu . Ko tin bạn lấy tay cào nhẹ vào lá sen làm mất lớp lông lú đó nước dính chặt vào lá và ko ra hinh cầu nữa ... - (sonhanh)
Vì bề mặt lá sen không dính ướt nước, vì vậy lực hút phân tử của giọt nước lớn hơn nó làm giọt nước co lại có hình cầu.
Thực ra giọt nước không phải là hình cầu hoàn toàn mà hơi dẹt do tác dụng của trọng lực. - (Hiennv2)
Vì nó phải là hình tròn nên nó mới ra hình giọt nước ! - (Luc Nguyen)
Tại sao bạn lại biết giọt nước đó tròn bạn có đo được kích thước của nó chưa? - (lendoiech)
cái j không biết cứ hỏi anh google là ra hết, kkkk
cái hiện tượng này nó gọi là hiệu ứng lá sen lotus effect. có được do trên bề mặt lá sen được cấu tạo gồm 1 lớp sáp kỵ nước rất mỏng phủ trên cấu trúc nhám ở kích thước micro/nano. thực ra geometrical morphology của bề mặt lá sen mới đóng vai trò quan trọng trong việc tạo bề mặt siêu kỵ nước, nó gồm các quả núi gần như bán cầu kích thước micro, rồi trên quả núi đó lại có các cục u kích thước nano, cấu trúc này làm cho độ nhám bề mặt rấtloiwn, khi giọt nước tiếp xúc với bề mặt nhám, thì có các bong bóng khí bị giữ lại dưới đáy, phần tiếp xúc giữa giọt nước và bề mặt lá, chính những bong bóng này làm tăng tính chất kỵ nước cho bề mặt lá, vì không khí là siêu kỵ nước mà CA=180deg. tìm hiểu thêm có thể tra gúc lờ lotus effect hoặc self-cleaning effect.
- (buiminhchau86)
Lá sen không thấm nước, hơn nữa về mặt vật lý, nước có sức căng mặt ngoài nên luôn có xu hướng co tròn lại.
Trên các vật liệu thấm nước, từng phân tử nước bị thấm vào vật liệu nên ta không thấy được những khối nước nhỏ co cụm lại với nhau. Trên các vật liệu không thấm nước như lá khoai, lá sen.... nước không thấm qua được, cũng không tràn ra ngoài được nên nhờ tính chất "căng mặt ngoài" của nó, nó sẽ co cụm thành các giọt hình tròn để lực liên kết giữa các phân tử nước là lớn nhất. - (MM)
Là do sức căng mặt ngoai của nước dẫn đến các phân tử nước co lại tạo thành giọt, mà trạng thái bền nhất và có nội năng thấp nhất là dạng cầu. Do lực hút trái đất làm cho các phân tử nước đi xuống dẫn đến giọt nước có dạng tròn và dẹt (hơi hình khum cầu). - (nguyễn)
Hình dạng của nước phụ thuộc vào bình chứa. Sở dĩ nước đọng trên lá se có hình tròn vì tâm của lá sen có hình nón, đôi khi gọt nước dọng trên lá sen cũng có hình elip hay hình nào đó. Mặt khác do trên bề mặt lá sen có lông không thấm nước, và do sức căng mặt ngoài của nước nên chúng liên kết lại với nhau tạo nên gọt. - (Nguyen Le)
Bản thân giọt nước có đặc tính là : Trong điều kiện bình thường giọt nước cuộn hình cầu. Nếu bạn chú ý nhìn khi mưa,giọt nước mưa cũng dạng hình cầu. Trên mặt lá sen có một lớp lông mịn màng nâng giọt nước lên làm cho nước không thể thấm ướt lá sen, cho nên giọt nước trên lá sen vẫn giữ được hình cầu, nên nó có thể lại lăn đi lăn lại được. Bây giờ nếu chúng ta đem giọt nước rỏ lên giấy dầu, do nước không thấm ướt giấy dầu nên giọt nước ấy cũng tròn xòe trên mặt giấy - (123)
Bản thân giọt nước có đặc tính là : Trong điều kiện bình thường giọt nước cuộn hình cầu. Nếu bạn chú ý nhìn khi mưa,giọt nước mưa cũng dạng hình cầu. Trên mặt lá sen có một lớp lông mịn màng nâng giọt nước lên làm cho nước không thể thấm ướt lá sen, cho nên giọt nước trên lá sen vẫn giữ được hình cầu. - (loanthao01)
trên lá sen có nhiều lông nhỏ. nâng hạt nước lên làm nó vo tròn lại - (Phạm Ngọc Luân)
Chính xác thì là hình cầu dẹt! Do lực căng mặt ngoài thôi, hình cầu có lực căng mặt ngoài nhỏ nhất và cân bằng, kết hợp với trọng lực tạo thành hình cầu dẹt! - (Hoàng)
dễ thôi, tính chất vật lý về sự dính ướt. - (nuocmat)
Tại nước không dính ướt với bề mặt lá sen cộng với lực căn mặt ngoài của giọt nước nữa thì thường những hạt nước nhỏ trên lá sen sẽ có hình bầu dục. Nếu không có tác động của trọng lực thì nó sẽ là hình cầu. - (hai)
liên quan đến sức căng bề mặt - (dangphong2006)
Do sức căng bề mặt
Không chỉ có lá sen, mà cả lá cây khoai nước, lá cây ráy cũng vậy bạn ah - (Vĩnh còi)
vi cuong la sen chum lai hinh tron cho len khi nuoc roi vao la sen ,tat nhien la phai tao hinh tron roi ,vi la sen luc nao cung trung xuong nhu dit cai chao co dinh vi vay nuoc dau co the chay duoc xung quanh be mat la sen len nuoc tu tao len hinh trong - (tiep)
Vì nước giọt chẳng bao giờ vuông được.! - (Đào văn Tiên)
Đó là do sức căng mặt ngoài của chất lỏng tạo nên - (Lê Vương)
Do là phần đáy của lá sen hõm lại tạo thành kết cấu hình tròn thôi. - (Duy)
Mời bạn tìm hiểu thêm về lực hút giữa các nguyên tử, phân tử.
Do lực hút giữa các phân tử nước với nhau lớn hơn lực hút giữa các phân tử nước với các phân tử cấu thành lá sen. Vì vậy các phân tử nước sẽ co cụm lại và tạo ra 1 lớp như được tráng bạc(Đây là hiện tượng không dính ướt). - (Minh Thuần)
- Trê bề mặt lá sen có vô số những lông tơ nhỏ, điều này giúp lá sen giữ nước và cũng làm cho tính chất dính ướt của bề lá gần như bằng 0. Khi nước đọng trên 1 bề mặt gần như bằng 0 thì nước chỉ chịu tác dụng của trọng lực, và khi nước ở trạng thái cân bằng, thường là chỗ trũng của lá thì trọng lực tác dụng đều lên các cạnh kết hợp với bề mặt lõm, trũng của lá sẽ tạo ra một lực kéo đều các cạnh, mép của giọt nước về tâm khiến giọt nước có hình tròn. Còn tại sao nó nhỏ vì nếu lớn quá thì nó trôi mất rồi. - (Chien Le)
Theo suy nghĩ của tôi thì bề mặt lá sen (lá môn, lá dọc mùng...) có một lớp lông mịn làm cho nước không thẩm thấu vào bên trong lá sen được. Mặt khác, khi đọng trên lá những giọt nước này có sức căng mặt ngoài làm cho nó có dạng hình cầu (nếu hạt nhỏ), hoặc bề mặt cong tròn (nếu nhiều nước). Kính mong mọi người góp ý thêm hoặc sửa sai! - (Phạm Quý Hưng)
Do áp suất xung quanh ép vào, vào áp suất này bằng nhau từ mọi phía (trừ phía dưới là cái lá sen), nên giọt nước có dạng GẦN GIỐNG hình cầu, chứ k phải hình tròn nhé. Hạt nước càng bé thì càng giống hình cầu vì ít bị trọng lượng đè xuống. - (nqloivn)
đây là hiện tượng sức căng mặt ngoài theo chương trình vật lý THPT
- (thanhtuanuce)
Ở đây có liên quan tý về vật lý phổ thông, hình dáng giọt nước phụ thuộc vào sức căn bề mặt và lực thấm ướt.
Sức căn bề mặt là xu hướng của chất lỏng thu hẹp siện tích tiếp xúc với môi trường xung quanh, nó là lực liên kết của các phân tử trên bề mặt, lực này có xu hướng làm cho bề mặt chất lỏng có dạng hình cầu.
Lực thấm ướt, là lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng với phân tử của môi trường xung quanh, ở đây là bề mặt lá sen.
Khi sức căn bề mặt lớn hơn lực thấm ướt, bề mặt chất lỏng có dạng cầu, và ngược lại thì chất lỏng sẽ chảy tràn ra.
trên thực tế giọt nước của bạn chỉ tương đối tròn chứ ko thực sự tròn vì nó còn phụ thuộc vào hình dáng bề mặt chứa nó và trọng lực, chính trọng lực làm cho giọt nước hơi bẹp xuống :) - (Hoàng Long)
hiện tượng không dính ướt(sách giáo khoa vật lý 10) - (vinh dang)
Ko phai hinh tròn, mà là hình cầu bạn nhé - (tron hay cau)
Do lực bám dính của nước với bề mặt lá khoai nhỏ hơn nhiều so với sức căng bề mặt của nước. - (Dung Nguyen)
Do sức căng mặt ngoài của nước. - (Vactre)
Do sức căn bề mặt của nước đó bạn ạ - (Mach Cam Tu)
Chào bạn !
Không những nước đọng trên lá sen mới có hình tròn đâu, Nước mà đọng trên lá dọc mùng, lá khoai nước mà các bác nông dân trồng cho lợn (heo) ăn cũng có hình tròn.
Theo mình nghĩ thì trên bề mặt của các loại lá này có một lớp màng bảng vệ nên khi nước đọng trong lá nó không thấm qua lá được và với tính chất và đặc điểm của lá này thì chắc chắn nước sẽ đọng lại và dồn ứ về chỗ nào trũng nhất và đọng lại ở đó như hòn bi - (nguyenvantien2010)
Do hiệu ứng sức căng bề mặt làm cho chất lỏng có xu hướng giảm diện tích bề mặt mà hình cầu có diện tích bề mặt nhỏ nhất với cùng một thể tích nên nước thường tụ lại thành giọt cầu - (HD96)
Nước thường muốn hòa về nguồn nên tròn để lăn xuống hồ đễ hơn đấy. - (tuấn)
Vì lá sen không bị thấm nước. - (dang van viet)
vì có sức căng mặt ngoài của chất lỏng. - (vũ thanh thủy)
Vì trên lá sen có nhiều lớp lông tơ nhỏ xíu chỉ thấy trên kính hiển vi như chân của nhện, nên không thấm nước - (Hai lúa)
Do giọt nước ở trong không gian bao giờ cũng trở về trạng thái năng lượng bề mặt nhỏ nhất. Năng lượng bề mặt của các vật tỷ lệ với diện tích bề mặt của vật, như vậy vật nào có diện tích bề mặt nhỏ nhất thì ở trạng thái ổn định nhất. Vật thể có diện tích bề mặt nhỏ nhất chính trong không gian chính là Hình cầu vì thể giọt nước trên bề mặt lá sen có hình cầu là nó tồn tại ở dạng ổn định nhất tại thời diểm đó. - (giap_0110)
Neu giot nuoc ma lon thi no. Khong dong duoc tren la sen. Con no tron u ban lay la sen do do giot nuoc xiong dat xem sao - (Giiap)
Cái này là do tất cả vật chất có xu hướng làm giảm năng lượng, hình cầu có diện tích bề mặt nhỏ nhất nên cũng tốn ít năng lượng nhất. Không chỉ giọt nước và các loại vật chất khác khi ở thể lỏng đều như vậy hết. Bạn có thể check lại sách giáo khoa cấp 3, xem phần sức căng bề mặt để hiểu rõ hơn. - (Thanh An)
chính xác là sức căng bề mặt và do liên kết của phân tử nước. trên lá sen có những sợ lông nhỏ. vì vậy làm cho nước không bị lem lên lá. trên giọt nước nhỏ thì ảnh hưởng của trọng lực cũng nhỏ nên bỏ qua. nên giọt nước có hình tròn. nếu giọt nước lớn thì có hình ellips - (Binh_Dang)
Hình dạng của giọt nước trên một bề mặt là được xác định bởi ba lực kéo tại ba đường tiếp xúc của ba pha khác nhau, đường ở giữa pha rắn (bề mặt) và pha lỏng (giọt nước) kí hiệu là γS,L, giữa pha rắn và pha khí (không khí) là γS,V, và giữa pha lỏng và pha khí là γL,V. Tất cả ba lực này sẽ xác định được giá trị của ứng suất bề mặt (còn gọi là sức căng bề mặt). Góc tiếp xúc θ sẽ phụ thuộc vào tenxơ ứng suất này.
Sự gồ ghề (nhám) của bề mặt làm tăng khả năng hút nước của các bề mặt “thích” (hydrophilic) nước (θ90° đối với bề mặt “ghét” (hydrophobic) nước. Sẽ cần một năng lượng lớn để làm ướt được các bề mặt ghét nước như vậy. Năng lượng tốt nhất đạt được đó là khi giọt nước nằm trên đầu giống như “một võ sĩ nằm trên bàn đinh”. Tính chất vật lý tiếp theo chúng ta đề cập ở đây sẽ là khả năng tự làm sạch của lá sen.
Một giọt nước trên một bề mặt cực ghét nước như lá sen sẽ không bị trượt ra ngoài khi lá sen bị nghiêng, mà chúng sẽ bị lăn như một trái bóng tròn vậy. Khi giọt nước lăn đến chỗ bị bẩn trên mặt lá, lực hấp thụ của giọt nước với bụi bẩn là cao hơn lực ma sát tĩnh giữa bụi bẩn và mặt lá. Kết quả là giọt nước sẽ làm sạch lá bằng cách lăn chúng đi. - (Trang Hoàng Anh)
Vì sức căng mặt ngoài của nước. - (Dracula)
theo toi biet thi luc hut giua cac phan tu nuoc voi nhau manh hon giua nuoc voi la sen nen nuoc co hinh tron nho tren la sen. - (Tan Anh Pham)
hạt nước không thấm qua lá sen nên mình nghĩ có liên quan đến góc ma sát (phi) giữa lá sen và nước - (Công Nguyễn Duy)
vi giọt nước vốn là liên kết hình cầu, bề mặt là sen (lá môn) không dính ướt nên giọt nước vẫn giữ được dạng hình cầu - (Thắng)
nó lắng xuống thì phải có hình tròn hoặc cầu như bao giọt nước khác chứ cần gì phải trên lá sen hay lá khoai. Hỏi ngược lại bạn đã thấy có giọt nước nào hình vuông hay tam giác chưa mà hỏi trớt quớt thế. - (Châu Giang)
Hiện tượng vật lý: Sức căng mặt ngoài của nước thui mà. - (Bình Dương)
Nước có hình của bình chứa. Mà cuống sen nối với lá tạo thành đáy nhọn hình chóp nên bề mặt đáy hình tròn - (Nhung)
Thứ nhất. lá sen không thấm nước. thứ hai nước(chất lỏng) có sức căng mặt ngoài) nên các gọit nước khi đọng trên lá sen sẽ là những khối tròn - (Quang Minh Chu)
Bởi vì sức căng bề mặt của nước luôn luôn kéo cho giọt nước có hình cầu. Giống như giọt nước mưa vậy. - (hoan)
Vì những giọt nước càng nhỏ thì trọng lượng càng nhỏ, mà trọng lượng càng nhỏ thì trọng lực của quả đất không đủ mạnh để phá vỡ sự liên kết giữa các phân tử nước. - (Hung)
lá sen không thấm nước, giống như mỡ vậy. Màng nước sẽ co lại, co đều -> hình tròn. Vậy thôi. Bạn vẩy nước lên mỡ cũng vậy mà.
Nếu thấm nước nó sẽ lan rộng ra. Tất nhiên là giọt nước phải nhỏ, nếu lớn nó sẽ không tròn mà "méo" - (lecongdai77)
thế k hình tròn thì nó hình gì,nó hình tròn đơn giản vì nó đọng ở giữa lá - (justin)
Vì, thứ nhất lá sen không thấm nước. thứ hai nước (chất lỏng) có sức căng bề mặt nên khi đọng trên lá sen sẽ có hình tròn. - (Quang Minh Chu)
Hạt nước không thấm qua lá sen nên mình nghĩ đây là do góc nội ma sát của nước và lực hút tĩnh điện giữa các phân tử nước. - (Công Nguyễn Duy)
Ban tìm đọc suất căng mặt ngoài của chất lỏng. Mình nhớ hình như trong môn vật lý của lớp 11 có. nhưng không biết giờ cải cách rồi còn không nữa.
hhhhh - (hhhhhhhhhh)
Thứ nhất, trên lá sen có những lông tơ mịn không thấm nước, nên nước không thấm vào lá sen mà vẫn tách biệt thành một khối riêng.
Thứ hai, do hiện tượng sức căng mặt ngoài trên bề mặt của nước (nói riêng) và các chất lỏng (nói chung)., So sức căng mặt ngoài trải đều trên bề mặt nên sẽ tạo nên bề mặt cầu, hình tròn của nước mà bạn mô tả giống như giọt nước nhỏ hình tròn.
Thân ái. - (VTRiT)
Hình tròn là hình (hình cầu) có cấu trúc hoàn hảo về phương diện chịu lực. do sự thấm ướt của lá sen kém và sức căng bề mặt của nước đủ để tạo tra biên dạng giọt nước hình cầu, do trọng lực của giọt nước làm cho hình cầu đó bẹp, giọt nước càng nhỏ thì hình cầu càng tròn, giọt nước càng lớn thì hình cầu càng dẹt, lớn đến một lúc nào đó thì trọng lực thắng sức căng bề mặt của nước thì giọt nước sẽ phá hủy (bị chảy thành dòng). - (hanhdv)
Do trên lá sen (hay lá môn trong câu "nước đổ lá môn" hay "nước đổ đầu vịt" ý nói nó không thấm đâu vào đâu hết) là do nó có lớp lông bên trên nên nước không thể thấm được vì vậy nó đọng lại. còn nó có hình tròn là do sức căng mặt ngoài của chất lỏng đó bạn. - (Trần Văn Khang)
Bản thân giọt nước trong điều kiện bình thường có hình trò. Nếu bạn chú ý nhìn khi mưa, giọt nước mưa cũng dạng hình tròn. Trên mặt lá sen có một lớp lông mịn màng nâng giọt nước lên làm cho nước không thể thấm ướt lá sen, cho nên giọt nước trên lá sen vẫn giữ được hình tròn, nên nó có thể lăn đi lăn lại được. Bây giờ nếu chúng ta đem giọt nước nhỏ lên giấy dầu, do nước không thấm ướt giấy dầu nên giọt nước ấy cũng tròn xoe trên mặt giấy giống như trên lá sen vậy. - (lam hoang)
Nguyên nhân là do sức căng mặt ngoài của nước, vì lá bề mặt lá sen (hoặc lá khoai môn) có ma sát rất nhỏ (hầu như không có), nên sức căng mặt ngoài của nước thắng được ma sát đó dẫn tới nó có hình tròn, và càng nhỏ thì càng tròn do trọng lượng bản thân nó nhỏ. - (nhaandinh)
Vì sự dính ướt giữa các phần tử nước lớn hơn phần tử nước và lá sen - (Nguyễn Thế Hải)
Hiện tượng này được gọi là hiện tượng " dính ướt của chất lỏng" gây ra bởi "sức căng bề mặt của chất lỏng". Khi chất lỏng tiếp xúc với một bề mặt, sẽ có 2 lực tác dụng lên vùng tiếp xúc như sau:
- Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng tại bề mặt ngoài của chất lỏng hay còn còn gọi là "lực căng bề mặt".
- Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và các phân tử của chất làm nên bề mặt tại vùng tiếp xúc.
Mối quan hệ giữa 2 lực này thể hiện như sau:
- Nếu lực căng bề mặt lớn hơn thì chất lỏng đó được gọi là "không dính ướt với bề mặt". Các giọt chất lỏng sẽ có xu hướng vo tròn lại. Giốngn như trường hợp bạn đang hỏi.
- Nếu lực căng bề mặt nhỏ hơn thì chất lỏng đó được gọi là "dính ướt với bề mặt". Các giọt chất lỏng sẽ có xu hướng loang ra.
Bạn nên tham khảo các sách vật ly hoặc google từ khoá "hiện tượng dính ướt của chất lỏng". - (noname)
cũng đễ hiểu thôi mà, quy luật vật lý của nước hình tròn, vì hình này là cấu trúc vững bền nhất về liên kết, như trong môi trường không trọng lực hay ngoài không gian thì nước cũng là hình tròn. còn trên lá sen có nhiều long ngăn chặn việc thấm nước nên nước giữ hình dáng vật lý của nó
Nguyen Ha Nam - (nguyen ha nam)
lực căng mặt ngoài đó bạn - (blc.computer2012)
Do lực ma sát của nước và lá sen rất nhỏ so với sức căng bề mặt của nước do đó nước có hình tròn (mặt lá sen rất trơn, bóng) - (hhson.)
Nước đọng trong lá sen chỉ là những giọt nước nhỏ ,có xu hướng thu về đáy nên sức căng bề mặt khó thắng được lực liên kết giữa các phân tử nước nên mới có hình dạng như vậy. - (Hoang)
Phân tử của lớp bề mặt chất lỏng do bị sức hút của phân tử bên trong nên đều có xu thế chuyển động vào bên trong vì thế làm cho bề mặt chất lỏng có xu thế co lại hết mức có thể, tức là co lại đến khi có diện tích bề mặt nhỏ nhất.
Cùng một thể tích thì hình cầu là hình có diện tích bề mặt nhỏ nhất. Vì vậy giọt nước trên lá sen có dạng hình cầu. Đặc biệt trên lá sen nước không phị hấp thụ như các loại lá khác. - (Nguyễn Duy Nhật)
Em mình hiểu vì lớp sen có lông tơ trên lá, và là lọai lá không thấm nước, nên hơi nước hoặc sương đọng lại trên lá, mọi người có thể dễ nhận ra hơn. - (uyenchauvn)
Vì trên bề mặt lá sen có phủ một lớp giống như sáp (không thấm nước). Do đó nước không thấm vào bề mặt lá mà có xu hướng chảy xuống chỗ trũng của lá (do trọng lực) và tạo thành hiện tượng như bạn thấy. - (phamleminh81)
Hiện tượng trên do 2 nguyên nhân bạn ạ.
- Thứ nhất là do sự không thấm nước của bề mặt lá sen, nước bị đẩy lùi khỏi bề mặt của lá nhờ các sợi lông nhỏ mịn trên bề mặt.
- Còn lý do giọt nước có hình tròn là do sức căng của bề mặt của nó. - (Mạnh Quyết)
Bản thân giọt nước trong điều kiện bình thường có hình cầu. Nếu bạn chú ý nhìn khi mưa, giọt nước mưa cũng dạng hình cầu. Trên mặt lá sen có một lớp lông mịn màng nâng giọt nước lên làm cho nước không thể thấm ướt lá sen, cho nên giọt nước trên lá sen vẫn giữ được hình cầu, nên nó có thể lăn đi lăn lại được. Bây giờ nếu chúng ta đem giọt nước nhỏ lên giấy dầu, do nước không thấm ướt giấy dầu nên giọt nước ấy cũng tròn xoe trên mặt giấy giống như trên lá sen vậy.
Hiện tượng nước mưa vo tròn, chảy nhanh xuống giúp kính ô tô sáng trong khi mưa còn được gọi là hiệu ứng lá sen. Hiệu ứng này được tạo ra do chủ xe sử dụng dung dịch phủ lên kính dạng nano. Dung dịch này có tác dụng giúp nước mưa chảy nhanh, không bị đọng nước và bụi lại nước trên bề mặt kính, giọt nước được vo tròn... - (Dinh Van Chuong)
Bản thân giọt nước trong điều kiện bình thường có hình cầu. Nếu bạn chú ý nhìn khi mưa, giọt nước mưa cũng dạng hình cầu. Trên mặt lá sen có một lớp lông mịn màng nâng giọt nước lên làm cho nước không thể thấm ướt lá sen, cho nên giọt nước trên lá sen vẫn giữ được hình cầu, nên nó có thể lăn đi lăn lại được. Bây giờ nếu chúng ta đem giọt nước nhỏ lên giấy dầu, do nước không thấm ướt giấy dầu nên giọt nước ấy cũng tròn xoe trên mặt giấy giống như trên lá sen vậy. - (Hiệp gà)
Thứ nhất nước có hình tròn là do sức căng bề mặt. Thứ hai trên lá sen có các lông tơ không thấm nước nên nước mới đọng lại trên đó (theo ngu kiến của tại hạ) - (Mr Chung)
Nó không chỉ "tròn" trên lá sen, mà còn tròng trên rất nhiều trên lá khác (lá khoa, lá chuối..) và còn "tròn " cả trên các đồ vật khác nữa nếu như mặt đồ vật đó : Không thể "thẩm thấu" (từ ngữ của Vật lý) - Bạn hãy thử xem?.
- (trịnh bằng kiên)
Khong chi co La sen ma La mon cung vay .cac Phan tu nuoc cung tu hoi ve mot Tam diem - (Diem)
về học lại vật lý lớp 11 nhé bạn - (Lương Hoàng Linh)
vì đó là cấu trúc bền vững, nhiều năng lượng và ổn định nhất của các phân tử - (Le Khoa)
Sức căng mặt ngoài - (J.Bond)
Khi có sự tiếp xúc giữa nước và bề mặt lá sen,các phân tử nước và các phân tử vật chất tạo nên lá sen sẽ hút nhau nhưng lực hút này không mạnh bằng lực hút giữa các phân tử nước với nhau( do lá sen có những hạt phấn li ti có lực liên kết với nước ở mức không đáng kể),hiện tượng này gọi là hiện tượng không dính ướt(SGK vật lý 10).Khi có hiện tượng không dính ướt,lực liên kết tổng hợp giữa các phân tử nước tạo thành lực căng mặt ngoài,lực này có hướng làm thu hẹp DIỆN TÍCH MẶT THOÁNG của giọt nước.Trong các hình khối,hình cầu có diện tích mặt ngoài (mặt thoáng) nhỏ nhất.Vậy nên giọt nước có dạng hình cầu.Bong bóng xà phòng có dạng hình cầu,giọt chất lỏng khi đang rơi trong không khí cũng có hình dạng như thế này. - (Nam Nguyễn)
Theo mình nghĩ thì sen k thấm nước nên nc k thể thấm qua lá sen. dưới tác dụng của lực trọng trường thì nc luôn có xu thế sao cho thể tích của nó là nhỏ nhất, nó sẽ k là hình tròn nếu lượng lớn lớn còn nhỏ thì sẽ là hình tròn như giọt nc nhờ sức căng bề mặt - (Chimsenongthon)
Vì trên lá sen có lớp lông rất nhỏ. Nước không thể bám nên có thể nói là "bay lơ lửng" trên lớp đệm đó. Vì sao có hình giọt nước. Do "bay lơ lửng" nên lực hấp dẫn của các phần thử sẽ tự kéo nhau lại với nhau và hình tròn chính là hình có lực phân bố đồng đều nhất. Cái này được gọi là sức căng bề mặt. Bất cứ chất lỏng nào cũng vậy, kể cả kim loại nóng chảy. - (Hoàng)
sức căng bề mặt bác ơi ! vật lý cơ bản mà ! - (ezio)
Bề mặt lá sen không bị dính nước (góc dính ướt = 0 độ) Theo nguyên lý cân bằng của chất lỏng, khối chất lỏng có lực liên kết, sức căng mặt ngoài là bằng nhau theo mọi hướng nên nó có hình tròn. Lúc đó diện tích mặt ngoài là nhỏ nhất. - (Pham huu Tu)
do sức căng mặt ngoài của nước, vật lý lớp 10 - (trinhanh)
vì cấu tạo của lá sen làm cho hạt nước trên lá sen có hình tròn. - (Tửu Võ Thanh)
thực ra giọt nước đọng trên lá khác cũng hình tròn chứ không chỉ mình lá sen đâu bạn ạ - (RhythmOfTheRain)
do lo tham nuoc tren la sen nho hon phan tu h2o vdpttg@yahoo.com - (phi phi phi)
theo mình học vật lý thì bề mặt lá sen có độ bám nước rất thấp, nên nước không thể thấm hay dính vào lá sen, khi giọt nước đọng trên lá sen thường co hết mức có thể vì nước kết dính với nhau hơn nữa bề mặt lá o dính với nước. Do vậy giọt nước thường có hình tròn. - (hendry1990)
Lực hút của trái đất,tất cả mọi vật luôn hướng về tâm trái đất.giọt nước ở trên đĩa cũng có hình cầu - (Gió)
Vì bề mặt lá sen có lớp phấn không dính nước, nên khi nước đọng lại bị sức căng bề mặt làm nước có hình tròn như vậy. Nếu bạn dùng tay chà đi lớp "phấn" trên bề mặt lá thì lá bị dính nước, nước sẽ lan ra không còn hiện tượng trên. - (Nguyễn Trường Lợi)
vì sức căng bề mặt của nước nên dĩ nhiên sẽ tạo ra hình tròn vì áp lực lên mọi điểm bằng nhau còn trên đỉnh thì chịu trọng lực lớn hơn ==> hơi dẹt - (Bùi Việt)
1. Do lá sen ko dính nước. 2. Do sức căng mặt ngoài của các phân tử nươc. - (kyo)
Đơn giản là trên bề mặt lá sen có nhiều lông tơ rất nhỏ. Bên dưới những lông tơ đó là các túi khí nên lá sen ko thấm nước. Vì vậy những giọt nước nằm lại trên lá có dạng hình cầu. - (Hvltp2010)
Do trên lá sen có rất nhiều lông tơ nhỏ. Các phân tử cấu tạo nên loại lông tơ này có tính chất đẩy các phân tử nước( thông thường là hút), nên lá sen không bị "dính" nước, chính vì thế nước giọt nước trên lá sen có hình tròn chứ không bị bẹt ra. Tính chất vật lý này đã được ứng dụng trên nhiều loại vải chống thấm và vải của một số áo mưa. Đây là kiến thức vật lý cơ bản hồi mình học lớp 10. Thân - (trinhhoanglinh0901@gmail.com)
vi tren la sen nhu co lop sap, va nuoc dong lai tren la sen no ko dan deu duoc tren la ma cu lan tron - (Thanh thanh)
Do sức căng bề mặt của mặt lá sen với nước thấp hình dạng tròn của giọt nước chỉ bị dẹt đi do ảnh hưởng bởi trọng trường. - (Truong Tiến Thục)
Sức căng mặt nước - (Mixuvi)
Theo minh la do suc cang mat ngoai cua nuoc va cai goi la su khong dinh uot cua be mat la sen voi nuoc, tat nhien xet ca trong luc cua trai dat nua. - (Mr. Tam)
vì lá sen không thấm nước, các phân tử nước sẽ có xu hướng liên kết với nhau sao cho áp suất tác động bề mặt là nhỏ nhất, mà hình cầu thỏa mãn điều đó! Giống như bạn thôi bong bóng vậy đó! - (Nguyễn Hoàng Lâm)
do hien tuong mao dan. - (maikhai1)
đơn giản là vì nhờ vào sức căng mặt ngoài của những phân tử nước.và hình Cầu là hình có Diện tích nhỏ nhất. - (NGUYÊN)
la sen co dung dich dau chong tham nuoc cung nhu la mon. so voi may bay cong nghe tang hinh sao khoa hoc khong lay di kham pha no - (dôphong)
vì là sen là loài thực vật thích bóng đá bạn ạ - (nhàn nhAo nhÁo)
trong nước tính chất vật lí của nó có 2 dạng dính ướt và ko dính ướt . trên lá sen có nhiều sợi lông ko làm nước dính nên sẽ co lại tạo thành hình tròn đây là trường hợp ko dính ướt ! còn bạn thấy nc trong ly là trường hợp dính ướt lên nc giữa ly sẽ trũng thấp hơn bên thành ly vì nó ko co vào , nc ko có hình dạng cụ thể mà mang hình dạng của vật chứa nó . ! - (huypham)
Do nước có tình liên kết phan tử và sức căng bề mặt của giọt nước nên ta thấy vậy - (Huy Phan)
Là do lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau lớn hơn lực liên kết giữa các phân tử nước và các phân tử bề mặt lá sen (do bề mặt lá sen có lớp lông mịn, chính điều này làm giảm lực liên kết với nước của nó giảm), cho nên nước không thấm trên bề mặt lá sen mà chỉ đọng lại phía dưới. - (caohao87)
nuoc luôn dang hinh cau neu nhu khong co luc nao hut no - (Lang Doan)
Nghe các bạn nói cũng có lý, nhưng tại sao nilon không thấm nước mà nước không đọng thành hình tròn như ở lá sen ???? - (Đỗ Trọng)
vì các phần tử nước luôn có xu hướng co lại vs thể tích bé nhất đó bạn. trong tất cả các hình thì hình thì hình tròn là có thể tích bé nhất đó... - (phandinhhoang280492)
Tròn mới lăn ra chỗ khác đc - (huy)
Vì sao lá sen không thấm nước ( không phải giải thích cơ chế mà giải thích lý do vì sao nó cần chức năng này) - (Trung)
Tôi thì nghĩ, không bao giờ có chuyện giọt nước trên lá sen lại có hình tròn hay hình cầu. Vô lý, nó là cái hình gì giống cái bánh bao chứ! - (KK)
tất cả đều "đúng" nhưng chưa "trúng ".
Trên lá sen có những khối u lớn trên mặt lá (kích thước khối u chỉ là micromet ,chỉ một phần ngàn mm ).trên những khối u này dày đặc những khối u nhỏ hơn được phủ bởi một loại sáp.Bề mặt lá sen là một bề mặt cực ghét nước có góc tiếp xúc là 161° => không thấm nước.
Các bạn có thể tham khảo thêm về công nghệ nano sẽ hiểu rõ hơn - (chuyenchangcodon2911)
Hiện tượng giọt nước bị cuốn tròn trên bề mặt lá sen là vì lá sen là một bề mặt siêu kị nước. Nước gồm các phân tử H2O, hai nguyên tử H phân bố bất đối xứng (104 độ chứ không phải 180 độ) qua nguyên tử O. Do H có xu hướng nhường điện tử, O xu hướng nhận điện tử nên phân tử nước được bị phân cực điện. Các phân tử bị phân cực có xu hướng lại gần một phân tử bị phân cực nhưng không muốn lại gần một phân tử không bị phân cực. Lá sen tạo thành chủ yếu bởi hydrocarbon, các phân tử này không bị phân cực điện nên chúng có tính chất không thích nước, hay còn gọi là kị nước, Ví dụ bề mặt nhựa sạch không thấm nước, các giọt nước trên bề mặt nhựa cũng bị co lại (nhưng không bị vo tròn như bề mặt lá sen). Sự co lại của giọt nước trên nhựa vì nhựa là một bề mặt kị nước. Đối với lá sen, ngoài việc phân tử lá sen có tính kị nước thì mà chúng còn sắp xếp tạo thành những đỉnh nhọn như chiếc nón, trên đỉnh nón có hình quả cầu tạo từ các phân tử kị nước (nhìn qua ta cảm giác chúng là các lông nhỏ). Với cấu trúc này, một giọt nước trên mặt lá sen không tiếp giáp toàn bộ mặt lá mà treo trên các đỉnh nhọn nhờ sức căng mặt ngoài của nước. Cấu trúc lông nhỏ tạo từ các phân tử kị nước của lá sen làm cho lá sen trở thành bề mặt siêu kị nước (đẩy nước ra khỏi bề mặt). Đó là lí do mà giọt nước bị vo tròn lại. - (100000435578140)
Đó là do áp suất khí quyển.Khi ta vung nước lên cao vào không khí ta thấy nước tóe ra sau đó co lại thành những "hạt" nước hình cầu hoàn chỉnh rồi rơi xuống.Khi nước đọng trên lá sen cũng thế , vì lá sen có tính chất không dính nước nên nước không bị phân tán đều bởi lực hút trái đất vì vậy nước tồn tại ở hình cầu nhưng không hoàn chỉnh vì phải chịu tác động của lực hút trái đất bên dước lá sen nên nước đọng trên lá sen có hình tròn và hơi dẹt ("hạt" nước nhỏ thì dẹt ít do lực hút trái đất tác động lên "hạt" nước nhỏ nhỏ hơn hạt nước lớn) - (Lý Tài Trọng)
trên bề mặt lá sen được phủ bằng các lông tơ có kích thước nano mét. do các sợi lông có kích thước siêu nhỏ và mềm nâng đỡ nên hạt nước chưa chạm trực tiếp vào mặt lá sen mà là trượt trên các sợi lông đó. và do sức căng mặt ngoài của nước lớn hơn lực hút của các sợi lông nano nên nó giữ được hình dạng tròn. - (khải)
sai hết rùi, theo mình thi do lực hút giữa các phân tử có trong nước mạnh hơn lực hút giữa các phân tử nước với các phân tử có trong lá sen, thế thui - (cahong11sh)