Vì sao cấu trúc tổ ong có hình lục giác? - Câu hỏi hay
Gần đây tôi thường thấy các tổ ong khô, những con ong không còn ở đó nữa. Quan sát kỹ tôi nhận ra rằng, cấu trúc lỗ của các tổ ong đều có hình lục giác. Vì sao vậy? ...
Gần đây tôi thường thấy các tổ ong khô, những con ong không còn ở đó nữa. Quan sát kỹ tôi nhận ra rằng, cấu trúc lỗ của các tổ ong đều có hình lục giác. Vì sao vậy?
Nếu quan sát kỹ tổ ong hẳn ta sẽ rất kinh ngạc vì kết cấu của nó thực sự là kỳ tích của tự nhiên. Tổ ong đều là những ô nhỏ liên kết lại với nhau rất đều đặn tạo thành, nhìn chính diện, những ô đó đều là hình lục giác được sắp xếp rất thứ tự đều đặn. Nếu nhìn từ bên cạnh, nó lại là do rất nhiều hình lăng trụ đều xếp khít lại với nhau tạo thành, mà đáy của những lăng trụ đều sáu cạnh này lại khiến ngươi ta càng kinh ngạc hơn, nó không phẳng cũng như không tròn mà là nhọn, được tạo ra bởi ba hình lăng trụ hoàn toàn giống nhau.
Hình lục giác kỳ diệu của tổ ong đã thu hút sự chú ý của con người từ rất lâu. Vì sao con ong bé nhỏ kia lại phải xây tổ thành hình lục giác mà không phải là hình tam, tứ hoặc ngũ giác?
Phàm là những vật thể hình ống tròn, khi chịu lực ép từ bốn phía trước, sau, trái và phải thì mặt cắt của nó biến thành hình lục giác. Cho nên, xét từ góc độ lực học, hình lục giác là hình ổn định nhất. Vậy có phải chiếc tổ lục giác mà ong xây nên là để tránh lực ép đó không? Đương nhiên là không phải, bởi vì ngay từ lúc bắt đầu, chiếc tổ với các hình lục giác đó đã liên kết lại thành một khối rồi.
Đầu thế kỷ 18, một học giả người pháp tên là maupertuis đã đo kích thước 6 góc của tổ ong và phát hiện ra một quy luật rất thú vị là các góc tù của tổ ong đều bằng 108o28’, còn góc nhọn bằng 72o32’. Hiện tượng này đã gợi ý cho nhà vật lý pháp réaumur rằng: hình dạng đặc biệt của tổ ong có phải là vật liệu tiết kiệm nhất mà vẫn đạt được dung tích lớn nhất hay không? Ông đã đặt vấn đề với nhà toán học người thụy sỹ koenig và qua tính toán cẩn thận đã chứng thực phán đoán của ông là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên góc mà ông tính ra được là 109o26’ và 70o34’, chỉ sai số so với tổ ong có 2’ mà thôi.
Năm 1743, nhà toán học người anh maclaurin đã tính lại một lần nữa, kết quả cuối cùng hoàn toàn trùng hợp với số đo góc của tổ ong. Lý do mà koenig tính sai 2’ là vì bảng lôgarít in sai mà thôi.
Qua mấy thế kỷ nghiên cứu về tổ ong, cuối cùng người ta phát hiện, loại kết cấu này của tổ ong tiết kiệm nguyên liệu làm tổ nhất nhưng tạo không gian lớn nhất. Người ta còn tìm ra được rất nhiều tác dụng kỳ diệu của nó. Ngày nay, nó đã được ứng dụng rộng rãi trong hiều lĩnh vực như kiến trúc, hàng không, vô tuyến điện, từ kết cấu các khe hẹp cách âm, cách nhiệt kiểu tổ ong trong kiến trúc đến các thiết kế lỗ hút khí trong động cơ máy bay đều có quan hệ rất mật thiết với kết cấu tổ ong.
- (Truc Nguyen)
Các nghiên cứu khẳng định rằng, cấu trúc lỗ tổ hình lục giác vừa có sức chứa tối đa lại có độ bền rất lớn. Mặc dù các thành lỗ tổ sáp chỉ dày khoảng 0,5mm, nhưng có thể hỗ trợ 25 lần trọng lượng của nó. Một bánh tổ ong bằng sáp mới xây chỉ nặng 150g có thể chứa đến 3kg mật ong mà không bị vỡ.
Do kết cấu tổ ong có lợi nhất cho việc tiết kiệm nhiên liệu và tận dụng không gian nên các nhà thiết kế, xây dựng hiện đại đã áp dụng trong thiết kế cánh máy bay, vách vệ tinh, tàu con thoi hay vô số cấu trúc trong nhà, đồ nội thất, gia dụng, thiết bị văn phòng, điện tử và các sản phẩm khác. - (Trần Đức Nam)
mình xin trính dẫn 1 phần nguồn tin:
Qua mấy thế kỷ nghiên cứu về tổ ong, cuối cùng người ta phát hiện, loại kết cấu này của tổ ong tiết kiệm nguyên liệu làm tổ nhất nhưng tạo không gian lớn nhất. Người ta còn tìm ra được rất nhiều tác dụng kỳ diệu của nó. Ngày nay, nó đã được ứng dụng rộng rãi trong hiều lĩnh vực như kiến trúc, hàng không, vô tuyến điện, từ kết cấu các khe hẹp cách âm, cách nhiệt kiểu tổ ong trong kiến trúc đến các thiết kế lỗ hút khí trong động cơ máy bay đều có quan hệ rất mật thiết với kết cấu tổ ong.
- (Quang Khanh Bui)
Đầu thế kỷ thứ XVIII, nhà khoa học người Pháp Malaerqi đã từng đo được góc của tổ ong, phát hiện ra một quy luật thú vị, đó là mỗi góc của hình lăng trụ là 109 độ 26 phút, mà góc nhọn là 70 độ 32 phút. Hiện tượng này đã gợi lên trong đầu nhà vật lý học người Pháp Leomiule một gợi ý: hình dáng cố định và đặc biệt này, phải có tốn ít nhiên liệu nhất không, mà diện tích sử dụng lại là lớn nhất? Vì thế, ông xin ý kiến nhà toán học người Thụy Sĩ Kenige, sau khi nghiên cứu tỷ mỷ, Kenige đã chứng thực cho phỏng đoán của ông. Nhưng góc của tổ ong tính ra lần này là 109 độ 26 phút và 70 độ 34 phút sai hai phân so với góc mà Leomiule tính ra. - (xyz)
à, là vì con ong thông minh nên nó giải bài toán tôi ưu: 1- chiếm ít vật liệu nhất, 2-tiết kiệm không gian nhất, 3- cấu trúc bền vững nhất. - (namgia)
vì hình lục giác xếp cạnh nhau thành khối thì chỉ có 3 vách ngăn. Nếu là hình vuông xếp cạnh nhau thì đến 4 vách ngăn, hình tam giác đều thì số lượng vách ngăn là 6. Nhiều vách ngăn có nghĩa là tốn nhiều nguyên liệu để xây và diện tích thoát khí sẽ thấp lại. Vì thế lục giác là hình tối ưu được điều đó. ĐIều này được áp dụng cho cả lưới tản nhiệt cho động cơ xe hơi cao cấp, tiết kiệm nguyên liệu, diện tích thông thoáng khi sẽ lớn nhất, là mát động cơ và giảm tối đa trọng lượng. - (MinhkhoaAsia)
Ban đầu nó tròn, sau rồi nhiều lỗ sinh ra lực kéo, nén ... khiến nó tự nhiên thành lục giác (vì 1 hình tròn chỉ có thể xếp tối đa 6 hinh tròn cùng bán kính xung quanh)
Mà bạn biết lên đây hỏi thì google cho nhanh - (Hùng Lý)
Thật ra tổ tiên loài ong xây tổ hình tròn (một số loài ong ngày nay cũng còn thói quen này). Nhưng khi đó sẽ có khe hở giữa các hình tròn sát nhau, và tốn nhiều mật hơn để xây (thử lấy các hình tròn đặt gần nhau, sẽ luôn có khe hở). Qua tiến hoá, loài ong càng khéo léo hơn trong việc thu nhỏ các khe hở đó lại, và cuối cùng là hình lục giác ta thấy ngày nay. Khoa học cũng chứng minh rằng xây tổ bằng hình lục giác sẽ tốn ít mật hơn vì 2 lỗ sẽ có chung vách. Lưu ý hình vuông và hình tam giác ko chịu lực tốt, dễ bị hư hại do thời tiết. - (Quang)
Chắc mấy bác ong thợ làm theo phong thuỷ thoi mà. - (Chiconminhtoisongsot)
Vì những con ong thích hình lục giác hơn bất cứ hình nào khác! - (Quỳnh Mai)
Đơn giản là vì con ong nó thích như vậy! - (Hâm)
Vi cau truc hinh luc giac nho gon, moi canh deu bang nhau, ong xay to hinh luc giac can it sap hon, khong tao lo hong vi moi canh deu bang nhau. - (Thong)
Bạn đã từng nghe câu này chưa: bất kỳ một kiến trúc sư vĩ đại nào cũng nghiêng mình và đứng hàng giờ quan sát mạng nhện hoặc tổ ong. Sở dĩ điều này có được là do bản năng của loài vật, như 1 đứa trẻ thôi, sinh ra là biết bú mẹ. Cấu trúc lỗ tổ ong hình lục giác là một kiến trúc cực kỳ khoa học để chúng có thể xếp khít vào nhau không có khoảng trống giữa mỗi lỗ, vừa bảo đảm tính chắc chắn, tính tiết kiệm, tạo thành quần thể ong trong 1 tổ. Nếu là hình vuông thì cũng xếp khít được nhưng vì con nhộng ong hình trụ tròn nên sẽ tốn nhiều thể tích mà lại khó bao bọc chắc và kín cho nó. Và cuối cùng, bạn hãy quan sát quả bóng da nhé, nó cũng được ghép lại bởi những miếng da hình lục giác. - (nguyễn cường)
Con Ong nó không đủ thông minh để làm những gì mấy anh giải thích đâu, tui nghĩ nó chỉ làm theo bản năng sinh tồn của nó thôi, chứ nó ở không đâu mà nghiên cứu này nghiên cứu nọ. - (boyhood86)
Cách đơn giản để hiểu nhé. Hình lục giác có 6 cạnh. Từ hình lục giác này, ta gắn thêm 6 hình lục giác xung quanh (Giống như hình tổ ong ấy!). Đi từ ngược chiều kim đồng hồ nhé. Từ một canh của hình tứ giác, con ong chỉ việc tạo thêm 5 cạnh nữa là có được một lục giác, tiếp tục, con ong chỉ việc tạo 4 cạnh là có hình lục giác thứ 2, tiếp tục như thế cho đến lục giác 6 cần 3 cạnh là có thể tạo thành lục giác. Với cách này thì sẽ tiết kiệm được thời gian, nguyên liệu. Các bạn có thể làm một cách tính toán khi tăng số lượng ô lên sẽ thấy ong thông minh đến cỡ nào. Còn tại sao không là 4 cạnh, 3 cạnh, hay là 8 cạnh. Bởi vì 4 cạnh hay 3 cạnh không cho số lượng ông xung quanh nó tối đa. Bạn có thể làm theo cách trên. Thứ hai là diện tích và không gian bên trong và xung quanh không đảm bảo. Vậy 8 cạnh. Quá bé. Mình ghi ngắn gọn, chắc cũng dễ hiểu, mong bạn hài lòng với câu trả lời. Các ý khác, bạn tham khảo các comments of các bạn trên. Thân. - (Kobayashi)
"Không một ai - Kể cả bác học, có thể giải thích đúng trong trường hợp này - hay đúng hơn là chỉ những con "ONG" mới trả lới đúng là tại sao mà thôi!!!" Xin có 1 ví dụ: " Có 4-5 người đang đứng trong mái hiên trước 1 căn nhà phố, trong khi bên ngoài trời đang mưa to" (Vậy thôi)". Họ đang ở đó làm gì (hỏi)? " Họ đang trú mưa (trả lời)". Có lẽ đây là câu trả lời "được cho là đúng nhất", hầu như mọi người có thể chấp nhận. Nhưng đây lại hoàn toàn là sai. Thực tế họ đã đứng ở đó từ trước khi mưa! Và họ lại còn tiếp tục đứng đó khi trời đã "tạnh" từ lâu!? Hỏi ra mới biết "họ đang phải đợi xe "tua" đã đăng ký nhưng đến trễ" . Xin bạn cho "comment"?
- (trịnh bằng kiên)
tại vì nó zậy á - (phuongnhj_71094)
vì nó k biết làm hình tròn! - (chuong thanh nam)
bởi vì hình lục giác kết cấu rất cứng và chắc để chịu sức nặng của những chú ong con.giống như bánh xe đã được thiết kế theo kiểu hình lục giác dạng tổ ong nhưng vì quá bền nên nhà sản xuất không đưa vào sử dụng để thay thế linh kiện. - (Kuden)
Các nghiên cứu khẳng định rằng, cấu trúc lỗ tổ hình lục giác vừa có sức chứa tối đa lại có độ bền rất lớn. Mặc dù các thành lỗ tổ sáp chỉ dày khoảng 0,5mm, nhưng có thể hỗ trợ 25 lần trọng lượng của nó. Một bánh tổ ong bằng sáp mới xây chỉ nặng 150g có thể chứa đến 3kg mật ong mà không bị vỡ.
Do kết cấu tổ ong có lợi nhất cho việc tiết kiệm nhiên liệu và tận dụng không gian nên các nhà thiết kế, xây dựng hiện đại đã áp dụng trong thiết kế cánh máy bay, vách vệ tinh, tàu con thoi hay vô số cấu trúc trong nhà, đồ nội thất, gia dụng, thiết bị văn phòng, điện tử và các sản phẩm khác. - (Luu Phong)
Mỗi lỗ tổ ong là một hình lục giác hoàn hảo để lưu trữ mật ong, sáu mặt của lỗ trông rất mỏng nhưng nó chứa sức mạnh để cấu trúc tổ ong được bền vững.
"Bởi một sự suy tính hình học nhất định, con ong biết rằng khi xây tổ có hình lục giác sẽ chứa được nhiều mật hơn khi xây tổ hình vuông và hình tam giác với cùng một lượng vật liệu xây tổ”, một cuốn hình học Hy Lạp thế kỷ thứ 4, Pappus của Alexandria viết.
Charles Darwin cha đẻ của học thuyết tiến hóa cho biết: “các tổ ong được xây dựng một cách hoàn toàn hoàn hảo, tiết kiệm được sức lao động và sáp".
Nhưng làm thế nào để những con ong làm điều đó?
Theo một nghiên cứu mới, lỗ tổ ong không được tạo ra như hình lục giác ngay lúc đầu mà nó được xây từ những vòng tròn.
Đáp án của câu trả lời được đề xuất bởi bộ ba các nhà khoa học ở Anh và Trung Quốc, dẫn đầu nghiên cứu bởi Bhushan Karihaloo của Đại học Cardiff nước Anh .
Họ đã xem xét những gì xảy ra sau khi mảnh sáp được lấy ra từ cơ thể của những con ong kiếm ăn bởi những con ong chuyên gia có nhiệm vụ xây dựng tổ ong.
Những con ong làm việc cạnh nhau trên những lỗ liền kề và đối diện xung quanh chúng, chúng nhào nặn sáp với tính chất vật lý phù hợp và đè chặt chúng vào vị trí gần chỗ tiếp xúc của 3 hình trụ nhỏ 6 mm mà chúng tạo ra.
Ở nhiệt độ khoảng 45°C, sáp bắt đầu chảy từ từ với tính chất đàn hồi, một chất lỏng nhớt.
Ở ngã ba, sức căng bề mặt làm cho sáp căng ra giống như kẹo bơ cứng. Điểm nhỏ bé ấy được định hình trở thành một "góc" của hình lục giác và hình lục giác dần đần được hiện ra.
Trong quá trình này, các thành lỗ liên tục kéo dài. Cuối cùng, các thành của các lỗ liền kề hợp nhất và trở thành thẳng, tạo thành một hình lục giác hoàn hảo.
"Chúng ta không thể bỏ qua, chúng ta cũng không thể không ngạc nhiên với những con ong trong quá trình này bằng cách làm nóng, nhào và làm mỏng sáp, đặt nó chính xác nơi cần thiết", nghiên cứu đề cập, được công bố trong tạp chí Royal Society Interface. - (Quốc Hùng)
vi mat cua no co hinh luc giac :)) - (ha)
Điều đó chứng tỏ một chuyện: có Đấng sáng tạo thông minh tạo nên con ong và ban cho chúng bản năng đó - (Hoang)
Trứng của con ong phát triển theo hình trụ và sau đó phát triển thành nhộng cũng là hình trụ mà hình lục giác gần gui với hình trụ dể xây và có không gian lớn .... - (Vo van ben)
Một câu hỏi nhỏ cho câu hỏi lớn này là: "Các góc tù của tổ ong đo được là 108 độ 28 phút". Và trong không gian phẳng của tổ ong thì có 3 tổ lục giác ghép lại thành với số đo của góc tổng là 360 độ. Vậy số độ còn lại {360 - 3x(108 độ 28 phút)) = 34 độ 32 phút} rụng đâu mất vậy? - (Tony Tèo)
lưới tản nhiệt trên nhiều loại oto cũng làm theo kiểu tổ ong đó...hình lục giác sẽ lam tổ ong mát hơn hình khác...vì nhiều ong nên tổ ong rất nóng - (trần đình bình)
Loại kết cấu hình lục giác của tổ ong giúp tiết kiệm nguyên liệu làm tổ nhất và tạo không gian lớn nhất. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như kiến trúc, hàng không, vô tuyến điện, từ kết cấu các khe hẹp cách âm, cách nhiệt kiểu tổ ong trong kiến trúc đến các thiết kế lỗ hút khí trong động cơ máy bay đều có quan hệ rất mật thiết với kết cấu tổ ong.
- (justinsab)
vi cau truc do la tiet kiem nhat - (Lang Doan)
Vì mắt loài ong là mắt kép. Tức mỗi bên mắt bao gồm nhiều nhiều con mắt nhỏ ghép lại. Và mỗi con mắt nhỏ này lại có hình dạng là lục giác. Đến khi xây từng ô trong tổ chúng cũng tuân theo hình dạng này, vì mắt nó quen nhìn như vậy rồi. :) - (taxi)
no khong muon dung hang voi kien do - (cece)
con ong làm tổ mục đích là để nuôi con . khi con ong lớn nên lấp đầy cái lỗ thì lúc đấy hình lục giác phát huy tác dụng thông khí . hình lục giác ghép hình cũng rễ và khít hơn . hình tròn - (hảo)
Hình LỤC GIÁC ĐỂ NÓ ĐI CHUI RA CHUI VÀO DỄ, NẾU HÌNH VUÔNG HAY HÌNH TAM GIÁC THÌ SẼ MẤT NHIỀU DIỆN TÍCH THỪA KO CẦN THIẾT. NẾU HÌNH TRÒN THÌ LIÊN KẾT TẠO THÀNH HÌNH BÁN CẦU BỀ MẶT NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC. CHỈ CÓ HÌNH LỤC GIÁC LÀ THÍCH HỢP NHẤT TRONG CÁC HÌNH... - (Nguyễn Trung Dũng)
Mọi cái của tự nhiên thì là tự nhiên nó như vậy thôi mấy ông khoa học cứ cố gắng cho nó chức năng này chức năng nọ. Thật ra ngay từ đầu có rất rất nhiều thứ chứ không phải riêng gì tổ ong, cái nào may mắn phù hợp với quy luật tự nhiên thì tồn tại cái nào không phù hợp thì bị đào thải, vậy thôi. Mấy bạn cứ cố gáng cho nó cái này cái nọ, mà cái đó toàn là suy nghĩ của con người, nhưng con ong hay con gì khác nó không suy nghĩ được như con người đâu mấy bạn ạ. Cho nên tự nhiên mặc định nó đã là như vậy đừng suy diễn nữa đi... - (Lê Tiên Sinh)
Thật ra con Ong xây tổ là hình tròn ( Là hình chịu lực tốt nhất), rồi nó xây thêm các tổ kế bên thì chỉ thêm được 6 cái tổ nữa mà thôi, nhưng 06 cái tổ hình tròn lại có 06 khe hỡ. nên con Ong nó bịt lại ke hỡ dẫn tới cái tổ hình tròn thành hình lục giác có 06 cạnh. quá đơn giãn. - (hoangshin2013)
Bạn thử xây tổ cho con Ong đi rồi bạn sẽ thấy điều ngạc nhiên..Bạn xây tổ hình tròn cho con nhộng bằng vật liệu co giãn được, sau đó bạn tiếp tục xây thêm tổ hình tròn cho những con nhộng tiếp theo..Do vật liệu co giãn,bạn sẽ cho các khe hỡ này hẹp lại.Vậy là bạn đã xây được cái tổ Ong rồi đó. - (ngohoangduy)
Ấu trùng ong có thân hình tròn, khi xếp liền các ô hình tròn với nhau sẽ tạo ra các vách bị 'thừa", hình lục giác là cách bố trí tối ưu nhất. Trong tự nhiên những gì hợp lý thì sẽ tồn tại. - (Ba Nguyen Ngoc)
Đây là cấu trúc bền vững nhất trong tự nhiên. - (hathienphu92)
Tổ ong lúc đầu có hình tròn! nhưng do sức nặng của các phần chồng lên nhau nên nó có hình lục giác như thế :D - (Dino)
kết luận của các nhà khoa học: kết cấu như vậy giúp tiết kiệm không gian, tiết kiệm nguyên liệu và có tính vững chắc. - (Quân)
Đơn giản là vì hình lục giác thì bề mặt tiếp xúc với các hình còn lại là 3, hình vuông là 4, tam giác là 6. Nên xây theo hình lục thì sẽ tiết kiệm dc các cạnh tiếp xúc, loài Ong đã ứng dụng phương pháp hình học để xây nhà..nhanh và tiết kiệm hơn.. - (yongcheng)
Đó là cấu trúc bền vững nhất với khối lượng vật liệu ít nhất và tạo được nhiều không gian nhất. - (Pham Tuan)
diện tích nhỏ nhất, thể tích lớn nhất,các căn phòng lục giác đều liên kết với nhau hợp lí nhất. Đó là chọn lọc tự nhiên bạn à, còn nếu muốn bít tại sao các con ong làm được điều này thì hãy hỏi bọn chúng. - (tranlam91)
Cấu trúc tổ ong có hình lục giác là vì cấu trúc đó vừa tiết kiệm "nguyên vật liệu xây dựng" đến mức tối ưu, vừa tạo ra dung tích tối đa lại mà lại đảm bảo độ bền cao nhất. Các nghiên cứu khoa học cho thấy cấu trúc hình lục giác của tổ ong tạo được sức tải nặng gấp 25 lần trọng lượng của chính nó: Chứng tỏ loài ong có một bản năng đặc biệt thông minh về xây dựng. - (NGÔ HOÀNG BẢO NGÂN)
Tôi được biết rằng các lỗ trên tổ ong có hình lục giác . Chính xác là hình lăng trụ lục giác.
Loài ong khôn ngoan làm các lỗ tổ như vậy vì Các hình lăng trụ lục giác xếp cạnh nhau , toán học đã chứng minh là : Chúng sẽ có Diện tích xung quanh nhỏ nhất nhưng Thể tích mỗi ô là lớn nhất - (Chau van Du)
Vì nó không làm được hình tròn và hình tam giác nên nó phải làm hình lục giác. - (Bui Nhu Lac)
tự nhiên nó là vậy thôi bạn ạ, nếu bạn nhìn kĩ thì các lỗ nhỏ trên tổ ong là các lỗ tròn cùng bán kính đó bạn, khi các lỗ tròn ngày sắp xếp đặt khít với nhau trên một mặt phẳng thì nó sẽ xen kẽ nhau thành hình lục giác: một lỗ tròn sẽ có 6 lỗ tròn khác bao quanh - đây là cách sắp xếp đặt khít nhất....suy cho cùng sẽ ra hình lục giác - (Nguyen Phu)
Xin trả lời bạn : Đây là sự kỳ diệu của quá trình tiến hóa. Đó là quá trình của các biến dị (những cái mới không bình thường), di truyền (lựa chọn tối ưu do những sự biến dị có lợi đương nhiên có sức cạnh tranh hơn vì ưu thế), và đào thải (những biến dị hoặc di truyền không có lợi, tới lúc nào đó sẽ bị yếu thế hơn những cái tiến bộ). Trong cái tổ ong mà bạn đã để ý, nếu xét theo khía cạnh kỹ thuậtn nó là tối ưu vì:
- So với hình vuông, lục giác tiết kiệm vật liệu hơn, con ong nằm ổ lục giác êm hơn,
- So với hình tròn, hình tròn để lại khoản rỗng vô ích,
Thế là qua thời gian, quy luật tiến hóa mà tôi đã trình bày ở trên (thuyết tiến hóa của DarwynD), con ong đã chọn xây tổ theo hình lục giác, thật là kỳ diệu phải không bạn ? - (Thành mộc)
kien truc hoang my cua loai ong - (loan tong)
vi hinh luc giac co ket cau vung chat va k ton dien tich - (DDMD)
Các con nhộng thì có hình tròn, nên phải chui vào một lỗ hình tròn. Chắc là ong chọn hình lục giác vì nó gần với hình tròn nhất và có số cạnh ít nhất. - (khanh covit)
Đơn giản trong 1 mặt phẳng đều thì hình lăng trụ đồng đều nhất vừa vặn nhất dễ cho nhữnh chú ong xoay sở . bạn thấy nó tiết kiêm tối ưu diện tích không ? Bạn thấy nó đồng dạng như hình tròn vậy , đây chính là sự tiến hoá của thiên nhiên mà ngày nay các nhà khoa học quan sát ứng dung rất nhiều từ tự nhiên vào cs - (Nam)
Vì các hình lục giác khác nhau ghép lại sẽ được sử dụng không gian triệt để nhất. - (danh)
để có sự liên kết tốt hơn giữa các tổ. Hình tròn, liên kết với nhau vẫn có lổ rỗng ở giữa các tổ. Hình vuông thì lại không phù hợp cho nhộng :D (thân tròn) - (thinhchooc)
Vì đó là cấu trúc chắc chắn nhất và có thể tích tối ưu nhất - (Phang Can)
không hẳn mọi tổ ong nào đều có hình lục giác, một số có lỗ hình tròn. - (Thach Han Nguyen)
Nhiều bác ở đây toàn biến ong thành những nhà bác học,kĩ sư về xây dựng. Hình tròn mới là sự hoàn hảo của vũ trụ,các con ong cũng chỉ sống vòng đời của nó và xây tổ theo quy luật tự nhiên,nó đc bắt đầu từ hình tròn,và chính bàn tay của tạo hóa tạo thành hình lục giác,thế thôi - (tuấn tú)
Vì con ong thích hình lục giác nhất trong tất cả các hình. - (ThanhC9)
mọi việc mà bạn quan sát và thấy sự kinh ngạc ấy là để bạn nhận biết có Đấng Tạo Hóa rất toàn năng mà bạn cần phải tin - (phuc thien)
Don gian thoi ma . Vi no muon cho chung ta co nhieu mat de an do ma . - (Dai cat)
Cấu trúc lục giác là cấu trúc bền vững nhất !!! - (Le Dong)
Đố ông xếp được các hình tròn khít vào nhau. Đây là 1 giải pháp hoàn toàn tự nhiên thôi. - (Đoan Đức Văn)
Không rõ kỹ năng xây tổ của con ong đã được di truyền hay chúng học được trong giai đoạn còn là nhộng do nhộng ong sống trong ô và chúng có thể ghi nhận và nhớ được những đặc tính về không gian của các ô có sẵn? - (L.H.)
Vậy, chúng ta sẽ vận dụng hình lục giác của tổ ong trong cuộc sống như thế nào? Ví dụ như 6 chiếc mũ tư duy. Nếu đã là khoa học và kiệt tác của thiên nhiên, chúng ta phải tìm ra được cái hay của nó để áp dụng, không chỉ gói gọn trong kiến trúc. - (Phuc Trinh Minh)
Con ong xây tổ để tích mật và nuôi ong con vì vậy tổ cần đủ bền đủ không gian với công và năng lượng ít nhất vách tổ là các hình lục giác chỉ chịu kéo hoặc nén tuỳ vị trí liên kết với tổ tự nhiên bên ngoài giúp tổ vừ kín vừa thoáng và an toàn con ong cũng rất thông minh các bạn ạ - (Vhh)
Hình tròn là lý tưởng cho hình dạng con Ong, nhưng nếu là hình tròn thì tạo vô số lỗ nhỏ bỏ trống trên tổ. Điều này làm tốn vật liệu xây tổ, thời gian làm tổ, kích thước tổ sẽ lớn và các ô trống sẽ là nơi trú ngụ của những côn trùng khác làm hại tổ. Do vậy hình lục giác là hình thay khắc phục được các nhược điểm này (hình Vuông ko tốt hơn vì con Ong khó tiếp cận vị tri các góc)... nói chung thời xa xưa con Ong đã thông minh hơn các KTS bây giờ. - (traibaptrencay)
Giải thích gì mà lôi thôi quá, ong nó có tính toán được về kết cấu & chi phí đâu.
Đơn giản do cách xây tổ, ban đầu hình tròn, nhưng đến khi cứng lại do lực co giãn của các lỗ xung quanh mà nó tạo thành lục giác thôi - (BichNice)
Theo tôi, đây là vấn đề tự nhiên thôi. Vì cấu trúc phân tử của Kim cương cũng là hình lục giác. mà KIm cương là vật liệu cứng nhất - (nguyentrongdq)
TO ONG.....CUNG GIONG NHU LA NHA CUA NO. NO SE XAY TO THICH HOP VOI NO VA CAM THAY THOAI MAI KHI CHUI VO TO DE NGU - (quoc tran)
bằng toán học, người ta đã chứng minh được các khối hình lục lăng liền kề nhau sẽ đỡ tốn vật liệu nhất - (Lưu Minh Đức)
Các bạn nói nhiều về bản năng, vậy bản năng của nó thì ai ban tặng cho nó, bản năng hình thành và di truyền như thế nào nhỉ? - (Bùi Anh)
Tổ ong hình lục giác như vậy nhằm giảm vật liệu làm tổ do đó tổ của ong vừa nhẹ, đồng thời tổ của chúng có thể tích lớn nhất và bền nhất về cơ học - (phuongtctv2010)
Bạn nên học ngôn ngữ loài ong, rồi hỏi con ong chúa tại sao lại ra lệnh cho lũ ong thợ xây dựng như thế :D - (Bùi Nguyễn Trung Kiên)
hình lục giác khiến các ô được liên kết bên vững nhất. Do các ô cạnh nhau tiếp xúc thành với thành là nhiều nhất. Đây cũng là liên kết bền vững nhất (hơn cả hình tròn). - (Duong qua)
Tạo hóa khiến nó tiến bộ thôi, cũng như " mất bò mới nghĩ ra cách làm chuồng tốt hơn" dần già ong nó giỏi, mình mách các bạn là cách thử mật ong thiết, lấy 1 cái dỉa , chế 1 miếng nước, chế mật ong dô, mật ong thật sẽ ko tan mà lắng xuống đáy, cầm dỉa xoay lắc thì các phân tử mật ong sẽ liên kết tạo thành những ô lục giác như hình tổ của ong - (Long)
tiết kiện không gian - (Nguyen Long)
Cấu trúc của tổ ong có hình lục giác là hiện tượng tự nhiên. Khi các hình lục giác xếp với nhau sẽ điền đầy cấu trúc của tổ ong tiết kiệm được diện tích bị bỏ trống. Mỗi hình lục giác phù hợp với hình dạng của con ong, vì vậy sẽ chứa tối đa nhiều con ong trong cùng một lỗ so với các lỗ như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật,... - (Hong Van)
vi ong la mot loai thong minh nhat - (tran dung)