Tại sao chọn rằm tháng 8 là Trung thu? - Câu hỏi hay
Tháng nào trong năm cũng có rằm, nhưng tại sao người ta lại chọn tháng 8 là Trung thu và truyền thống này có từ khi nào? ...
Tháng nào trong năm cũng có rằm, nhưng tại sao người ta lại chọn tháng 8 là Trung thu và truyền thống này có từ khi nào?
Theo tôi nghĩ rằm trung thu được chọn là bởi vì 2 nguyên nhân.
Thứ nhất là về thiên văn: trăng rằm trung thu trông to, tròn, mặt trăng ở cao nhất và sáng rõ nhất trong các ngày rằm trong năm. Và thứ 2, thời điểm Trung thu là thời điểm cuối mùa canh tác chính, bước vào thời kỳ nông nhàn, thích hợp cho tổ chức hội, cũng đồng thời là ăn mừng lúa mới.
Giải thích cho 2 luận điểm trên như sau :
Về việc nông nhàn, các bạn biết là khi xưa, nông dân chỉ canh tác một vụ chính vào mùa mưa, và mùa khô thì không canh tác, chứ không có vụ đông, vụ chiêm xuân như bây giờ. Trong 24 tiết khí thì sau Trung Thu thường rơi vào tiết Hàn Lộ - Thu Phân - Sương giáng, thời tiết chuyển lạnh dần, trời nhiều sương, không khí khô và nắng nhạt, mưa ít dần không còn thích hợp để trồng lúa nước nữa.
Về luận điểm trăng sáng thì rằm tháng 8 là ngày rằm gần sát với ngày Thu phân ( 23/9 dương lịch). Có mấy điều đồng thời xảy ra vào cái ngày rằm này:
Một là : vào mỗi ngày rằm, ánh sáng của Mặt Trời phải đi ngang qua Trái Đất để đến Mặt Trăng, hay nói cách khác, Trái đất đứng giữa Mặt trời và Mặt trăng. Tuy nhiên, bóng của Trái Đất vẫn lệch ra chứ chưa phủ lên mặt trăng để tạo thành nguyệt thực (link minh họa: http://scienceblogs.com/startswithabang/files/2010/09/Sun_Earth_Moon_Sunset.gif)
Hai là : Mặt phẳng quỹ đạo chuyển động biểu kiến của mặt trăng, mặt trời ( Hoàng Đạo) và mặt phẳng quỹ đạo tự quay của Trái Đất ( Xích Đạo) nghiêng với nhau 23.5 độ. Vào 2 ngày Xuân Phân và Thu Phân, Trái Đất ở vào vị trí giao nhau của 2 quỹ đạo này ( Minh họa: http://3.bp.blogspot.com/_N-36xJMPdm4/SMogp_OTWqI/AAAAAAAAAfk/cC5jGe1O7aw/s400/equinoxes+and+solstices.gif).
Ngày đó, đường Hoàng Đạo và trục Trái Đất vuông góc với nhau cho nên người ở Xích đạo sẽ nhìn thấy Mặt Trăng, Mặt Trời đi qua trên đỉnh đầu, chính giữa Thiên Đỉnh, cao nhất chứ không thấp như những ngày khác. Vì vậy, với Việt Nam và vùng phía Nam Trung Quốc là những vị trí gần xích đạo, người ta sẽ nhìn thấy Mặt Trăng thực sự cao vời vợi nhất là lúc nửa đêm. Thêm nữa, do hiệu ứng khúc xạ của bầu khí quyển nên nếu như tâm của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng càng gần như trên cùng 1 đường thẳng thì vào ngày rằm, lúc trăng lên trông sẽ càng to. Vì vậy, khi ngày rằm diễn ra khi Trái Đất ở điểm Thu Phân và Xuân Phân thì khi Mặt Trăng mọc, trông nó sẽ to nhất trong những ngày rằm. Trông mặt trăng vào ngày này cũng là tròn nhất vì sự thẳng tâm này, bởi vì lý do phần đường viền của mặt trăng sẽ được chiếu sáng một cách đối xứng nhất so với những ngày rằm khác, khi góc lệch lớn hơn.
Có một sự thú vị là nếu những điều trên là hợp lý thì ngày rằm tháng 2 âm gần ngày Xuân Phân 20/3, Mặt Trăng cũng sẽ đẹp chẳng kém mấy so với Trung Thu, chỉ có điều nó không được chọn làm hội hè vì đó là thời điểm đầu vụ lúa chứ không phải cuối vụ.
Có chút comment góp vui, mong được chỉ giáo.
/CHG. - (Chu Hoang Giang)
Trung Thu là giữa Thu, tên của nó đã nói lên điều đó... - (Minhha)
1 năm có 4 mùa: mùa xuân từ tháng 1 đến tháng hết tháng 3, mùa hè từ tháng 4 đến hết tháng 6, mùa thu từ tháng 7 đến hết tháng 9, mua đông từ tháng 10 đến hết thang 12.
Vây trung thu cò nghĩa là giữa mùa thu thi 15 tháng 8 la trung thu vậy thôi - (nguyen doan huan)
Cái truyền thống này có xuất xứ từ Trung Quốc bạn à. Do 1000 năm đô hộ nên đa phần nền văn hóa của nước ta, đều giống của Trung Quốc, ví dụ như: Lễ Vu Lan, Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu... Vì nó đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân ta từ bao đời nay, nên khó bỏ lắm, nước ta cũng tự động "biến của người ta thành của mình", và tự thừa nhận nó là "bản sắc văn hóa dân tộc", tốt nhất là bạn cũng nên chấp nhận vậy đi - (alo)
theo âm lịch và khí hậu 4 mùa của miền bắc thì mùa thu là tháng 7,8,9. vậy Trung thu là giữa thu thì phai là rằm tháng 8 rồi - (dvt)
TRUNG là giữa, THU là mùa thu. Tháng 8 là chính giữa mùa thu (tháng 7, 8, 9). Và ngày 15 là giữa tháng 8. Có thế thôi. - (PT)
Vậy thì tại sao Tết Thanh Minh lại rơi vào tháng 3 và ngày Cô Hồn lại là Rằm Tháng 7? - (tinytdpqn)
Thực ra truyền thống này bị ảnh hưởng bởi 1000 năm đồng hóa mà có, kể cả những phong tục cúng lễ ngày giằm, mùng một,... Nhưng tại sao lại chọn vào ngày giằm tháng tám (15-8 âm lịch) thực chất là bởi khí hậu và tiết trời đẹp, trăng tròn nhất trong các ngày giằm; mặt khác vì đây là ngày hội của các em thiếu nhi nên nó là hoạt động để động viên khích lệ sự học tập cho một năm học mới. Ngày hội này chính giữa mùa Thu nên có tên là Trung Thu. - (Quang Huy)
tết trung thu có nguồn gốc từ trung quốc, liên quan tới chuyện hằng nga lên cung trăng. tết này không thuần việt, không có ý nghĩa gì với người việt. trung thu ở trung quốc đã hết mưa bão nhưng ở việt nam vẫn đang giữa mùa mưa bão nên không thuận lợi ngắm trăng - (phan anh)
1. Mùa thu theo âm lịch là từ tháng 7 đến hết tháng 9 vậy tháng 8 là giữa mùa thu (trung thu) nên rằm của tháng giữa thu gọi là rằm giữa thu (rằm trung thu) ^^
2. Truyền thống này có từ trước khi bạn sinh ra ^^ - (google)
Vì mùa thu rơi vào tháng 7,8,9 âm lịch, Trung thu nghĩa là thời điểm giữa mùa thu cho nên lấy 15/8 là chính xác. Truyền thống này có lẽ ra đời từ khi con người sáng tạo ra lịch mà thôi! - (huyen26truongxuan)
Đã gọi là trung thu thì tất nhiên là giữa mùa thu rồi, chả lẽ đầu và cuối sao? - (khanh hong)
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian. - (lanbui1983)
Thứ nhất ngay trong tên cái tết cũng nói lên khá nhiều, TRUNG THU. Ở đây theo Hán Việt nghĩa là giữa mùa thu. Và Dằm tháng 8 được chọn là ngày đẹp nhất với trăng tròn nhất.
Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh Trung Thu, nhưng xét theo địa lý, người á đông làm mùa nhìn trăng. Và trăng dằm tháng tám thể hiện được sự tốt đẹp của thời tiết. Cũng bằng nhìn trăng tháng 8 người ta biết năm tới phải làm ăn ra làm sao. Nói một cách khác nó có thể coi như một lễ hội cầu mùa nơi mà người lao động thành kính với ông bà tổ tiên thể hiện sự cảm ơn mùa qua, cũng như ban phát lộc cho con cháu thể hiện sự sung túc.
Bánh nướng và bánh dẻo là đặc chưng cho tết trung thu. Trong bánh cổ truyền thông thường có nhiều loại thịt, bò, gà, lợn, trứng, xá xíu, lạc sưởng cũng như có loại hạt tinh túy của trời đất hạt sen, tất cả thể hiện sự khá giả ấm no. Nướng và Dẻo thể hiện cho mặt trời mặt trăng hay là thể hiện thời tiết tốt đẹp. Bánh ngày nay thay vào đó các loại nhân khác là sai vì là du nhập từ vùng khác dùng loại lương thực khác thể hiện sự phồn vinh. Thực tế chứng minh, không nơi nào có nhân truyền thống giống ta. - (Chiến Trần)
Theo tôi, có 4 nguyên nhân sau:
Thứ nhất: 15/8 âm lịch là giữa mùa thu theo cách chia mùa của các nước khu vực quanh ta và nước ta.
Thứ hai: Thời tiết giai đoạn này đẹp và phù hợp nhất; như: Trời cao xanh hơn, mặt trăng sáng nhất và to nhất so với các đêm rằm v v...
Thứ 3: Ở một nền văn minh lúa nước như chúng ta thì thời điểm này cho phép ghi nhận, đánh dấu những biến đổi của thời tiết, ví dụ: Xem trăng để biết năm tới có rét, có nhiều sâu bọ phá hoại mùa màng hay có hạn hán không (Muốn ăn lúa tháng năm, xem trăng rằm tháng 8), xem vụ mùa có năng suất không vì thời điểm này bão gió đã giảm, lúa đã uốn câu v v ...
Thứ tư: Lúc này nhà nông cũng là lúc nông nhàn vì vậy ngoài tổ chức ngắm trăng còn có nhiều lễ hội khác kết hợp - (Vũ Trung Thành)
Trung thu là giữa mùa thu, tết trung thu như tên gọi đến với chúng ta đứng giữa mùa thu, mùa mát mẻ đẹp đẽ nhất trong năm với trăng trong gió mát. Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam. Nhưng có lẽ sự tích về vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng là thuyết phục nhất, mặt dù nó cũng có chúc hư cấu và hơi hoang đường.
Theo sách cổ thì tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Tục truyền rằng: Nguyên năm đó, vào đêm rằm tháng tám trời thật là đẹp, trăng thanh gió mát trước cảnh đẹp của đất trời, nhà vua ngự chơi ngoài thành tới mãi khuya. Lúc đó có một ông già đầu bạc phơ trắng như tuyết, chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế.
Ông già kính cẩn chào vua rồi hỏi: Bệ hạ có muốn lên thăm cung trăng không?
Nhà vua trả lời có.
Ông tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, còn một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua lên cầu vồng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật là đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế, có những nàng tiên nữ nhan sắc với những xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng ngàn tía.
Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông lại đưa nhà vua trở lại cung điện. Về tới trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung trăng và những giờ phút đầy thơ mộng nhà vua đã được ở nơi đó. Để kỷ niệm ngày du nguyệt điện, nhà vua đặt tên là tết Trung thu. - (quốc thịnh)
Ngày Tết này có xuất xứ từ Trung Quốc, ban đầu là theo phong tục dân gian, Tết trung thu vào giữa rằm tháng 8, thời điểm này thời tiết mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch. Nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.
Theo sách cổ thì Tết Trung Thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra tết Trung Thu. Trong ngày tết này, lúc đầu chỉ uống rượu trông trăng nên còn gọi là Tết Trông Trăng. Trong đêm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà. - (c1vt2013)
Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam, cụ thể là từ Sự tích về chú Cuội - (thanh phong nguyen)
Nguồn gốc tết TRUNG THU
Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755).
Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-Thường vũ y. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu . - (vuducduongvp91)
chon Trung thu la giua mua thu - (dungnv)
thang 7-8-9 là mùa thu, chon tháng 8 là giữa mùa thu và ngày rằm là giữa của tháng! đúng theo nghĩa của từ Trung Thu!!! - (phanthanh_thang)
Tết trung thu diễn ra vào ngày 15 của tháng 8 trong Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, đây cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là Bánh Trung Thu. Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa. Có ba truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và Sự tích về chú Cuội của Việt Nam - (Cưng Lê)
Một năm chia làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, mổi mùa có 3 tháng, Mùa thu ứng với các tháng 7,8,9 . Nên Trung thu phải vào giữa tháng 8 tức 15/08 âm lich.
Anh Vũ Cà Mau - (Anh Vũ Cà Mau)
Tại vì trăng tháng 8 tròn và đẹp nhất trong năm bạn nhé :D - (Ku Tí)
Haizz, "trung" là "giữa" tức là giữa thu; 1 năm có 4 mùa, tháng 8 là giữa mùa thu, đơn giản thế thôi. - (Nam Trung)
Trung thu tức là "giữa Thu". Vì vậy, nó không thể là rằm của tháng nào khác. Vả lại, thời điểm này, trăng dễ tròn và sáng nhất ( do mùa Thu, tiết trời trong hơn các mùa khác). Tục lệ này có từ thời Trung Quốc cổ đại để cúng thần Mặt trăng; cầu cho mưa thuận gió hòa - (Lê Minh)
Đơn giản thôi, vì rằm xảy ra giữa mùa thu nên mới gọi là Trung thu. Nếu nó xảy ra giữa mùa đông sẽ gọi là Trung Đông đó bạn. - (Minh)
Trung thu là giữa mùa thu nên chọn rằm tháng 8 là đúng rồi còn những tháng khác có lẽ phãi gọi là trung hạ, trung đông, hay là trung xuân - (lê tuấn minh viên)
Trung thu là giữa mùa thu, giữa mùa thu là Tháng 8, hỏi thế cũng hỏi - (ABC)
"trung thu" là "giữa mùa thu", răm tháng 8 là giữa mùa thu - (hung)
Trung là giữa, thu là mùa thu, trung thu là giữa mùa thu.Theo âm lịch thì mùa thu bắt từ tháng 7 đến hết tháng 9 nên 15 tháng 8 là giữa mùa thu nên được gọi là trung thu. - (HD)
Vì tháng 8 chả có ngày lễ nào để ăn uống cả. Nên bày ra thôi ^^ - (Discovery World)
Một năm có 12 tháng chia cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vị chi là mỗi mùa có 3 tháng. Xuân từ tháng 1-3 , hè từ tháng 4-6, thu từ tháng 7-9 và đông từ tháng 10-12. Trung Thu hiểu đơn giản là giữa mùa thu, trong 3 tháng 7, 8, 9 tất nhiên tháng giữa là tháng 8 và giữa tháng lại là ngày rằm -> Trung thu = rằm tháng 8. Mình chỉ biết đơn giản vậy thôi, ai biết sâu xa hơn xin cho lời bình! - (Nông Nguyễn Tuấn)
Vì từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu, tháng tám là trung thu và rằm tháng tám là ngày giũa tháng - (blem)
Trung thu là tên theo một tiết khí. Ai nghiên cứu lịch tiết khí sẽ biết các ngày như lập xuân, lập hạ....Ngày trung thu là cách gọi theo tiết khí, còn tên gốc của nó là Tết Đoàn viên, tức là ngày các thành viên trong gia đình sẽ tụ họp đông đủ dù đang ở đâu đi nữa. Sau khi truyền về VN thì ý nghĩa ngày này không còn giống như bên trung quốc nữa, và tên gọi dân gian cũng thành tết trung thu, nghĩa là ngày rằm giữa thu - (Zaer)
tại sao không có tết trung hạ, trung đông hay trung xuân? - (háiin)
Người Việt ta ăn Tết Trung Thu vào ngày rằm tháng tám âm lịch là do ta phỏng theo phong tục của người Tàu. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.
Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ. - (TQMy)
Ngĩa là giữa mùa Thu! Mùa thu là mùa rễ chịu nhất, làm cho con người thoải mái và yêu đời hơn! - (Trương Dũng)
mùa thu gồm 3 tháng đáo là tháng 7, 8 và 9 âm lịch. Trung thu có nghĩa là giữa mùa thu và cụ thể là ngày rằm tháng 8. Do đó tết trung thu đương nhiên phải chọn ngày rằm tháng 8.
Riêng câu hỏi truyền thống này có từ khi nào thì tôi bó tay. - (Nguyễn Văn Út)
Boi vi thang 8 la bat dau vao mua Thu
Va ram la 15,la giua nen goi la Trung
Cho nen goi ram thang 8 la Trung Thu - (suanan)
Mùa thu diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9. Tính ra có 30x3 = 90 (ngày). Lấy 90:2 = 45 (ngày). Ngày 1/7 (ÂL) + 45 (ngày) => Ngày 15/8 (ÂL). Vì vậy ngày 15/8 (ÂL) hay còn gọi là Rằm tháng 8 cũng là Trung Thu theo cách tính ở trên. Nếu bạn vẫn chưa hiểu thì mình sẽ giải thích thêm. Thân! :)) - (lee)
Trung thu đơn giản là giữa mùa thu. Còn lịch sử của nó bạn tự tìm hiểu lấy. - (thienphan)
Vì 15 tháng 8 là ngày chính giữa của mùa thu. - (Kim chi)
nguơi ta chon ram thang tam la trung thu boi vi ram thang tam la giưa mua thu. - (tran duc do)
Theo minh hieu. Thang 8 la roi vao mua thu la trung tuan cua nam, nen nguoi xua tinh toan va lay thang 8 la dai dien cho le hoi trang ram. - (Tuann)
Mùa thu gồm có tháng 7, 8 và 9 âm lịch. Trung thu là giữa mùa thu thì chọn rằm tháng 8 là đúng rồi. Mình nghĩ vậy.
Thanh Vinh. - (vinhmyname)
Vi sao chon ram thang 8 la trung - (hangasta)
Trung Thu là giữa mùa thu, mà mùa thu là nằm vào tháng 7-8-9 nên chọn trung tuần tháng 8 (15/8 AL) là ngày Trung Thu :) - (Ngọc Tịnh)
Đã gọi là "Trung Thu", thì phải là giữa mùa thu. Một năm có bốn mùa, mỗi mùa 3 tháng. Mùa thu là từ tháng 7->9. Nhưng vậy, rằm tháng 8 là chính giữa mùa thu. Gọi là "Trung Thu" - (Nguyen Minh Tri)
Trung Thu lả giữa mùa Thu nhằm ngày 15/8 âm lịch, với các tháng khác sao gọi Trung Thu được . Đối với dương lịch ngày 23/9 là ngay Thu Phân không thể chọn ngày 23 tháng khác được. - (vechai)
Sau cách mạng tháng 8 thành công và quốc khánh 2/9 năm 1945. Ai đều biết câu "Trung thu trăng sáng như gương, Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng" Vậy tết trung thu đầu tiên vào năm 1945 do Bác Hồ chọn. - (Đỗ Thanh Hải)
"Trung" là giữa, "Thu" là mùa thu. Trung thu là giữa mùa thu. Ngày rằm tháng 8 là ngày chính giữa mùa thu nên chọn rằm tháng 8 là trung thu - (tuantutoto)
theo âm lịch 3 tháng 7, 8, 9 là mùa thu. Tháng 8 là tháng giữa thu, ngày 15 là giứa tháng 8 có thể được gọi là ngày giữa mùa thu. Trung thu theo nghĩa Hán là giữa thu. Tiết trung thu thường đẹp nhất trong năm. Còn việc tại sao nhân dân các nước phương đông tổ chức tết Trung thu thì có nhiều điển tích lắm, bạn có thể tìm hiểu thêm. - (Trịnh Tân)
xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa 3 tháng. Vậy rằm tháng tám là Trung Thu đúng rồi bạn? Đơn giản thế thôi. - (Han)
Theo dân gian, khí hậu nước ta phân chia 4 mùa theo các tháng. Xuân (1-3), Hạ (4-6), Thu (7-9), Đông (10-12). Trung thu tức giữa mùa thu, nghĩa là giữ tháng 8 --> rằm tháng 8. Những nước Á Đông thời xưa dùng Âm lịch nên tất nhiên là chọn ngày rằm tháng 8 thay vì 15/8 Dương lịch - (quockhanh)
vì 15-8 là thời gian giữa của mùa thu cũng như 15 là giữa của tháng. - (Anh Tuấn Vũ)
Vì mùa thu bắt đầu từ tháng 7-9, ràm tháng tám tức là giữa mùa thu, ko phải trung thu vào ngày đó thì ngày nào. Trung thu tức là giữa mùa thu - (Bui Cong)
Rằm: ngày 15 âm lịch; Trung: giữa; Thu: mùa thu. (vì 15/8 là ngày giữa thu mà , mùa thu là tháng 7-8-9) - (letmytrinh)
Một năm ở Việt nam có 4 mùa tính theo lịch mặt trăng. Rằm tháng 8 là giữa mùa thu nên gọi là Trung thu. - (Xuân Chấp)
Bạn long thành thân mến! Như chúng ta đã biết một năm có bốn mùa gồm.xuân,hạ,thu,đông.mỗi mùa co thời gian là 3 tháng.mùa thu bắt đầu từ tháng 7 âm lịch cho đến hêt tháng 9 âm. Vậy nên ngày 15/8 được coi là giữa mùa thu .vì thế mới có tên là tết trung thu.tức là trung tuần của mùa thu - (long)
Mùa thu từ tháng đầu tháng 7 ân lịch đến cuối tháng 9 âm lịch ( 3 tháng) nên 15 tháng 8 là giữa mùa thu( tức Trung thu). - (vittechvn)
Mùa thu gồm 3 tháng là 7;8;9 .Mà Trung Thu thì có nghĩa là giữa mùa Thu, giữa mùa thu là tháng 8, mà giữa tháng 8 là ngày 15 âm lịch hay là rằm tháng 8, nên Trung Thu là ngày 15/8 âm lich hằng năm
Truyền thống này xuất phát từ bên Trung Quốc, nhưng bắt đầu từ khi nào thì ... - (phuong)
Ý kiến của chi hang nga 7 tuổi - (thang 8 là rằm trung thu vì tháng 7,8,9 là mùa thu. mà chữ trung có nghĩa là trung bình c)
Thì tên của nó đã nói lên rồi đó bạn: là rằm giữa mùa thu - (thinh tat)
Mùa xuân là từ tháng giêng -tháng 3, mùa hạ là từ 4 -6, mùa Thu là 7 - 9 15/8 là giữa mùa thu thì gọi là Trung Thu - (Đức Toàn)
Mua thu bat dau tu thang 8, nen chon thang 8 - (datnguyen)
Thế mà cũng phải hỏi, giữa mùa thu là tháng mấy.. - (dinhcaoxuan)
Trung là Trung Quốc, Thu là mùa Thu --> Trung thu. - (Ngô Tuấn Kiệt)
Vì dằm tháng 8 trăng to và đẹp nhất khí hậu mát mẻ thuạn lợi cho việc vui chơi của trẻ.mà nhất là dằm tháng 8 trời không hay mưa - (trương long)
một năm 4 mùa, xuân, hạ, thu, đông. Mùa thu tính từ tháng 7 đến tháng 9, trung thu nghĩa là ở giữa mùa thu nên chọn rằm tháng 8. Đấy là tôi đoán thế ko biết đúng không - (tung)
Câu hỏi của bạn thật là kỳ. Trung thu tức là giữa mùa thu. Chả có nhẽ rằm tháng nào cũng là giữa mùa thu? - (Gió lang thang)
do thang 7,8,9 la mua thu, con chu "trung" co nghi la trung binh cong cua 3 thang tren nen ngay trung thu se roi vao ram thang 8. - (hoang thi hang nga)
Nguyên bản tên Trung Thu cũng đã giải thích rồi đó bạn. Một năm có 4 mùa. Mùa Xuân từ tháng 1-3, Mùa Hè từ tháng 4-6, Mùa Thu từ tháng 7-9, Mùa Đông từ tháng 10-12. Như vậy thời gian giữa của tháng 7-9 là tháng 8 mà ngày Rằm là 15 như vậy từ Trung Thu nghĩa là giữa mùa thu => 15/8 là giữa mùa thu nên người ta mới gọi là Trung Thu. - (Nguyễn Văn Hùng)
Trung thu tức là giữa mùa thu, tháng 8 lại là tháng giữa thu (mùa thu gồm các tháng 7,8,9) ngày rằm là ngày 15 giữa tháng, vì vậy theo cả nghĩa đen thì rằm tháng 8 đích thị là giữa mùa thu (Trung thu). còn nguồn gốc ngày trung thu bạn có thể tham khảo ở đây: http://holiday.yeudoi.net/2013/09/tet-trung-thu-bat-nguon-tu-au.html - (Tôn Thất Khoa)
Cái tên của nó đã nói lên bản chất rồi. Trung thu chú có phải trung xuân, trung hạ, trung đông đâu. 15-8 là chính giữa mùa thu :D - (Huu Tri)
Đơn giản vì Rằm Tháng 8 là thời gian "giữa mùa Thu". - (Trang)
tháng nào cũng có rằm nhưng tháng 8 thi mới là mùa thu, các tháng khác có phải mùa thu đâu - (dvdtth)
Trung Thu là giữa mùa Thu, thế thôi... - (Tiểu Long)
Thì nó là Trung thu. Thế mà cũng phải hỏi. - (abc)
sặc,mùa thu là tháng 7,8,9,trung thu la giữa mùa thu,là ngày 15/8 đó,có gì đâu mà thắc mắc - (phantom)
Tại vì bánh Trung Thu thường được bán trong tháng 7 âm lịch và hết date sau rằm tháng 8. - (Cuội)
Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ba tháng mùa Xuân là tháng 1-2-3. Ba tháng mùa Hạ là tháng 4-5-6. Ba tháng mùa Thu là 7-8-9. Ba tháng mủa đông là 10-11-12. Như vậy, trung Thu tức là giữa Thu và rơi vào giữa tháng 8. - (MM)
Bạn có thể chưa hiểu Trung thu có nghĩa là gì. Tiết (không phải là tết) Trung thu có nghĩa là ngày giữa mùa thu. Mùa thu kéo dài 3 tháng từ tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch. Tháng giữa thu là tháng 8. và ngày giữa mùa thu chính là ngày giữa tháng 8, ở đây chính là ngày 15 (Rằm). - (Thiệp Wong)
trung là giữa, Thu là mùa thu. Trung Thu là giữa thu tứcc tháng 8! Vậy thôi. - (Nguyet)
trung thu là từ hán việt có nghĩa là giữa thu... có vậy cũng ko luận được ra :D
đi học đi nha - (Minh Kiểm)
Mùa thu nằm trong 3 tháng 7- 8- 9, rằm tháng 8 nằm chính giữa 2 cái rằm kia nên chọn nó làm Trung thu là hợp lý nhứt còn gì. Gỉa sử chọn rằm tháng 10 thì thành...Trung đông rồi bạn ạ.
Trung thu có lẽ đã bắt đầu từ khi có mùa thu, hi hi... - (kim loan Pham)
don gian thoi ma,co le 1 nam co 4 mua ma mua thu la thang 7,8,9. ma trung la giua,vay suy ra ram thag 8 la ram trung thu - (nhanct)
Thang 8 ngay ram la ngay mat trang gan trai dat nhat, khi do ta thay mat trang to va sang nhat, voi lai vao dip nay thoi tiet sang thu nen canh vat hop nhat de to chuc tet Trung thu - (long tran)
Vì trăng sáng & tròn nhất - (Duong)
Mùa thu là tháng 7,8,9. Do đó giữa mùa thu là giữa tháng 8. Vì vậy giữa tháng 8 người ta gọi là trung thu - (thien su)
"Mùa Xuân từ tháng 1 đến hết tháng 3
Mùa Hạ từ tháng 4 đến hết tháng 6
Mùa Thu từ tháng 7 đến hết tháng 9
Mùa Đông từ tháng 10 đến hết tháng 12.
Vậy thì Trung Thu - giữa mùa thu là giữa tháng 8 bạn ơi! " Chỉ là ý kiến cá nhân thôi - (duongn.bm)
"Trung Thu " có nghĩa là giữa mùa thu đó ! rằm tháng 8 chứ tháng mấy nữa ! ^^ - (Nguyễn Thành Tín)
Theo Trung Quốc hết..... - (Nguyên)
Theo âm lịch thì tháng giêng , hai, ba là mùa xuân.Tư, năm ,sáu là mùa hạ. Bảy ,tám chín là mùa thu. Vì vậy rằm tháng tám là giữa mùa thu gọi là Trung thu. - (Nguyễn Thanh Hải)
Trung thu nghĩa là giữa mùa thu. Bản chất ngày rằm tháng 8 là ngày giữa của mùa thu rồi, có gì đâu mà phải chọn bạn? - (khach)
Theo ý kiến chủ quan của tôi nguyên nhân chọn rằm tháng 8 là Trung thu là như thế này: Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, mà theo lịch của một số nước Châu á trong đó có nước ta ( lịch mặt trăng) thì mùa xuân gồm tháng 1 ( giêng), tháng 2, tháng 3; mùa hạ có tháng 4,5,6; mùa thu là tháng 7,8,9. Như vậy tháng 8 là giữa mùa thu mà ngày 15 ( rằm là giữa tháng 8 nên gọi là Trung thu. - (Mr. Khoai)
Rằm trung thu là rằm giữa Thu, xét theo xuân hạ thu đông mỗi mùa có 3 tháng thì tháng 8 là tháng giữa thu nên lấy rằm tháng 8. - (Le duc anh)
1 măn có 4 mùa, xuân hạ thu đông, mùa thu rơi vào tháng 7-8-9 vậy rằm thắng 8 có phải là giửa mùa thu không, là trung thu đó. - (Lee Duc)
vì dằm tháng tám là giữa mùa thu và đâu hình như là phong tục của người phương bắc nên cũng ảnh hưởng thôi ☺ - (Nguyễn Hoàng Phương)
Trung thu có nghĩa la ' giữa mùa thu '.răm trung thu có nghĩa là 'răm giữa mùa thu'.mua Thu có 3 răm la t7,t8, t9. Răm t 8 ở giữa nên gọi là răm trung thu - (Phúc)
một năm có 4 mùa. xuân hạ thu đông.mùa xuân có tết cổ truyền, mùa hạ có tết đoan ngọ, mùa thu có tết trung trung, vậy sao không có tết trung đông hả các bạn.? - (ngô cương)
Trung có nghĩa là giữa,mà giữa năm là tháng 8 vậy nên tháng 8 là đến mùa thu nên chọn tháng 8 - (phạm hảo)
tại + vì 15/8 là trung tâm của mùa thu thì gọi là trung thu - (trung thu)
Theo cái tên là bạn cũng biết rồi. "Trung Thu" là giữa mùa thu. Một năm 12 tháng chia làm 4 mùa. Mùa thu là tháng 7,8 và 9. thì rằm tháng 8 là giữa mùa thu. - (vanlam999)
Đơn giản vì trung thu là vào giữa thu. Là tháng 8 âm lịch. - (hoang anh ybc)
Theo mình nghĩ, mùa thu gồm 3 tháng 7, 8, 9, vậy tháng 8 là giữa mùa thu, vậy tháng 8 là tháng trung thu, và để chọn ngày trung thu thì là ngày giữa tháng trung thu, tức rằm tháng 8. Còn có từ bao giờ thì mình không biết. - (Lê Đức)
Mình cũng có thể có rằm Trung hạ, Trung xuân và Trung đông mà. Rằm nào cũng vầy bạn à, chọn 1 rằm rồi xài nó thì ý nghĩa hơn xài cả 4 chứ :v - (ha_anh_lion)
Bởi vì mùa Thu kéo dài tử tháng Bảy đến tháng Chín, vì thế mà ngày 15 tháng Tám là Trung Thu. Chính xác thì phải là 12 giờ ngày 15 tháng Tám. - (hoangnvhk)
Nếu không chọn rằm tháng Tám, ta có thể chọn rằm tháng hai và gọi là Trung Xuân; rằm tháng 5 gọi là Trung Hạ, rằm tháng 11 gọi là Trung Đông, và rằm tháng tám tất là Trung Thu đó bạn. - (vanhung)
tại vì tháng 8 là giữa mùa thu nên gọi là trung thu - (tulong2108)
cái tên nó đã nói lên tất cả.....
Trung thu....giữa mùa thu....là rằm tháng 8 chứ gì nữa - (candysnow_bell)
Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và thổ địa công vào mỗi mùa Trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay.
Tương truyền vào thời đó, người Trung Nguyên không chịu nổi ách thống trị của người Mông Cổ, những người có chí khí đều muốn khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Để tập hợp được các lực lượng đấu tranh, nhưng trong điều kiện không thể truyền tin đi, Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một cách truyền tin rộng rãi và bảo đảm, đó là kêu gọi mọi người mua bánh trung thu ăn vào Tết Trung thu để tránh họa. Sau khi mọi người mua bánh về và cắt ra, nhìn thấy bên trong có giấu một mảnh giấy viết “đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa”, nhờ vậy người dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, và lật đổ được nhà Nguyên. Cũng từ đó, bánh trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào mỗi Tết Trung thu. - (Thuy)
nen xem chuyen Co Do Long cua Kim Dung se hieu. - (shayya)
Ngày 15 tháng 8 là điểm giữa của mùa thu nên mới gọi là Trung Thu. Đơn giản thế thôi - (Mr.Khanh)
"Trung Thu" nghĩa là chính giữa mùa Thu, giải thích đơn giản vậy chắc bạn hiểu. T1-2-3: mùa Xuân, T4-5-6: mùa Hạ, T7-8-9: mùa Thu, T10-11-12: mùa Đông... - (BH)
Bạn nào đặt câu hỏi này chứng tỏ không hiểu vấn đề rồi. Cái chính là "lễ hội" mang ý nghĩa gì và tại sao có nó, còn cái ngày là Rằm Trung Thu hay ngày nào khác chỉ là cái ngày mà thôi. Nếu không là Rằm Trung Thu thì cũng có thể là Mùng 10 tháng 10 chẳng hạn, hay Mùng 5 tháng 5 chẳng hạn,... Để nghị bạn Google để nghiên cứu sự tích, ý nghĩa của ngày Rằm Trung Thu. - (Hùng)
Trung Thu là giữa của mùa Thu. Mùa Thu là Tháng 7+8+9 Âm Lịch. Vậy rằm Tháng 8 hiển nhiên phải là Trung Thu ! Thế mà cũng hỏi ??? - (Lê Hùng)
Toi dong y voi ban chu hoang giang. Cam on. - (tran duc khiem)
Đơn giản từ "trung thu" có nghĩa là giữa mùa thu. Do đó ngày rằm tháng tám là ngày chính giữa của mùa thu. Đồng thời, trong một năm, trăng vào ngày rằm tháng tám là tròn nhất, to nhất và sáng nhất. - (chuoi)
Vì nằm giữa mùa thu nên gọi là trung thu. - (thong)
nếu nói như mấy bạn, trung là giữa, thu là mùa thu, thì giữa mùa thu phải là 1/8 chứ, mấy pạn chưa ngke chuyện cổ tích chú cuội ah mà pảo nhập khẩu từ trung quốc sang - (hà)
vào rằm toàn mưa với bão thôi - (Ngô Thuỷ)
Đừng quên một điều quan trọng. Tổ tiên của chúng ta vốn ở tận bên Sông Hoàng Hà đó. Động Đình Hồ có nghĩa là Động Tiên, nơi Âu cơ phải long Lạc Long Quân rồi Nam tiến.
Cho nên Trung Thu là của Việt, Đoan ngọ là của Việt, Nguyên đán là của Việt. - (Viet Nam)
Đơn giản thôi các bạn ah.1 năm có 4 mùa xuân hạ thu đông,mùa thu là tháng 7,8,9.trung la giữa,giữa mùa thu là ngày rằm tháng 8 thôi - (Lai)
Đơn giản 15/8 âm lịch là giữa mùa thu thôi, nhiều bạn giải thích cầu kỳ quá! - (Lê Nam)
1 năm có 12 tháng và 4 mùa, như vậy mỗi mùa kéo dài 3 tháng và theo thứ tự Xuân Hạ Thu Đông thì mùa thu là từ bắt đầu tháng 7 đến hết tháng 9. Trung Thu có nghĩa là giữa mùa Thu nên chọ vào ngày 15 tháng 8 là chuẩn nhất rùi bạn!!!!!!! - (ha ha)
TRUNG là giữa, TRUNG THU là giữa thu, tháng 7,8,9 là mùa thu - (trần hoài sơn)
Cái tên thì nói lên tất cả rồi. Trung thu là giữa mùa thu. Mà chọn ngày rằm là lúc trăng đẹp nhất. Âm lịch có mùa thu từ đầu tháng 8-hết tháng 9 âm lịch. Trung thu là bắt đầu thời điểm giữa đầu tháng 8 đến cuối tháng 9. - (Mami siêu phàm)
Theo tôi được biết thì răm trung thu xuất phát từ trung Quôc, những nước xung Quanh ảnh hưởng theo Văn Hoa đó bao gồm Việt Nam, Hàn Quôc, Nhật bản. Như hàn Quôc tổ chức rằm trung thu rất to do rằm trung thu Đánh dấu kết Thuc một vụ thu hoạch và chuẩn bị bước vào mùa Đông lạnh giá, phía Bắc Trung Quôc và nhật bản cũng tương tự - (Hoa)
Nếu nói Tết Trung thu có xuất xứ từ TQ, vậy còn truyện tích chú cuội , cây đa, ... thì có tứ lúc nào? - (NC)
Theo tôi biết thì mỗi tháng có 1 ngày trăng tròn gọi là rằm, nhưng rằm tháng 8 trăng sẽ sáng nhất trong năm nên người xưa chọn làm ngày Trung Thu. "trung thu trăng sáng như gương..." - (Kiên)
Thời tiết miền Bắc (kể cả ở Trung Quốc), tháng 8 âm lịch là đẹp nhất trong năm - không nóng, không lạnh, khô ráo, nên người ta ăn rằm Trung Thu. Còn một điểm nữa là ngày xưa Triều đình thường tổ chức thi vào tháng 10 (âm lịch) nên Trung Thu cũng là một cái Tết văn hiến, chuẩn bị đi thi, thi đỗ là đổi đời (cá chép vượt Vũ môn hóa rồng). Rằm Trung Thu thường có đèn cá chép và ông Tiến sĩ giấy để khuyến khích việc học. - (Đức Lan)
Đơn giản thôi mà "Trung thu" nghĩa là : "Trung" là giữa, "Thu" là mùa Thu, tháng tám giữa mùa Thu thì gọi là Trung Thu. - (Một Cõi Đi Về)
có gì khó hiểu đâu, một năm có bốn mùa mỗi mùa 3tháng mùa thu là tháng 7, 8, 9 âm lịch, tháng 8 là giữa mùa thu, rằm tháng 8 là giữa tháng 8 nên lấy làm ngày trung thu! - (truongtonngoc)
Tết Trung thu (ngày 15 tháng 8 Âm lịch) có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo nhiều ghi chép lịch sử, nghi thức đón Tết Trung thu đã có từ thời nhà Chu. Tết Trung thu là ngày lễ truyền thống lớn thứ hai sau Tết Nguyên Đán của Việt Nam nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung.
Theo Âm lịch, mùa thu bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến hết tháng 9, ngày 15 tháng 8 đúng vào giữa mùa thu nên được gọi là “trung thu”. Tết Trung thu còn có rất nhiều tên gọi khác, ít phổ biến hơn như Thu tiết, Bát Nguyệt tiết, Bát Nguyệt Hội, Nguyệt tiết, Truy Nguyệt tiết, Nguyệt Tịch, Đoàn Viên tiết…
Dù phong tục đón Tết Trung thu của các quốc gia đều bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng không phải những phong tục, tập quán đón Tết Trung thu ở đâu cũng giống nhau.
So sánh giữa Tết Trung thu của người Hoa và Tết Trung thu của người Việt, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự khác bệt giữa một số phong tục, tập quán như:
Người Hoa xem trọng sự sum họp, đoàn viên của gia đình trong dịp Tết Trung thu trong khi phần lớn người Việt xem Tết Trung thu là Tết thiếu nhi.
Người Việt không có thói quen thưởng nguyệt đêm trung thu trong khi người Hoa lại thường quây quần bên gia đình ngắm trăng vào đêm này.
Người Hoa thường tổ chức múa rồng lửa để cầu mong sự may mắn, thịnh vượng còn người Việt lại hay tổ chức múa lân, có ông địa dẫn đầu.
Người Việt không có nghi thức tế nguyệt (cúng mặt trăng) để cầu cho mùa màng tươi tốt, gia đình bình an trong dịp Tết Trung thu như người Hoa.
Mặc cho những khác biệt trong văn hóa, mỗi dịp Tết Trung thu về, người Hoa, người Việt và tất cả các dân tộc sinh sống tại Việt Nam đều hòa mình trong không khí ấm áp, tươi vui của ngày lễ truyền thống ý nghĩa này. - (Vũ Đình)
Trung là giữa, thu là mùa thu. trung thu là Chính giữa mùa thu. 15/8 là chính giữa mùa thu nhất - (leducphanlaw)
vi trung la o giua,thang 9 lai la mua thu - (1)