03/06/2018, 22:58

Công dụng và các bài thuốc từ đu đủ mà ít người biết

Đu đủ là một loại quả quen thuộc chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thế nhưng, có lẽ ít ai biết được đu đủ có rất nhiều công dụng tuyệt vời. Trong Đông y, đu đủ có tên Mộc qua, tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ. Đu đủ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch ở người bị đái ...

Đu đủ là một loại quả quen thuộc chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thế nhưng, có lẽ ít ai biết được đu đủ có rất nhiều công dụng tuyệt vời.

Trong Đông y, đu đủ có tên Mộc qua, tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ. Đu đủ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch ở người bị đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch; bởi vì đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng hạn chế các cục máu đông; chứa fibrin có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông trong mạch máu. Vitamin E và C trong đu đủ còn kết hợp để tạo ra các chất enzyme, có thể ức chế quá trình tạo ra các cholesterol có hại. Đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu.

Đu đủ giúp tăng cường chức năng phổi và sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Từ lâu khoa học đã nghiên cứu và phát hiện thấy ăn đu đủ có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư ruột già. Chất xơ có trong đu đủ có thể “thu gom” các độc tố gây bệnh trong đại tràng và bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trước nguy cơ bị bệnh.

Trong đu đủ có chứa các dưỡng chất như: folate, vitamin C, beta-carotene, vitamin E có tác dụng giảm thiểu bệnh ung thư kết tràng, đặc biệt là ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương ADN. Ngoài ra, đu đủ giúp cân bằng các axit trong dạ dày, giúp chống buồn nôn hiệu quả ngay cả đối với phụ nữ bị ốm nghén.

Trong đu đủ có chứa 2 hợp chất quan trọng đó là papain và chymopapain. Đây là 2 loại enzyme có khả năng chuyển hóa chất protein một cách hiệu quả, có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và giảm đau. Vì vậy đu đủ có tác dụng phòng chống đau nhức xương khớp và bệnh thấp khớp.

Đu đủ chứa nhiều sinh tố có lợi cho cơ thể, hiệu quả trong việc kiểm soát các căng thẳng tinh thần. Đu đủ giàu beta carotene và vitamin A, rất tốt cho mắt, giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng, nhất là đối với người có tuổi. Ngoài ra, ăn thường xuyên thực phẩm giàu lycopen như đu đủ đều đặn, sẽ có tác dụng tích cực giảm thiểu bệnh ung thư tiền liệt tuyến…

Một số bài thuốc từ đu đủ

– Cải thiện tình trạng tiêu hóa kém: Dùng khoảng 200gr quả đu đủ còn xanh, bỏ vỏ, bỏ ruột, cắt miếng rồi đem nấu với thịt heo ba chỉ (100 gr), nêm nếm gia vị vừa dùng. Ngày dùng 2 lần, dùng liền 3 – 5 ngày.

– Trị táo bón: Lấy 200 – 300gr quả đu đủ chín, gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, cho vào thố để hấp chín cùng một chút đường. Ngày dùng 2 lần trước bữa ăn chính. Dùng liền 3 – 5 ngày.

– Cơ thể bị nhiễm giun kim: Buổi sáng sớm mới ngủ dậy, lúc bụng còn đang đói, nên ăn một ít đu đủ chín, ăn liên tục trong vài ngày, sẽ có tác dụng xổ hết giun ra ngoài.

– Viêm loét dạ dày, ăn uống kém: Dùng quả đu đủ còn xanh đem nấu với thịt gà, nêm nếm gia vị vừa dùng. Cách 2 ngày dùng một lần, liên tục trong vài tuần.

– Chữa đau thắt lưng do thoái hóa cột sống: Lấy hạt đu đủ tươi đem xát phần nhớt xung quanh hạt, giã nát trong một túi vải rồi đắp lên chỗ đau lưng. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và nên theo dõi để tránh bị phỏng rộp da nơi đắp. Ngày đắp một lần, đắp liên tục trong 1 tuần sẽ bớt chứng đau lưng.

– Chữa đau gót chân: Nghiền một ít đu đủ để đắp hoặc chà xát vào gót bàn chân, nó có tác dụng giảm đau và ngăn ngừa chứng nứt nẻ gót chân.

– Chữa mụn nhọt mưng mủ: Lấy nước ép của trái đu đủ xanh, bôi lên chỗ sưng đau để ngăn ngừa sự nhiễm trùng và mau vỡ mủ.

– Giảm đau bụng kinh: Đun hỗn hợp gồm: một miếng đu đủ, muối và me. Uống hỗn hợp này sẽ giúp giảm đau rất nhiều.

– Tăng cường sinh lý, chữa di mộng tinh: Dùng quả đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống cho hai cục đường phèn vào rồi lắp cuống trở lại. Đem nướng trên than hồng cho chín, bóc lóp vỏ bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong và cả hạt.

– Hỗ trợ điều trị ung thư: Lấy quả đu đủ xanh hoặc lá đu đủ tươi, cho vào nồi, thêm ít nước nấu sôi 15-20 phút, để nguội, chiết lấy nước đặc uống từ từ trong ngày. Để làm tăng hiệu quả có thể cho thêm khoảng 3-5g bột Tam thất bắc. Uống liên tục trong 20-30 ngày sẽ giúp khống chế được bệnh ung thư.

– Điều trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn.

– Mặt nạ dưỡng da, ngăn mụn: Nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt, để nguyên khoảng 15-20 phút và rửa lại bằng nước sạch. Hoặc xay nhuyễn đu đủ trộn với 1 muỗng dầu nha đam hoặc chất nhờn từ cây nha đam, sau đó thoa đều lên da mặt. Sau 20 phút rửa sạch lại với nước. Mặt nạ dưỡng da này giúp tẩy tế bào chết, làm da trở nên mềm mịn.

– Giảm nếp nhăn trên mặt: Một miếng đu đủ tươi đã gọt vỏ, nạo hạt, nghiền nát trộn lẫn với bột yến mạch sao cho hỗn hợp thật mịn. Đắp lên mặt khoảng 10 phút rồi rửa với nước ấm. Bột yến mạch sẽ tẩy tế bào chết da trong khi enzyme của đu đủ sẽ tái tạo lớp trên cùng của da, hoặc lớp biểu bì. Phương pháp điều trị này giúp giảm thiểu nếp nhăn và thúc đẩy tăng trưởng da mới.

– Giúp tăng tiết sữa cho sản phụ: Nếu sản phụ ít sữa sau sinh, có thể lấy quả đu đủ còn xanh, gọt bỏ vỏ, cắt miếng đem nấu với móng giò heo (hoặc nấu với đậu phộng), dùng thường xuyên trong tuần sẽ giúp cải thiện sự bài tiết sữa.

Phân biệt đu đủ chín cây và đu đủ ủ hóa chất

Vì lợi nhuận, nhà vườn thường tiêm hóa chất để đu đủ vừa đẹp mắt, vừa được giá, nên khi mua cần phân biệt đu đủ chín cây và đu đủ tẩm hóa chất:

– Đu đủ chín tự nhiên bao giờ cũng có một mặt chín hơn mặt còn lại do mặt ngoài hứng được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. Vỏ thường một lớp nấm màu trắng bên trên, thỉnh thoảng xuất hiện chấm đen hoặc vết lõm nhỏ, màu không vàng đều mà vẫn còn chấm xanh. Về cảm quan, đu đủ chín tự nhiên sờ vào thấy mềm đều, những điểm có màu vàng thấy không còn sự xuất hiện của nhựa.

– Quả đu đủ dùng hóa chất vỏ sáng bóng, sờ vào thấy cứng mặc dù lớp vỏ bên ngoài đã chuyển sáng màu vàng. Khi thấy một quả chín đều từ cuống thì chắn chắn nó đã được ‘độ’ qua hóa chất.

0